Mục lục
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Có rất nhiều đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh được nhắc đến trong
nhiều tài liệu song có một vấn đề ít khi được nhắc đến trong
Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng đáng quan tâm đó là “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh
viên”.
Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách
mạng; học tập để hoạt động cách mạng qua hoạt động cách mạng,
không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Là
sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là học tập tấm gương
về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác.
Đối với tuổi trẻ nói chung và sinh viên trong các trường đại học
nói riêng tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang
lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,
chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính
mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những
người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên,
phát triển đến một tầm cao mới.
Bác Hồ- một tấm gương suốt đời học tập
Nội Dung
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học.
1.1. Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là
điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng,
là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người.
Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số
đại hội, hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở
phần trình độ học vấn là: Tự học. Hay trong bài nói chuyện tại hội nghị
chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm
1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về
hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu
tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”.
Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng
lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Nhà nghiên
cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh” : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể
sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn
và sự thông minh trong cuộc đời…”. Đây hoàn toàn không phải là sự
suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã miệt mài
học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói
chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm
1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng
phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại
phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn
trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và
học dân”. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-
Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại,
đặc biệt là văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây.
Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học
chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách
báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở
các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế
giới. Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến
thăm Indonesia năm 1959, Người nói: “Khi còn trẻ tôi không có dịp
đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của
tôi. Trường đại học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân
sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu
dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…" Đó chính là bài học
sâu sắc về tấm gương tự học của Bác, vừa tự học ngoại ngữ, vừa tự học
viết văn, viết báo để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và
nhân loại. Chúng ta ngạc nhiên và khâm phục trước khối lượng và kiến
thức vừa phong phú vừa uyên thâm của Bác, không chỉ trên các lĩnh
vực chính trị, quân sự, kinh tế… Nếu không có vốn kiến thức phong
phú và sâu sắc tích luỹ bằng con đường tự học thì làm sao Người để lại
cho dân tộc và nhân loại những tác phẩm bất hủ ấy. Cuộc đời hoạt động
cách mạng của Bác cũng chính là cuộc đời tự học bền bỉ. Làm cách
mạng bằng tự học và tự học để làm cách mạng, hai việc này luôn tương
hỗ cho nhau. Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú mà Người để lại
cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt của nó, còn là một bằng
chứng sống về tấm gương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩ đại,
nhà văn hoá tài ba.
Bác nói về mục đích của học tập: "Học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ
càng thấy cần phải học". Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: "Học
ở nhà trường, học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân
dân". Quá trình lao động, làm việc là quá trình tự học tập, tích luỹ, bổ
sung kinh nghiệm và đúc rút kiến thức từ thực tiễn. Bác Hồ nhấn mạnh:
"Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ, để giúp cho thực hành mới, lại đem
thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào
thêm".
Tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt
Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình
tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát
huy yếu tố chủ quan, yếu tố nội lực để vận dụng vào điều kiện của
mình; sâu xa hơn đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân
cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc.
1.2. Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học
làm cốt.
Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt.
Ham học có nghĩa là phải có sự say mê, có khát vọng hiểu biết. Muốn
vậy, mỗi cá nhân phải tự nhận thấy và đánh giá được mức độ hiểu biết
của mình, không tự cao, tự đại, không thể bằng lòng với cái hiện tại, có
ước mơ và hoài bão vươn lên. Tri thức của nhân loại là biển cả mênh
mông, hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ như là một giọt nước, do đó nếu
chỉ trông chờ vào những kiến thức được trang bị trong nhà trường thì
những hiểu biết đó sẽ mai một, bốc hơi dần dần. Cuộc đời của mỗi
người cao lắm cũng chỉ có 1/3 thời gian là học ở trường, vậy 2/3 thời
gian còn lại chúng ta học ở đâu, theo Bác, ngoài việc học ở trường, học
ở sách vở, phải học lẫn nhau và học ở nhân dân, đó là triết lí học suốt
đời mà Người muốn gửi đến chúng ta.
Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I,
Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc
phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực
tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới
ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta
phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Học trong nhà
trường cũng như học ở ngoài đời phải “Lấy tự học làm cốt”, khi đã có
niềm đam mê thì tự mình sẽ chủ động học hỏi, nghiên cứu không
ngừng nghỉ.
Hồ Chí Minh ý thức rất rõ là sự học là vô biên, vô cùng vì "thế
giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi". Nói chuyện tại Hội nghị
chuyên đề sinh viên quốc tế tại Việt Nam tháng 9/1961. Người thẳng
thắn nhận định là thế hệ người già ở Việt Nam ít được học do bị thực
dân kìm hãm và bản thân Người cũng chỉ học hết tiểu học. Để có đủ
hiểu biết mà tìm đường cứu nước, Người đã ra sức học tập, chủ yếu là
tự học, "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân".
Thời còn trẻ, do hoàn cảnh phải đi làm thuê cực nhọc để kiếm
miếng ăn, có tiền mà hoạt động cách mạng bí mật, Người đã không
được đến trường để học nhưng vẫn tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc, "học
trong đời sống của mình,.. học ở giai cấp công nhân “.
Người kể với thanh niên trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch về
cách học tiếng nước ngoài của mình lúc phải đi ra nước ngoài để sống
bằng nghề bồi tàu, làm phu quét tuyết, phụ bếp. Hồi đó cậu thanh niên
Ba phải làm việc từ sáng đến tối, làm gì có thời gian cầm tờ báo mà
xem. Chỉ có mỗi một cách là viết mấy chữ lên mảnh da tay để vừa cọ
sàn tàu, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau vừa nhìn vào da bàn tay mà
học. Hết ngày thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi thì coi như đã thuộc.
Sáng hôm sau lại ghi chữ mới.
Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc
lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực
tế, học suốt đời. Nói chuyện với Đảng viên, Bác phê phán Đảng viên
mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình
76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và
hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói
với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học
nữa, học mãi khi ra làm việc" Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi
ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng
viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập
là "một khuyết điểm rất to".