Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

cơ quan điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
---˜&˜---

LƯƠNG THẾ HÙNG

CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG
VỆ THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thừa Thiên Huế, năm 2019


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
---˜&˜---

CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
Ngành học

:

Luật học

Chuyên ngành :

Luật Kinh tế



Niên khóa

2015 – 2019

:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện:

Lương Thế Hùng

Giảng viên hướng dẫn: NCS. Mai Xuân Hợi


Thừa Thiên Huế, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Cơ quan điều tra, áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam” dưới sự hướng
dẫn khoa học của NCS Mai Xuân Hợi là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho
tới thời điểm này.
Tôi xin chịu trách nhiệm nếu lời cam đoan trên không đúng sự thật.

Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 2019
Người cam đoan

Lương Thế Hùng



LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự
hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ gia đình, bạn bè và thầy cô.
Khóa luận tốt nghiệp cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập
kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành
của nhiều tác giả.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên Mai Xuân Hợi –
người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học Luật – Huế cùng
toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu này không tránh khỏi
những thiếu sót. tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan
tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng
góp, giúp đỡ để Khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Huế, Tháng 04 năm 2019
Tác giả

Lương Thế Hùng


THỐNG KÊ TRÍCH DẪN

STT

Tác giả tài liệu trích dẫn


Trang Khóa luận

Tần suất
trích dẫn

1

Đinh Thị Mỹ Loan (2007)

21

1

2

Hoàng Thị Thanh Thủy

63

1

3

Hội đồng Tư vấn về các Biện
pháp Phòng vệ Thương mại
(2009)

35


1

4

Hội đồng Tư vấn về các Biện
pháp Phòng vệ Thương mại
(2013)

38

1

5

Mai Xuân Hợi (2016)

30, 44

2

6

Mai Xuân Hợi (2018)

61

1

7


Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2013)

37

1

8

Nguyễn Thị Thu Trang

66, 68, 69

3

9

Phạm Thị Quỳnh Chi

22, 27

2

10

Vũ Thu Trang (2012)

20

1



MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.....................................................................5
A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...........................................................................8
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.....................................................10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.......................................................................10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.....................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................11
4.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................11
4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................12
6. Bố cục đề tài................................................................................................13
B. PHẦN NỌI DUNG.....................................................................................14
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN
ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI..............14
1.1. LÝ LUẬN VỀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG
VỆ THƯƠNG MẠI.........................................................................................14
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về Cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại.......................................................................................................14
1.1.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển Cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại..............................................................................19
1.1.3. Vai trò của Cơ quan điều tra trong việc điều tra, áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại.......................................................................................24
1.2. LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI...............................................................26
1



1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về Cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại.......................................................................................26
1.2.2. Nội dung pháp luật về Cơ quan điều, áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại.......................................................................................................28
1.2.3. Một số mô hình tổ chức Cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ
thương mại của một số quốc gia trên thế giới và bài học khảo cứu cho Việt
Nam.................................................................................................................35
Kết luận Chương 1..........................................................................................42
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM............44
2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA,
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM......44
2.1.1. Những quy định về cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt
động điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.................................44
2.1.2. Quy định về cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp trong hoạt động điều
tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại..................................................52
2.1.3. Những quy định về các tổ chức xã hội liên quan trong hoạt động điều
tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại..................................................54
2.1.4. Đánh giá chung thực trạng pháp luật về Cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại..............................................................................56
2.2. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM..............................................57
2.2.1. Những kết quả đạt được thời gian qua..................................................57
2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân của hoạt động điều tra, áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại..............................................................................60
Kết luận Chương 2..........................................................................................70

2



CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN
PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM...................................71
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN HIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI..........................................................................71
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA,
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM......................................................................................................74
3.2.1. Hoàn thiện về cơ quan pháp luật về cơ quan trực điều tra, áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại..............................................................................74
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về cơ quan hỗ trợ và tổ chức xã hội liên quan
trong hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại................77
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA, ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM............79
3.3.1. Về phía Nhà nước..................................................................................79
3.3.2. Về phía doanh nghiệp............................................................................83
Kết luận Chương 3..........................................................................................85
C. KẾT LUẬN................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................89

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
BCT

:


Bộ Công Thương

CIT

:

Toà án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US Court of
International Trade)

EU

:

Liên minh Châu Âu (European Union)

FTA

:

Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement)

GATT

:

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General
Agreement on Tariffs and Trade)

METI


:

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
(The Ministry of Economy, Trade and Industry)

MOF

:

Bộ Tài chính (Nhật Bản) - The Ministry of Finance

PVTM

:

Phòng vệ thương mại

UBND

:

Ủy ban nhân dân

USDOC

:

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (United States Department
of Commerc)


USITC

:

Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ( United States
International Trade Center)

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới
(World Trade Organization)

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng biều

Trang

1

Bảng 1.1.2.1. Sơ đồ cơ quan PVTM trước tháng 8/2017

21


theo pháp luật Việt Nam
2

Bảng 1.1.2.2. Sơ đồ cơ quan PVTM trước tháng 8/2017

22

theo pháp luật Việt Nam
3

Bảng 1.2.1.1. Hệ thống pháp luật PVTM trước năm 2018

27

4

Bảng 1.2.1.2. Hệ thống pháp luật PVTM hiện nay

27

5

Bảng 1.2.2.1. Quy trình triển khai vụ việc điều tra chống

31 - 32

bán phá giá
6

Bảng 2.1.1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ


48

thương mại
7

Biểu đồ 2.2.1.1. So sánh vụ việc PVTM Việt Nam khởi

57

xướng điều tra với hoàng hóa của Việt Nam bị điều tra
8

Biểu đồ 2.2.1.2. số lượng điều tra PVTM trên thế giới

58

giai đoạn 2006 - 2017
9

Biều đồ 2.2.1.3. Tỷ lệ điều tra, áp dụng các biện pháp

59

phòng vệ thương mại
10

Bảng.2.2.2.1. Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về

66


PVTM ở Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài
11

Bảng 2.2.2.2. Khả nằng tập hợp lực lượng của doanh

68

nghiệp và lý do
12

Bảng 2.2.2.3. Năng lực tập hợp bằng chứng của doanh

69

nghiệp Việt Nam nếu đi kiện PVTM
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế
giới giúp nền kinh tế phát triển, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa
5


có cơ hội tăng thị phần, mở rộng thị trường kinh doanh. Bên cạnh đó, để thực
hiện các cam kết theo hiệp định thương mại, các quốc gia phải loại bỏ hàng
rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu. Điều này không chỉ làm cho hàng
hóa từ các quốc gia có cơ hội cạnh tranh với nhau trên “đất khách” mà còn là
sự cạnh tranh của hàng hóa nội địa với “những vị khách” của mình. Đứng
trước thách thức về cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nội địa khi
mà các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được nới lỏng dần dần tiến tới

dỡ bỏ, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ thông qua các
biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, một trong số đó có
phòng vệ thương mại.
Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007, với chính sách kinh tế mở cửa,
tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thúc đẩy sự tự do hóa thương
mại, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo bàn đạp cho nền kinh tế. Với chính sách
này, Việt Nam ngày càng tham gia vào nhiều hiệp định tự do thương mại FTA
ví dụ như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN – Trung Quốc, Hợp tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản, Liên minh
kinh tế Á – Âu, Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)…vv.
Tuy nhiên, đây cũng là thách thức không hề nhỏ cho Việt Nam khi phải bước
ra sân chơi lớn cạnh tranh rất khốc liệt khi mà năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá là
hạn chế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Chưa kể cả sự cạnh tranh không
lạnh mạnh. Không những thế, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế
bởi giá nhân công rẻ, điều kiện tự nhiên ưu đãi đã và đang là mục tiêu của
nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt là các vụ kiện chống bán phá giá
của nhiều quốc gia trên thế giới.

6


Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất
trong nước trước áp lực cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu việc sử dụng các
biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) là
tất yếu.
Trên thực tế, pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là
một trong những phần phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thương mại
quốc tế. Chính vì vậy, cho đến nay các biện pháp này dường như vẫn bị doanh

nghiệp Việt Nam bỏ ngỏ, thờ ơ. Để đáp ứng xu thế hội nhập và ứng phó với
những diễn biến khó lường của thương mại quốc tế và khu vực, việc thành lập
một cơ quan chuyên trách về lĩnh vực phòng vệ thương mại trong bối cảnh
hiện nay là yêu cầu cấp bách.
Trước yêu cầu cấp thiết đó, Bộ Công Thương đã thành lập mới Cục
Phòng vệ thương mại là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại, góp phần triển khai
hiệu quả các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam để bảo
vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Cùng với Bộ Công
thương, Cục PVTM là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động điều tra, áp dụng
biện pháp PVTM.
Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá
giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam; tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt
Nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự
vệ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc thành lập cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp thực hiện
hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp PVTM còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện
hơn nhằm bảo vệ hàng hóa nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, tạo
7


môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ngoài ra, không chỉ có hệ thống cơ quan
quản lý Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạ động điều tra, áp dụng biện pháp
PVTM mà còn có hệ thông cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp và các tổ
chức xã hội liên quan trong hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp PVTM tồn
tại những vấn đề cần phải làm rõ và khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
dộng điều tra, áp dụng biện pháp PVTM trong bối cảnh tự do hoá thương mại.
Chính sự nhìn nhận đó, thiết nghĩ việc nghiên cứu đề tài “Cơ quan điều tra,

áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam” là hết
sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều quốc gia ngày càng xích
lại gần nhau thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại, tạo điều kiện
cho hàng hóa di chuyển qua lại tự do. Chính vì lẽ đó mà biện pháp PVTM lại
càng được quan tâm hơn hết tại Việt Nam. Mặt khác, nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa nhập khẩu việc áp
dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam, đặc biệt là về cơ chế
hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng vệ thương
mại đã có rất nhiều các chuyên gia nghiên cứu, phân tích , đánh giá về vấn đề
này. Cụ thể là các công trình nghiên cứu của một số tác giả:
1. Nguyễn Quý Trọng, Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng nước
ngoài vào Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Công trình này đã phân tích khá chi tiết và chuyên sâu về các quy định
liên quan đến cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan thực thi pháp luật về
chống bán phá giá và tự vệ thương mại của Việt Nam. Từ đó, các tác giả cho
rằng cần thiết phải có hoạt động giám sát độc lập khi thực thi biện pháp chống
bán phá giá, tự vệ thương mại đối với cơ quan điều tra vụ việc PVTM, nếu
không sẽ dẫn tới lạm dụng quyền lực trong quá trình điều tra vụ việc PVTM
8


2. Mai Xuân Hợi, Địa vị pháp lý của cơ quan điều tra vụ việc phòng vệ
thương mại, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Khi phân tích các bất cập của pháp luật PVTM về địa vị pháp lý của
Cục quản lý cạnh tranh – cơ quan điều tra vụ kiện PVTM đã đề xuất giải pháp
xây dựng một cơ quan điều tra vụ việc PVTM độc lập về cơ cấu tổ chức, về
nguồn ngân sách, đồng thời chuyên trách về chức năng nhiệm vụ.
3. Đoàn Trung Kiên, Pháp luật về chống bán phá giá hàng nhập khẩu

vào Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Trong bài viết tác giả Đoàn Trung Kiên kết luận như sau: “Quyền hạn
của cơ quan điều tra là rất lớn, trong khi không có cơ quan nào giám sát hay
tư vấn độc lập cho quá trình điều tra, có thể sẽ dẫn tới lạm dụng quyền lực”
4. Phùng Gia Đức, Hoàn thiện pháp luật để chủ động áp dụng biện
pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu, Tạp chí Pháp luật và
Phát triển, số 7, 7/2016.
Công trình đã phân tích những bất cập về địa vị pháp lý của Phòng
Điều tra vụ kiện PVTM của doanh nghiệp trong nước (Phòng 2), từ đó đề xuất
cần xây dựng Cơ quan Điều tra Việt Nam về PVTM được độc lập với Bộ chủ
quản và đặt ở vị trí tương đương với cấp Tổng cục trực thuộc Chính phủ, chịu
sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
5. Đinh Thị Mỹ Loan, Xây dựng mô hình cơ quan quản lý Nhà nước về
cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong thương mại quốc
tế. Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ mã số 2005 - 78 – 001.
Đề tài đã khẳng định: “để xây dựng một môi trường cạnh tranh lành
mạnh công bằng, xây dựng nếp văn hóa cạnh tranh, một vấn đề quan trọng
trước mắt là làm sao xây dựng được một mô hình cơ quan cạnh tranh, cơ
9


quan quản lý chống bán phá giá, chống trợ cấp vừa phù hợp với điều kiện
thực tế của Việt Nam vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”.
Điểm lại các kết quả nghiên cứu nêu trên tác giả nhận thấy, đã có
những nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về cơ quan điều tra, áp dụng các
biện pháp PVTM, kết quả nghiên cứu của những công trình này là tài liệu hữu
ích để sinh viên nghiên cứu kế thừa, tham khảo từ đó tiếp tục có những
nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu giúp đạt được mục tiêu nghiên cứu của
Khóa luận này.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Đề tài “Cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
theo pháp luật Việt Nam” tiến hành nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn hoạt động của cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM tại Việt Nam,
giới thiệu một số mô hình về cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM trên
thế giới và đưa ra những bài học khảo cứu đối với hệ thống cơ quan này tại
Việt Nam, từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp PVTM ở Việt Nam trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài cần phải thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về cơ quan điều tra, áp dụng
biện pháp PVTM: khái niệm, đặc điểm, nguồn gốc hình thành và phát triển,
vai trò của cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM.
Thứ hai, làm rõ quy định pháp luật về cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp PVTM: khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật của cơ quan điều tra, áp
10


dụng biện pháp PVTM; giới thiệu một số mô hình về hệ thống cơ quan này
trên thế giới và đưa ra một số bài học khảo cứu cho Việt Nam.
Thứ ba, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về cơ quan điều tra,
áp dụng biện pháp PVTM tại Việt Nam.
Thứ tư, đánh giá thực tiễn hoạt động của cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp PVTM tại Việt Nam.
Thứ năm, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về cơ quan điều tra, áp
dụng biện pháp PVTM tại Việt Nam.
Thứ sáu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan

điều tra, áp dụng biện pháp PVTM tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, Khóa luận
này tập trung nghiên cứu về cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM theo
pháp luật Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu các quy
định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp PVTM tại Việt Nam
Ngoài ra, còn nghiên cứu các mô hình tổ chức cơ quan, áp dụng biện
pháp PVTM của Việt Nam cũng như của các quốc gia trên thế giới để làm
sang tỏ về mặt lí luận, cũng như làm nguồn khảo cứu nhằm đề xuất giải pháp
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều tra, áp dụng biện pháp PVTM
của cơ quan điều tra theo pháp luật Việt Nam.

11


Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng pháp luật về cơ quan
điều tra, áp dụng biện pháp PVTM và thực tiễn hoạt động điều tra, áp dụng
biện pháp PVTM tại Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng pháp luật về cơ quan
điều tra, áp dụng biện pháp PVTM và thực tiễn hoạt động điều tra, áp dụng
biện pháp PVTM tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2018. Tuy nhiên, để
đảm bảo tính chuyên sâu và có sự so sánh tổng thể một số nội dung trong
Khóa luận này còn sử dụng các số liệu từ năm 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận là phương pháp
duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê

nin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học
cụ thể như: diễn giải, quy nạp, so sánh, phân tích quy phạm, thống kê, dự báo
khoa học.
Phương pháp diễn giải và phương pháp quy nạp chủ yếu được sử dụng
để diễn giải các vấn đề lí luận xuyên suốt trong cả Chương 1.
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các mô hình tổ chức cơ
quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM giữa Việt Nam và một số quốc gia
khác.
Phương pháp phân tích quy phạm được sử dụng trong cả Chương 2 để
phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về thực trạng pháp luật về cơ
quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM và thực tiễn hoạt động điều tra, áp
dụng biện pháp PVTM tại Việt Nam. Tại Chương 3 dùng để lí giải cho các
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều tra, áp dụng biện pháp PVTM
của cơ quan điều tra theo pháp luật Việt Nam.

12


Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu để thống kê các quy định
của pháp luật về cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM theo pháp luật
Việt Nam.
Phương pháp dự báo khoa học chủ yếu sử dụng trong Chương 3 để đưa
ra các giải pháp hoàn thiện.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng đồng thời các phương pháp quan sát, đánh
giá logic, phân tích để mổ xẻ các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của cơ
quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM theo pháp luật Việt Nam.
6. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài được kết cấu thành ba phần. Phần mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung Khóa
luận được kết cấu thành ba chương, cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về cơ quan điều tra, áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về cơ quan điều tra, áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả điều
tra, áp dụng biện pháp PVTM của cơ quan điều tra theo pháp luật Việt Nam.

13


B. PHẦN NỌI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CƠ QUAN ĐIỀU
TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
1.1. LÝ LUẬN VỀ CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về Cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu cũng như quy định của pháp
luật thì chưa có một khái niệm chính thức nào về cơ quan điều tra, áp dụng
biện pháp PVTM. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài nên việc tìm
hiểu khái niệm và đặc điểm của cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM là
rất cần thiết. Điều này giúp nhận diện đúng về cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp PVTM từ đó có những đánh giá và phân tích sát thực góp phần đề xuất
các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này
trên thực tế. Để đạt được mục đích đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu khái
niệm và đặc điểm của cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM thông qua
việc phân tích bản chất và vị trí pháp lý của cơ quan này trong bộ máy Nhà
nước.

Qua tìm hiểu về bản chất pháp lý, tùy vào từng bộ máy Nhà nước của
mỗi quốc gia cũng như tùy vào tính chất, địa vị mà quốc gia đó ghi nhận đối
với cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM của mình mà có những tên gọi
khác nhau.Ví dụ như tại Liên minh Châu Âu (EU), các cơ quan chính của EU
cũng đồng thời là các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến điều tra và áp
dụng biện pháp PVTM. Quá trình điều tra được thực hiện hoàn toàn bởi Ủy
ban châu Âu (European Commission), sau đó với tư vấn của Ủy ban tư vấn
14


(Advisory Committee) về các biện pháp PVTM, Ủy ban châu Âu sẽ đệ trình
đề xuất lên Hội đồng châu Âu (European Council) để cơ quan đó ra quyết
định cuối cùng hay tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa là Bộ Thương
mại Trung Quốc và Uỷ ban Thuế quan Hội đồng Nhà nước; tại Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ là Bộ Thương mại (United States Department of Commerce USDOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ( United States
International Trade Center - USITC), Tổng thống có quyền quyết định cuối
cùng có tiến hành điều tra hay không, quyết định về hình thức và thời hạn áp
dụng các biện pháp tự vệ tạm thời/chính thức; tại Canada, cơ quan có thẩm
quyền điều tra, áp dụng biện pháp PVTM bao gồm: Cục dịch vụ Biên giới
Canada (Canada Border Services Agency - CBSA) và Tòa án Thương mại
quốc tế Canada (Canadian International Trade Tribunal – CITT).
Nhìn chung tên gọi khác nhau nhưng các cơ quan này đều mang tính
“lưỡng tính” hay bản chất là “hành chính bán tư pháp”. Điều này có nghĩa là
cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM vừa là cơ quan hành chính, chịu
trách nhiệm thực thi các chính sách, pháp luật theo chỉ đạo của cơ quan chủ
quản, vừa là cơ quan hoạt động mang tính tài phán khi có quyền ra quyết định
điều tra, áp dụng biện pháp PVTM đối với các bên có hành vi vi phạm pháp
luật. Sự kết hợp hai đặc tính “hành chính” và “tư pháp” là yếu tố đảm bảo cho
cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM thực hiện đầy đủ các chức năng,
nhiệm vụ của mình.

Về vị trí pháp lý, thực tiễn cho thấy, cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp PVTM được thành lập và tổ chức theo những mô hình riêng biệt và có
tính đặc thù. Vị trí pháp lý của những cơ quan này có thể là cơ quan trực
thuộc Bộ hay là cơ quan trực thuộc Chính phủ\Tổng thống hay là cơ quan trực
thuộc Quốc Hội. Bên cạnh đó, để Nhà nước quản lý về PVTM nói chung và
điều tra, áp dụng biện pháp PVTM nói riêng, tùy vào từng mô hình quản lý
15


mà có một hoặc hai hay nhiều cơ quan được giao nhiệm vụ này. Việc lựa chọn
này là tùy thược vào mỗi quốc gia tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được tính độc
lập trong việc quản lý và xử lý về điều tra, áp dụng biện pháp PVTM của
mình, tính công bằng, minh bạch. Bởi lẽ, pháp luật về chống bán phá giá,
chống trợ cấp và tự vệ là một trong những phần phức tạp nhất trong hệ thống
pháp luật thương mại quốc tế, không những để đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các doanh nghiệp sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh của
hàng hóa nhập khẩu mà còn đảm bảo sự hợp tác các quốc trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
Từ những nghiên cứu ở trên, ta có thể đưa ra kết luận: Cơ quan điều
tra, áp dụng biện pháp PVTM là một hay một hệ thống các cơ quan nằm
trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước của mỗi quốc gia và mang tính chất
hành chính bán tư pháp. Tùy vào cơ chế tổ chức và chính sách của mỗi quốc
gia mà cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM có thể thuộc Bộ hoặc
thuộc Chính phủ/ Tổng thống hoặc thuộc Quốc hội. Cơ quan này có nhiệm vụ
phát hiện, thụ lý đơn khởi kiện vụ việc PVTM, điều tra mức độ bán phá giá,
mức trợ cấp, mức tăng trưởng nhập khẩu, điều tra thiệt hại do các hành vi
trên gây ra đối với ngành sản xuất trong nước và ra quyết định xử lý vụ việc
dựa trên cơ sở điều tra của cơ quan trên.
Trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành và những phân tích ở trên, tác
giả đưa ra khái niệm về cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM như sau:

Cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM là hệ thống các cơ quan, tổ chức
trực tiếp hoặc hỗ trợ trong hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Từ
khái niệm này, chúng ta có thể nhận diện các nhóm cơ quan điều tra, áp dụng
biện pháp PVTM như sau:
Nhóm thứ nhất, cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp thực hiện hoạt
động điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Bao gồm: Cục PVTM, Bộ Công
thương.
16


Nhóm thứ hai, cơ quan quản lý Nhà nước phối hợp trong hoạt động
điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Bao gồm một số cơ quan sau: Hải quan,
các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền khác, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, phòng Thương
mại và công nghiệp,…
Nhóm thứ ba, các tổ chức xã hội liên quan trong hoạt động điều tra, áp
dụng biện pháp PVTM. Bao gồm các hiệp hội ngành, nghề.
1.1.1.2. Đặc điểm về cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM
Các cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM dù được thành lập và
tổ chức theo mô hình nào đi chăng nữa thì cũng mang trong mình những đặc
điểm riêng biệt so với các cơ quan khác trong hệ thống Nhà nước. Cụ thể:
Thứ nhất, cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM là một hay một
hệ thống các cơ quan nằm trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước của mỗi
quốc gia.
Bởi lẽ, sử dụng công cụ PVTM là một phần trong chính sách thương
mại của quốc gia. PVTM có mục đích nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp
nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Để đảm bảo thực hiện một
cách hiệu quả nhất vai trò của cơ quan Nhà nước là không thể thiếu. Dưới sự
quản lý của cơ quan này bằng một hệ thống pháp luật PVTM hiệu lực cao, các
doanh nghiệp sẽ có một sân chơi bình đẳng, lành mạnh, vươn tầm thế giới có

thể cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa cũng như thì
trường nước ngoài.
Tùy vào cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, điều kiện của mỗi quốc gia
mà việc điều tra, áp dụng biên pháp PVTM có thể giao cho một cơ quan có
thẩm quyền chung tiến hành hoặc là được giao cho 2 hoặc 3 cơ quan riêng
biệt.
17


Thứ hai, Cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM có nhiệm vụ phát
hiện, thụ lý đơn khởi kiện vụ việc PVTM, điều tra mức độ bán phá giá, mức
trợ cấp, mức tăng trưởng nhập khẩu, điều tra thiệt hại do các hành vi trên gây
ra đối với ngành sản xuất trong nước và ra quyết định xử lý vụ việc dựa trên
cơ sở điều tra của cơ quan điều tra.
Với những mô hình khác nhau về cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp
PVTM thì chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan này trong hệ thống quản lý
Nhà nước về PVTM cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các cơ
quan này có chức năng, nhiệm vụ cơ bản như trên.
Thứ ba, cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM mang tính chất
hành chính bán tư pháp. Điều này có nghĩa là cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp PVTM vừa mang trong mình tính chất của một cơ quan hành pháp vùa
mang trong mình tính chất của cơ quan tư pháp.
Qua thực tiễn nghiên cứu cho thấy, cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp
PVTM có thể thuộc Bộ hoặc thuộc Chính phủ/ Tổng thống hoặc thuộc Quốc
hội, có chức năng chính đó là quản lý Nhà nước về PVTM, là công cụ để Nhà
nước thực thi những chính sách, pháp luật về PVTM của mỗi quốc gia (tính
chất hành pháp). Ngoài ra, cơ quan điều tra, áp dụng biện pháp PVTM có
những hoạt động mang tính tài phán. Cụ thể, ngoài nhiệm vụ phát hiện, điều
tra mức độ bán phá giá, mức trợ cấp, mức tăng trưởng nhập khẩu, điều tra
thiệt hại do các hành vi trên gây ra đối với ngành sản xuất trong nước thì cơ

quan này còn có nhiệm vụ thụ lý đơn khởi kiện vụ việc PVTM và ra quyết
định xử lý vụ việc dựa trên cơ sở điều tra của cơ quan điều tra. Để có thể ra
quyết định xử lý vụ viện về PVTM, cơ quan này phải thông qua các trình tự
thủ tục chặt chẽ, được pháp luật quy định và thủ tục điều trần hay tham vấn
(có tính chất như một phiên tòa khi mà các bên liên quan có quyền trình bày
quan điểm, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc PVTM) đối với
18


các bên liên quan là không thể thiếu và các quyết định xử lý vụ việc PVTM
có thể bị khiếu nại, khởi kiện (tính chất tư pháp).
1.1.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển Cơ quan điều tra, áp
dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Trên thế giới, sự ra đời và phát triển của cơ quan điều tra, áp dụng biện
pháp PVTM có sự khác biệt. Chẳng hạn ở Canada, ngày 10/8/1904, các quy
định đầu tiên về chống bán phá giá đã được thông qua. Những quy định chống
bán phá giá này được hình thành từ việc sửa đổi Đạo luật thuế hải quan năm
1897 của nước này. Tiếp theo đó, vào năm 1905 và năm 1906, các quy định
chống bán phá giá đã lần lượt được New Zealand và Australia áp dụng.
Năm 1890, Hoa Kỳ áp dụng một mức thuế chống trợ cấp chung đối với
đường nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp vào Hoa Kỳ. Sau đó, năm 1897,
Hoa kỳ ban hành quy định theo đó tất cả các mặt hàng nhập khẩu được nước
ngoài trợ cấp đều có thể bị đánh thuế chống trợ cấp. Các quy định về thuế
chống trợ cấp sau đó được thay thế bởi Mục 303 Luật Thuế Fordney –
McCumber năm 1922 (mở rộng diện điều chỉnh với cả trợ cấp sản xuất), và
sau đó được thay thế bởi Mục 303 Luật Thuế quan năm 1930. Tiếp sau Hoa
Kỳ, đã có nhiều nước khác có quy định về áp dụng thuế chống trợ cấp.
Năm 1947, với sự ra đời của GATT (General Agreement of Tariffs and
Trade - Hiệp định chung về thuế quan và thương mại), vấn đề chống bán phá
và tự vệ mới được đặt dưới sự chi phối của luật quốc tế, thông qua Điều 6 và

Điều 19 của Hiệp định này. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại lúc
ấy chưa đề cập đến vấn đề trợ cấp. Tại thời điểm đó, hai chủ đề chống bán
phá giá và tự vệ chưa được đưa ra tranh cãi nhiều mà chỉ về sau này, khi các
dòng chảy thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh ngày càng
trở nên gay gắt hơn và khốc liệt hơn và các nước thành viên của GATT cũng
đông hơn thì các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế mới
19


thực sự trở thành mối quan tâm chính, ngày càng lớn qua các vòng thương
thảo tiếp nối nhau.
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) được ký kết từ
năm 1947 và ngay sau đó, năm 1948 hệ thống thương mại đa biên được thiết
lập. Điều 6 và Điều 19 GATT đã có quy định liên quan đến trường hợp một
ngành công nghiệp cho rằng việc bán phá giá đã gây thiệt hại cho ngành sản
xuất của họ hoặc việc nhập khẩu quá mức gây thiệt hại nghiêm trọng đối với
ngành sản xuất nội địa. Những điều khoản này cho phép chính phủ được áp
đặt “thuế chống bán phá giá” hoặc “thuế tự vệ” lên hàng hóa nhập khẩu nhằm
loại bỏ tác động tiêu cực.
Hiệp định GATT 1947 không có các quy định về thủ tục áp dụng biện
pháp chống bán phá giá và tự vệ. Hiệp định mặc nhiên thừa nhận quyền tự do
của các quốc gia trong việc xây dựng các thủ tục điều tra, áp dụng thuế chống
bán phá giá và áp dụng biện pháp tự vệ. Tình trạng này là nguyên nhân chủ
yếu để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá và tự vệ như
là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa.
Kết thúc vòng đàm phán Tokyo các bên cũng đã cho ra đời Hiệp định
Tokyo (có hiệu lực từ năm 1980) và Hiệp định này đã cho thấy một sự tiến bộ,
thể hiện ở việc cung cấp khá nhiều hướng dẫn chi tiết cụ thể hoá hiệp định
chung. Hiệp định đã đưa ra quy trình, thủ tục tiến hành và các vấn đề cần
được hoàn thiện trong giai đoạn điều tra cùng với sự ra đời của Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO) các bên đã ký kết Hiệp định về Chống bán phá
giá, chống trợ cấp và tự vệ chính thức ra đời.1
Để thực thi pháp luật về PVTM mà các quốc gia đã quy định cũng như
đã tham gia ký kết tại các Hiệp định quốc tế thì không thể thiếu cơ chế quản
lý và hoạt động cơ quan có thẩm quyền về PVTM của từng quốc gia.
1 Vũ Thu Trang (2012), “Pháp luật về Cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự
vệ thương mại ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội,tr18-19;

20


×