Các biện pháp tự vệ thương mại và điều kiện áp dụng ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều
quốc gia trên cơ sở tạo ra một sân chơi tự do và công bằng. Tháng 12/2006, Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một cột mốc quan
trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ trước đến nay. Bên cạnh cơ hội
mở rộng quan hệ kinh tế, giao lưu với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cũng phải đương đầu
với rất nhiều thách thức. Có lẽ khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó là những tác
động tiêu cực do cạnh tranh gây ra , nhất là trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của nhiều ngành
sản xuất nội địa Việt Nam còn rất yếu kém. Không riêng gì Việt Nam, đây cũng là bài toán hóc
búa đặt ra cho rất nhiều quốc gia. Do vây, tiền thân của tổ chức thương mại thế giới là GATT
đã đi tiên phong trong việc đề ra biện pháp tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước có cơ
hội điều chỉnh để tồn tại và phát triển, tránh những tồn tại nghiêm trọng khi tham gia vào tự do
hoá thương mại. Đó chính là cơ chế tư vấn thương mại đối với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, trong khi nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của các biện
pháp tự vệ và có những cách vận dụng khác nhau thì tại Việt Nam, việc áp dụng cơ chế này vẫn
là một đề tài mới mẻ. Bởi vậy, để trả lời câu hỏi làm sao Việt Nam có thể áp dụng một cách có
hiệu quả các biện pháp tự vệ thương mại, nhóm thuyết trình lớp A11 xin được chọ đề tài “Các
biện pháp tự vệ thương mại và điều kiện áp dụng tại Việt Nam”
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỰ VỆ THƯƠNG MẠI
Nhóm 23 – Lớp A11.KTNT.K45D
1
Các biện pháp tự vệ thương mại và điều kiện áp dụng ở Việt Nam
1. Khái niệm về tự vệ thương mại
Tự vệ thương mại là hành động của chính phủ các nước nhập khẩu dưới hình thức tăng
mức thuế hiện hành, áp dụng hạn ngạch, cá khoản phụ thu hay các biện pháp thích hợp khác, áp
dụng đối với hàng hoá nhập khẩu trong trường hợp những hàng hoá này được nhập khẩu một
cách quá mức, gây thiệt hại ngiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa.
“Thiệt hại nghiêm trọng” là sự giảm sút đáng kể về vị thế của ngành công nghiệp trong
nước. Để xác định có hay không thiệt hại nghiêm trọng cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu như :
lượng hàng hoá nhập khẩu tăng tuyệt đối cũng như tương đối, mức độ tăng thị phần nhập khẩu
của thị trường trong nước, hay sự giảm sút về doanh số, số lượng, hiệu suất, hệ số sử dụng,
công suất, lợi nhuận, lỗ lãi và việc làm của ngành sản xuất nội địa.
“Ngành công nghiệp trong nước” không chỉ giới hạn ở những hãng sản xuất những mặt
hàng giống hệt nhau mà còn mở rộng đối với những mặt hàng tương tự, những hàng hoá có thể
thay thế hàng hoá nhập khẩu, cạnh tranh trực tiếp trên thị trường.
2. Các biện pháp tự vệ thương mại
Theo điều XIX vá Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO, một quốc gia có quyền
lựa chọn 1 trong các biện pháp tự vệ sau:
-Tăng mức thuế đã cam kết vượt lên trên mức thuế trần(biện pháp thuế quan)
-Áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch(biện pháp phi thuế quan)
2.1 Biện pháp thuế quan:
Đây là biện pháp mà WTO cho phép để bảo hộ thị trường trong nước và chủ yếu dưới
dạng tăng thuế nhập khẩu, vì đây là công cụ đảm bảo tính minh bạch và dễ dự doán, được thực
hiện bằng những con số rõ ràng, do vậy người ta có thể thấy được mục đích bảo hộ dành cho 1
ngành sản xuất của mỗi quốc gia. Ngoài ra, do biện pháp thuế quan chỉ làm tăng giá sản phẩm
nên cũng không làm cho thương mại bị bóp méo và đảm bảo cho “bàn tay vô hình”của thị
trường thực hiện được chức năng của mình. Tuy nhiên khi tham gia vào quá trình hội nhập, các
nước phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và phải có lịch trình cắt giảm cụ
thể.
2.2 Các biện pháp phi thuế quan:
Trước kia các nước nhập khẩu thường sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tự
nguyện(VERs- Voluntary Export Restrains), qua đó lợi dụng ảnh hưởng của mình để qua đó ép
buộc các nước đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu, đồng thời cơ chế này cũng thể hiện sự
Nhóm 23 – Lớp A11.KTNT.K45D
2
Các biện pháp tự vệ thương mại và điều kiện áp dụng ở Việt Nam
phân biệt đối xử rất rõ. Vì vậy trrong hiệp định về các biện pháp tự vệ, WTO đã cấm sử dụng
VERs mà thay vào đó là các biện pháp hạn chế định lượng bao gồm:
a) Hạn ngạch:
Hạn ngạch là biện pháp dùng để hạn chế số lượng hay giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu
từ một thị trường nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).Có 2 loại hạn
ngạch:
- Hạn ngạch tuyệt đối : là hạn gạch mà khi áp dụng, nếu hàng hoá nhập khẩu vượt quá
môt khối lượng đã qui định thì không được cấp giấy phép XK.
- Hạn ngạch thuế suất thuế quan : là hạn ngạch mag khi áp dụng, nếu khối lượng hàng
hoá nhập khẩu không vượt quá mức đọ qui định thì sẽ đánh thuế suất thông thường, ngược lại
sẽ đánh thuế suất bổ sung hay đánhd thuế tăng lên theo phân tăng lên theo tưng phần tăng
tương ứng của số lượng hàng hoá NK
b) Các công cụ khác:
Một số biện pháp phi thuế quan khác mà các quốc gia có thể áp dụng là cấm NK, cấp
giấp phép nhập khẩu hay phụ thu đối với hàng NK..v..v..Cá biện pháp này thường mang tính
chủ quan của nước NK với mục đích bảo hộ nền sản xuất nội địa nên WTO coi nhữn biện
pháp này làm hạn chế rõ rệt tác dụng của tự do thương mại và yêu cầu xoá bỏ thay vao đó là
các biện pháp hạn ngạch hoặc hạn ngạch thuế quan
3. Điều kiện chung áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại:
WTO trong các văn bản của mình đã đề ra những điều kiện áp dụng các biện pháp tự
vệ thương mại mà theo đó, 1 quốc gia chỉ được quyền áp dụng biện pháp này nếu xét thấy đã
hội dủ các điều kiện sau
3.1 Phải có sự gia tăng đột biến về lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa
Sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu dẫn đến áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại được
xác định dựa vào 1 số tiêu chí cụ thể : đó là sự gia tăng một cách một cách tương đối hay tuyệt
đối về sản lượng số lượng hay giá trị củ loại hangf hoá đó so với số lượng, khối lượng hay giá
trị của hàng hoá tương tự hay hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước. Mục 1(a)
điều XIX hiệp định GATT 1994 đưa ra khái niệm “sự thay đổi không lường trước - unforeseen
development” theo đó sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu phải không lường trước
được, nghĩa là sự biến đổi đó xảy ra sau khi các bên đã đàm phán và không có gì để khẳng định
rằng các nhà đàm phán, những người đã đưa ra nhượng bộ thuế quan, có thể hay lẽ ra phải dự
Nhóm 23 – Lớp A11.KTNT.K45D
3
Các biện pháp tự vệ thương mại và điều kiện áp dụng ở Việt Nam
đoán được sự biến đổi đó. Thực tiễn xét xử các vụ kiện liên quan đến tự vệ thương mại cho
thấy sự gia tăng nhập khẩu để dẫn đến quyền áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại phải đáp
ứng được các tiêu chí cả về định lượng cũng như định tính. Sự gia tăng này phải vừa mới diễn
ra, phải mang tính bất ngờ, phải ở mức độ đủ lớn và phải gây ra những ảnh hưởng nghiêm
trọng.
3.2 Việc gia tăng hàng hoá nhập khẩu đó phải gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm
trọng cho ngành sản xuất nội địa
Việc xác định tổn hại dựa trên kết quả điều tra theo đó cơ quan chức năng đánh giá
những yếu tố kinh tế có liên quan dến tình hình sản xuất của ngành này gồm:
- Tốc độ và sản lượng gia tăng nhập khẩu của sản phẩm liên quan một cách tuyệt đối hay
tương đối
- Lượng gia tăng nhập khẩu lấy đi bao nhiêu%thị phần trong nước.
- Sự giảm sút thực tế về sản lượng, doanh số, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỉ suất đầu
tư..
- Tác động đến thị trường lao động.
Việc điều tra sẽ do 1 cơ quan chuyên trách ở mỗi quốc gia đảm nhiệm.Tuy nhiên, nếu
như xét thấy bất kì 1 sự trì hoãn nào có thể làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn và khó
phục hồi, các quốc gia có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời mà chỉ dựa vào những dấu hiệu
ban đầu cho thấy có thiệt hại nghiêm trọng bắt nguồn từ gia tăng nhập khẩu, không cần đợi kết
quả điều tra. biện pháp này chỉ kéo dài tối đa 200 ngày và được áp dụng dưới hình thức tăng
thuế suất. Khoảng thời gian áp tự vệ tạm thời cũng sẽ được tính vào tổng thời gian áp dụng tự
vệ thương mại. Nếu sau này kết quả cho thấy không đủ điều kiện áp dụng tự vệ thương mại thì
các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau ngay lập tức khoản thuế gia tăng đã thu được.
3.3 Sự gia tăng về số lượng hàng hoá nhập khẩu đó phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những
thiệt hại nói trên.
Một quốc gia sẽ không thể áp dụng được các biện pháp tự vệ thương mại nếu như
không chứng minh được rằng có tồn tại bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ nhân quả giữa
lượng nhập khẩu gia tăng đột biến của loại hàng hoá có liên quan với thiệt hại nghiêm trọng
gây ra. Việc chứng minh mối quan hệ này có thể dựa trên sự tương quan về thời gian xảy ra
việc tăng lượng hàng hóa nhập khẩu tăng và thời gian xảy ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên,
nếu có những yếu tố khác không phải là gia tăng nhập khẩu, cùng trong thời gian đó gây ra tổn
Nhóm 23 – Lớp A11.KTNT.K45D
4
Các biện pháp tự vệ thương mại và điều kiện áp dụng ở Việt Nam
hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra tổn hại thì không thể suy diễn là thiệt hại đó là do việc
hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh. Điều này đồng nghĩa là các nhân tố gây thiệt hại cần phải được
phân biệt và làm rõ, từ đó tạo nên giới hạn cho việc áp dụng tự vệ thương mại.
4. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại của WTO
4.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử là nguyên tắc cơ bản của WTO. Tự vệ thương mại
cũng cần tuân thủ nguyên tắc này; theo đó các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng với mọi sản
phẩm nhập khẩu không phân biệt nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đối tượng điều tra để áp dụng
tự vệ thương mại cũng phải là toàn bộ hàng nhập khẩu chứ không phải hàng hóa từ một nước
cụ thể.
Hiệp định về tự vệ thương mại của WTO đưa ra một ngoại lệ yêu cầu:Nước nhập khẩu
khi áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn chế số lượng thì phải tham khảo ý kiến của các
nước thành viên khác có lợi ích đáng kể liên quan đến hàng hóa bị áp dụng tự vệ thương mại để
đưa ra tỷ lệ phân bổ hạn ngạch.
4.2 Nguyên tắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong phạm vi và mức độ cần thiết:
Mục đích chính của TVTM là để giúp nền công nghiệp trong nước có thời gian để điều
chỉnh cơ cấu, khắc phục thiệt hại và đứng vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt với hàng hóa
nước ngoài. Do vậy nước nhập khẩu chỉ được áp dụng tự vệ thương mại ở giới hạn cần thiết và
chỉ nhằm để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại do lượng nhập khẩu tăng đột biến gây ra
và nhằm tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nội địa chứ không phải nhằm bất kỳ
mục đích nào khác.
Áp dụng TVTM không phải để hạn chế cạnh tranh, do vậy nó chỉ được áp dụng trong
một thời gian nhất định. Theo WTO, thời hạn áp dụng tối đa là 4 năm. Trong trường hợp cần
thiết, có thể được gia hạn thêm một lần nhưng không quá 4 năm tiếp theo. Đối với các nước
đang phát triển, có thể được ưu đãi gia hạn với thời gian không quá 6 năm tiếp theo. Tuy nhiên,
ngay cả trong thời hạn áp dụng, nếu những điều kiện cho sự tồn tại của nó không còn nữa thì
nước áp dụng TVTM phải dỡ bỏ ngay hoặc đình chỉ biện pháp tự vệ đang được áp dụng với
hàng hóa đó.
Trong thời gian áp dụng TVTM, nước nhập khẩu phải tiến hành rà soát các biện pháp tự
vệ để đảm bảo quyền lợi cho nước bị áp dụng đồng thời cũng để cho việc luân chuyển hàng hóa
diễn ra bình thường.
Nhóm 23 – Lớp A11.KTNT.K45D
5