Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 14: Chương trình địa phương ( phần văn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.08 KB, 5 trang )

Tuần 13 Tiết 52

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
KIỂM TRA 15 PHÚT VĂN HỌC
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
1.Kiến thức: bước đầu có ý thức quan tâm đến truyêng thống văn học ở địa
phương. Qua việc chọn chép 1 bài thơ hoặc 1 bài văn viết về địa phương mình vừa
củng cố tình cảm quê hương vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển
chọn văn thơ.
2.Rèn luyện kĩ năng sưu tầm, thống kê tài liệu thực tế.
3.Thái độ: yêu thích giờ học, môn học, tự hào về truyền thống quê hương mình.
B- CHUẨN BỊ:
1.Thầy: sưu tầm những tác giả tiêu biểu ở Hưng Yên
2 Trò: sưu tầm thơ văn, tác giả ở quê hương Hưng Yên.
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2:Kiểm tra 15 phút Văn học:
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (3 điểm) Cho các từ sau: ôn dịch, thuốc lá, lây lan, tổn thất, sức khỏe, nạn
nghiện, nguy hiểm, gặm nhấm, tác hại, gia đình, quyết tâm, biện pháp. Hãy điền
vào những chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau:
Giống như(1)………. nạn nghiện(2)……….rất dễ(3)………và gây những
(4) ………… .to lớn cho(5)………..và tính mạng con người. Song (6) ………
.thuốc lá còn(7)………….hơn cả ôn dịch: nó(8)…………sức khỏe con người nên
không dễ kịp thời nhận biết, nó gây(9)……….nhiều mặt đối với cuộc sống,(10)


……… và xã hội. Bởi vậy, mỗi chúng ta lại cần phải có (11)……..và (12) ………..
triệt để hơn là phòng chống ôn dịch .
Câu 2: (7 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về tác hại của việc
sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường


Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hưng Yên là quê hương có truyền thống hiếu học, là cái nôi để các nhà thơ, nhà
văn trưởng thành. Là những người con của quê hương Hưng Yên, mỗi chúng ta
cũng cần có những hiểu biết cơ bản nhất về các nhà văn, nhà thơ của tỉnh nhà.
Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một vài tác giả tiêu biểu.
I-Lập bảng danh sách các nhà văn, nhà thơ quê ở tỉnh Hưng Yên:
-Gv gọi hs kể tên
-Hs kẻ bảng
-Gv giới thiệu
1.Lê Hữu Trác: (1720-1790)
-Quê: Yên Mĩ
-Là danh y nổi tiếng của VN thời cổ (tk XVIII)
-Ông là văn, nhà thơ xuất sắc
-Tác phẩm “Y tông tâm lĩnh” viết bằng chữ Hán ghi lại những sự việc ông vào
Trịnh phủ chữa bệnh cho Trịnh Cán (Thượng kinh kí sự)
2.Nguyễn Công Hoan:
-Quê: Văn Giang – Hưng Yên
-Là nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu trong giai đoạn văn học 1930-1945
-Các tác phẩm chính: Lá ngọc cành vàng, Bước đường cùng, Kép Tư Bền, Đồng
hào có ma,…


3.Vũ Trọng Phụng:
-Quê:
-Là nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945
-Các tác phẩm chính: Số đỏ, Giông tố,…
4.Lê Lựu:
-Quê:
-Tác phẩm tiêu biểu: Thời xa vắng

5.Đỗ Tấn:
-Quê: An Viên – Tiên Lữ
-Nguyên hiệu trưởng trường THPT Tiên Lữ
-Tác phẩm chính: Cuộc chiến vùng ao
II-Sưu tầm và chép lại 1 số bài thơ, 1 số bài văn hay viết về phong cảnh thiên
nhiên, con người, sinh hoạt; văn hóa truyền thống lịch sử của quê hương:
Tình khúc Nguyệt Hồ
-Nguyễn Khắc HàoCó bao giờ anh về thăm Nguyệt Hồ
Để tìm lại bóng dáng Phố Hiến xưa
Lòng bâng khuâng không biết tự bao giờ
Mà bình yên nơi đây sao lại mênh mông đến thế.
Có khi nào anh về thăm Nguyệt Hồ
Nơi con đường đê xanh tắm nắng tắt ngang qua
Và ngoài kia sông Hồng buồn vui hối hả


Về biển khơi vui khúc hát ca ngàn năm.

Anh bảo rằng ngày xưa nơi đây vốn là đất
Em bảo rằng ngày xưa nơi đây vốn là nước
Dáng lưỡi liềm trăng non từ thuở trước
Đến bây giờ vẫn thế Nguyệt Hồ ơi.

Anh bảo rằng tình yêu xưa kia không rộn rã
Nên Nguyệt Hồ ngày nay xanh trong vẫn là thế
Với nhãn lồng Hưng Yên ong đi còn nhớ mãi
Tháng năm dài bờ ôm nỗi nhớ khát khao miên man
Theo tháng ngày vẫn thế Nguyệt Hồ ơi.
( Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc)
Bài hát “Tình ca Tiên Dung” (Được lấy cảm hứng từ truyền thuyết Chử Đồng

Tử- Tiên Dung)
Xin anh đừng giấu mình trong cát, xin anh đừng lặn mình trong nước, em đến rồi
tình yêu đang chờ anh, chỉ có hai ta bên dòng sông xanh. Xin anh đừng ra biển, ta
đừng bay lên trời, hạnh phúc tình yêu ở giữa cuộc đời. Trái tim trẻ em giấu trong
lồng ngực, là của riêng anh tình yêu cho anh. Quê hương cho đát anh trồng lúa, cho
dòng sông anh buông lưới giăng câu, em trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, tình yêu của
em thắp ngọn lửa hồng. Quê hương dang vòng tay chào đón, gọi mãi tên anh chằng
trai Đồng Tử, gọi mãi tên em lời ru Tiên Dung. Tiếng tình yêu vang vọng đến vô
cùng.
Hoạt động 4. Củng cố:
-Gv nhận xét việc chuẩn bị bài của hs ở nhà.


-Nhận xét ý thức học trên lớp.
Hoạt động 5. HDVN:
-Hs tiếp tục sưu tầm
-Chuẩn bị bài “Dấu ngoặc kép”
-----------------------------------------------------------



×