Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học Tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh đối với thanh niên Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 174 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài :
TẤM GƯƠNG TUỔI TRẺ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI THANH NIÊN VIỆT NAM
HIỆN NAY

Nhóm SV thực hiện: 1. Thái Văn Trường (Chủ nhiệm đề tài)
2. Trần Thị Nhung
3. Đào Phương Châm
4. Nguyễn Thị Lan
5. Nguyễn Văn Lân

Hà Nội, 10 – 2012

1


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Tên đề tài :
TẤM GƯƠNG TUỔI TRẺ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI THANH NIÊN VIỆT NAM
HIỆN NAY

Nhóm SV thực hiện: 1. Thái Văn Trường (Chủ nhiệm đề tài)
2. Trần Thị Nhung
3. Đào Phương Châm
4. Nguyễn Thị Lan


5. Nguyễn Văn Lân
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Đình Năm

Hà Nội, 10 - 2012

2


3


Lời cảm ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, nhóm đề tài chân thành cảm ơn quý
thầy cô giáo trong Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh đã quan tâm, giúp đỡ chúng em
trong quá trình hoàn thành đề tài.
Chúng em đặc biệt biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, Thạc sĩ Lê Đình Năm –
Giảng viên Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ bảo chúng em trong
suốt quá trình hoàn thành đề tài này. Thầy không chỉ cung cấp cho chúng em
những kiến thức về mặt lí luận, mà còn đóng góp cho chúng em hình thức,
nguyên tắc của một đề tài khoa học. Chúng em trân trọng cảm ơn Thầy.
Nhóm đề tài chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trong hội đồng tư vấn,
hội đồng phản biện - những người góp phần quan trọng cho sự thành công
của đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng
do khả năng và điều kiện, đặc biệt đây là một đề tài khó nên không trách khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của các Thầy
Cô, Hội đồng phản biện…để đề tài được thành công và hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


Thái Văn Trường

4


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI

CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CTQG: Chính trị quốc gia
ĐVTN: Đoàn viên thanh niên
GDTX: Giáo dục thường xuyên
Nxb: Nhà xuất bản
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TNCS: Thanh niên cộng sản
TW: Trung ương

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp đấu
tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Cuộc đời
của Người như Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá là một cuộc đời oanh
liệt, đầy gian khổ hi sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong
sáng và đẹp đẽ.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, trên quê hương
giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, ngay từ nhỏ Người đã tiếp thu được
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có vốn Hán học phong phú và bắt đầu

tiếp xúc với văn hóa phương Tây, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nỗi thống
khổ của nhân dân nên Người sớm nung nấu hoài bão cứu dân, cứu nước.
Nhìn vào cuộc đời cũng như tuổi trẻ Hồ Chí Minh, một người có lòng
yêu nước thương dân, khát vọng đưa người dân thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ;
một tinh thần hiếu học và ham học hỏi; có đạo đức nhân văn cao đẹp; một tư
duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và Người hiện thân cho những giá trị văn hóa rực
rỡ nhất, đẹp đẽ nhất, kết tinh từ những truyền thống văn hóa dân tộc, thâu thái và
chắt lọc của hai nền văn hóa Đông - Tây qua các thời đại lịch sử. Chính những
điều đó đã làm nên con người Hồ Chí Minh - một tấm gương sáng ngời cho mọi
người và nhất là thế hệ thanh niên học tập và noi theo.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến thanh
niên, cũng như thấy vị trí, vai trò to lớn của thanh niên đối với sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngày 17/08/1947, trong “Thư
gửi các bạn thanh niên” Bác đã viết: “Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do
các thanh niên”1. Chính vì vậy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của

1

. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 216.
6


mình, Người luôn chăm lo đến việc đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ,
đặc biệt là thanh niên.
Ngày nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, tiếp tục đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…. Trước tình hình đó, với vốn kiến thức
sâu rộng thanh niên Việt Nam đã phát huy được vai trò của mình; ngày càng
khẳng định được bản lĩnh, sự năng động, sáng tạo; ý thức tự chủ, tự lực; ý chí

vượt qua khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp cũng như trong việc nắm bắt và
tiếp thu cái mới, cái tiến bộ của nhân loại. Từ đó, ra sức phấn đấu, rèn luyện và
đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Song
bên cạnh đó, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và sự hạn chế của các
biện pháp giáo dục đã có ảnh hưởng không tốt tới thanh niên. Đã không ít thanh
niên dao động về lý tưởng, lệch lạc về nhận thức, về giá trị cuộc sống, lười
biếng trong lao động, chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, không chịu học
tập, thiếu ý thức rèn luyện phấn đấu vươn lên, suy thoái về đạo đức….
Trước thực trạng trên cần có những biện pháp để khơi dậy, phát huy vai
trò làm chủ đất nước và khắc phục những hạn chế của một bộ phận thanh niên,
nhằm tạo ra môi trường sống lành mạnh, điều kiện học tập và rèn luyện để bồi
dưỡng thế hệ trẻ vừa “hồng”, vừa “chuyên” xứng đáng là chủ nhân tương lai
của nước nhà.
Vì vậy, việc học tập tấm gương Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay, nhất là với thế hệ trẻ - người nắm giữ vận mệnh của đất nước
thì việc học tập đó, đặc biệt là học tập tấm gương tuổi trẻ của Người càng có ý
nghĩa lớn lao. Xuất phát từ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” của Đảng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh đã phát động phong trào “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
Cuộc vận động đó đã được toàn Đảng, toàn dân và tuổi trẻ cả nước tích cực
hưởng ứng và tham gia.

7


Từ những lý do trên nhóm tác giả chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Tấm
gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh đối với thanh niên Việt Nam hiện nay” nhằm
góp một phần nhỏ vào việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu

2.1. Những công trình nghiên cứu về thanh niên
Cùng với việc nghiên cứu về tuổi trẻ Hồ Chí Minh, cũng như tư tưởng Hồ
Chí Minh về thanh niên còn có các công trình nghiên cứu về thanh niên như:
Tác phẩm“Về thanh niên” của C. Mác - Ph. Ăngghen - V.I. Lênin - I.V.
Xtalin, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978. Các ông đã thể hiện trong các bài viết sự
quan tâm của mình đối với thế hệ trẻ, đánh giá cao vai trò của họ đối với sự
nghiệp cách mạng thế giới, cũng như chỉ rõ nhiệm vụ của thanh niên và Đoàn
thanh niên, trách nhiệm của việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, đồng thời các ông
đã đấu tranh đòi thực hiện nền giáo dục tiến bộ, phục vụ nhân dân lao động.
“Thanh niên học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” của PTS. Nguyễn Phương Hồng, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997. Tác
phẩm đã góp phần tìm hiểu vị trí, vai trò và thưc trạng của thanh niên học sinh,
sinh viên nước ta hiện nay và đề xuất một số biện pháp nhằm tích cực hóa thanh
niên học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
“Thanh niên Việt Nam với hội nhập khu vực và thế giới” của PGS. Hồ
Đức Việt, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997, trình bày xu hướng hội nhập và đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những định hướng cơ bản và đề
xuất, kiến nghị một số vấn đề nhằm tăng cường công tác thanh niên trong tiến
trình hội nhập khu vực và thế giới.
“Luật Thanh niên” của Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, đã nêu rõ những nội
dung về độ tuổi, đối tượng, quyền và nghĩa vụ của thanh niên, trách nhiệm của
Nhà nước, gia đình và xã hội với thanh niên, các tổ chức tập hợp thanh niên.

8


“Xây dựng thế hệ Thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực” trích bài phát biểu
của Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VI (2010) đã đánh giá cao vai trò của

thanh niên, đề nghị thực hiện một số biện pháp nhằm phát triển Hội Liên hiệp
Thanh niên Việt Nam và phát huy vai trò của thanh niên.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỉ niệm 80
năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931 26/03/2011) và đón nhận Huân chương Sao vàng lần II. Tổng Bí thư đã đánh giá
cao những công lao to lớn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ cả nước
trong 80 năm qua, khẳng định niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với
thế hệ trẻ Việt Nam và đưa ra một số đề nghị nhằm biến Nghị quyết của Đảng
thành hành động cách mạng cụ thể trong phong trào thanh niên.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc công trình KX 03/06 - 10 do Viện
Việt Nam học và khoa học phát triển - ĐHQGHN chủ trì, PGS.TS Phạm Hồng
Tung chủ nhiệm với đề tài: “Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của
thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”. Công trình
đề cập đến những vấn đề cơ bản của thanh niên và lối sống thanh niên, tình hình
thanh niên trong giai đoạn hiện nay, xu hướng biến đổi lối sống chủ yếu của
thanh niên trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với đó tác giả cũng nêu
ra những nhân tố tác động, đinh hướng và giải pháp nhằm xây dựng lối sống
thanh niên trong những thế kỷ tới…
Những công trình trên là cơ sở giúp cho nhóm tác giả tham khảo nêu lên
thực trạng của thanh niên Việt Nam, từ đó gợi ý để đề ra các giải pháp vận dụng
tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh vào giáo dục, rèn luyện thanh niên Việt Nam
hiện nay.
2.2. Những công trình nghiên cứu về tuổi trẻ Hồ Chí Minh
Cùng với những công trình nghiên cứu về cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí
Minh, còn có các công trình nghiên cứu về tuổi trẻ của Người, như:

9


“Đường Bác Hồ đi cứu nước”, Nxb Thanh niên, HN, 1975. Cuốn sách tập
trung làm rõ hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh vô cùng gian nan,

vất vả trong cuộc sống và hoạt động cách mạng và khẳng định vai trò của Người
trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như quá trình lãnh đạo cách
mạng Tháng Tám thắng lợi.
“Hành trình cứu nước của Bác Hồ” của Đức Vượng và Nguyễn Văn
Khoan, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990. Tác phẩm gồm hai phần, phần thứ nhất: Tìm
đường cứu nước, phần thứ hai: Tổ chức hệ thống giao thông liên lạc truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong phần thứ nhất - gắn với tuổi trẻ của Người, giúp
bạn đọc theo dõi và nắm bắt được khá cụ thể cuộc hành trình cứu nước qua năm
châu bốn biển của Nguyễn Tất Thành, kể từ ngày 5/6/1911 lên tàu rời cảng Nhà
Rồng đi Pháp đến tháng 12-1920 khi trở thành một trong những người sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh tóm tắt tiểu sử và sự nghiệp” của Nxb Văn hóa
- Thông tin, Hà Nội, 2001. Cuốn sách gồm chín phần giới thiệu về thân thế,
sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch, trong đó hai phần đầu đề cập đến thời niên
thiếu và quá trình Người tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam.
“Bác Hồ thời niên thiếu” Nxb CTQG, Hà Nội, 2008. Đây là một cuốn
sách quý giúp bạn đọc, nhất là các bạn trẻ tìm hiểu về quê hương, gia đình,
những ngày thơ ấu, tuổi thiếu niên và những năm đầu thanh niên của Bác Hồ.
“Thời Thanh niên của Bác Hồ” của Hồng Hà, Tủ sách Danh nhân Hồ Chí
Minh, Nxb Thông Tấn, Hà Nội, 2008. Tác phẩm đề cập đến thời thanh niên của
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những năm tháng thời niên thiếu cho đến quá trình
Người ra đi tìm đường cứu nước.
“Hồ Chí Minh tiểu sử” của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội,
2009, trên cơ sở kế thừa một số cuốn tiểu sử viết về Bác trước đây, bằng những
tư liệu chân thực, cuốn sách trình bày một cách tóm tắt nhưng tương đối đầy đủ
10


và có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn

sách dành hai chương đầu để nói về thời niên thiếu và quá trình tìm đường cứu
nước của Người.
“Hồ Chí Minh tiểu sử” của GS. Song Thành (chủ biên), Nxb CTQG, Hà
Nội, 2010. Công trình này đã phản ánh tương đối đầy đủ về cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm sáng tỏ những đóng góp to lớn đầy sáng
tạo của Người đối với dân tộc và thời đại. Tác giả dành hai chương đầu trong số
mười ba chương để nói để tuổi trẻ của Người từ khi sinh ra cho đến khi Người
trở thành một chiến sĩ cộng sản, một tuổi trẻ đầy khó khăn, gian khổ nhưng vô
cùng sôi nổi và phong phú.
“Từ làng Sen đến Bến Nhà Rồng” của Trình Quang Phú, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 2010. Tác phẩm gồm hai phần, phần thứ nhất ghi lại những
khoảnh khắc hiếm hoi trong cuộc đời một số người may mắn được gặp Bác, mỗi
câu chuyện đều thể hiện trái tim của Người đối với miền Nam và tấm lòng kính
yêu vô hạn của những người con miền Nam đối với Người. Phần hai tác giả
trình bày những giai đoạn trong cuộc đời của Hồ Chí Minh từ thủa ấu thơ ở làng
Sen đến bến Nhà Rồng. Con đường “Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng” là một
đoạn ngắn trong cuộc đời của Người, nhưng đây là một đoạn đường mang ý
nghĩa quyết định cho một anh hùng Hồ Chí Minh sau này.
Các công trình nghiên cứu trên đều đã đề cập tương đối đầy đủ và toàn
diện về thanh niên, tuổi trẻ Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình
đó mới chỉ đề cập tới vấn đề thời thanh niên của Người một cách khái quát. Đối
với thanh niên, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải nhấn mạnh học tập
tấm gương tuổi trẻ của Người. Cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu
về vấn đề đó. Để góp phần nhỏ vào việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên
theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh nhóm tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh đối với thanh niên Việt Nam hiện nay” làm
đề tài nghiên cứu khoa học.
11



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, làm rõ tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực trạng
thế hệ trẻ Việt Nam. Trên cơ sở đó vận dụng vào việc bồi dưỡng, giáo dục thanh
niên Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những hoạt động của tuổi trẻ Hồ Chí Minh.
- Làm rõ thực trạng thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thanh
niên Việt Nam hiện nay theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu về tuổi trẻ Hồ Chí Minh và tình hình vận dụng tấm
gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh đối với thanh niên Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
từ 1890 - 1920 và việc vận dụng tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh vào quá trình
giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thanh niên Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được triển khai trên nền tảng lý luận cơ bản là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
thanh niên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học cụ thể như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, phỏng vấn, quan sát…
12



Đề tài còn kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu về Hồ Chí
Minh, đặc biệt là về tuổi trẻ Hồ Chí Minh, coi đó là những chỉ dẫn gợi mở giúp
thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã góp phần làm rõ tuổi trẻ Hồ Chí Minh, thực trạng về thanh niên
Việt Nam hiện nay và việc vận dụng tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh đối với
thanh niên Việt Nam hiện nay; đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò
làm chủ đất nước của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 2 chương; 5 tiết.

13


NỘI DUNG
Chương 1: TẤM GƯƠNG TUỔI TRẺ HỒ CHÍ MINH
1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tuổi trẻ Hồ Chí Minh
1.1.1. Bối cảnh lịch sử tác động đến tuổi trẻ Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh không chỉ là người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam và còn
là nhân vật lịch sử thế giới “đang ở bước ngoặt có tính cách mạng nhất” nên
cũng thể hiện sự kết tinh những tinh hoa của nhân loại, đáp ứng yêu cầu của thời
đại. Song bao giờ, Hồ Chí Minh cũng là người con của Việt Nam, của xứ Nghệ,
của gia đình dòng họ Nguyễn Sinh. Ở Người, những yếu tố gia đình, quê hương,
đất nước, thời đại quyện chặt vào nhau, thể hiện những nét chung của dân tộc,
nhân loại và những đặc trưng của con người sông Lam, núi Hồng. Và sự ảnh

hưởng của những nhân tố này đã làm nên con người Hồ Chí Minh, đặc biệt đến
tuổi trẻ của Người - một tấm gương sáng ngời cho mọi người và nhất là thế hệ
thanh niên học tập và noi theo.
1.1.1.1. Gia đình
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho cấp tiến, giàu
truyền thống văn hóa và có tinh thần yêu nước sâu sắc. Những người thân trong
gia đình có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, phẩm chất và đạo đức
của Người.
Cha của Người, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929), từ nhỏ đã
mồ côi cha mẹ, phải ở cùng người anh cùng cha khác mẹ. Cuộc sống khó khăn,
thiếu thốn nên ông không có điều kiện học hành. Nhưng vốn là cậu bé thông
minh, hiếu học nên Nguyễn Sinh Sắc đã học lỏm được bạn bè ít chữ nghĩa.
Chúng ta không thể nào quên hình ảnh cậu bé Sắc đọc sách trên lưng trâu trong
khi hầu hết trẻ con làng Sen đang mải mê với các trò chơi ngày Tết. Động lòng
thương hoàn cảnh và cảm mến tinh thần chăm chỉ, chịu khó của Nguyễn Sinh
Sắc, cụ Hoàng Đường, một thầy đồ có tiếng trong vùng, nhận Nguyễn Sinh Sắc
về nuôi và cho ăn học. Nhờ sự chăm sóc dạy dỗ của cụ Hoàng Đường, lại được

14


cụ gửi đến học với thầy đồ Nguyễn Thức Tự, người nổi tiếng uyên bác và yêu
nước, tiếng tăm học giỏi của Nguyễn Sinh Sắc đồn đại khắp vùng. Sau khi được
cụ Hoàng Đường gả con gái đầu lòng là Hoàng Thị Loan, tuy hoàn cảnh gia
đình khó khăn nhưng Nguyễn Sinh Sắc vẫn quyết chí dùi mài kinh sử. Năm
1891, ông dự khoa thi Hương đầu tiên nhưng chỉ lọt Nhị trường. Không nản
lòng, Nguyễn Sinh Sắc quyết tâm ôn tập và đến khoa thi Hương năm 1894 ông
đậu Cử nhân. Năm 1895 ông vào Huế dự thi Hội lần đầu nhưng không thành
công, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám chờ khoa thi sau. Nhưng khoa thi
Hội năm 1898 Nguyễn Sinh Sắc cũng không đỗ. Năm 1901, vợ ông đột ngột qua

đời, để lại cảnh gà trống nuôi con với bao khó khăn chồng chất. Vô cùng thương
tiếc người vợ hiền, lại được bà con động viên, ông trở lại Huế dự kỳ thi Hội
khoa Tân Sửu, khoa thi năm đó ông đỗ Phó bảng. Sau này dù tuổi đã cao nhưng
ông Sắc vẫn ham học, ông đã đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ và tự học chữ
Pháp. Như vậy, với lòng hiếu học, Nguyễn Sinh Sắc từ mồ côi thất học vươn lên
thành một trí thức khoa bảng, được mọi người kính trọng.
Không chỉ hiếu học, Nguyễn Sinh Sắc còn là người yêu nước thương dân
sâu sắc. Ông thường dẫn theo người con trai thứ Nguyễn Sinh Cung đi khắp các
vùng trong tỉnh gặp các nhân sĩ yêu nước, ông còn ra tận Kiến Xương, Thái
Bình đàm đạo thời cuộc với các sĩ phu ngoài Bắc. Khi làm tri huyện Bình Khê,
Nguyễn Sinh Sắc tìm cách thả các tù chính trị. Sau khi không làm quan nữa ông
đi khắp các nơi vừa chữa bệnh cho dân vừa gặp gỡ các chí sĩ ở các địa phương.
Nguyễn Sinh Sắc sống gần gũi với nhân dân lao động, được nhân dân yêu
thương đùm bọc và ông cũng sống trọn tình với họ. Tuy đã làm Phó bảng nhưng
ông vẫn đích thân xuống từng xóm hướng dẫn bà con làm nghề thủ công kiếm
tiền sinh sống. Chứng kiến cảnh nhân dân bị bắt đi phu làm đường Vinh - Cửa
Rào, ông đã bán ruộng lấy tiền giúp những ngườt dân trong làng.
Dù đỗ đạt cao nhưng Nguyễn Sinh Sắc không ham chức vị, không ưa hình
thức mà ông rất khiêm tốn và giản dị. Hai lần đỗ đạt nhưng ông không bao giờ
nhận rước lễ vinh quy của bà con, là Phó bảng nhưng cuộc sống của ông rất
15


thanh bạch. Nguyễn Sinh Sắc thường dạy bảo các con: “Vật dĩ phong gia, vi
ngô phong dạng” (Đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà ta). Triều
đình mời ông ra làm quan nhưng ông thường lấy lý do để từ chối. Bằng thực tế
chốn quan trường cụ Phó bảng chua xót nói với các giám sinh: “Quan trường
thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (Quan trường là nô lệ trong đám nô lệ, lại
càng nô lệ hơn). Nguyễn Sinh Sắc vốn không màng đến việc làm quan nên khi
bị triều đình cắt chức, ông cảm thấy không hề vướng bận gì, ông đã hòa mình

vào cuộc sống của người dân lao động.
Hoạt động yêu nước thương dân của Nguyễn Sinh Sắc đã phát huy mạnh
mẽ truyền thống đạo lý làm người, nhân dân yêu quý ông không chỉ vì ông là
một trí thức khoa bảng, một thầy thuốc giỏi, giàu lòng thương người mà còn vì
ông là người khiêm tốn, giản dị, một vị quan đức độ và là nhà yêu nước chân
chính. Hồ Chí Minh đã sớm tiếp nhận, noi gương sáng của cha, có thể nói,
Nguyễn Sinh Sắc đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phẩm chất, đạo
đức, nhân cách của Nguyễn Tất Thành ngay từ khi còn nhỏ.
Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901) sống trong một gia
đình nhà nho cấp tiến, gia giáo nề nếp, bà là một phụ nữ kiểu mẫu cho quê
hương Nghệ An nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung. Ở độ tuổi trăng tròn,
bà là một cô gái nết na, thùy mị, dung nhan xinh đẹp, chăm chỉ việc đồng áng,
tối về miệt mài bên khung cửi, lại là con thầy đồ, lẽ ra bà sẽ lấy một người
chồng giàu có, đỗ đạt hay làm quan. Nhưng bà đã vượt lên sự ràng buộc của lễ
giáo phong kiến nhận lời lấy Nguyễn Sinh Sắc - chàng trai nghèo mồ côi. Bà là
một người vợ, người mẹ hiền hậu, tần tảo, hết lòng yêu thương và chăm lo cho
chồng con. Bà còn là một người thông minh, có vốn hiểu biết văn hóa dân gian
phong phú, nhất là các làn điệu dân ca xứ Nghệ. Vừa nhịp nhàng theo tiếng thoi
đưa, bà vừa đưa võng ru con vào giấc ngủ bằng những làn điệu dân ca bay bổng,
nuôi lớn những hy vọng sâu xa, những ước mơ đẹp:
“À ơi…làm người đói sạch, rách thơm
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”
16


Vốn tri thức phong phú về văn hóa dân gian của Người, buổi đầu được
ươm trồng từ người mẹ trẻ. Sau này đã được thể hiện một cách cụ thể và sâu sắc
qua lòng nhân ái mênh mông cao cả của Người. Ngoài ra, bà Loan còn rất chú
tâm đến việc truyền thụ cho con những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên và
xã hội. Trong sinh hoạt hàng ngày, bà Loan sống giản dị, tiết kiệm và sẵn sàng

giúp đỡ mọi người. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An đã khẳng định: “Đối với
Sinh Cung, mẹ là một kho truyện cổ tích, truyện Kiều, ca dao, dân ca. Mẹ
thường dạy hai anh em những câu dễ nhớ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”,
“Thương người như thể thương thân”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”,….
Những đức tính quý báu của mẹ như những sợi tơ dệt nên nhân cách Nguyễn
Sinh Cung trong thời thơ ấu”1.
Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954), chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiệu
là Bạch Liên, được nhân dân tôn sùng là Bạch Liên nữ sĩ. Sớm tiếp thu truyền
thống tốt đẹp của cả hai gia đình nội ngoại, lại là người phụ nữ hiểu biết nhiều,
đặc biệt là y học dân gian nên bà đã đem những hiểu biết đó trị bệnh cứu người.
Trong cuộc sống, Nguyễn Thị Thanh là một phụ nữ đảm đang. Năm 11
tuổi, cha mẹ cùng hai em vào Huế, một mình ở lại quê hương với bà ngoại, mọi
việc sinh hoạt thường ngày trong nhà chị đều phải cố gắng giúp ngoại lo liệu.
Khi 17 tuổi, người mẹ kính yêu qua đời, cha đưa các em về Hoàng Trù, bà đã
nuôi nấng, chăm sóc các em. Sau khi cha đậu Phó bảng, cha thường xuyên vắng
nhà, bà phải tự lập, tự chăm sóc gia đình. Năm bà 20 tuổi, cụ Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc buộc phải vào Huế nhận chức, từ đây, một mình bà ở lại Kim Liên và
bắt đầu hoạt động cách mạng.
Là cô gái có nhan sắc, thông minh, đảm đang nên có nhiều chàng trai ngỏ
lời hỏi Nguyễn Thị Thanh làm vợ, nhưng dù người đó giàu có đến đâu, đỗ đạt
cao đến mấy bà cũng một mực từ chối bởi bà đang phải gánh vác việc nhà, lo
việc nước. Tiếp nối truyền thống của gia đình, Nguyễn Thị Thanh cũng là một
người yêu nước thương dân sâu sắc, thẳng thắn, khẳng khái và trung thành với
1

. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An: Bác Hồ thời niên thiếu, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2000, tr.19.

17



cách mạng. Bà tích cực hoạt động trong tổ chức chống Pháp của Đội Quyên, Đội
Phấn, bà được giao nhiệm vụ liên lạc và quyên góp súng cho nghĩa quân. Khi vụ
mua súng bị lộ, bà bị bắt giam tòa án Nam triều tuyên án bà là đánh 100 trượng,
9 năm tù khổ sai và cách ly khỏi Nghệ An 3000 dặm.
Cuối năm 1922, thực dân Pháp đưa bà về quản thúc ở Huế. Tại đây, chánh
mật thám Trung Kỳ đã tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng bà vẫn kiên trì,
âm thầm chịu đựng, không làm trái lương tâm, không phản bội cách mạng. Khi
Phan Bội Châu bị đưa về giam lỏng ở Huế, ông cùng nhóm trí thức Huế và
những người bạn cũ thảo chương trình hoạt động chính trị, ra báo, lập đảng,...
Nguyễn Thị Thanh đến thăm cụ Phan và bí mật tham gia vào nhóm này. Khi
phong trào Xô - viết Nghệ Tĩnh bước vào cao trào, làng Sen, quê hương của bà
trong phong trào này rất sôi nổi. Phạm Bá Phổ - Tổng đốc An Tĩnh đã về tận
làng Sen để trấn áp những người cách mạng, y ra lệnh “đốt sạch, phá sạch” làng
Sen. Với lòng dũng cảm và yêu quê hương tha thiết, Nguyễn Thị Thanh đã tìm
cách ngăn cản hành động dã man đó.
Tháng 9 năm 1940, Nguyễn Thị Thanh phải về cư trú ở thị trấn Sa
Nam (Nam Đàn), tại đây bà tiếp tục bốc thuốc chữa bệnh cho dân chúng.
Sau Cách mạng Tháng Tám, bà trở về Kim Liên, được Đảng và chính quyền
chăm sóc chu đáo.
Chúng ta tự hào về bà Nguyễn Thị Thanh, một phụ nữ thông minh, đảm
đang, cương trực, khảng khái và giàu lòng yêu nước. Đối với Bác, bà Nguyễn
Thị Thanh đã lưu lại hình ảnh của người mẹ thân yêu và thể hiện tấm lòng trung
kiên của người phụ nữ Việt Nam đã hiến dâng cuộc đời xuân sắc của mình cho
sự nghiệp chống Pháp cứu nước, giải phóng dân tộc. Chính vì thế mà ngay từ
thời thơ ấu Nguyễn Sinh Cung cũng được thừa hưởng dòng máu yêu nước, căm
thù giặc từ người chị của mình.
Anh trai của Người là Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950) có tư chất thông
minh, hiểu biết nhiều, giỏi chữ Hán, biết chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Lúc còn trẻ
ông đã mở lớp dạy chữ quốc ngữ. Có lần ông đã thay mặt nhân dân làng Sen đưa
18



cho Toàn quyền Pháp bản điều trần đòi nhà nước bảo hộ phải nới rộng quyền tự
do, dân chủ, giảm bớt sưu thuế, mở mang việc học hành cho nhân dân. Bởi là
người thương dân, hiểu biết nhiều, có chí khí nên dân đã bầu ông làm hương
hào, phụ trách công tác hương bản. Nguyễn Sinh Khiêm rất thương yêu nhân
dân, đặc biệt là người nghèo. Ông cũng là một người rất yêu nước, trực tiếp
tham gia cách mạng chống lại bọn cường hào ác bá, bọn thực dân tàn bạo. Cho
nên, ông nhiều lần bị tù đày, an trí, quản thúc song không bao giờ khuất phục
trước kẻ thù, không nản lòng, vẫn kiên quyết đấu tranh.
Cuộc đời Nguyễn Sinh Khiêm thể hiện truyền thống yêu nước, thương
dân của dòng họ Nguyễn Sinh. Chính cuộc đời và hoạt động của ông đã tác động
không nhỏ đến suy nghĩ, hành động của Nguyễn Sinh Cung.
1.1.1.2. Quê hương
Sự xuất hiện của một nhân vật lịch sử là tất yếu khách quan, nhằm góp
phần giải quyết vấn đề được đặt ra cho đất nước, cho cả sự phát triển của nhân
loại. Địa phương nào sản sinh ra anh hùng dân tộc không phải là điều ngẫu
nhiên mà hội tụ những điều kiện cần thiết: tiêu biểu cho dân tộc, đất nước, có
truyền thống yêu nước trong truyền thống chung của dân tộc và những nét riêng
của địa phương.
Hồ Chí Minh ra đời ở Nghệ An, nơi hội tụ đầy đủ những điều kiện của
dân tộc, thời đại. Những truyền thống, đặc điểm của quê hương đã thẩm thấu
vào tâm hồn của Người ngay từ thời niên thiếu.
Hồ Chí Minh sinh ở làng Hoàng Trù - quê ngoại, cách làng Sen - quê nội
2 km. Cả hai làng đều thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, nơi tự hào là “đất văn vật, chốn thi thư”.
Nghệ An mang những nét chung, tiêu biểu của đất nước, dân tộc như các
truyền thống yêu nước, nhân ái, đoàn kết… Xứ Nghệ có điều kiện tự nhiên vừa
đẹp vừa nên thơ nhưng ẩn đằng sau đó cũng không ít những khó khăn, gian khổ
đã tạo nên con người ở nơi đây mang những nét chân chất, mộc mạc, giản dị và

cũng rất kiên cường, anh dũng. Nhà sử học Phan Huy Chú nhìn thấy đây không
19


phải chỉ là một vùng “đất xấu, dân nghèo, tập tục cần kiệm, nhà nông chăm
chỉ làm ruộng nương, học trò ưa chuộng học hành…”1, mà còn là một địa
phương có “… núi cao sông rộng, phong tục thuần hậu, cảnh tượng tươi
sáng, gọi là đất danh tiếng hơn cả Nam châu. Người thì thuần hòa mà chăm
học, sản vật thì nhiều thứ quý lạ… Được khí tốt của núi sông nên sinh ra
nhiều bậc danh hiền…” 2.
Mang truyền thống đất Nghệ Tĩnh, nhân dân Nam Đàn cần cù trong lao
động, tình nghĩa trong cuộc sống, tinh thần đấu tranh quật cường chống giặc
ngoại xâm. Đó cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử
Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung; các lãnh tụ yêu nước
cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,… và biết bao con người ưu tú
khác của dân tộc ta. Ngay mảnh đất Kim Liên của Người cũng là vùng “địa linh
sinh nhân kiệt”, mảnh đất đã hội tụ nhiều nhân tài và thấm máu của biết bao anh
hùng chống Pháp như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến, Hoàng Xuân
Hành,…. Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm với tên tuổi của biết bao
anh hùng đã thấm sâu vào tâm hồn Hồ Chí Minh từ rất nhỏ và trở thành một
trong những động lực để Người ra đi tìm đường cứu nước.
Nghệ An nói chung, Nam Đàn nói riêng, cũng là vùng đất văn vật, nhân
dân có lòng hiếu học, có tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Riêng ở xã Chung Cự
trong số 96 khoa thi Hương từ năm 1635 - 1890 đã có 193 người đỗ đạt cao.
Đầu thế kỷ XX, ở Nam Đàn có 4 người được nhân dân suy tôn là “tứ hổ”:
“ Uyên bác bất như San
Tài hoa bất như Quý
Cường ký bất như Lương
Thông minh bất như Sắc”
Rõ ràng quê hương có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, thái độ, suy nghĩ

của Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành thời niên thiếu.
1.1.1.3. Đất nước
1

. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, phần “Dư địa chí”.
. Đại Nam nhất thống chí, bản dịch Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tập 2, tr.121.

2

20


Trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập với
nền kinh tế lạc hậu và trì trệ, bộ máy chính trị mang nặng tính chất chuyên chế,
quan liêu, độc đoán, cộng thêm thuế khóa nặng nề và nạn vỡ đê, lụt lội, mất mùa
xảy ra liên miên làm cho đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Bối cảnh ấy
làm cho mâu thuẫn xã hội xảy ra rất gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa nông dân và
địa chủ.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, chúng đã vấp phải
sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta. Nhưng sự nhu nhược, hèn nhát của triều
đình nhà Nguyễn đã làm cho nước ta dần rơi vào tay giặc. Sau khi tạm thời dập
tắt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt tay vào cuộc
khai thác thuộc địa, cuộc khai thác ấy làm cho Việt Nam chịu hậu quả hết sức
nặng nề trên tất cả các lĩnh vực.
Về chính trị, đó là nền chính trị áp bức. Pháp chia nước ta thành ba kỳ với
ba chế độ chính trị khác nhau để dễ bề cai trị, thực dân Pháp vẫn giữ hệ thống
chính quyền phong kiến ở dưới làng xã làm tay sai. Với hệ thống chính trị như
vậy người dân Việt Nam vừa phải chịu sự áp bức của Pháp vừa phải chịu sự bóc
lột của địa chủ, cường hào nên vô cùng khổ cực.
Về kinh tế, đó là nền kinh tế độc quyền. Thực dân Pháp du nhập phương

thức sản xuất tư bản không đầy đủ vào Việt Nam, giữ độc quyền về thương
nghiệp, chỉ quan tâm đến những ngành công nghiệp nhẹ, ra sức chiếm đoạt
ruộng đất để lập đồn điền.... Với chính sách kinh tế trên, nền kinh tế Việt Nam
phát triển què quặt, lạc hậu, đời sống nhân dân rất khó khăn, cùng cực.
Về văn hóa, trong báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương, thống sứ Bắc Kỳ
đã viết: Kinh nghiệm của các dân tộc châu Âu khác đã chỉ rõ rằng việc truyền bá
một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột. Rõ ràng ngu dân về
mặt giáo dục và đầu độc về mặt văn hóa là một trong những biện pháp cai trị của
bọn thực dân. Chúng không cho mở trường dạy chữ quốc ngữ mà chỉ cho mở
trường dạy chữ Pháp. Chúng duy trì những hủ tục ma chay, cưới xin, mê tín dị
đoan,... đồng thời du nhập văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Xây dựng hệ
21


thống nhà tù, tòa án, quân đội để củng cố uy quyền và địa vị thống trị của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã nhận xét: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo
chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính
phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” 1. Với những chính sách trên
chúng muốn làm cho nhân dân ta vong bản mất gốc để dễ bề cai trị.
Với chính sách khai thác thuộc địa như trên làm cho xã hội Việt Nam
phân hóa sâu sắc. Bên cạnh những giai cấp cũ các giai cấp mới được hình thành.
Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”
nên có lòng yêu nước, căm thù giặc nhưng họ không thể lãnh đạo cách mạng mà
chỉ có thể phát huy sức mạnh khi có lực lượng tiên tiến lãnh đạo. Giai cấp địa
chủ vốn là giai cấp bóc lột nay làm tay sai cho Pháp nên tăng cường áp bức hơn
nữa. Tuy vậy, vẫn có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ yêu nước, sẵn sàng tham
gia vào cuộc đấu tranh chống Pháp khi có điều kiện. Giai cấp tư sản ra đời, họ bị
tư bản Pháp chèn ép, dần phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản
dân tộc. Tầng lớp tiểu tư sản ra đời cùng lúc với giai cấp tư sản, có thành phần
phức tạp, cuộc sống bấp bênh, là lực lượng hiểu biết, hăng hái, nhưng lập trường

không vững vàng, dễ dao động. Giai cấp công nhân ra đời, ngày càng phát triển
nhanh cả vể số lượng và chất lượng. Ngoài những điểm chung của công nhân thế
giới, công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng: ra đời trước giai cấp tư sản,
chịu ba tầng áp bức, xuất thân từ nông dân,... Đặc điểm của các giai cấp là cơ sở
để Người xác định giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng sau này.
Lúc này xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược, đây là mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn
giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Để giải quyết mâu thuẫn này, các phong
trào yêu nước đã diễn ra theo các khuynh hướng khác nhau, theo huynh hướng
phong kiến tiêu biểu có phong trào Cần Vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thế,..
Theo khuynh hướng dân chủ tư sản như: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy
Tân, Việt Nam quốc dân đảng,... Các phong trào trên đều thất bại, điều đó chứng
1

. Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, tập 1, tr.39-40.

22


tỏ khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đã lỗi thời, cách mạng Việt Nam
rơi vào bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, xuất hiện
một thanh niên yêu nước quyết ra đi tìm đường cứu nước, đó chính là nguyễn
Tất Thành.
1.1.1.4. Thế giới
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX những phát minh mới trong lĩnh vực
khoa học - kỹ thuật đã tạo nên bước ngoặt cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,
nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí. Sự phát triển tự do cạnh tranh của chủ
nghĩa tư bản báo hiệu cho sự chuyển biến sang một giai đoạn mới, giai đoạn độc
quyền đế quốc chủ nghĩa.
Để mở rộng thị trường, các nước tư bản đẩy mạnh tốc độ gây chiến tranh

để xâm chiếm thuộc địa. Các nước tư bản chiếm đoạt thuộc địa của nhau, gây
chiến tranh nhằm phân chia lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX tình hình quốc tế nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản, giữa các dân tộc thuộc địa với đế quốc thực dân.
Điều đó đặt ra nhiệm vụ cần phải giải quyết những mâu thuẫn này và các nước
thuộc địa muốn giải phóng thì phải đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Quá trình đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản diễn ra
rất mạnh mẽ, quyết liệt. Tuy nhiên, tất cả các cuộc đấu tranh đều thất bại do
nhiều nguyên nhân như: thiếu tổ chức, thiếu liên kết, đặc biệt là thiếu một lý
luận tiên phong. Điều đó chứng tỏ rằng giai cấp công nhân muốn giành được
thắng lợi thì phải được trang bị lí luận tiên tiến, đúng đắn. Để đáp ứng yêu cầu
bức thiết lúc này, bằng tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848) chủ nghĩa
Mác đã chính thức ra đời. Đó là một hệ thống lý luận cách mạng và khoa học,
đồng thời là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp vô sản.
Khi Mác - Ănghen qua đời, Lênin đã tiếp tục kế thừa, phát triển tư tưởng
của Mác trong điều kiện mới. Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga
nổ ra và giành thắng lợi (1917) thì chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành

23


hiện thực, mở ra cho loài người một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Lênin và đảng
Bônsêvich đã tích cực tiến hành tập hợp lực lượng cách mạng vô sản chân chính
để tiến tới thành lập một tổ chức quốc tế mới của giai cấp vô sản, đó là Quốc tế
Cộng sản (1919). Quốc tế Cộng sản ra đời có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh
cho lợi ích của giai cấp công nhân và những người lao động trên toàn thế giới.
Noi gương cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc
của các nước ở châu Á diễn ra mạnh mẽ. Sự phát triển của phong trào giải

phóng dân tộc ở châu Á đã chứng minh luận điểm nổi tiếng của Lênin: “Ở đâu
có áp bức, ở đó có đấu tranh”.
Tất cả những điều này đã giúp Hồ Chí Minh nhận thức được bản chất của
chủ nghĩa đế quốc là chiến tranh, là áp bức bóc lột, từ đó Người cảm thông sâu
sắc trước nỗi thống khổ của đồng bào và nhân dân các nước thuộc địa trên thế
giới. Vì vậy, ở Người sớm hình thành ý chí đấu tranh chống đế quốc, thực dân
giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo lý
luận Mác - Lênin trong quá trình hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc cũng
như trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sau này.
1.1.2. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã
tạo lập cho mình một nền văn hóa đặc sắc riêng, phong phú và bền vững với
những truyền thống tốt đẹp và cao quý.
Trước hết, chủ nghĩa yêu nước là truyền thống văn hóa tiêu biểu, nổi bật
của dân tộc ta, là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống
Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử. Truyền thống đó là động lực mạnh mẽ
cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc, là chuẩn mực cao nhất trong bảng
giá trị văn hóa tinh thần của nước ta. Yêu nước trở thành đạo lý sống, niềm tự
hào và là nhân tố chi phối trong cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu chống
lại kẻ thù trong suốt chiều dài lịch sử. Chính chủ nghĩa yêu nước đã thôi thúc Hồ
24


Chí Minh ra đi tim đường cứu nước bởi “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”1.
Thứ hai, là tinh thần trọng nhân nghĩa, hiền tài, nhân ái, tương thân tương
ái. Cùng với chủ nghĩa yêu nước, các truyền thống này cũng được hình thành
cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bước sang thế kỷ XX,
mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc nhưng những truyền thống

này luôn được nhân dân ta giữ gìn và phát huy. Điều này đã tác động đến ý nghĩ
và hành động của Người ngay từ thuở thiếu thời cũng như suốt quá trình hoạt
động cách mạng.
Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đoàn kết từ lâu
đời, nó trở thành triết lý nhân sinh của người Việt. Tính cố kết cộng đồng, tinh
thần giúp đỡ nhau trong cuộc sống đã tạo thành sức mạnh to lớn giúp dân ta
đánh bại hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Hồ Chí Minh là hiện thân cho đoàn kết
dân tộc, và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng.
Thứ tư, nhân dân ta từ xưa đến nay luôn luôn lạc quan yêu đời, cần cù
trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu. Dù khó khăn
gian khổ như thế nào thì con người Việt Nam luôn tin tưởng vào một tương lai
tươi sáng, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa. Có thể nói, những giá trị
truyền thống này đã góp phần hình thành nên phẩm chất, phong cách, đạo đức
của Người ngay từ rất sớm.
Thứ năm, Việt Nam là dân tộc hiếu học, thông minh, sáng tạo và luôn đón
nhận tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhìn vào lịch sử dân tộc, các triều đại phong
kiến đã rất chú trọng đến giáo dục, thường xuyên mở các khoa thi để tuyển chọn
nhân tài. Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn
lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của các nền văn hóa trên thế
giới, để làm giàu và phong phú thêm trong kho tàng văn hóa đặc sắc của nước
ta. Hồ Chí Minh là tấm gương hiếu học, nhờ sự giáo dục của gia đình, nhà
1

. Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, tập 4, tr.187.

25


×