Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bàn về vấn đề đạo đức của học sinh hiện na1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.9 KB, 5 trang )

Bàn về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay
Mở bài:
Đạo đức là vẻ đẹp đầu tiên của con người. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà
không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh gặp
nhiều khó khăn. Học sinh ngày càng hư hỏng, suy thoái đạo đức nghiêm trọng, gây
nhiều bức xúc trong xã hội.

Thân bài:
Khái niệm Đạo đức là gì?
Đạo là đạo lí, là những nguyên tắc ứng xử được xã hội quy định, quy ước và cam
kết thực hiện. Đức là đức tính, là phẩm chất tốt đẹp của con người. Đạo đức có
nghĩa là những đức tính tốt đẹp phù hợp với đạo lí làm người được xã hội quy định
và tôn trọng.

Hiện trạng vấn đề đạo đức của học sinh trong trường học hiện nay
Có thể thấy, khi các nguyên tắc ứng xử trong xã hội cũ bị xóa bỏ, các chuẩn mực
đạo đức chưa kịp hình thành làm cho một bộ phận giới trẻ lúng túng khi rèn luyện
mình. Họ hoang mang không biết như thế nào là đúng, là phù hợp chuẩn mực.
(Dàn ý đạo đức học sinh)

Một hiện trạng dễ thấy đó là đạo đức học sinh đang trên đà suy thoái trầm trọng.
Học sinh ngày càng trở nên thiếu lễ độ với người khác. Hiện tượng học sinh bỏ
học, đánh nhau, nói tục chửi thề, ngang ngược, bướng bỉnh, vi phạm pháp luật,…
trở nên phổ biến. Dù nhà trường, gia đình, xã hội đã vận dụng nhiều biện pháp giáo
dục, tuyên truyền, vận động song không mang lại hiệu quả.


Hành vi xấu của học sinh có xu hướng lan nhanh trong các trường học. Số học sinh
vi phạm kĩ luật nhà trường ngày càng tăng. Số vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học
sinh có xu hướng tăng cao. Giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm, ý thức trách


nhiệm trong thời đại mới cho học sinh trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

Nguyên nhân suy thoái đạo đức học sinh trong trường học ngày nay
Trước hết là do sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn nhận
thức của con người về các giá trị sống. Con người chạy theo lối sống thời thượng,
đề cao vật chất, xem thường đạo đức và các giá trị nhân văn. Áp lực công việc từ
cuộc sống khiến cho con người không còn thân thiện nữa. Tất cả ảnh hưởng sâu
sắc đến đời sống và nhạn thức của mỗi học sinh.

Do ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa đang trên đà nở rộ. Sự mở cửa kinh tế đất
nước tạo cơ hội xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai vốn không phù hợp với
thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điều đó, tạo nên các trào lưu lệch chuẩn, gây ảnh
hưởng đến nhận thức và đạo đức học sinh.

Chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh thiếu hiệu quả, không còn phù hợp
với yêu cầu phát triển nhân cách con người trong thời đại mới. Gia đình thiếu quan
tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống cho con em. Ông
bà, cha mẹ thiếu gương mẫu. Văn hóa gia đình không được đề cao.

Xã hội thiếu định hướng đúng đắn, thiếu nghiêm khắc với những hiện tượng lệch
chuẩn, tha hóa nhân cách ở giới trẻ. Các hành vi lệch lạc, thiếu lễ độ không được
nhắc nhở. Con người thờ ơ, vô cảm. Những hành vi nghiêm túc bị đem ra trêu đùa.
Lối sống văn hóa chuẩn mực dần dần mất đi ý nghĩa.

Nhà trước chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các luồng văn hóa. Sự chậm trễ ấy
đã để cho những sản phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy, bạo lực, lệch lạc ảnh


hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học sinh và giới trẻ, khiến họ bắt chước một
cách mù quáng, sai lầm. Tệ nạn xã hội có xu hướng xâm nhập xâu hơn vào nhà

trường.

Hậu quả của hiện tượng suy thoái đạo đức của học sinh:
Học sinh ngày càng hư hỏng, suy thoái đạo đức nghiêm trọng. Các giá trị văn hóa,
chuẩn mực đạo đức truyền thống không còn được tôn trọng, đề cao. Kết quả học
tập kém, chất lượng giáo dục suy giảm.

Học sinh mất định hướng trong học tập. Nhiều học sinh thiếu lý tưởng sống, sa đà
vào tệ nạn xã hội. Gia đình lo lắng trước tình hình phát triển lệch chuẩn gia tăng
của con em mình. Xã hội bất lực trước hiện tượng suy thoái dạo đức ở giới trẻ. Giá
trị đạo đức trong xã hội xuống cấp trầm trọng.

Do suy thoái về đạo đức khiến của một số học sinh khiến cho môi trường học tập
có nhiều xáo trộn. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô. Hiện tượng học
sinh đánh nhau là chuyện bình thường. Học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo
diễn ra phổ biến. Vai trò của người thầy trong xã hội bị phai nhạt. Truyền thống tôn
sư trọng đạo cũng mất dần ý nghĩa và sự tôn nghiêm.

Sự suy thoái đạo đức của học sinh không những diễn ra theo chiều rộng mà còn cả
ở chiều sâu. Học sinh hoang mang không biết như thế nào mới đúng chuẩn mực,
đúng đạo lí. Sự bất thường ấy lại đáng lo ngại hơn khi mọi người đều cho rằng điều
đó là bình thường.

Giải pháp khắc phục suy thoái đạo đức ở học sinh
Trước hết cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức, nhân cách nhân phẩm
học sinh theo định hướng mới, đúng đắn và hiệu quả. Giáo dục phải đúng cách,


đúng đối tượng. Giáo dục những gì cần thiết chứ không giáo dục tràn lan, kém hiệu
quả.


Tăng cường kỉ luật trong nhà trường và ngoài xã hội. Nghiêm khắc với những hành
vi vi phạm đạo đức và pháp luật. Giáo dục phải giúp học sinh nhận thức sai lầm và
cải thiện bản thân mình. Kết hợp giáo dục và kỉ luật để dần định hình các giá trị
đạo đức ở con người. Đến khi con người có thể tự giác rèn luyện mình thì giáo dục
và kiện toàn các phẩm chất.

Đề cao các chuẩn mực tốt đẹp trong nhà trường và ngoài xã hội. Kiên quyết trấn
áp, loại bỏ cái xấu, cái lệch lạc, sai lầm ra khỏi trường học và xã hội. Xây dựng văn
hóa gia đình lành mạnh và tiến bộ. Người lớn gương mẫu làm gương sáng cho học
sinh noi theo. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội trong sạch, lành mạnh. Ở đó, mọi
người được tôn trọng và yêu thương.

Tạo nhiều sân chơi bổ ích có tính giáo dục cao, thu hút học sinh tham gia. Xã hội
phải giúp học sinh tìm thấy được ý nghĩa của các giá trị đạo đức truyền thống. Khi
học sinh được quan tâm và tôn trọng sẽ tự rèn luyện mình theo chuẩn mực tốt đẹp.

Nhà nước quản lí chặt chẽ các trào lưu văn hóa lệch lạc. Cần kiên quyết laoij bỏ
các văn hóa phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đối với nhận thức và đạo đức học sinh.
Tạo một môi trường trong sạch, vững mạnh, nhân văn và tiến bộ.

Kết bài:
Một xã hội phát triển là một xã hội ở đó có nhiều người tốt, đạo đức được đề cao,
con người sống bằng tình thương, lòng nhân ái. Dù có cứng rắn trong hành động
giáo dục đạo đức, giúp học sinh tiến bộ song phải xuất phát từ tấm lòng bao dung,
độ lượng, vị tha vì con người. Có làm được như vậy chúng ta mới tin rằng những
học sinh hư hỏng sẽ nhận ra lỗi lầm, tự thay đổi mình. Khi các giá trị đạo đức đã


định hình, học sinh sẽ tìm thấy động lực học tập, trở thành người hữu ích cho xã

hội.



×