Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

CẢI XOONG THÁCH THỨC ĐỊNH LUẬT DI TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.47 KB, 1 trang )

Cải xoong thách thức định luật di truyền
31/03/2005
Theo định luật di truyền của Mendel thì các tính trạng được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Thế nhưng các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra rằng có một loài thực
vật có khả năng sửa chữa những mã gene lỗi quy định những tính trạng xấu, đó là cây
cải xoong.
Trong thử nghiệm của mình, các nhà sinh học phân tử thuộc Đại học Purdue đã gây đột biến
gene quy định màu sắc hoa ở cải xoong. Biểu hiện của sự biến đổi gene này là hoa của cây
không có màu trắng như các cây bình thường khác. Sau đó, các chuyên gia cho lai giống các
cây mang gene biến đổi để tạo ra các cây cải xoong thế hệ tiếp theo. Theo định luật di truyền
của Mendel, gene đột biến sẽ biểu hiện thành tính trạng ở cây con, thể hiện ở chỗ chúng sẽ
không có hoa màu trắng, mà là màu khác.
Thế nhưng, trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, một số cây cải xoong thế hệ con dường
như đã "sửa chữa" được những mã gene bị lỗi mà chúng được thừa hưởng từ thế hệ trước.
Bằng chứng là 10% số cây vẫn có hoa màu trắng như các cây không có đột biến gene. Như
vậy, đối với những cây cải xoong này, sự biến dạng chỉ xảy ra ở một thế hệ.
Gregor Mendel, giáo sĩ người Áo hồi giữa thế kỷ 19, qua những thí nghiệm trên hạt đậu, nhận
thấy các đặc tính di truyền trên cơ thể sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những
định luật di truyền ấy cho đến nay vẫn là "hòn đá tảng" của ngành lai tạo giống cây trồng, và
cũng là kim chỉ nam giúp các nhà sinh học tìm hiểu về biến đổi tế bào và sự di truyền tính
trạng.
Phát hiện này khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi: liệu con người có khả năng tránh, thậm
chí sửa chữa, những lỗi gene từ thế hệ trước hay không? Tìm ra câu trả lời cho điều này không
dễ, vì các tác nhân có thể tìm ra và sửa chữa những đoạn mã gene bị lỗi là một số loại protein
trong tế bào. Mà những loại protein có khả năng này ở các cơ thể sống khác nhau là không
giống nhau. Do đó, nếu có tìm ra những loại protein đó trên cây cải xoong thì chưa chắc chúng
đã có tác dụng tương tự trên cơ thể con người.
"Kết quả nghiên cứu cho thấy sự di truyền tính trạng có thể xảy ra linh hoạt hơn chúng ta nghĩ
rất nhiều", Robert Pruitt, trưởng nhóm nghiên cứu, tuyên bố.
Nhóm nghiên cứu cho rằng 10% số cây cải xoong có hoa bình thường dường như sở hữu một
bản sao của mã gene từ các cây cha mẹ, và sử dụng bản sao đó như mã gene mẫu để phát triển


bình thường.
Tuy nhiên, nhóm Pruitt không tìm thấy các mã gene mẫu trong ADN hay nhiễm sắc thể của
các cây này. Một giả thiết khác được đặt ra là tồn tại một gene nào đó được mã hóa có tác
dụng giúp các ADN bị đột biến quay trở lại trạng thái bình thường. Như vậy, cần phải tiến
hành các nghiên cứu tiếp theo để tìm ra vị trí lưu trữ mẫu gene này và cách thức nó được tạo
ra, Pruitt nhận định.
Nhiều nhà khoa học khác cho rằng rằng kết quả này chỉ là "một trường hợp ngẫu nhiên cá biệt"
và không mang tính phổ quát. Tuy nhiên, một số nhà sinh học khác lại cho rằng cơ chế phục
hồi các ADN bình thường ở cây cải xoong có thể nằm trong ARN của cây, nơi chứa các lệnh
di truyền trong tế bào.

×