Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 3: Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.51 KB, 3 trang )

Tuần 3 Tiết 10

Xây dựng đoạn văn trong văn bản
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức: Giúp hs hiểu được khái niệm đoạn văn, câu chủ đề, quan hệ
giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nd đoạn văn. Tích hợp với văn bản
“Tức nước vỡ bờ”, với tiếng Việt qua bài “Trường từ vựng”
2.Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu về cấu trúc và
ngữ nghĩa
3.Thái độ: Giáo dục hs ý thức nghiêm túc trong học tập.
B- CHUẨN BỊ:

1. Thầy: Sgk,sgv, giáo án, thiết kế ngữ văn 8
2. Trò: Vở ghi, sgk, chuẩn bị bài theo nd câu hỏi sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động 1: ÔĐTC
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
?Nêu bố cục phần thân bài của văn bản?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò
-Gọi hs đọc văn bản: NTT và tác
phẩm “Tắt đèn”
?Văn bản này gồm mấy ý? Mỗi ý
được viết thành mấy đoạn văn?
?Em dựa vào dấu hiệu hình thức
nào để nhận biết đoạn văn?
?Vậy, theo em thế nào là đoạn
văn?


-Gv chốt: đoạn văn là đơn vị trên
câu, có vai trò trong việc tạo lập
văn bản
?Đọc đoạn văn thứ nhất của văn
bản trên và tìm các từ ngữ chủ đề?
? Đọc đoạn văn 2, tìm câu chủ đề?

Yêu cầu cần đạt
I-Thế nào là đoạn văn:
*Xét văn bản: Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt
đèn”:
-Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được viết thành một
đoạn văn
-Dấu hiệu hình thức: viết hoa lùi vào đầu
dòng và có dấu chấm xuống dòng
*Nhận xét: Đoạn văn là:
-Đơn vị trực tiếp cấu tạo nên văn bản
-Về hình thức: viết hoa lùi vào đầu dòng và có
dấu chấm xuống dòng.
-Dấu hiệu nd: thường biểu đạt một ý tương
đối hoàn chỉnh
II-Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn
văn:
*Các từ ngữ chủ đề:
-Đoạn 1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn)
-Đoạn 2: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất
của NTT



?Các câu chủ đề có ý nghĩa gì
trong văn bản?
(ý nghĩa của cả đoạn văn: Đoạn
văn đánh giá những thannhf công
xuát sắc của NTT trong việc tái
hiện thực trạng nông thôn VN
trước CM tháng tám và khẳng định
phẩm chất tốt đẹp của người lao
động chân chính)
?Vậy, thế nào là từ ngữ chủ đề, câu
chủ đề?
-Hs tìm hiểu 2 đoạn văn trong văn
bản ở mục I sgk và đoạn văn ở
mục II.2 sgk
? Đoạn văn nào có câu chủ đề,
đoạn văn nào không có câu chủ
đề? Xác định vị trí của câu chủ đề
trong mỗi đoạn văn?
?Cho biết cách trình bày ý ở mỗi
đoạn văn:
-Đ1.I: Đoạn văn song hành
-Đ2.I: Đoạn văn diễn dịch
-Đoạn 2.II: Đoạn văn quy nạp

-Gọi 2 hs đọc ghi nhớ
?Văn bản sau được chia làm mấy
ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy
đoạn văn?
?Phân tích cách trình bày nd trong
các đoạn văn?


Vai trò: mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn
văn, lời lẽ ngắn gọn, có đủ 2 thành phần
chính, đứng đầu đoạn hoặc cuối đoạn

*Ghi nhớ 1,2: SgkT36
2.Cách trình bày nd đoạn văn:
-Đoạn 1 mục I không có câu chủ đề
-Đoạn 2 mục I và đoạn ở mục II có câu chủ đề
+Vị trí của câu chủ đề:
-Đ2.I: đầu đoạn văn
-Đoạn văn mục II: cuối đoạn văn
+Cách trình bày ý:
-Đ1.I: các ý được lần lượt trình bày trong các
câu bình đẳng với nhau
-Đ2.I: ý chính nằm trong câu chủ đề ở đầu
đoạn văn, các câu tiếp theo cụ thể hóa ý chính
-Đ2.II: ý chính nằm trong câu chủ đềủơ cuối
đoạn văn, các câu phía trước cụ thể hóa ý
chính
*Ghi nhớ: SgkT36
III-Luyện tập:
BT1:
Văn bản gồm 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành
một đoạn văn
BT2:
a. Đoạn diễn dịch
b. Đoạn song hành
c. Đoạn song hành


-Hd hs làm bài tập 3,4
Hoạt động 4: Củng cố:
-Thế nào là đoạn văn?
-Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn?


-Nêu cách trình bày nd đoạn văn?
Hoạt động 5: HDVN:
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3,4
-Chuẩn bị tiết sau làm bài viết số 1, văn tự sự
------------------------------------------------------------------



×