Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xu thế phát triển giáo dục cuối kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.01 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Ngày nay, cả nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của trí tuệ, của nền kinh
tế tri thức, vấn đề con người đã được đặt ra ở tầm cao mới, coi con người là vốn quý nhất,
coi sự phát triển nguồn nhân lực con người là cuộc cách mạng trong bối cảnh thế giới
đang biến động mạnh mẽ, cùng hợp tác, cùng cạnh tranh. Nguồn lực con người là số dân
và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực
và phẩm chất.
Có thể thấy rằng, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất
nước. Trải qua bao thập kỷ, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng
đầu. Điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục có tầm quan trọng
hàng đầu, là nhân tố quyết định sự bền vững đối với một quốc gia. Các quốc gia nói
chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối diện với những thách thức trong giáo dục,
nhất là khi thực hiện quốc tế hóa giáo dục.
Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực đều đã và đang thực hiện quốc tế hóa: chính trị, kinh
tế, văn hóa… Đặc biệt, giáo dục đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi đây là nguồn
gốc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc tham
khảo có chọn lọc những kinh nghiệm giáo dục của các nước và chú ý đến những khuyến
cáo của các tổ chức quốc tế sẽ giúp đất nước giảm bớt khó khăn và đi đúng hướng văn
minh của thời đại. Khi đó, nguồn nhân lực được đào tạo mới đủ trình độ và sức mạnh để
hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên toàn cầu.
Do đó, vai trò của giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục trong quá trình Quốc tế hoá
càng trở nên quan trọng và trở thành quốc sách hàng đầu đối với nhiều quốc gia. Các quốc
gia nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối diện với những thách thức trong giáo
dục, nhất là khi thực hiện quốc tế hóa giáo dục. Chúng ta phải tập trung chăm sóc, bồi
dưỡng, đào tạo, phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã
hội, lực lượng sản xuất đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển
đất nước, đủ sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh của con người và các dân tộc
sống trên đất nước Việt Nam phải thể hiện thành sức mạnh của đội ngũ nhân lực, trong đó
có bộ phận nhân tài, trên nền sức mạnh dân trí với cốt lõi là nhân cách, nhân phẩm đậm đà
bản sắc dân tộc. Vì vậy, cần phải học hỏi những kinh nghiệm, chuẩn mực và giá trị quốc
tế tiên tiến làm cơ sở và đích đến cho nền giáo dục Việt Nam. Quốc tế hóa toàn diện nền


giáo dục, từ tư duy đến hành động để nhằm tạo ra thế hệ người Việt Nam mới, thành thạo
các kỹ năng sống, làm việc và cạnh tranh có văn hóa trên phạm vi thế giới.

1


NỘI DUNG
I. Khái quát về quốc tế hóa trong giáo dục đào tạo
“Quốc tế hóa giáo dục là xu hướng mang tính toàn cầu, nhằm chia sẻ những kinh
nghiệm tốt nhất giữa các quốc gia về mọi lĩnh vực trong giáo dục, từ đào tạo tới nghiên
cứu, từ phương pháp dạy học tới biên soạn giáo trình, từ việc sử dụng công nghệ trong
giáo dục tới các nguồn tài liệu học tập, từ các vấn đề về giáo viên tới các vấn đề quản lý,
kiểm định và đánh giá chất lượng. Toàn cầu hóa giáo dục nhằm mục đích cải tổ quá trình
học tập cho tất cả mọi người và xây dựng những nguyên tắc, giá trị chung giữa các nền
giáo dục trong bối cảnh thế giới đang tiến tới nền kinh tế trí thức toàn cầu” (GS.Mai
Trọng Thuận).
Theo J. Knight (1993), quốc tế hóa giáo dục đại học là quá trình hội nhập quốc tế
về giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ của các đại học trên thế giới. Theo Hans De Wit
(2011), quốc tế hóa trong giáo dục đại học tại Châu Âu đã hình thành và phát triển từ 20
năm trước, đầu tiên chỉ là một mối quan tâm thứ yếu nhưng dần đã trở thành một nhân tố
trung tâm.
Từ năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị phải quốc tế hóa nhanh chóng, toàn diện
và triệt để nền giáo dục Trung Quốc. Với Việt Nam, năm 1994 tại một Hội nghị về đổi
mới giáo dục, đã khuyến nghị cần phải “hội nhập quốc tế” nhanh chóng và triệt để về giáo
dục, nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc dân tộc.
Thực tế “Hóa rồng” Kinh nghiệm – Thực tiễn nhờ giáo dục của một số quốc gia
trong vòng 25, 50 hoặc 100 năm qua, như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,
… là khoa học, giáo dục, nguồn nhân lực và nói cho rõ hơn là nhà nước đã thực sự hiểu
vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học, giáo dục và quan tâm, chỉ đạo, đầu tư quyết liệt
cho nó. Nhật Bản có Vua Minh Trị, Singapore có Lý Quang Diệu, Hàn Quốc có Park

Chung Hee, Trung Quốc có Đặng Tiểu Bình,… Nhiều nguyên nhân, bài học kinh nghiệm
quý báu của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn
với xây dựng đội ngũ trí thức đã được phân tích và đúc kết rất công phu trong một số đề
tài nghiên cứu mấy năm trước đây. Tuy nhiên, trong 5 hay 7 nguyên nhân “hóa rồng” đã
được đúc kết của các nước này, tôi vẫn cứ muốn tìm hiểu hội nhập quốc tế trong giáo dục
Việt Nam hiện nay.
II. Mục đích và mục tiêu của quốc tế hoá giáo dục
1. Mục đích của việc quốc tế hoá giáo dục

2


- Theo đà phát triển của thế giới, thế kỷ 21 là một thế kỷ của “Toàn cầu hoá” cho
nên Việt Nam phải chủ động hội nhập cùng với thế giới. Việc hội nhập với thế giới không
chỉ riêng về phát triển kinh tế mà còn nhằm vào phát triển văn hoá và xã hội mà trong đó,
giáo dục là phần chủ yếu vì giáo dục nhằm vào việc đào tạo một thế hệ rường cột để xây
dựng nước nhà.
- Bên cạnh đó, nếu đánh giá đúng đắn về chất lượng giáo dục của Việt nam so với
các quốc gia khác trong cùng khu vực thì giáo dục Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so về
kết quả học tập và kỹ năng thực tế của sinh viên. Thực sự, có một khoảng cách rất lớn
cũng như một sự khác biệt rất rõ ràng trong trình dộ và trong cùng lức tuổi của học sinh.
- Cuối năm 2006, VN chính thức gia nhập WTO. Đối với ngành giáo dục, khi gia
nhập WTO, Việt Nam phải trang bị cho mình để đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của WTO và
để đáp ứng được các điều kiện trong nước.
2. Mục tiêu
Vì giáo dục là một trong những thành tố quyết định sự phát triển của con người và
nhằm vào mục đích xây dựng mối quan hệ với các nước khác, Việt Nam cần phải xác
định mục tiêu của nình trong việc hợp tác với nước ngoài về hội nhập về văn hoá và giáo
dục. VN cần phải xác định:
- Mục đích xây dựng mối quan hệ phù hợp với nền giáo dục trong nuớc và nền

giáo dục hội nhập.
- Chất lượng giáo dục Việt nam phải ngang tầm với các nước khác trong cùng khu
vực.
- Xây dựng một mô hình công dân toàn cầu, có thể sống và làm việc bất kỳ nơi
đâu, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, thông thạo ngoại ngữ, đầy đủ kiến thức. • Tăng cường
hợp tác với nước ngoài trong việc giảng dạy nhằm vào việc vừa thỏa mãn nhu cầu học tập
của mọi người vừa nhằm vào việc đào tạo một tầng lớp công dân có trình dộ, có ý thức
trách nhiệm, và có tư duy độc lập.
III. Những tồn tại và hướng khắc phục đối với việc quốc tế hoá giáo dục
Sau những năm mở cửa đón nhận và thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế
về giáo dục, ngành giáo dục Việt Nam đã đạt được một số thành quả và có một bước tiến
trong việc nâng cao tri thức, kiến thức và kỹ năng cho các tầng lớp học sinh và sinh viên
nói riêng và tất cả những người đi học nói chung.
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặï¨t của nó. Quốc tế hoá giáo dục cũng
vậy. Bên cạnh những thành tựu, việc quốc tế hoá cũng đã lộ ra rất nhiều hạn chế mà nếu
không sớm khắc phực, hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng và việc xử lý sẽ không đơn giản.
1. Những tồn tại trong việc quốc tế hoá giáo dục

3


i. Về liên kết đào tạo: bên cạnh ưu điểm, việc liên kết trong đào tạo còn nhiều bất cập
như:
• Chưa giám sát được các dự án đầu tư giáo ducï quốc tế tại VN, chưa đánh giá
chính xác về tầm cỡ của các dự án dó, cơ sở vật chất chưa đầy đủ.
• Thiếu xác minh nguồn vốn của đối tác. Thiếu thông tin về khả năng chuyên môn
cũng như khả năng tài chính của đối tác. Không có nguồn hoặc nguồn thông tin không
chính xác, thiếu dộ tin cậy.
• Phát triển quá nhanh làm phát sinh nhiều bất cập như chất lượng đào tạo, quản lý,
giảøng dạy, thành phần giáo viên… Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng trường quốc tế,

hay nói chung là trường học có yếu tố nước ngoài, khiến cho chất lượng giảng dạy không
đảnm bảo, không xác định được thành phần và đội ngũ giáo viên, thiếu bộ phận chuyên
môn đủ khả năng để nhận xét và đánh giá chất lượng.
• Tầm nhìn chiến lược chưa hoàn chỉnh, thiếu cơ chế quản lý. Chưa đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học, chưa chú trọng đến đánh gía và tự đánh giá. Các trường quốc tế
hiện nay chỉ đơn thuần là dạy học những môn phổ thông và ngoại ngữ là chủ yếu, Ngoài
ra, một số trường quốc tế để chuyên dạy cho con em người nước ngoài đang làm việc tai
TPHCM nên việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học chua được quan tâm và đẩy mạnh.
Học sinh chủ yếu là học theo chương trình của nhà trường mà hiện nay, việc kiểm tra và
đánh giá chất lượng chương trình vẫn chưa chặt chẽ và hiệu qủa.
• Chưa hệ thống hoá các loại văn bằng, tạo sự chênh lệch về giá trị và giá trị sử
dụng của văn bằng. Trừ những chứng chỉ đánh giá trình độ học sinh về ngoại ngữ đã được
công nhận chính thức theo từng quoấ gia (Td. TOEIC, TOEFE là của các trường thuộc
khu vực châu Aâu và châu Mỹ, IELTS là hệ thống trường của Uùc), các loại văn bằng
khác vẫn chưa được hệ thống, tạo sự chênh lệch về giá trị của văn bằng cũng như sự sử
dụng của văn bằng đó trên thế giới.
• Nghiêng về phần kinh doanh, thu học phí cao. Một số trường khi nâng lên chữ
“Quốc tê’” thì tự động nâng học phí trong khi cơ sở vật chất thì không có và không dủ
tiêu chuẩn theo yêu cầu. Ngoài ra, việc du học dễ dàng, học bổng được cấp nhiều và rộng
rãi, thu hút nhân tài cho phía nước ngoài, xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám mà hiện
nay, ta chưa có chế độ đãi ngộ đúng mức đối với những người có trình độ cao khiến cho
du học sinh đi nhiều về ít.
ii. Về xây dựng chương trình:
• Chưa chủ động trong chương trình, chưa xác định rõ chuyên môn phù hợp. Mỗi
trường tự quảng cáo cho mình một chương trình riêng, các cơ quan giáo dục Việt Nam
thực sự chưa kiểm tra hay quản lý tất cả các chương trình đó. Ngoài ra, mỗi nơi đều có

4



một số giáo viên cơ hữu và giáo giêng dạy theo giờ, Do đó, ta chưa thể kiểm soát hết khả
năng và kỷ năng của giáo viên gây ra sự sai lệch trong tiếp thu của học sinh.
• Thiếu chuyên môn về lập dự án và thiếu dự báo phát triển lâu dài. Chính sự phát
triển tràn lan mà một số trường mang danh nghĩa quốc tế sau khi hoạt động một vài tháng,
một vài năm, đã lẳng lặn đóng của, để lại các em học sinh giữa dòng mà các cơ quan chức
năng phải đau đầu xử lý. Khi lên kế hoạch thành lập nhà trường, ta không chú ý đến dự
báo phát triển của trường đó.
• Hợp tác không đúng chức năng và chuyên môn giữa các khoa, ngành.
iii. Về hệ thống pháp lý:
• Năng lực cán bộ còn hạn chế, thiếu ngoại ngữ để giao tiếp và kiểâm tra. Muốn
kiểm tra và điều hành tốt, người cán bộ quản lý phải có đủ năng lực và có ngoại ngữ tốt .
Thiếu ngoại ngữ sẽ phát sinh ra tâm lý mặc cảm, ngại nói, ngại tiếp xúc.
• Nặng về nguyên tắc hành chính, thiếu năng động, còn giữ tính bao cấp, không
sâu sát trong chuyên môn, không quan tâm đến kết quả thưcï tế mà chỉ kiểm tra theo dõi
theo báo cáo giấy.
• Chưa xây dựng chính sách thích hợp để cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học.
Trong khi giáo dục đã mở cửa một thời gian khá lâu, ta vẫn chưa có một chính sách thích
hợp để các cán lộ tham gia mà mọi chương trình phó thác cho phía nước ngoài. Ngay cả
một đại học tại Việt nam mang danh nghĩa trường Quốc tế, ban giám hiệu nhà trường tự ý
sắp đặt một số môn gọi là quốc tế trong khi thực chất chỉ là những môn rất bình thường,
không mang tính học thuật, không mang tính khoa học và thiếu cán bộ chuyên trách môn
đó.
• Không nắm vững hệ thống văn bản pháp qui để quản lý và tiếp nhận dự án. Cán
bộ quản lý thiếu kiến thức về luật pháp không phải là ít. Những cán bộ tham gia công tác
quản lý và kiểm tra các trường quốc tế phải nắm vững các văn bản pháp luật để có cơ sở
kiểm tra, thẩm định các dự án về mặt pháp luật, pháp qui.
2. Hướng khắc phục và giải pháp thực hiện
Trước mắt, để việc quốc tế hoá đi đúng hướng và đạt hiệu quả, cần phải: • Có một
chương trình hợp tác cụ thể, về phương thức hợp tác, về phương thức đào tạo, về phương
thức liên kết… , hợp tác với các trường nước ngoài, trao đổi sinh viên, trao đổi giáo viên,

trao đổi các chuyển giao phát minh, sở hữu trí tuệ…
• Lấy người học làm trọng tâm, hợp tác trao đổi về nội dung đào tạo, kinh nghiệm
đào tạo và tạo sự tương đồng và bình đảng trong giáo viên và học sinh.. Để thực hiện
được việc trao đổi như trên, ta cần phải liên kết với các trường, liên kết bán phầøn, toàn

5


phần, xây dựng chương trình đào tạo từ xa, du học tại chỗ, cấp học bỗng hoặc tài trợ…. •
Phân định rõ những loại bằng cấp khác nhau, bằng được cấp và công nhận tại nước ngoài,
bằng được cấp tại Việt Nam, giá trị và giá trị sử dụng của bằng cấp…
• Cần định hướng giáo dục về con người, môi trường, về phương pháp dẫn đến xác
định mục tiêu, chất lượng, uy tín nhà trường. Giáo dục con em trong việc hoà nhập mà
không hoà tan.
• Qui định Luật giáo dục, thị trường hoá giáo dục và sự điều tiết của nhà nước,
ngăn ngừa tiêu cực trong các trường quốc tế tại VN hiện nay. (VD: ĐH Hồng Bàng), • Tư
doanh hoá trường công, xây dựng tập đoàn trường học và liên kết đào tạo trường nghề, •
Nhà nước phải hỗ trợ và có chiến lược vĩ mô, tránh trường hợp cấp giấy phép đại trà gây
ra thiếu kểim soát. Nhà nước phải bảo đảm các chính sách và chế độ cho các trường học
có yếu tốâ nước ngoài hoạt động tốt và đúng pháp luật Tránh thay đổi văn bản, qui định
liên tục và nên sửa dổi các văn bản cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
• Hợp tác chặt chẽ với trường nước ngoài trong việc xây dựng chương trình, trao
đổi sinh viên, trao đổi chuyển giao phát minh, thay đổi phương pháp dạy và học, lấy
người học làm trọng tâm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên và ban lãnh đạo.
IV. Kinh nghiệm về hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo của các nước
1. Nhật Bản
Chúng ta đã chứng kiến câu chuyện thần kỳ về vua Minh Trị (1852 - 1912) đã canh
tân đưa Nhật Bản phát triển lên thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành
một nước thuộc địa. Nhật Bản cũng tự xác định, nước mình không được ưu ái gì về tài
nguyên thiên nhiên, ngược lại còn bị động đất liên miên, nên ngay từ đầu họ đã chú ý xây

dựng và khai thác nguồn tài nguyên con người. Tinh thần mở cửa của vua Minh Trị được
thể hiện cụ thể trong công thức “Tinh thần, đạo đức phương Đông và khoa học phương
Tây” (“Eastern ethics and West - ern science”) do nhà công nghệ nổi tiếng Sakuma Shozan (1811-1864) đề xuất. Vua Minh Trị, một mặt mời các nước tư bản phương Tây vào
làm ăn buôn bán, mặt khác cử hơn 200 thanh niên, sinh viên, chuyên gia trên một chuyến
tàu đi tham quan học tập một năm rưỡi vòng quanh thế giới, qua Mỹ, Anh, Pháp, Đức,
Nga,… Đến nước nào Đoàn cũng để lại người tiếp tục học tập và nghiên cứu, quá nửa là ở
Mỹ. Ngay từ ngày ấy nước Nhật đã có sự lựa chọn rất chiến lược và cụ thể cần học cái gì,
học ở đâu. Sau Minh Trị duy tân, Nhật Bản đã học hỏi khoa học y tế và quân sự từ nước
Đức, hải quân thì phần lớn học từ nước Anh và mỹ thuật, luật dân sự từ nước Pháp. Sau
chiến tranh Thế giới thứ II, họ tiếp tục học được nhiều kỹ thuật quan trọng từ công nghiệp
sản xuất xe hơi của Mỹ, khoa học hạt nhân của Pháp, công nghiệp sản xuất máy móc và
dược phẩm của Đức.

6


2. Trung Quốc
Theo đánh giá của Trung Quốc và các nước, các tổ chức quốc tế, sở dĩ kinh tế
Trung Quốc tăng trưởng liên tục hơn 10% trong suốt 30 năm qua, một nguyên nhân cơ
bản là nguồn nhân lực của nước này có chất lượng cao. Để đạt được điều này, Trung Quốc
đã hiện đại hóa, quốc tế hóa nền giáo dục nước mình trong việc thiết kế chương trình,
sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn mực quốc tế, đào tạo giáo viên và xây dựng
cơ sở vật chất. Trung Quốc chủ trương dùng tối đa các chương trình, sách giáo khoa hiện
đại quốc tế và giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh các môn khoa học, công nghệ, tăng
cường mời giáo sư, chuyên gia, hiệu trưởn, viện trưởng là Hoa kiều hoặc người nước
ngoài.
Từ năm 1978, sau chuyến thăm Mỹ về, Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu nhiều cải cách
quan trọng trong phát triển kinh tế, trong đối nội, đối ngoại, nói riêng là trong khoa học và
giáo dục của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã chỉ đạo: Muốn Trung Quốc phát triển và hội
nhập quốc tế nhanh chóng thì nền giáo dục Trung Quốc phải được quốc tế hóa trước một

bước, thanh niên, học sinh, sinh viên phải tăng cường học tiếng Anh, phải lập các trung
tâm học và thi TOEFL, IELTS tại các thành phố, phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo
dục và gửi học sinh, sinh viên đi du học nước ngoài, theo phương châm 12 chữ vàng “chi
trì lưu học, cổ lệ hồi quốc, lai khứ tự do” (“khuyến khích du học, động viên về nước, đi về
tự do”). Chính vì vậy, đã hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày đó, nền giáo dục Trung Quốc đã
tạo ra nguồn nhân lực vừa có quy mô lớn vừa có chất lượng cao, đủ sức lan tỏa và cạnh
tranh trên toàn thế giới. Trung Quốc đã cử được gần một triệu lưu học sinh, kể cả tự túc,
đi học ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ, mà quá nửa là đi Mỹ. Một phần ba trong số này
đã trở về nước trực tiếp góp phần xây dựng và phát triển Trung Hoa hiện đại, 2/3 còn lại
là cầu nối và cộng tác viên quan trọng giúp Trung Quốc hợp tác, làm ăn với cả thế giới.
“Về nước là yêu nước, chưa về ngay hoặc ở lại nước ngoài cũng là yêu nước”. Đó là quan
điểm và chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Nước này phấn đấu đến năm 2049 (100
năm nước CHND Trung Hoa) sẽ có người Trung Quốc ở trong nước được nhận giải
Nobel, mặc dù cho đến nay đã có khong ít Hoa kiều được nhận giải Nobel, Fields và các
giải thưởng cao quý khác.
3. Anh
Nền giáo dục Anh quốc có những nét đặc trưng khác các nền giáo dục khác và khi
nói chuyện, người Anh rất tự hào về điều này. Đó là: Giáo viên và sách giáo khoa nước
Anh trước hết chú ý rèn cho học sinh, sinh viên của họ học để sáng tạo chứ không học để
thuộc lòng, học chỉ để có kiến thức. Có lẽ họ là những điển hình trung thành với nguyên
tắc “Trí tưởng tượng quan trọng hơn cả kiến thức” (“Imagination is more important than
knowledge”) của nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại Albert Einstein, hoặc quan điểm của
William A. Warrd: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích,

7


người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Các
nhà giáo dục Anh quốc thường “chê” nhà trường ở một số nước khác, vì dạy học sinh học
thuộc lòng quá nhiều, vì “cứng nhắc” và “bảo thủ”. Sự tự tin đó của các học giả người

Anh cũng có những cơ sở nhất định. Theo kết quả của một cuộc thăm dò ý kiến đáng tin
cậy trên toàn thế giới, trong số 10 phát minh khoa học vĩ đại nhất của loài người từ xưa
đến nay thì có 4 là do người Anh nắm giữ.
Trong số 10 đại học đứng hàng đầu thế giới thì thường Mỹ chiếm 7, Anh 2 và Pháp
1 (École Polytechnique, thành lập năm 1794) và bốn đại học hàng đầu thế giới là Harvard
(Mỹ, thành lập năm 1636), MIT (Mỹ, 1861), Oxford (Anh, 1096) và Cam-bridge (Anh,
1209). Nhưng sẽ rất thú vị khi phân tích kĩ lịch sử hình thành của chúng: Harvard là “con
đẻ” của Oxford và Cambridge! Nói rộng ra, nền giáo dục và đại học nước Anh đã góp
phần tạo ra và tiếp tục có ảnh hưởng to lớn trong vòng hai thế kỷ vừa qua đến các nước ở
Bắc Mỹ, Úc, Nam Á, nam ASEAN, Hongkong và các nước khác thuộc khối Liên hiệp
Vương Quốc Anh. Có thể đây cũng là một trong các lý do làm cho tiếng Anh ngày càng
trở nên phổ dụng trên toàn thế giới? Theo thống kê mấy năm trước đây của Hội đồng Anh
(BC): Có 370 trieju người bản ngữ nói tiếng Anh và 375 triệu người sử dụng tiếng Anh
như một ngoại ngữ. Như vậy, có 745 triệu người nói tiếng Anh. Con số này chắc tăng
nhanh lên hàng ngày. Đó là chưa kể đến hàng tỷ máy tính trên khắp thế giới này lại chỉ
được con người “dạy” để “nói” tiếng Anh. Vì thế người ta nói: Tiếng Anh có nhiều nước
nói nhất, còn tiếng Trung Qốc có nhiều người nói nhất.
4. Singapore và Malaysia
Năm 1965, Singapore tách ra thành một đảo quốc độc lập từ Malaysia và Ông Lý
Quang Diệu (sinh năm 1923), cựu sinh viên luật của ĐH Cam-birdge, nước Anh, là Thủ
tưởng trong suốt 31 năm, từ 1959 cho đến 1990. Với diện tích 697,25 km 2, chỉ xấp xỉ
bằng huyện Cần Giờ, TP. HCM, và dân số 5,1 triệu người (2010), Singapore xuất phát từ
một làng chài nghèo, đến nước uống cũng không có, phải mua của Malaysia. Vì thế Thủ
tướng lý Quang Diệu ngay từ đầu đã xác định rằng nước mình không có một nguồn tài
nguyên nào hết, tất cả phải nhờ cái đầu, đi lên bằng cài đầu, bằng nguồn nhân lực và tài
năng. Singapore có ba nhóm người chính là Hoa, Ấn Độ và Mã Lai. Cả ba vẫn duy trì
tiếng nói, văn hóa và bản sắc của mình, nhưng ngôn ngữ chính thức được sử dụng chung
trong hành chính và giáo dục là tiếng Anh.
Hiện nay 20% số sinh viên trên đất Singapore là người nước ngoài, có thể bằng
học bổng của Singapore, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì

ở lại làm việc tại Singapore để trả nợ. Một số trường phổ thông chất lượng cao và đại học
có uy tín quốc tế của Singapore đã trực tiếp sang Việt Nam hoặc qua internet, tổ chức hội
thảo du học, trại hè,… để tìm học sinh, sinh viên và NCS tài năng thu hút về học tập và
nghiên cứu ở nước họ. Như vậy, họ không chỉ biết khai thác trí tuệ của 4-5 triệu người của

8


mình mà cả hàng triệu người nước ngoài, nhất là người có tài. Sự khôn ngoan của họ lại
làm tôi nhớ đến câu thơ rất hay của Cao Bá Quát “kho trời chung, mà vô tận của mình
riêng”. Trong một số lần sang thăm và trả lời phỏng vấn tại Việt Nam, Ông Lý Quang
Diệu cho rằng đó là lợi thế của nước mình trong hội nhập quốc tế và còn khuyên thế hệ
trẻ nước ta ngày nay phải nhanh chóng thành thạo tiếng Anh thì mới làm ăn và cạnh tranh
được trên thế giới.
Trong suốt 20 năm đầu khi mới thành lập nhà nước Singapore, Ông Lý Quang
Diệu chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này dùng luôn sách giáo khoa phổ thông của nước Anh
cho trường học của mình, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công
nghệ. Đây có lẽ là một trong số các cách nhanh nhất, khoa học nhất, tiết kiệm nhất để cập
nhật, hiện đại hóa nền giáo dục và nói riêng là biên soạn sách giáo khoa, bảo đảm các
nguyên tắc của khoa học sư phạm hiện đại, vì các nước phát triển lâu đời như nước Anh
đã có truyền thống với nhiều chuyên gia khoa học và giáo dục rất giỏi. Đương nhiên khi
viết sách giáo khoa, các tác giả người Anh đã kết hợp tài tình những kinh nghiệm truyền
thống của họ được cả thế giới khâm phục với những bài học quốc tế đắt giá.
Trong khi đó Malaysia, nước láng giềng bên cạnh, thì lại chủ trương dùng tiếng
Malay là chủ yếu. Kết quả là rất nhiều học sinh, sinh viên nước này bỏ ra học nước ngoài,
trong đó có nhiều thanh thiếu niên, con nhà giàu, khiến mỗi năm bị chảy máu ngoại tệ
nhiều tỷ Đô la Mỹ và chất lượng đại học đi xuống. Cách đây ít năm, sau 22 năm làm Thủ
tướng, ông Mahathir Mohamad đã rút ra bài học kinh nghiệm đắt giá về giáo dục và yêu
cầu mọi người Mã Lai hãy trở lại với tiếng Anh và cá nhân Ông gương mẫu học trước.
Nói vậy thôi, nhưng có lần vào khoảng đầu những năm 2000, khi tham dự Hội nghị

thường niên của các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (SEAMEC) được tổ chức tại Kinnabalu
(Malaysia), tôi nghe Ông phát biểu trơn tru bằng tiếng Anh thứ thiệt trong suốt một giờ
đồng hồ mà không cần cầm giấy tờ, trợ lý, phiên dịch gì cả.
V. Bài học kinh nghiệm cho giáo dục đào tạo Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Trong thời đại hội nhập quốc tế và thế giới phẳng ngày nay, việc tham khảo có
chọn lọc những kinh nghiệm giáo dục của các nước và chú ý đến những khuyến cáo của
các tổ chức quốc tế, trước hết là các cơ quan của Liên Hiệp Quốc như UNESCO,
UNICEF,… sẽ giúp chúng ta giảm bớt khó khăn, bớt mày mò và đi đúng hướng văn minh
của thời đại. Và cũng chỉ khi đó, nguồn nhân lực do chúng ta tạo ra mới đủ trình độ và
sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trên toàn cầu.
Trong suốt thời gian qua, giáo dục đào tạo Việt Nam đã và đang cố gắng học hỏi
được nhiều nhất những cái hay của thiên hạ và quan trọng hơn nữa là học hỏi ngay chính
những cái tốt trong lịch sử giáo dục nước nhà, một quốc gia có nền văn hiến mấy nghìn
năm, sẽ giúp chúng ta bớt “loay hoay”. Thực tế chưa có ai, chưa có nước nào trên thế giới
này ngăn cấm Việt Nam học hỏi và tham khảo có chọn lọc chứ không phải sao chép. Hơn

9


nữa, không có loại “thức ăn sẵn” nào trong giáo dục. Từ tư duy đến hành động, từ triết lý
đến triển khai giáo dục, cần thiết và có thể vận dụng triệt để các bài học quốc tế và lịch sử
có giá trị và phù hợp với mình. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể hy vọng tiến nhanh hơn
(so với chính mình ở giai đoạn trước) và giảm bớt dần khoảng cách so với khu vực và thế
giới phát triển. Chúng ta chưa dám nói là chúng ta sẽ “đi tắt, đón đầu” các nước có nền
giáo dục tiên tiến. Vì khi ta cố “tiến lên” thì họ đâu có dừng mà còn “tiến lên” với tốc độ
lớn hơn. Nói theo ngôn ngữ vật lý thì không chỉ tốc độ mà gia tốc của các nước tiên tiến
đều lớn hơn ta.
Đối với việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa: Cần nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc tham khảo có chọn lọc các kinh nghiêm quốc tế trong giáo dục, đặc biệt là
trong việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa. Thực tế là ngay từ những ngày đầu tiên

của nền giáo dục cách mạng, Việt Nam đã chú ý đến vấn đề này. Chúng ta đã tham khảo
cách làm giáo dục, tham khảo các sách giáo khoa chuẩn mực, có chọn lọc và rất cơ bản
của Liên Xô (cũ), của Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và các nước XHCN khác, như: các
cuốn sách giáo khoa phổ thông mỏng dính, kiến thức chắt lọc, nhưng về cơ bản vẫn “đủ
chất” cho học sinh, kể cả “chất để làm người”, dù học tiếp lên đại học ở trong hoặc ngoài
nước, học cao đẳng hay đi học nghề hoặc đi làm. Ví dụ trong môn Toán, các cuốn sách
giáo khoa cấp II và III ngày ấy do thầy Lê Hải Châu và thầy GS. Hoàng Tụy biên soạn
vừa ngắn gọn, súc tích vừa cơ bản.
Hiện nay khi biên soạn lại và hiện đại hóa sách giáo khoa chúng ta đã chú ý hơn
nữa đến việc học hỏi những kinh nghiệm quốc tế. Đó là cách làm rất khoa học, tiết kiệm
và hội nhập trong thời đại “thế giới phẳng” ngày nay. Nhưng chúng tôi cho rằng cần phải
mạnh dạn hơn nữa trong việc tham khảo có chọn lọc và sử dụng nguồn thông tin, sách
giáo khoa trên thế giới, đặc biệt là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công
nghệ, không chỉ ở bậc phổ thông mà ngay cả ở bậc đại học và sau đại học. Ngay cả đối
với các môn khoa học xã hội và nhân văn, chất liệu về cơ bản đương nhiên là của chúng
ta, nhưng vẫn cần xem họ lại thiết kế chương trình và dạy ra sao, để học sinh chúng ta
luôn tiếp cận được những tư tưởng tiến bộ nhất trong văn hóa, nghệ thuật, hiểu được và
hướng tới những giá trị nhân văn cao cả của thời đại ngày nay.
VI. Nội dung Chương trình hành động của ngành Giáo dục Việt Nam nhằm nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo
Thứ nhất, tiếp tục thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đem lại từ hợp tác quốc
tế cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ưu tiên nguồn vốn ODA cho các cơ sở
giáo dục, vùng còn nhiều khó khăn, các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng
điểm. Ưu tiên các chỉ tiêu cho các trường/đại học, viên nghiên cứu và đào tạo trọng điểm
đi học tại nước ngoài theo các đề án sử dụng ngân sách nhà nước và các chương trình học

10


bổng của nước ngoài, đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Mở

rộng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Xây dựng và trình Thủ trưởng Chính phủ ban hành Đề an hội nhập quốc tế về giáo
dục và dạy nghề; Đề án đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (thay thế
Đề án 322).
Thứ hai, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới; tăng cường các hoạt động giao
lưu, trao đổi học thuật với các tổ chức, hiệp hội giáo dục khu vực và quốc tế.
Thứ ba, tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thông tin với các hiệp hội
giáo dục khu vực và quốc tế nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, đổi mới công tác quản
lý, nghiên cứu khoa học, tiếp tục đàm phán và ký kết thỏa thuận tương đương bằng cấp
với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ tư, thực hiện tốt các chương trình học bổng cho sinh viên nước ngoài đến học
tập tại Việt Nam; quy định về việc tiếp nhận chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam sang
giảng dạy nghiên cứu và gửi chuyên gia Việt Nam sang giảng dạy, làm việc ở nước ngoài,
hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện trao đổi giảng viên nước ngoài đến Việt Nam
tham gia giảng dạy/nghiên cứu, góp phần xây dựng môi trường giáo dục quốc tế tại Việt
Nam.

11


KẾT LUẬN
Tóm lại, cần thấm nhuần sâu sắc phương châm “cơ bản, hiện đại, Việt Nam” của
Đảng ta trong giáo dục phổ thông và cả đại học. “Trông Bắc trông Nam, trông cả địa
cầu”, ngẫm lại cả chiều dài lịch sử và hướng tới tương lai để học hỏi, để xây dựng con
người Việt Nam mới, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng cũng phải đủ bản lĩnh để hội nhập và
phát triển trong thế giới phẳng ngày nay, với đầy cam go, thử thách và cạnh tranh khốc
liệt xảy ra trong khu vực và trên thế giới, liên quan tới phát triển bền vững, tới an ninh và
chủ quyền Tổ quốc.
Xu hướng xã hội hóa giáo dục đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng đã đầu tư phát triển dự án trường học ở các cấp

học khác nhau và nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Đây là xu hướng cần được tiếp
tục được đẩy mạnh, để cùng với hệ thống giáo dục - đào tạo công lập, hệ thống này sẽ góp
phần quan trọng vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tại Việt Nam.
Trong nhiều thập kỷ qua, nhất là thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, việc chăm
sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực con người luôn được quan tâm hàng đầu và
đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân với đội ngũ trí thức là nòng cốt. Đặt
con người vào trung tâm của sự phát triển, con người là mục tiêu và động lực của phát
triển kinh tế - xã hội tạo cơ sở để thực hiện quan điểm phát triển nội sinh, tức là phát triển
kinh tế - xã hội do con người và vì con người, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển xã hội và quay lại phục vụ văn hóa phát triển, lấy văn hóa dân tộc làm bệ
phóng cho công nghệ tiên tiến, lấy nguồn lực con người là điều kiện cơ bản đi vào công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chính vì thế với chúng ta, giáo dục có một vai trò rất quan
trọng đối với vận mệnh của đất nước.
Như vậy, bằng những bài học và kinh nghiệm quốc tế đã chứng minh rằng hội
nhập quốc tế một cách nhanh chóng, thực sự và toàn diện, từ tư duy đến hành động, là
giải pháp quan trọng nhất hiện nay để đổi mới căn bản, toàn diện và phát triển nền giáo
dục Việt Nam theo hướng hiện đại nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc dân tọc.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


Báo Người Lao động Online
Báo Lao Động Online
Báo Dân trí Online
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Đại học VN trong trào lưu hợp tác vàhội nhập quốc tế (Phạm Chí Dũng)
Website Bộ Giáo dục
Về khuôn mặt mới của giáo dục Đại học VN (GS Phạm Phụ)

13


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-----------------

BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN

XU THẾ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Đề tài: Giáo dục trong bối cảnh Quốc tế hóa

Họ và tên

: Nguyễn Thu Trang

Sinh ngày

: 01/07/1993


Chuyên ngành

: Giáo dục học (Tiểu học)

Lớp

: K36

14


Đà Nẵng, năm 2018

15



×