TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
===============
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Thực trạng thực thi trách nhiệm xã hội của Apple khi outsource tại
Trung Quốc giai đoạn 2010 - 2019
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Trung Hiếu
MSV: 1612210088
Hà Nội, tháng 3/2019
LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp ngày nay không chỉ đại diện cho mình mà còn đại diện cho quốc gia trên
thế giới. Với vai trò trụ cột nền kinh tế, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp đang có những cơ
hội và trách nhiệm chứng tỏ vị thế của mình như một thiết chế kinh tế, một thực thể, một
chủ thể quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, sự tăng trưởng của đất
nước, số lượng việc làm tương đối lớn, tham gia giải quyết những vấn đề của xã hội, đem
lại sự thịnh vượng cho xã hội. Tuy nhiên, những hành vi kinh doanh thiếu trách nhiệm
của doanh nghiệp gây ra những hậu quả như: nguy cơ kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng kinh tế, các quyền lợi của người lao động không
được bảo đảm, gian lận kinh doanh, hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng đến sức khỏe người
tiêu dùng,… Những hậu quả này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, môi trường
sống của thế hệ sau mà chúng ta không thể không kiểm soát. Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (TNXH của DN) ra đời nhằm định hướng, kiểm soát và điều chỉnh những
hành vi kinh doanh của chủ thể doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển bền
vững hơn. Ngày nay, khách hàng toàn cầu không chỉ quan tâm tới giá cả, chất lượng hàng
hoá và sản phẩm, mà họ còn quan tâm ngày càng nhiều hơn đến cách thức sản phẩm được
sản xuất ra trong điều kiện môi trường và làm việc của người lao động có phù hợp hay
không. Apple Inc đóng vai trò là một ví dụ sáng giá nhất hiện nay cho tầm quan trọng của
việc làm tròn trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp, đặc biệt là khi có các hoạt động
ở nước ngoài không do mình kiểm soát toàn bộ. Bởi vậy, người viết quyết định chọn đề
tài nghiên cứu của mình là “Thực trạng thực thi trách nhiệm xã hội của Apple khi
outsoure tại Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2019” nhằm tìm hiểu về thực trạng làm tròn
các khía cạnh về trách nhiệm xã hội của Apple, chỉ ra những điểm làm tốt, những điều
chưa làm được từ đó có biện pháp phát huy và khắc phục phù hợp.
MỤC LỤC
Chương I: Cơ sở lí luận về thuê ngoài (Outsourcing) và trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR)
1.1. Thuê ngoài (Outsourcing)
1.1.1. Định nghĩa
Từ khi ra đời đến nay, hoạt động outsourcing đã và đang được định nghĩa bằng những
thuật ngữ khác nhau trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy vậy, ta có thể hiểu về
outsourcing một cách ngắn gọn và súc tích nhất qua định nghĩa sau:
“Outsourcing là hoạt động chuyển một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ của doanh
nghiệp cho một đơn vị bên ngoài doanh nghiệp đảm nhận.”
1.1.2. Các thế hệ outsourcing
a. Thế hệ outsourcing thứ nhất
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp triển khai outsourcing với những hoạt động không phải
cốt lõi (non-core). Những hoạt động này trước đó vốn được thực hiện ở bên trong doanh
nghiệp nhưng sau đó vì những lí do như thiếu nhân lực hay nhằm mục tiêu giảm chi phí,
doanh nghiệp quyết định thuê một bên thứ ba đảm nhận. Bên cạnh đó, bên nhận
outsourcing không bị yêu cầu quá khắt khe về tính đồng nhất với các hoạt động của bên
thuê outsourcing.
Ngoài ra, khi xem xét tương quan 2 bên thuê – nhận outsourcing trong giai đoạn này, có
thể dễ dàng nhận thấy bên đi thuê ngoài thường có quy mô và tiềm lực vượt trội hơn hẳn
so với bên nhận outsourcing. Lợi ích của bên đi thuê ngoài được tính bằng phần chi phí
tiết kiệm được khi thực hiện outsource.
b. Thế hệ outsourcing thứ hai
Ở giai đoạn thứ hai, những hoạt động được doanh nghiệp mang đi thuê ngoài là những
chức năng gần cốt lõi (near-core), đóng vai trò quan trọng với sự thành bại của doanh
nghiệp và có tính chiến lược cao. Vì lí do này mà hoạt động outsourcing trong thế hệ thứ
hai thường chứng kiến sự hợp tác chặt chẽ và kết hợp nguồn lực của hai bên. Bên cạnh
đó, do mức độ quan trọng của những hoạt động được thuê ngoài, doanh nghiệp đi thuê sẽ
giữ những nguồn lực cần thiết ở bên trong nhằm tăng mức độ quản lí đối với các chức
năng, nhiệm vụ được outsource. Hợp đồng outsourcing lúc này cũng sẽ có tính linh hoạt
cao hơn để tạo điều kiện cho việc bổ sung vốn và các cải tiến về công nghệ kịp thời khi
cần thiết.
Ngoài ra trong giai đoạn này, các tổ chức đi thuê outsource thường tìm kiếm nhiều hơn
một đối tác nhằm mục đích tìm kiếm sự tương hợp chiến lược cùng những mối quan hệ
hợp tác linh hoạt hơn. Hiệu quả của hoạt động outsourcing lúc này không chỉ được đo
bằng khoản chi phí tiết kiệm được như thế hệ thứ nhất nữa mà sẽ được đánh giá qua hiệu
quả của cả quá trình kinh doanh, cụ thể qua mức độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
của doanh nghiệp.
c. Thế hệ outsourcing thứ ba
Chuyển sang giai đoạn thứ ba, các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành thuê ngoài những hoạt
động cốt lõi (core) như sản xuất như Nike, Apple, Samsung hay chăm sóc khách hàng
như Amazon. Hơn nữa, việc doanh nghiệp giao những hoạt động chủ chốt của mình cho
bên thứ ba thực hiện cũng chứng tỏ một sự thay đổi lớn trong quan điểm đánh giá năng
lực nào là cốt lõi đối với doanh nghiệp đó.
1.1.3. Quy trình outsourcing
Quy trình outsourcing của doanh nghiệp thường trải qua 5 bước:
Chuẩn bị
Lựa chọn nhà cung
cấp dịch vụ
Chuyển giao
Quản lý mối quan
hệ
Xem xét lại
Bước 1: Chuẩn bị
Trong bước thứ nhất của quy trình outsourcing, doanh nghiệp sẽ hoạch định ra những
chiến lược cần triển khai và mục tiêu cần đạt được khi thực hiện outsourcing. Ngoài ra,
tìm kiếm và lên danh sách lựa chọn về các nhà cung cấp dịch vụ - những đơn vị nhận
outsourcing cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong bước này. Đồng thời, doanh nghiệp
cũng cần thăm dò, xem xét các đối tác và mối quan hệ tiềm năng phục vụ cho mục tiêu
outsource sắp tới. Bên cạnh đó, các yếu tố cơ bản liên quan tới hợp đồng như thời gian
hay bản phác thảo cũng cần được chuẩn bị trong giai đoạn này.
Bước 2: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
Tại bước tiếp theo, doanh nghiệp sẽ công bố nhu cầu về outsource của mình và lựa chọn
một hay nhiều nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu và đáp ứng được các tiêu chuẩn
đã đề ra. Sau khi đã liên hệ và đặt vấn đề với các bên nhận outsource này, hai bên sẽ tiến
hành đàm phán và nhanh chóng hoàn thành hợp đồng.
Bước 3: Chuyển giao
Ở bước này, doanh nghiệp đi thuê outsource sẽ tiến hành chuyển giao các nguồn lực cần
thiết cho bên nhận outsource, bao gồm: tài sản hữu hình, vô hình, nguồn nhân lực, thông
tin, công nghệ,…
Bước 4: Quản lý mối quan hệ
Những hoạt động củng cố và nâng cao mối quan hệ giữa hai bên thuê – nhận được thực
hiện liên tục trong quá trình hoạt động được outsource diễn ra, thường bao gồm việc duy
trì mối quan hệ qua liên lạc thường xuyên, qua các buổi gặp mặt, liên tục theo dõi hiệu
quả thực hiện hoạt động được outsource và áp dụng các biện pháp khuyến khích hay hình
phạt kịp thời, thích hợp. Ngoài ra, trong quá trình hợp tác chắc chắn sẽ phát sinh các vấn
đề hoặc nảy sinh xung đột, đòi hỏi hai bên phải có sự thương lượng, đi đến thống nhất để
cùng nhau giải quyết những điểm tồn đọng kịp thời nhằm hướng tới lợi ích chung.
Bước 5: Xem xét lại
Bước cuối cùng của quy trình outsource thường diễn ra sau khi hoạt động được thuê
outsource đã kết thúc và hai bên đã nhận thức được kết quả của sự hợp tác này. Tại giai
đoạn này, doanh nghiệp đi thuê sẽ dựa trên kết quả hoạt động để đưa ra các quyết định
như: Có nên outsource nữa hay không? Nếu tiếp tục outsource thì có hợp tác với các đối
tác hiện tại nữa không? …
1.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động outsourcing
a. Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên và cũng có lẽ là lớn nhất của outsourcing là lợi ích về chi phí mang lại
cho doanh nghiệp đi thuê. Điểm mạnh này có thể bắt nguồn từ sự khác biệt về tự nhiên
(địa hình, tài nguyên,…) hay xã hội (quy mô nguồn lao động, trình độ dân trí, mức độ
phát triển kinh tế khu vực,…). Cụ thể, trên thực tế, Trung Quốc hay các quốc gia đông
dân khác như Việt Nam, Ấn Độ thường được chọn là địa điểm để outsource sản xuất của
các tập đoàn lớn từ Mỹ hay châu Âu bởi nguyên nhân chính là nguồn lao động phổ thông
dồi dào, giá rẻ, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất cho doanh nghiệp đi thuê. Mặc dù sản
phẩm sản xuất ra tại các quốc gia này có thể chất lượng không tốt như hàng sản xuất nội
địa tại Mỹ hay châu Âu, lợi ích về chi phí vẫn là quá lớn khiến nhiều doanh nghiệp sẵn
sàng thực hiện sự đánh đổi này.
Ưu điểm thứ hai không thể không kể đến là khi thực hiện outsourcing, doanh nghiệp đi
thuê sẽ tận dụng được những nguồn lực đặc biệt của bên cung cấp dịch vụ. Những nguồn
lực này có thể là nhân lực có chuyên môn hiếm, chất lượng cao, công nghệ hiện đại,…
Bằng việc chuyển một hay nhiều nhiệm vụ ít quan trọng cho bên ngoài đảm nhiệm,
nguồn lực bên trong doanh nghiệp cũng được giải phóng để tập trung vào những hoạt
động nòng cốt, tạo ra giá trị cao.
b. Nhược điểm
Mặc dù được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng với nhiều lợi ích đáng chú ý, outsourcing
vẫn mang một số nhược điểm mà mỗi doanh nghiệp đều phải nhận thức được.
Thứ nhất, vì outsourcing là quá trình hợp tác giữa hai hay nhiều bên nên doanh nghiệp đi
thuê sẽ phải đầu tư rất nhiều cho vấn đề quản lí mối quan hệ. Làm việc với con người và
xử lí những xung đột liên quan tới con người luôn là nhiệm vụ khó khăn và đôi khi tốn
kém với nhiều doanh nghiệp. Thậm chí, sẽ có những trường hợp chi phí mà doanh nghiệp
đi thuê outsource phải bỏ ra để duy trì và củng cố mối quan hệ với các đối tác còn vượt
quá những lợi ích về chi phí mà doanh nghiệp thu lại khi đi thuê ngoài, dẫn tới làm triệt
tiêu hoàn toàn lợi thế mà outsourcing mang lại.
Thứ hai, thực hiện outsourcing có rủi ro khiến doanh nghiệp đi thuê mất kiểm soát với
những hoạt động mang đi thuê ngoài. Một khi những công việc có ảnh hưởng tới sự
thành bại của doanh nghiệp được giao vào tay một đơn vị bên ngoài đảm nhiệm, sẽ luôn
có một tỉ lệ nhất định công việc đó sẽ không được hoàn thành như doanh nghiệp mong
muốn, tệ hơn nữa là hoàn toàn đổ bể dẫn tới gây nguy hại nghiêm trọng tới hoạt động
kinh doanh của bên đi thuê. Ngoài ra, nếu có vấn đề nảy sinh trong quá trình hợp tác cần
nhanh chóng chỉnh sửa và giải quyết, doanh nghiệp đi thuê sẽ phải làm việc với một hay
nhiều thành viên của doanh nghiệp khác (bên nhận outsource), vốn là nhóm đối tượng
khó kiểm soát và chỉnh sửa hơn nhiều so với làm việc với nhân sự nội bộ của chính mình.
Thứ ba, outsourcing có thể làm rò rỉ các bí mật kinh doanh của doanh nghiệp đi thuê,
đồng thời có khả năng tạo ra thêm các đối thủ cạnh tranh. Trong quá trình hợp tác khi
thực hiện outsourcing, doanh nghiệp đi thuê ngoài những hoạt động từ gần cốt lõi tới cốt
lõi thường sẽ phải chia sẻ và chuyển giao nhiều thông tin quý giá, tài sản sở hữu trí tuệ
hay công nghê, dây chuyền sản xuất của mình cho bên nhận outsource. Đây là một rủi ro
rất lớn nếu những bí quyết kinh doanh bị lộ ra lại là chìa khóa để dẫn đầu thị trường của
bên đi thuê, dẫn tới những đối tác hiện tại học hỏi được và nhăm nhe trở thành đối thủ
cạnh tranh trực tiếp trong tương lai.
1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
1.2.1. Định nghĩa
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là thuật ngữ để chỉ nhận thức của một doanh
nghiệp về 2 vấn đề chính:
-
-
Đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên liên quan tới hoạt động của mình bao gồm
người lao động, khách hàng, các nhà cung cấp, chi nhánh, cộng đồng địa phương,
…chứ không chỉ phục vụ các cổ đông.
Hoạt động trên định hướng phát triển bền vững (sustainable development), đưa ra
các quyết định luôn phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế mang lại và các tác động tới
môi trường và xã hội.
1.2.2. Các lĩnh vực bao trùm
Một doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội của mình cần quan tâm tới 4 lĩnh vực
chính:
Kinh doanh
và môi trường
Con người
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Xử
Xử lí
lí chất
chất thải
thải
Sản
Sản xuất
xuất bền
bền vững
vững
Tái
Tái chế
chế
Bình
Bình đẳng
đẳng cơ
cơ hội
hội
Khuyến
Khuyến khích
khích phát
phát triển
triển
Đa
Đa sắc
sắc tộc
tộc
Sức
Sức khỏe
khỏe và
và an
an toàn
toàn lao
lao động
động
Tiêu
Tiêu chuẩn
chuẩn làm
làm việc
việc
Chính
Chính sách
sách về
về gia
gia đình
đình
Cộng đồng
Danh tiếng
•
Xây
Xây dựng
dựng các
các chương
chương trình
trình giao
giao lưu
lưu với
với cộng
cộng đồng
đồng địa
địa
phương
phương
•
•
Truyền
Truyền tải
tải các
các thông
thông điệp
điệp về
về công
công ty
ty
Quan
Quan hệ
hệ công
công chúng
chúng
Chương II: Thực trạng hoạt động outsourcing của Apple tại Trung Quốc cùng
những hệ quả về kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giai đoạn 2012
- 2019
2.1. Tổng quan về Apple
2.1.1. Thông tin chung
Apple Inc. là một tập đoàn lớn về công nghệ, được thành lập năm 1976 bởi 3 thành viên
gồm: Steve Jobs, Steve Wozniak, Ronald Wayne dưới cái tên Apple Computer Inc. Sau
hơn 40 năm hoạt động, Apple đã khẳng định được vị thế của mình như một trong 4 ‘Big
Four’ trong lĩnh vực công nghệ, cùng với Amazon, Facebook và Google. Hiện tại, trụ sở
chính của Apple đặt tại California với quy mô khoảng 132.000 nhân viên và đạt doanh
thu hơn 265 tỉ USD vào năm 2018.
Lĩnh vực hoạt động của Apple bao gồm thiết kế, phát triển và phân phối các sản phẩm
phần cứng, phần mềm máy tính, các thiết bị điện tử, vật liệu bán dẫn,…Ngoài ra, Apple
còn đầu tư vào nhiều start-up về công nghệ.
Nhắc tới Apple, chúng ta hẳn không còn lạ lẫm gì với những sản phẩm mang lại tên tuổi
cho ông lớn này như điện thoại thông minh Iphone, máy tính bảng Ipad, đồng hồ thông
minh SmartWatch,…
Hình 1: Một số sản phẩm nổi tiếng của Apple
Để đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ như hiện nay, Apple trong suốt quá trình
hoạt động đã và đang hợp tác với rất nhiều các đơn vị trên toàn thế giới. Theo số liệu từ
Apple vào năm 2018, tại thời điểm công bố hãng đang hợp tác với hơn 200 đơn vị trên
toàn cầu, có thể kể đến như 3M Company tại Mỹ, Alps Electric Company tại Nhật Bản
và đặc biệt hơn một nửa số lượng đối tác đến từ Trung Quốc và Đài Loan, bao gồm
Foxconn, Cheng Loong, Foxlink, Coilcraft,…
2.1.2. Chuỗi cung ứng của Apple
Tổng quan, một sản phẩm của Apple từ khi chỉ là nguyên vật liệu thô đến khi kết thúc
vòng đời của mình sẽ trải qua 05 bước sau đây:
lắp ráp tại Trung Quốc.
Nguyên vật liệu thô được Apple mua từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á khác, sau đó được tập trung tại các nhà máy sản xuất và
•
Từ nguyên liệu thô, các sản phẩm được lắp ráp và hoàn thiện tại rất nhiều các nhà máy trên khắp Trung Quốc. Đây là khâu được outsource chủ đạo của Apple.
•
Các sản phẩm của Apple sau đó hoặc được chuyển đến kho hàng của các đơn vị vận chuyển như UPS, FedEx hoặc được chuyển về kho của Apple tại Elk Grove, California.
•
Khách hàng có thể mua sản phẩm của Apple từ nhiều kênh khác nhau gồm: Cửa hàng online, cửa hàng bán lẻ, các nhà buôn và lực lượng bán hàng trực tếp,...
•
Sản phẩm sau khi hết vòng đời có thể được khách hàng gửi trả tới Apple Store gần nhất.
•
thô
thô
Mua nguyên
nguyên vật
vật liệu
liệu
Mua
Sản xuất
Lưu kho
kho
Lưu
Phân phối
phối
Phân
Đổi trả
trả
Đổi
Như vậy ta có thể thấy bí quyết của Apple trong chuỗi cung ứng của mình là outsource
một hoạt động cốt lõi (core) là sản xuất sang Trung Quốc, trong khi bản thân đảm nhiệm
các hoạt động liên quan tới R&D, thử nghiệm sản phẩm, nghiên cứu thị trường, dự báo
nhu cầu,…
2.2. Thực trạng thực thi trách nhiệm xã hội của Apple khi outsource sản xuất tại
Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2019
Theo tài liệu công bố của Apple 2018, hoạt động sản xuất của công ty được outsource
rộng khắp trên gần 30 quốc gia với nhiều đối tác lớn, trong đó cái tên nổi bật nhất là
Foxconn.
Như đã được trình bày trong phần cơ sở lý luận , một doanh nghiệp khi thực thi trách
nhiệm xã hội của mình cần quan tâm tới 04 phạm trù chính bao gồm: Kinh doanh và môi
trường, Con người, Cộng đồng, và Danh tiếng. Tuy nhiên, bài luận này sẽ chỉ tập trung
phân tích thực trạng việc thực thi trách nhiệm xã hội trên 02 khía cạnh là Kinh doanh &
Môi trường và Con người của Apple khi outsource sản xuất tại Trung Quốc từ năm 2010
đến nay.
2.2.1. Thực trạng thực thi trách nhiệm xã hội về Kinh doanh & Môi trường.
Bảo vệ môi trường trong kinh doanh từ trước tới nay vẫn luôn là vấn đề được cả dư luận
và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Xét trên khía cạnh trách nhiệm xã hội, một doanh
nghiệp muốn làm tốt trách nhiệm của mình trên khía cạnh Kinh doanh & Môi trường cần
đáp ứng các tiêu chí như: Xử lí tốt rác thải, Hướng tới sản xuất bền vững, ví dụ qua sử
dụng năng lượng xanh (gió, mặt trời, sóng,…) và Tái chế khi có thể.
Đầu năm 2011, một nhóm các tổ chức phi chính phủ tại Trung Quốc đã công bố một báo
cáo mang tên “The Other Side of Apple” – “Mặt trái của Apple” trong đó chứa hàng loạt
những bằng chứng cho thấy nhiều nhà máy sản xuất được Apple outsource đã có những
hành vi gây ô nhiễm môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, Apple
đã rất nhanh chóng bác bỏ các cáo buộc này, dẫn tới việc nhóm các tổ chức phi chính phủ
này dành thêm 5 tháng để điều tra sâu hơn về trách nhiệm của các đối tác sản xuất của
Apple với môi trường và cho ra đời phần 2 của bài báo cáo nêu trên mang tên “The Other
Side of Apple II”. Các hành vi gây ô nhiễm môi trường được đề cập trong bài được phát
hiện tại nhiều công ty khác nhau bao gồm Foxconn, Ibiden Electronics, Meiko
Electronics, Kaeder Electronics và Unimicron Electronics. Sau đây là một số trích dẫn từ
bài báo cáo:
“Qua quá trình điều tra, chúng tôi đã phát hiện ra rằng một số nhà cung cấp của Apple
đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Một trong số những đơn vị này là nhà
máy của Meiko Electronics tại Quảng Châu, là đối tác cung cấp bảng mạch điện sử dụng
trong các sản phẩm của Apple. Nhà máy này trước đó đã bị Cục Bảo vệ Môi trường phát
hiện có âm mưu che giấu các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Chỉ trong vòng vài tháng,
đơn vị này đã bị phạt hơn 10 lần cho các vi phạm liên quan tới môi trường.
Không chỉ có vậy, nhà máy Meiko tại Vũ Hán còn chứng kiến mức độ vi phạm các quy
định về bảo vệ môi trường lớn hơn nhiều so với nhà máy Meiko Quảng Đông. Hồ Nam
Thông bên cạnh nhà máy, qua khảo sát cho kết quả bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo kết
quả từ một đơn vị thứ ba, nguồn nước thải sản xuất của nhà máy này chứa hàng loạt các
kim loại nặng như đồng hay niken, vốn là những chất gây ô nhiễm thường thấy ở các nhà
máy sản xuất bảng mạch điện. Tuy nhiên khi khảo sát bùn ở dưới đáy hồ Nam Thông,
lượng đồng tìm thấy đạt tới 4270mg/kg bùn, tức là gấp từ 56 đến 193 lần chỉ số đo được
tại các vùng trung lưu của sông Dương Tử.
Hình: Nhà máy Meiko Vũ Hán (dấu đỏ) và hồ Nam Thông (hướng Đông Nam)
Khối lượng lớn chất thải từ các nhà máy nằm trong chuỗi cung ứng của Apple đang đe
dọa nghiêm trọng tới sức khỏa và sự an toàn của cộng đồng. Qua quá trình nghiên cứu,
chúng tôi đã được nghe nhiều lời phàn nàn đến từ cộng đồng cư dân địa phương về một
số nhà máy này. Điển hình có thể kể đến 02 đơn vị Kaedar Electronics và Unimicron
Electronics tọa lạc tại Côn Sơn, Tô Châu, Trung Quốc, là 2 nhà máy nhận được rất nhiều
chỉ trích từ phía cư dân địa phương về lượng khí thải. Dân cư ở đây nói rằng họ rất lo
lắng cho sức khỏe của con cái mình. Nghiêm trọng hơn nữa, một ngôi làng ở vùng lân
cận đã chứng kiến tỉ lệ người dân bị ung thư tăng đột biến.
Nhà máy Foxconn Electronics tọa lạc tại Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc nổi tiếng
với công suất sản xuất khổng lồ nhưng đồng thời cũng dính líu tới nhiều bê bối liên quan
tới ô nhiễm môi trường. Trong những năm trở lại đây, dân cư địa phương đã nhiều lần gửi
các cáo buộc tới chính quyền về việc nhà máy này đang thải ra khí thải có mùi cực kì khó
chịu khiến họ mắc nhiều bệnh về hô hấp, chảy nước mắt hay nhiều khi không dám mở
cửa sổ vì mức độ ô nhiễm quá kinh khủng. Về vấn đề này, chính quyền địa phương đã
nhiều lần yêu cầu nhà máy này kiểm soát lượng khí thải của mình, tuy nhiên vấn đề đang
ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân này vẫn chưa có vẻ gì là được giải
quyết triệt để.
Chúng tôi trong quá trình điều tra đã phát hiện ra một lượng chất thải độc hại rất lớn bắt
nguồn từ các nhà máy đối tác của Apple, cộng thêm tình trạng nhiều nhà máy trong số
này không xả thải đúng quy định. Mỗi ngày, công ty Ibiden Electronics Beijing thải ra
hàng chục tấn rác thải độc hại chứa nhiều kim loại nặng như đồng, niken và xyanua. Tuy
nhiên qua quá trình kiểm tra, các cơ quan về bảo vệ môi trường đã phát hiện ra mặc dù đã
có những quy định nghiêm ngặt về kiểm soát vận chuyển chất thải nhưng tất cả đều bị
công ty này bỏ qua. Ngoài ra, Trạm xử lý rác thải đô thị độc hại Thâm Quyến - nơi chịu
trách nhiệm xử lý rác thải công nghiệp cho nhiều công ty công nghệ cũng đã bị phát hiện
xả thải trái quy định
Chất thải độc hại không chỉ được hiểu là những hóa chất gây hại trực tiếp tới con người
và động vật mà còn có thể gây ô nhiễm các nguồn nước bao gồm: sông ngòi, hồ chứa,
biển và đại dương,...Những chất này còn có nguy cơ làm nhiễm độc đất và mạch nước
ngầm gây ra những hậu quả lâu dài và rất khó khắc phục triệt để. Việc Apple từ chối phơi
bày những vụ việc này sẽ tiếp tay cho các nhà máy đối tác của mình tiếp tục xả các chất
thải công nghiệp độc hại chưa được xử lý triệt để ra môi trường, gây ra những thiệt hại
lâu dài cho môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng”
Qua phân tích bài báo cáo trên, chúng ta có thể đồng ý rằng trên khía cạnh Xử lý thải,
Apple thiếu sát sao trong vấn đề quản lý, dẫn tới tạo cơ hội cho nhiều đối tác sản xuất có
những hành vi gây tổn hại nghiêm trọng với môi trường. Tuy nhiên, Apple cũng đã có
những hành động chứng tỏ sự quan tâm đồng thời thể hiện nỗ lực của mình trong việc
làm tròn trách nhiệm xã hội về Môi trường. Một trong số đó có thể kể đến như việc The
Institute of Public and Environmental Affairs - một trong số các tổ chức thực hiện cuộc
điều tra này đã nhận được một email từ Apple ngay trong ngày công bố báo cáo, nói rằng
Apple rất hứng thú được biết thêm về các kết quả trong quá trình điều tra của nhóm, đồng
thời khẳng định Apple luôn đảm bảo các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội cao nhất có thể
đối với tất cả các đối tác nằm trong chuỗi cung ứng của mình.
Tổng kết lại trên khía cạnh Kinh doanh & Môi trường, dù Apple đang chứng tỏ mình là
doanh nghiệp top đầu trong việc tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng năng lượng xanh, hướng
tới sản xuất bền vững, tuy nhiên những thành tựu ấy phần lớn vẫn còn đang giới hạn ở
các đơn vị trực tiếp do Apple quản lý, còn thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về
Kinh doanh & Môi trường của các đơn vị đối tác, đặc biệt là các nhà máy sản xuất tại
Trung Quốc được Apple outsource vẫn còn rất nhiều điểm cần cải thiện, đòi hỏi sự quan
tâm sát sao hơn nữa từ phía Apple.
2.2.2. Thực trạng thực thi trách nhiệm xã hội về Con người
Nếu truy cập vào website chính thức về Trách nhiệm xã hội của Apple tại
ta dễ dàng bị ấn tượng bởi vô số các khẩu
hiệu và lời khẳng định quả quyết về sự quan tâm và đề cao lợi ích của con người của
doanh nghiệp này. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh Apple không hề làm tốt nhiệm vụ
của mình như đã hứa.
Hình: Khẩu hiệu về Con người trên trang web về Trách nhiệm xã hội của Apple
Quyền và lợi ích của rất nhiều công nhân làm việc tại các nhà máy sản xuất lắp ráp các
sản phẩm của Apple thuộc Foxconn, hay còn được biết đến như Tập đoàn Khoa học kỹ
thuật Hồng Hải, đã bị ảnh hưởng. Phần lớn công nhân làm việc trong các khu công
nghiệp này là dân cư địa phương và từ các khu vực lân cận, chủ yếu là người lao động có
học thức thấp. Theo những thông tin từ 02 bài báo gồm “The undercover internship: what
it’s like to work in Chinese factory assembling iPhones” được đăng tải trên news.com.au
vào tháng 5 năm 2017 và bài “Life and death in Apple’s forbidden city” đăng tải trên tờ
The Guardian vào tháng 6 năm 2017, yếu tố Con người tại các nhà máy của Foxconn
được Apple outsource sản xuất chưa bao giờ được quan tâm đúng mức. Cụ thể, phần lớn
công nhân tại các phân xưởng của Foxconn đều đồng ý rằng công việc của họ vừa nhàm
chán lại vừa mệt mỏi, đồng thời còn thường xuyên phải làm ca dài và làm thêm giờ. Một
tuần lao động của các công nhân ở đây kéo dài từ Thứ hai cho đến Thứ bảy, với 8 tiếng
làm việc trong Thứ bảy và 12 tiếng làm việc trong các ngày còn lại, ngày nghỉ duy nhất là
Chủ nhật. Với gần 70 tiếng làm việc mỗi tuần, một công nhân trung bình tại nhà máy của
Foxconn, không làm thêm giờ chỉ được trả khoảng 3000 NDT 1 tháng tức xấp xỉ 10 triệu
VND, đã trừ đi tiền ăn ở của công nhân. Hơn thế nữa, những công nhân này tuy làm việc
12 tiếng mỗi ngày trong tuần nhưng lại chỉ được nhận lương của 10,5 tiếng, lại càng làm
cuộc sống của các công nhân này thêm khó khăn. Minh chứng cho vấn đề này, trong hơn
35.000 công nhân tại đây khi được khảo sát bởi Hiệp hội Công bằng Lao động (FLA) có
tới 64% cho biết mức lương hiện tại không đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc
sống.
Trong quá trình làm việc hàng ngày, những công nhân tại các nhà máy này đều phải chịu
áp lực khổng lồ cùng với sự ngược đãi với tần suất dày đặc từ những quản đốc phân
xưởng. Theo hai bài báo nêu trên, các công nhân cho biết họ thường xuyên bị các quản
đốc quát tháo với những khẩu hiệu như “Every second counts” – “Mỗi giây đều quý giá!”
với mục tiêu thúc đẩy tối đa tiến độ làm việc của người lao động. Những quản đốc này
được miêu tả là cục cằn, thô lỗ, có thái độ rất tồi tệ và thường xuyên có những hành động
hay lời nói mang tính bạo hành tinh thần rất cao với các công nhân. Các công nhân ở đây
cho biết có những trường hợp cả dây chuyền đã được yêu cầu dừng hoạt động chỉ để
quản đốc phê bình và mắng nhiếc một nhân viên mới chưa bắt kịp được với tốc độ làm
việc. Ngoài ra, kể cả việc một công nhân xin phép đi vệ sinh trong giờ làm việc cũng có
thể làm quản đốc nổi đóa và trút giận lên người lao động. Bên cạnh đó, các công nhân ở
đây đều rất sợ bị mắc lỗi, kể cả những lỗi nhỏ nhất bởi họ biết chắc mình sẽ phải chịu sự
khiển trách công khai trước toàn bộ những đồng nghiệp khác sau đó. Đôi khi, nếu một
công nhân mắc lỗi gây thiệt hại nghiêm trọng, người đó sẽ còn bị quản lý yêu cầu viết
một bức thư xin lỗi trang trọng và đọc to trước toàn thể đồng nghiệp, với lời hứa sẽ
không bao giờ tái phạm. Khi được hỏi về cảm nhận về môi trường làm việc căng thẳng
cùng những hình phạt nặng nề nêu trên, nhiều công nhân đều cho biết họ thường xuyên
cảm thấy bị xúc phạm và tủi hổ trong mỗi ngày làm việc.
Không những phải chịu đựng nhiều tủi nhục trong giờ làm việc, người lao động tại
Foxconn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác trong cuộc sống sinh hoạt ngoài 12
tiếng trong phân xưởng. Các công nhân ở đây sau khi được nhận vào làm việc thường sẽ
được sắp xếp cho ở 8 người trong một căn phòng nhỏ chỉ khoảng 30m 2 ngổn ngang đồ
dùng sinh hoạt, cá biệt có những trường hợp 12 người phải ở chung một phòng. Mỗi công
nhân được cung cấp 1 tủ đồ nhỏ, chẳng đủ chứa hết được đồ dùng cá nhân cơ bản. Phòng
tắm giặt và vệ sinh đều là phòng tập thể, rất bất tiện.
Hình: Một công nhân trong phòng kí túc xá của nhà máy Foxconn tại Quảng Đông, Trung Quốc
Hình: Nơi ở và vệ sinh của các công nhân nhà máy Foxconn Quảng Đông, Trung Quốc
Bên cạnh vấn đề nơi ở, bữa ăn của công nhân tại nhà máy Foxconn Quảng Đông cũng
gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Từ phía ban quản lý công ty, họ khẳng định 04 nguyên
tắc về ăn uống được áp dụng tại đây lần lượt gồm: An toàn, Sạch sẽ, Giàu dinh dưỡng và
Ngon miệng. Thoạt nhìn qua những bức ảnh trong bài báo “Inside Foxconn #5: Food”
của tác giả James Fallow đăng tải trên tờ The Atlantic tháng 10 năm 2012, hầu hết mọi
người đều sẽ cảm thấy Foxconn đã làm khá tốt công việc của mình trên khía cạnh ăn
uống cho nhân viên khi các bữa ăn được chuẩn bị có phần đầy đủ cả về lượng và chất,
đồng thời cũng cung cấp nhiều dịch vụ ăn uống đi kèm khác.
Hình: Một số hình ảnh về hoạt động ăn uống của công nhân viên nhà máy Foxconn
Quảng Đông, Trung Quốc
Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Theo bài báo “Food At Apple Contract
Manufacturer Foxconn Panned By Workers” đăng tải trên tờ Forbes năm 2012, hơn 70%
công nhân làm việc tại nhà máy Foxconn Quảng Đông phàn về chất lượng đồ ăn được
phục vụ. Hơn 1/3 số nhân viên khi được hỏi 3 thứ mà họ muốn cải thiện về nơi làm việc
hiện tại nếu có thể đều nói họ muốn chất lượng đồ ăn cần phải tốt hơn. Một nghiên cứu từ
FLA vào năm 2012 đã đưa ra những con số không thể bàn cãi chứng minh sự yếu kém về
chất lượng đồ ăn được phục vụ tại nhà máy này, cụ thể: 71.8% số công nhân được khảo
sát phàn nàn về đồ ăn, trong đó 26.1% cho rằng đồ ăn phục vụ tại căng tin của công ty
không đạt yêu cầu và tới 45.4% cho rằng đồ ăn “không thể chấp nhận được”. Chỉ có chưa
tới 1/5 số công nhân tại đây khi được hỏi hài lòng với chất lượng đồ ăn!
Bên cạnh những sự quan tâm về khía cạnh ăn ở và công việc, Foxconn Quảng Đông cũng
khá chú ý tới các hoạt động giải trí thư giãn sau một ngày làm việc vất vả cho công nhân
viên. Nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho mục đích này đã được công ty đáp ứng như bể bơi
hay phòng xem TV, phòng chiếu phim,…
Hình: Bể bơi tiêu chuẩn tại Foxconn Thâm Quyến, Trung Quốc
Qua những thực trạng được phân tích ở trên, không quá khó để ta dự đoán được những
hậu quả thương tâm xảy đến với nhiều công nhân làm việc tại Foxconn. Trong năm 2010,
tổng cộng có tới 16 vụ tự sát diễn ra tại nhà máy Foxconn Quảng Đông làm 13 người chết
và 3 người còn lại bị thương nặng. Nhà máy này sau đó đã phải cho lắp đặt các tấm lưới
chống tự sát đồng thời yêu cầu nhân viên ký một cam kết “Không tự sát”, tuy nhiên chỉ
làm cho tình hình xấu đi.
Hình: Lưới chống tự tử tại Foxconn Quảng Đông, Trung Quốc
Đến đầu năm 2012, tình trạng còn tồi tệ hơn khi gần 150 công nhân tụ tập trên tầng
thượng nhà máy và đe dọa tự tử tập thể. Nguyên nhân của vụ việc này được cho biết một
phần bắt nguồn từ việc hơn 600 công nhân tại đây được quản lý yêu cầu tham gia vào dây
chuyền lắp ráp máy tính cho Acer trong khi không hề được huấn luyện trước, làm việc
trong nhà máy bụi bặm, tối tăm và được trả mức thù lao thấp không tưởng. Bên cạnh đó,
một nguyên nhân khác khiến công nhân “không thể chịu nổi” và phải biểu tình là việc
Foxconn hứa sẽ trả 1 tháng lương tiền bồi thường cho các công nhân có nguyện vọng
nghỉ việc nhưng sau đó lại không hề thực hiện. May mắn thay, không có thương vong về
người trong cuộc biểu tình này. Kết quả, 45 công nhân nghỉ việc và số còn lại quay lại
làm việc sau khi công ty có các biện pháp giảng hòa. Người phát ngôn cho Foxconn sau
đó cho biết vụ việc đã được xử lý êm đẹp trong hòa bình sau các cuộc đàm phán giữa
lãnh đạo công ty, đại diện chính quyền địa phương và công nhân. Người này còn khẳng
định rằng quyền lợi của công nhân là mối quan tâm hàng đầu của Foxconn và công ty sẽ
thực hiện mọi biện pháp đảm bảo mọi công nhân đều được đối xử công bằng.
Tưởng rằng mọi chuyện đã êm đẹp, tới tháng 5 năm 2013, Foxconn tiếp tục chứng kiến 1
vụ tự sát của công nhân tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Vụ việc
khiến 3 công nhân thiệt mạng, bao gồm 2 nam công nhân 30 và 24 tuổi cùng 1 nữ công
nhân 23 tuổi. Nguyên nhân chính xác của vụ việc này chưa được khẳng định, tuy nhiên ta
có thể dễ dàng suy luận ra nguyên nhân một phần chắc chắn đến từ sự đối xử có phần
ngược đãi với công nhân của Foxconn. Nối tiếp chuỗi sự việc tai tiếng, năm 2016 lại
chứng kiến một vụ đe dọa tự tử tập thể của công nhân Foxconn Quảng Đông với quy mô
dưới 100 công nhân. Tới tháng 5 năm 2017, một nhóm khoảng 10 công nhân đe dọa nhảy
lầu tự tử nếu Foxconn không trả đủ tiền lương cho họ đúng thời hạn đã hứa. Hầu hết các
vụ việc này đều được Foxconn giải quyết bằng giảng hòa và hứa tăng lương thưởng,
nhưng tình trạng các trường hợp biểu tình của công nhân vẫn liên tiếp diễn ra chắc chắn
sẽ làm cho người đọc phải nghi ngờ về mức độ thực hiện những lời hứa có phần hoa mỹ
của công ty này.
Khi được hỏi cảm nhận về những khó khăn khi sinh hoạt và làm việc tại Foxconn cùng
suy nghĩ về những vụ việc tự tử đã xảy ra, công nhân tại đây cho biết họ không trách
Apple mà cho rằng phần lỗi chính thuộc về Foxconn. Khi được hỏi họ có ý định tiếp tục
làm việc nếu điều kiện lao động và sinh hoạt ở Foxconn được cải thiện không, một công
nhân trả lời thẳng thừng: “Sẽ chẳng có gì thay đổi ở đây đâu!”. Về phần những vụ biểu
tình hay tự sát, các công nhân cho biết chúng xảy ra như cơm bữa và họ dường như phải
học cách làm quen với điều này nếu như muốn có thể tiếp tục làm việc tại đây.
Về phía Apple, cụ thể là cố CEO Steve Jobs, khi được hỏi về tình trạng tự tử của công
nhân tại nhà máy sản xuất lắp ráp iPhones lớn nhất thế giới trong một buổi phỏng vấn
trên truyền hình vào năm 2010 đã cho biết ông xem đây là một tình huống không mấy dễ
chịu. Ngoài ra, ông có những phát biểu mang tính bảo vệ Foxconn điển hình như:
“Foxconn đâu phải giống như kiểu một xưởng may tồi tàn đâu, đây là một nhà máy nơi
bạn đến làm việc và trời đất họ (công nhân) còn có các cửa hàng ăn, rạp chiếu phim,
bệnh viện rồi cả bể bơi nữa! Tôi thấy đó là một nhà máy khá tuyệt đấy chứ.” Ngoài ra,
ông còn cho rằng Apple là một trong số rất ít những công ty trong lĩnh vực của mình nói
riêng và trên toàn thế giới nói chung nắm rõ điều kiện lao động của các công nhân làm
việc cho mình, đồng thời luôn quan tâm sát sao đến các đối tác ở các nhánh nhỏ nhất
trong chuỗi cung ứng và kết luận rằng “We are all over this!” - “Chúng ta có thể cho qua
việc này được rồi!”. Dù sau đó trong một lần phản hồi qua email với khách hàng Steve
đã đính chính câu nói này mang ý “Chúng tôi đang toàn lực điều tra vụ việc này!” nhưng
câu nói này và nhiều phát ngôn khác của ông khi xuất hiện đã gây nên nhiều phản đối
trên toàn thế giới. Phần lớn dư luận đều đồng tình rằng người đứng đầu Apple đương thời
đang thể hiện sự thiếu trách nhiệm với các công nhân ngày đêm sản xuất ra các sản phẩm
của mình và coi nhẹ những vụ việc đau thương đã xảy ra. Apple sau đó đã cử Tim Cook –
CEO Apple từ 2011 đến nay – tới thăm nhà máy Foxconn Quảng Đông đồng thời bàn bạc
với lãnh đạo nhà máy cũng như các chuyên gia về phòng chống tự tử để có những giải
pháp cải thiện tình hình vấn đề trong tương lai. Tuy nhiên, với việc những vụ tự tử tiếp
tục xảy ra trong những năm sau đó với quy mô từ vài người tới vài chục người đã cho
thấy hoặc các giải pháp được Apple và Foxconn đưa ra không đủ hiệu quả, hoặc Apple đã
và đang thiếu quan tâm đến vấn đề này. Dù là trường hợp nào ta cũng có thể kết luận
Apple đang làm chưa tốt trách nhiệm xã hội của mình trên khía cạnh Con người khi thực
hiện outsourcing tại Trung Quốc, mà phần lớn là tại các nhà máy của Foxconn.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp giúp Apple nâng cao hiệu quả thực hiện
trách nhiệm xã hội trên hai khía cạnh Kinh doanh & Môi trường và Con
người.
3.1. Giải pháp trên khía cạnh Kinh doanh & Môi trường
Trên khía cạnh này, bản thân Apple qua những báo cáo về Trách nhiệm xã hội thường
niên của mình cho thấy công ty vẫn đang tập trung chủ yếu vào các khía cạnh bao gồm
ứng dụng năng lượng xanh, giảm lượng CO2 thải ra hay tiết kiệm điện. Apple cũng cho
biết đang tăng cường kết hợp và hỗ trợ các đối tác của mình chuyển đổi sang sử dụng
năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu 100% các đối tác đều năng lượng xanh trong tương
lai gần. Đây là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên vẫn chưa phải là giải pháp cho toàn bộ
các vấn đề đã được nêu ra trong phần nghiên cứu thực trạng. Vấn đề xử lí các chất thải
độc hại cả dưới dạng lỏng và khí tại nhiều đơn vị được Apple outsource tại Trung Quốc
vẫn đang là một bài toán khó chưa được Apple quan tâm đúng mức. Thực trạng này đã
đặt ra yêu cầu với các công ty thực hiện thuê outsource như Apple rằng cần phải quan
tâm sát sao, thậm chí gây áp lực hay trực tiếp tham gia và giám sát quá trình xử lý thải tại
đơn vị được thuê outsource, nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động xử lý và xả thải tuân thủ
đúng các tiêu chuẩn được pháp luật đề ra.
3.2. Các giải pháp trên khía cạnh Con người
Giải quyết các vấn đề liên quan tới Con người luôn là một bài toán khó, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải cân nhắc rất nhiều yếu tố trước khi đưa ra và áp dụng bất kì giải pháp
nào. Trong trường hợp này, vấn đề cốt lõi cần giải quyết là điều kiện lao động, sinh hoạt
cùng mức thù lao không tương xứng đang làm nhiều công nhân không hài lòng, trong khi
các đơn vị trực tiếp quản lý như Foxconn thì không có những giải pháp triệt để. Thực
trạng này đỏi hỏi những đơn vị chịu trách nhiệm gián tiếp như Apple có những hành động
cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho những công nhân này. Một giải pháp Apple có thể áp
dụng đó là tăng mức thù lao cho các đơn vị nhận outsource này để đổi lại sự gia tăng về
tính minh bạch trong hợp tác cũng như về phúc lợi cho các công nhân. Ngoài ra, Apple
cũng nên tiếp tục duy trì các chương trình kết hợp với các đối tác nhằm cải tiến liên tục,
nâng cao điều kiện làm việc, kiểm tra thường xuyên và hướng tới tính minh bạch cao nhất
trong các hoạt động hợp tác.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu, ta đã phần nào hiểu thêm về thực trạng tình hình thực
hiện trách nhiệm xã hội của một trong những tập đoàn công nghệ được quan tâm nhiều
nhất hiện nay là Apple. Những vụ việc vi phạm quy định pháp luật, các bê bối liên quan
tới môi trường và quyền lợi của người lao động đã cho thấy trong giai đoạn 9 năm 2010 –
2019 Apple vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục và làm tốt hơn để làm tròn trách nhiệm xã
hội của mình, không chỉ với các đối tượng trực tiếp do mình quản lý mà còn cần quan
tâm tới lợi ích của tất cả các đối tượng liên quan. Trong tương lai, Apple sẽ cần cố gắng
hơn nữa, cần có những giải pháp thiết thực, thậm chí mạnh tay nếu cần thiết để phòng
ngừa và giải quyết các trường hợp bê bối tương tự có thể xảy ra sau này.
Vì dung lượng bài và thời gian nghiên cứu có hạn, bài luận sẽ không tránh khỏi sai sót.
Người viết hi vọng sẽ nhận được những lời góp ý của cô và toàn thể bạn đọc để hoàn
thiện hơn nữa sản phẩm của mình.
Xin chân thành cảm ơn!