Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐÁNH GIÁ NHỮNG QUY ĐỊNH DÀNH SỰ ƯU ĐÃI CỦA WTO DÀNH CHO CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.64 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP CLCQTL41
NHÓM 4
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NHỮNG QUY ĐỊNH DÀNH SỰ ƯU ĐÃI CỦA WTO DÀNH CHO CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 03 năm 2019

MỤC LỤC


2
2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ CÁI VIẾT TẮT/KÝ
HIỆU

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại


TBT

Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương
mại

MFN

Nguyên tắc tối huệ quốc

SA

Hiệp định về các Biện pháp tự vệ

TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ

AOA

Hiệp định về Nông ngihệp

DSU

Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết tranh chấp
trong khuôn khổ WTO

DSB

Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO


SCM

Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng

GNP

Tổng sản lượng quốc gia

USD

Đô la Mỹ

GATS

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

3
3


UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG

WTO
Trong tổ chức WTO có 3 nhóm nước được phân loại theo mức độ phát triển:
nước phát triển, nước đang phát triển, nước kém phát triển. Hơn hai phần ba số thành
viên của WTO là nước đang phát triển1. Tuy nhiên, WTO không đưa ra định nghĩa như
thế nào là “nước phát triển” và “nước đang phát triển”. Các nước thành viên tự đưa ra
tuyên bố rằng họ là “nước phát triển” hay “nước đang phát triển”. Tuy nhiên, các nước
thành viên khác có thể phản đối quyết định của một thành viên trong việc sử dụng các
điều khoản dành cho các nước đang phát triển2.
2. ƯU ĐÃI CỦA WTO DÀNH CHO CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1 Nội dung ưu đãi
Giảm thấp mức độ nghĩa vụ
Tạo một thời gian biểu mềm dẻo hơn để thực hiện các cam kết thương mại
Cần phải cân nhắc tới lợi ích của các quốc gia đang phát triển
Thiết lập những điều kiện và chế độ thương mại thuận lợi
Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển.
2.2 Phân tích
2.2.1 Giảm thấp mức độ nghĩa vụ
2.2.1.1 Hiệp định GATT
Nguyên tắc “có đi có lại và cùng có lợi” là nguyên tắc cơ bản đầu tiên của việc
đàm phán giảm thuế quan. Theo nguyên tắc này, khi một thành viên yêu cầu một thành
viên khác giảm thuế quan đối với một số sản phẩm, thành viên đó cũng phải sẵn sàng
giảm thuế quan của chính mình đối với một số sản phẩm theo yêu cầu của thành viên
kia. Nghĩa vụ có đi có lại được bổ sung thêm bởi nghĩa vụ đối xử MFN như quy định
tại khoản 1 Điều I của GATT - điều khoản áp dụng đối với cả ‘thuế quan và các khoản
thu thuộc bất kì loại nào được nhằm vào hay có liên quan tới nhập khẩu và xuất
khẩu…’ Theo nghĩa vụ về đối xử MFN, một khi việc giảm thuế quan được một thành
viên trao cho một thành viên khác sau khi đàm phán về thuế quan, thì việc giảm thuế
quan đó cũng sẽ được trao cho tất cả các thành viên khác ngay lập tức và vô điều kiện 3.
1 Truy cập ngày 02/03/2019.
2 Truy cập ngày 02/03/2019.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012,
tr.610.

4
4


Tuy nhiên, có ngoại lệ đặc biệt dành cho nước đang phát triển đối với nghĩa vụ
này. Ngoại lệ nảy sinh trong trường hợp đàm phán về thuế quan giữa một bên là thành
viên đang phát triển và bên kia là thành viên phát triển. Khoản 8 Điều XXXVI của
Phần IV (Thương mại và phát triển) của GATT quy định: “Các thành viên phát triển
không chờ đợi sự đối xử có đi có lại khi cam kết trong đàm phán thương mại, bằng
việc giảm hay loại bỏ thuế quan và các rào cản khác đối với thương mại của các
thành viên kém phát triển hơn”. Nguyên tắc này được cụ thể hoá tại đoạn 5 của ‘Điều
khoản cho phép’ (‘Enabling Clause’) được thông qua tại Vòng Tô-ky-ô năm 1979 4,
trong đó quy định: “Các thành viên phát triển không được đòi hỏi... [v]à các thành
viên đang phát triển không phải đưa ra các nhượng bộ không phù hợp với nhu cầu
phát triển, tài chính và thương mại của các thành viên đang phát triển”5.
2.2.1.2 Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT)
Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical
barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng
đối với hàng hóa nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập
khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó 6. Các biện pháp kỹ thuật này về
nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe
con người, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước Thành viên WTO đều thiết lập và
duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng
hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản
tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ
cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hành hóa nước ngoài
vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với

thương mại”.
Tại Điều 10, 11 và 12, Hiệp định TBT quy định các Thành viên sẽ dành sự đối
xử đặc biệt, khác biệt hoặc ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển là Thành viên của
hiệp định này. Các Thành viên trong khi chuẩn bị và áp dụng các tiêu chuẩn, quy định
kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt về phát
triển tài chính, thương mại của các Thành viên đang phát triển để đảm bảo các biện
pháp trên không tạo ra các trở ngại không cần thiết cho xuất khẩu của các Thành viên
đang phát triển. Các Thành viên công nhận rằng các nước Thành viên đang phát triển
sẽ không bị yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn và
4 Quyết định về đối xử khác biệt và thuận lợi hơn, có đi có lại và tham gia đầy đủ hơn của các nước đang phát
triển (Decision on Differential and More Favourable Treatment, Reciprocity and Fuller Participation of
Developing Countries).
5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012,
tr611.
6 tham khảo ngày
03/3/2019.

5
5


quy định kỹ thuật của mình nếu các biện pháp đó không phù hợp với các nhu cầu đặc
biệt về tài chính, thương mại và phát triển của các Thành viên đang phát triển. Ủy ban
về hàng rào kỹ thuật thương mại, khi được yêu cầu, được quyền dành những ngoại lệ
về thời gian, một phần hay toàn bộ, cho các nước đang phát triển được tạm thời không
phải thực hiện nghĩa vụ của hiệp định này7.
Đối với các nước đang phát triển, việc đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra trong tiêu
chuẩn và pháp quy kỹ thuật của các nước đang phát triển là một thách thức lớn. Những
quy định về ưu đãi trong Hiệp định TBT tạo ra minh bạch hơn và khả năng dự báo cao
hơn, có thuận lợi lớn dành cho hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Việc loại

bỏ rào cản thương mại không cần thiết trên thị trường các nước khác góp phần đẩy
mạnh cạnh tranh trên những thị trường này. Như vậy, điều này còn tùy thuộc vào các
nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển có khả năng đối phó với sự cạnh tranh tăng
lên ví dụ từ các nước phát triển trên các thị trường khác nhau hay không8.
2.2.2 Tạo thời gian mềm dẻo hơn để thực hiện các cam kết thương mại
2.2.2.1 Hiệp định SA
Biện pháp tự vệ được quy định tại Hiệp định về các biện pháp tự vệ (viết tắt là
“SA”), đề cập đến việc bảo hộ khẩn cấp ngành kinh tế nội địa khỏi sự cạnh tranh của
hàng nhập khẩu. Thành viên WTO có thể tạm thời hạn chế nhập khẩu hàng hoá (thực
hiện hành động ‘tự vệ’), nếu ngành kinh tế nội địa của họ bị thiệt hại hay bị đe dọa gây
thiệt hại bởi sự gia tăng nhập khẩu. Trong trường hợp này, thiệt hại phải là ‘nghiêm
trọng’. Các biện pháp tự vệ đã được quy định từ thời GATT 1947 (tại Điều XIX). SA
làm rõ và củng cố các quy tắc của GATT, nhất là các quy tắc tại Điều XIX (Hành động
khẩn cấp đối với việc nhập khẩu hàng hoá đặc biệt), nhằm tái lập sự kiểm soát đa
phương đối với các biện pháp tự vệ và loại trừ những biện pháp vượt khỏi tầm kiểm
soát (Lời nói đầu)9.
Hiệp định quy định đối với mỗi nước Thành viên về thời hạn áp dụng biện pháp
tự vệ, kể cả áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn
nào không được vượt quá 8 năm10 thế nhưng ưu đãi đối với các Thành viên là các nước
đang phát triển, WTO cho phép kéo dài thời hạn tối đa thêm 2 năm nữa 11. Ngoài ra,
quy định chỉ cho phép các nước Thành viên phát triển tái áp dụng các biện pháp tự vệ
sau một khoảng thời gian bằng với thời gian đã áp dụng biện pháp tự vệ trước đó và ít
7 Kommerskollegium (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển – bản dịch của
Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội, tr.139.
8 Kommerskollegium (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển – bản dịch của
Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội, tr.142
9 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012,
tr.659.
10 Khoản 3 Điều 7 SA
11 Khoản 2 Điều 9 SA


6
6


nhất phải là 2 năm, trong khi các Thành viên đang phát triển có thể tái áp dụng các
biện pháp tự vệ sau khoảng thời gian bằng một nửa thời gian đã áp dụng biện pháp
nhưng cũng với điều kiện thời gian không áp dụng ít nhất là 2 năm.
Lấy ví dụ nếu như X là một nước phát triển, áp dụng biện pháp tự vệ lên mặt
hàng Y thời gian 4 năm, gia hạn thêm 2 năm là tổng cộng 6 năm, vậy thì nước A trong
thời hạn ít nhất là 6 năm nữa mới được áp dụng biện pháp tự vệ lên mặt hàng Y một
lần nữa. Nhưng trong trường hợp nếu A là nước đang phát triển, thì chỉ cần sau 3 năm
nữa là nước A có thể lại áp dụng biện pháp tự vệ lên mặt hàng này.
Lý do ban đầu GATT có điều khoản về biện pháp tự vệ là vì các nước thành
viên muốn có điều kiện tự bảo vệ chống lại việc hàng nhập khẩu tăng đột ngột. Mục
đích của điều khoản này là thúc đẩy các nước thành viên cùng giảm mức thuế quan
bằng cách đưa ra một lối thoát khẩn cấp trong trường hợp hàng nhập khẩu tăng
mạnh12. Từ đó, hiện nay, với những quy định rõ ràng và những ưu đãi dành cho các
nước đang phát triển trong hiệp định SA như trên, đã có thể giúp cho các nước đang
phát triển có một số sự ưu tiên nhất định khi họ muốn cân bằng và bảo vệ nền sản xuất
trong nước.
2.2.2.2 Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS không có quy chế đặc biệt nào dành cho các nước đang phát
triển hay thậm chí các nước kém phát triển, trừ các quy định từ Điều 65 đến Điều 67
về Giai đoạn chuyển đổi, trong đó điều 65 quy định ưu đãi cho các nước đang phát
triển được phép hoãn thời hạn thi hành các quy định của Hiệp định này ngoại trừ các
Điều 3, Điều 4 và Điều 5, thêm 4 năm so với thời hạn quy định tại khoản 1 13. Tức là sẽ
cho các nước đang phát triển một thời gian dài hơn, tạo điều kiện tốt hơn để các nước
đang phát triển thực hiện cam kết trong hiệp định.
Những quy định trong Hiệp định TRIPS có thể mang lại nhiều lợi ích như việc

ngăn chặn sự tiêu thụ, sản xuất hàng giả, hàng nhái; khuyến khích sự sáng tạo và
chuyển giao công nghệ. Việc thi hành hiệp định TRIPS đòi hỏi những chi phí đáng kể
từ nguồn ngân sách chính phủ của các nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế.
Hiệp định TRIPS đem lại nguồn lợi cho những nước đang phát triển có trình độ công
nghệ cao, nhưng bên cạnh đó lại tạo ra gánh nặng tài chính khổng lồ cho những nước
đang phát triển nghèo, có nền tài chính công yếu kém. Gánh nặng này một phần do
những chi phí một lần để xây dựng hệ thống luật cần thiết về quyền sở hữu trí tuệ và
một phần là do chi phí thường xuyên cho việc bảo đảm tuân thủ pháp luật14.
12 Kommerskollegium (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển – bản dịch
của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội, tr.178.
13 Điều 65 TRIPS
14 Kommerskollegium (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển – bản dịch
của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội, tr.7.

7
7


Trong những thỏa thuận của WTO bao gồm nhiều điều khoản mang đến cho các
nước phát triển những quyền lợi đặc biệt và những sự ưu đãi lớn nhất. Những điều
khoản ưu đãi đó cho phép các nước đang phát triển được các nước phát triển đối xử
một cách thuận lợi hơn so với những thành viên WTO khác 15. Ưu đãi về việc tạo thời
gian mềm dẻo hơn để thực hiện các cam kết thương mại, đã tạo điều kiện cho những
nước đang phát triển có nhiều thời gian hơn để thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết
trong các hiệp định, vì một vài hiệp định trong hệ thống các Hiệp định đa biên cấu
thành nên hệ thống WTO thừa nhận rằng, các nước đang phát triển cần thời gian nhiều
hơn để đảm nhận, thực hiện một phần hay một số quy định được nêu ra trong các hiệp
định16. Vậy nên quy định mà WTO ưu đãi cho các nước đang phát triển trong việc thi
hành các quy định của TRIPS có thể hoãn lại 4 năm trong giai đoạn chuyển đổi là một
quy định hợp lý, tạo điều kiện cho các thành viên đang phát triển từng bước thực hiện

được những cam kết, phù hợp với điều kiện của đất nước.
2.2.3 Cân nhắc tới lợi ích của các quốc gia đang phát triển
2.2.3.1 Hiệp định ADA
Điều 15 Hiệp định ADA thừa nhận rằng các Thành viên phát triển cần phải có
quan tâm đặc biệt đến tình hình đặc thù của các Thành viên đang phát triển trong khi
xem xét các đơn đề nghị về các biện pháp chống bán phá giá theo các quy định của
Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh mang tính chất xây dựng sẽ được đem ra xem
xét trước khi áp dụng thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng tới lợi ích cơ
bản của các Thành viên đang phát triển.
Tuy nhiên, Hiệp định ADA hoàn toàn không giải thích thế nào là sự quan tâm
đặc biệt, biện pháp điều chỉnh mang tính chất xây dựng17.
Ngoài ra, Điều 15 giới hạn phạm vi của chế độ đối xử đặc biệt dành cho các
nước đang phát triển vào cuối giai đoạn điều tra bán phá giá, không liên quan đến giai
đoạn xác định sự hiện diện của hành vi bán phá giá. Điều 15 cũng không quy định, giải
thích gì thêm liên quan đến “lợi ích cơ bản của thành viên đang phát triển” 18.
2.2.3.2 Thoả thuận DSU
Khoản 10 Điều 4 DSU quy định rằng khi tham vấn, các Thành viên phải đặc
biệt chú ý đến những vấn đề cụ thể và quyền lợi của các Thành viên là các nước đang
phát triển.

15 WTO, Understanding the WTO, tr.93
16 WTO, Understanding the WTO, tr.94
17 Peter Gallagher, Guide to the WTO and developing countries, Kluwer Law International, tr. 159
18 Mai Hồng Quỳ, Lê Thị Ánh Nguyệt (2012), Luật tổ chức thương mại thế giới, NXB Hồng Đức, Hội Luật gia
Việt Nam, tr. 99

8
8



Khoản 11 Điều 4 DSU quy định về việc giải quyết khi có tranh chấp xảy ra giữa
một Thành viên phát triển và một Thành viên đang phát triển, nếu có yêu cần của nước
đang phát triển, thì ban hội thẩm sẽ có ít nhất là một hội thẩm lấy từ Thành viên đang
phát triển.
Trong giai đoạn tiến hành thủ tục tham vấn, các Thành viên WTO phải đặc biệt
chú ý đến những vấn đề cụ thể và quyền lợi của các Thành viên là các nước đang phát
triển. Mặc dù vậy, đây không phải là quy định mang tính chất bắt buộc cũng không
phải là nghĩa vụ thi hành mà chủ yếu thể hiện việc khuyến khích sự quan tâm của các
nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. Nếu đối tượng tham vấn là một
biện pháp do một Thành viên đang phát triển tiến hành, các bên có thể thỏa thuận kéo
dài thời gian được quy định trong khoản 7 và 8 của Điều 5 Special and Differential
Treatment19.
Trong vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO về việc Việt
Nam gửi yêu cầu tham vấn tới Hoa Kỳ liên quan đến một số biện pháp chống bán phá
giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam ngày 1/2/2010. Tại cuộc
họp ngày 18/05/2010, Cơ quan Giải quyết Tranh chấp trong WTO (DSB) đã quyết
định thành lập Ban Hội thẩm bao gồm ông Mohammad Seaeed (chủ tịch) 20, bà
Deborah Milstein21, ông Ianin Sandford22. Tiếp theo là Trung Quốc và Ấn Độ tham gia
là các Bên thứ ba. Trong quá trình thành lập tham vấn và Ban hội thẩm, nếu Việt Nam
có yêu cầu cụ thể rằng thành phần Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp phải có thành
viên đang phát triển thì hội đồng Ban hội thẩm được thành lập có thành viên đang phát
triển. Thực tế, nếu nhìn vào thành phần của Ban hội thẩm, ta có thể thấy rằng có 2 đại
diện của thành viên đang phát triển trong số 3 thành viên của Ban hội thẩm. “Tuy
nhiên, trong suốt hơn 100 trang báo cáo của Ban hội thẩm, chúng ta không hề thấy đề
cập gì đến thuật ngữ quốc gia đang phát triển. Trên thực tế, Việt Nam có nhiều mặt
hàng nông sản xuất khẩu trên thế giới được xếp hạng cao. Chẳng hạn, gạo đứng thứ 2,
3 thế giới, cà phê đứng thứ 2 thế giới, hạt tiêu đứng đầu thế giới, hạt điều số 2 thế
giới… Do đó, hiện nay, Hoa Kỳ không công nhận Việt Nam là nước đang phát triển,
đặc biệt là nước đang phát triển trong các cuộc điều tra chống bán phá giá. Hay nói
cách khác, Hoa Kỳ đã, đang và sẽ không đối xử ưu đãi đối với Việt Nam với tư cách là

nước đang phát triển trong các vụ kiện chống bán phá giá hàng nhập khẩu của Việt
Nam vào thị trường của Hoa Kỳ”23.
19 Lê Thị Ngọc Hà, “Chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO” ( (truy cập ngày 3/3/19)
20 Tham tán phái đoàn thường trực của Pakistan tại WTO
21 Thuộc Bộ Công nghiệp, Thương mại và Lao động Israel.
22 Giám đốc Tập đoàn thương mại quốc tế Australia.
23 Mai Hồng Quỳ, Lê Thị Ánh Nguyệt (2012), Luật tổ chức thương mại thế giới, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia
Việt Nam, tr. 100.

9
9


2.2.3.3 Hiệp định SCM
Thành viên đang phát triển được chia thành ba nhóm cơ bản: 1) nhóm quốc gia
kém phát triển theo định nghĩa của Liên hợp quốc; 2) nhóm quốc gia có thu nhập quốc
dân tính trên đầu người (GNP) dưới 1,000 USD và 3) nhóm quốc gia có GNP trên
1,000 USD dựa theo số liệu gần nhất của Ngân hàng thế giới. 24
Hiệp định SCM của WTO phân biệt trợ cấp thành 3 loại, bao gồm: trợ cấp bị
cấm (trợ cấp đèn đỏ), trợ cấp có thể bị khiếu kiện (trợ cấp đèn vàng), trợ cấp không thể
bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh). Trong đó, trợ cấp bị cấm bao gồm:
a) Quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt
hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả
những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I;
b) Quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều
kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại 25
Như vậy các khoản trợ cấp căn cứ vào hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
và khuyến khích sử dụng hàng nội so với hàng nhập khẩu đều bị xem là bất hợp pháp
trong khuôn khổ hệ thống thương mại của WTO, nếu một quốc gia áp dụng loại hình

trợ cấp này, các quốc gia khác sẽ có thể áp dụng biện pháp khắc phục hoặc các biện
pháp đối kháng tương ứng.
Hiện nay, quy chế này có hiệu lực đối với cả các quốc gia đang phát triển. Tuy
nhiên, quy chế đối xử ưu đãi và thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển cho phép
các nước đang phát triển được từng bước loại bỏ trợ cấp xuất khẩu trong thời gian quá
độ 08 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, và có 05 năm chuyển tiếp để giảm bớt các
trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội so với hàng nhập khẩu26.
Theo sự phân nhóm trên, quy định cấm áp dụng trợ cấp xuất khẩu theo Điều 3
Hiệp định SCM sẽ không áp dụng đối với thành viên đang phát triển thuộc nhóm 1 và
nhóm 2. Điều này có nghĩa thành viên đang phát triển là quốc gia chậm phát triển hoặc
có thu nhập quốc dân tính trên đầu người dưới 1,000 USD có thể áp dụng khoản trợ
cấp xuất khẩu cho hàng công nghiệp. Sản phẩm có trợ cấp xuất khẩu này chỉ phải chịu
thuế đối kháng nếu gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất
trong quốc gia của quốc gia nhập khẩu.
Việc cho phép thành viên đang phát triển được trợ cấp xuất khẩu xuất phát từ
nguyên nhân do ngành công nghiệp tại quốc gia đang phát triển còn non trẻ, sản phẩm
không đủ sức cạnh tranh đối với sản phẩm xuất khẩu khác. Như vậy, sự cho phép này
sẽ chấm dứt khi thành viên đang phát triển đạt được trình độ cạnh tranh trong xuất
khẩu. Thành viên đang phát triển được coi là đạt được tính cạnh tranh trong xuất khẩu
24 Phụ lục VII Hiệp định SCM
25 Điều 3 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM).
26 Nguyễn Thị Diễm Hường, Pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, tr.
53.

10
10


đối với một sản phẩm cụ thể khi thành viên này thông báo hoặc dựa trên cơ sở tính
toán của Ban thư kí (theo yêu cầu của thành viên khác), thành viên đó đã xuất khẩu

sản phẩm trên đạt ít nhất 3,25% thị phần của thương mại thế giới về chính sản phẩm
này trong hai năm liên tục27.
VỤ "BRAZIL - CHƯƠNG TRÌNH CẤP VỐN XUẤT KHẨU CHO MÁY
BAY", DS 46 28:
Một trong những tranh chấp điển hình liên quan đến vấn đề trợ cấp xuất khẩu
của quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ WTO là tranh chấp "Brazil - Chương
trình cấp vốn xuất khẩu cho máy bay", DS 46. Tranh chấp liên quan đến khoản chi tiêu
thuộc Chương trình cấp vốn xuất khẩu máy bay (“PROEX” - chương trình hỗ trợ tài
chính xuất khẩu của Brazil cho xuất khẩu máy bay tầm khu vực của Brazil). PROEX
được Chính phủ Brazil thông qua ngày 01/06/1991 theo Luật 8187/91, được chính phủ
Brazil ban hành hàng tháng và duy trì bằng biện pháp tạm thời. PROEX cung cấp
khoản tín dụng xuất khẩu cho nhà xuất khẩu Brazil thông qua cấp vốn trực tiếp hoặc
khoản chi tiêu để bù đắp lãi suất.
Với việc cấp vốn trực tiếp, Brazil cho vay một phần vốn bắt buộc cho giao dịch.
Với việc bù đắp lãi suất, pháp luật quy định rằng: “Ngân sách nhà quốc gia trợ cấp cho
người hưởng trợ cấp khoản chi tiêu để bù đắp nhằm điều chỉnh, ở mức cao nhất, sự
chênh lệch giữa tiền lãi được thoả thuận với người mua và chi phí cho người hưởng trợ
cấp đề xuất nguồn đầu tư bắt buộc”.
Theo cam kết, khoản chi bù đắp lãi suất của PROEX sẽ bắt đầu sau khi máy bay
được xuất khẩu và được người mua thanh toán. Khoản chi PROEX được xây dựng cho
cơ chế cho vay tài chính dưới dạng cam kết cho vay từ ngân sách nhà quốc gia không
lãi suất (NTN-I). Khoản chi được thể hiện theo đồng tiền của Brazil (Reais) có quy đổi
sang đô la Mỹ. Cam kết cho vay được kho bạc nhà nước của Brazil cấp cho ngân hàng
của mình. Cam kết này cho phép ngân hàng Brazil cung cấp các khoản vay hỗ trợ tài
chính giao dịch cho ngân hàng vay. Cam kết được cấp dưới tên của ngân hàng vay, có
thể bù lại khoản vay theo kì nửa năm.
Ngày 19/6/1996, Canada yêu cầu tham vấn với Brazil dựa trên Điều 4 Hiệp
định trợ cấp, quy định thủ tục đặc biệt đối với trợ cấp xuất khẩu. Canada cho rằng
khoản trợ cấp xuất khẩu theo Chương trình tài trợ xuất khẩu (PROEX) của Brazil dành
cho khách hàng quốc gia ngoài của Hãng máy bay Embraer là không phù hợp với Điều

3, 27.4 và 27.5 Hiệp định trợ cấp.
Ngày 16/9/1996, Canada yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, với cáo buộc rằng
Brazil đã vi phạm Hiệp định trợ cấp và GATT 1994. Cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO (DSB) đã xem xét yêu cầu này trong cuộc họp ngày 27/9/1996. Theo đó, Ban
27 Điều 27.6 Hiệp định SCM.
28 Nguyễn Quỳnh Trang (2013), “Trợ cấp xuất khẩu đối với các nước đang phát triển”, Tạp chí Luật học, (10), tr
58.

11
11


hội thẩm kết luận rằng biện pháp của Brazil là không phù hợp với Điều 3.1(a) và 27.4
của Hiệp định về trợ cấp. Ngày 3/5/1999, Brazil tuyên bố ý định kháng cáo một số vấn
đề về luật và diễn giải pháp lí trong báo cáo của Ban hội thẩm. Bản báo báo của cơ
quan phúc thẩm được ban hành ngày 2/8/1999. Trong đó, Cơ quan phúc thẩm tán
thành tất cả phán quyết của Ban hội thẩm, tuy nhiên huỷ bỏ và sửa đổi cách diễn giải
của Ban về cụm từ “lợi thế vật chất” (material advantage) tại mục (k) của Danh sách
minh họa về trợ cấp xuất khẩu trong Phụ lục I Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp
đối kháng (Hiệp định SCM). 29
2.2.4 Thiết lập những điều kiện và chế độ thương mại thuận lợi
Ngay tại lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh – Hiệp định thành lập tổ chức
thương mại thế giới (WTO) đã nói rõ rằng một trong những mục tiêu của tổ chức này
là nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc
gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế
tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia đó. Và để thực hiện được
mục tiêu này, WTO đã ghi nhận trong rất nhiều hiệp định về các điều khoản dành cho
các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất một số quyền ưu đãi đặc biệt
hay quyền được đối xử nương nhẹ hơn, nói cách khác là quyền được “đối xử đặc biệt
và đối xử ưu đãi”30. Phạm vi của phần bài viết này đề cập đến việc thiết lập những điều

kiện và chế độ thương mại thuận lợi dành cho các nước đang phát triển.
Sau đây là những ưu đãi trong các hiệp định của WTO dành cho các nước đang
phát triển trong lĩnh vực thương mại hàng hoá:
2.2.4.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT – Vòng đàm
phán thứ 8 Uruguay đã đạt được các thoả thuận về Thuế quan
Khi tham gia vào WTO, các nước đang phát triển phải cam kết ràng buộc thuế
đối với 100% hàng nông sản và 73% sản phẩm công nghiệp, còn các nước công
nghiệp phát triển là 100% và 97%. Ngoài ra dựa trên mức thuế đã ràng buộc, các nước
thành viên phải tiến hành cắt giảm thuế quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thuế suất
đối với các nông sản sẽ được cắt giảm trung bình 36% ở các nước phát triển (mức
giảm tối thiểu mỗi dòng thuế không ít hơn 15%) và 24% ở các nước đang phát triển
(mức giảm tối thiểu đối với mỗi dòng thuế không ít hơn 10%). Việc cắt giảm được tiến
hành lần lượt trong vòng 6 năm đối với các nước phát triển (1995-2000) và 10 năm đối
với các nước đang phát triển (1995-2004).31

29 Panel Report và Appellate Body Report của vụ Brasil – Aircraft, DS 46 và tóm tắt vụ kiện, nguồn:
/>30 Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới: Những điều cần
biết, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.115
31 Bộ Thương mại, Đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO dành cho các nước đang và chậm phát triển, Tạp chí
kinh tế và dự báo, số 08/2006

12
12


Song, từ những thoả thuận đạt được trong vòng đám phán Uruguay, có thể thấy
rằng các nước đang phát triển được nhận ưu đãi trong việc cắt giảm thuế quan so với
các nước phát triển. Hơn nữa, việc quy định thời gian 10 năm để thực hiện cắt giảm
thuế quan cho các nước đang phát triển cũng cho thấy được WTO đã tạo một thời gian
biểu mềm dẻo hơn để các nước đang phát triển thực hiện các cam kết thương mại.

2.2.4.2 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT
Các biện pháp hạn chế định lượng:
Điều XI Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) của WTO quy
định nguyên tắc các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp hạn chế số
lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Như
vậy, về nguyên tắc các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu bị cấm hoàn
toàn trong WTO. Tuy nhiên, WTO cũng thừa nhận một số ít các trường hợp ngoại lệ
cho phép áp dụng biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu nhưng phải là với
các điều kiện và theo các thủ tục nhất định 32. Trong đó, quy định tại Điều XVIII cho
phép các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn chế số lượng trong chưng trình trợ
giúp của Chính phủ để đẩy mạnh phát triển kinh tế hoặc hạn chế để bảo vệ cho một số
ngành công nghiệp.
Qua quy định trên, có thể thấy rằng WTO thiết lập những điều kiện và chế độ
thương mại thuận lợi cho các nước đang phát triển. Thậm chí, trong Hiệp định chung
về thuế quan và thương mại (GATT, hiệp định điều chỉnh thương mại hàng hoá) có
một đoạn đặc biệt (phần IV) về thương mại và phát triển. Đoạn này qui định phải áp
dụng nguyên tắc không có đi có lại trong đàm phán thương mại giữa các nước phát
triển và các nước đang phát triển: cụ thể là khi các nước phát triển chấp nhận nhân
nhượng thương mại đối với các nước đang phát triển thì đổi lại họ không nên trông
chờ các nước đang phát triển đưa ra các bản chào tương tự 33.
2.2.4.3 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng (Hiệp định SCM)
Trợ cấp:
Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc
một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) hoặc các tổ chức khác được nhà nước
giao quyền dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành
sản xuất (Điều I Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng – Hiệp định SCM):
(1) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay hoặc hứa chuyển.
(2) Miễn không thu hoặc bỏ qua những khoản thu lẽ ra phải đóng.
(3) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá.
32 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cam kết WTO về hạn chế số lượng xuất, nhập khẩuI,

Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập của Việt Nam, tr.4
33 Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới: Những điều cần
biết, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.115

13
13


(4) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các
hoạt động (1), (2), (3) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.
(5) Hỗ trợ thu nhập hay trợ giá
Để xác định sự tồn tại của trợ cấp đòi hỏi phải xác định 02 vấn đề: (i) hỗ trợ tài
chính của nhà nước và (ii) có lợi ích.
Trong phạm vi phần bài viết này sẽ nói về đối xử ưu đãi đặc biệt liên quan đến
trợ cấp dành cho các nước đang phát triển. Theo quy định tại phần VIII Hiệp định
SCM và phụ lục VII, các nước phát triển được cho thời hạn 05 năm để loại bỏ tất cả
các trợ cấp bị cấm34 đã áp dụng trước khi ký kết các hiệp định của WTO. Các nước
đang phát triển được hưởng khung thời gian dài hơn để thích nghi các yêu cầu của
Hiệp định SCM và một số ưu đãi đặc biệt khác. Tuỳ thuộc vào 03 loại/ nhóm quốc gia
đang phát triển được ghi nhận cụ thể trong hiệp định35.
2.2.4.4 Hiệp định nông nghiệp (Hiệp định AOA)
Ngoài ra, vần đề trợ cấp còn được nhắc đến trong Hiệp định nông nghiệp (Hiệp
định AOA), đáng chú ý là cam kết của WTO về chính sách nông nghiệp (hỗ trợ trong
nước và trợ cấp xuất khẩu). Về chính sách hỗ trợ trong nước gồm: Nhóm chính sách
hộp xanh “Green box”, Nhóm chính sách hộp xanh lơ “Blue box”, Các chính sách hỗ
trợ khuyến khích sản xuất gọi là “Chương trình phát triển” – là một điều khoản đặc
biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển, Nhóm chính sách hổ phách
“Amber box”. Các chính sách hỗ trợ trong các nước đang phát triển nói chung và nước
ta nói riêng hầu hết nằm trong chính sách “Hộp xanh” và chương trình phát triển, đối
với nhóm “Hộp hổ phách” sẽ sử dụng ở mức tối thiểu (10% giá trị sản lượng nông

nghiệp) phù hợp các các cam kết với WTO 36. Còn về trợ cấp xuất khẩu: về nguyên tắc,
WTO nghiêm cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, các nước đang phát triển có thể áp
dụng điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong
lĩnh vực này. Cụ thể là trường hợp Việt Nam cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia
nhập WTO và bảo lưu quyền áp dụng điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho
các nước đang phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, nghĩa là Việt Nam được phép áp
dụng 2 loại trợ cấp là: Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp,
tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí chuyển; Ưu đãi về cước phí vận tải
trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu hơn hàng nội địa37.
34 Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ) quy định tại Phần II Hiệp định SCM bao gồm: trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp
nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập hẩu.
35 Bộ môn Luật Thương mại quốc tế Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại
quốc tế, Nxb. Lao động, 2017, tr. 59-61
36 Nguyễn Thị Diễm Hường (2008), Pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật
TP.Hồ Chí Minh, tr.55
37 Nguyễn Thị Diễm Hường (2008), Pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư, Luận văn thạc sỹ, Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh, tr.56

14
14


2.2.4.5 Hiệp định công nghiệp
Tương tự như Hiệp định nông nghiệp, ở Hiệp định công nghiệp cũng có quy
định về vấn đề trợ cấp: WTO yêu cầu các thành viên của mình phải loại bỏ ngay các
hình thức trợ cấp trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng cũng có những ưu tiên cho các
nước đang phát triển vì chính sách trợ cấp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế của các nước này. Ngoài trợ cấp xuất khẩu, các thành viên đang phát triển
còn có thể áp dụng trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa trong vòng 5 năm kể từ
ngày Hiệp định WTO có hiệu lực. Riêng đối với các thành viên trong quá trình chuyển

đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường được tiếp tục duy
trì trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa trong vòng 7 năm
kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.
WTO cũng có quy định rằng, các nước đang phát triển vẫn được đối xử ưu đãi
trong thương mại cho dù hàng xuất khẩu của họ đang bị điều tra để áp dụng thuế đối
kháng. Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ
một thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi nhà chức trách liên quan xác
định rằng:
+ Tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó (đối với
các nước thành viên đang phát triển có thu nhập quốc dân bình quân tính trên đầu
người trên 1000USD/năm đã xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu trước thời hạn cho phép và với
các thành viên chậm phát triển nhất hoặc các thành viên có thu nhập quốc dân dưới
1000USD/năm thì con số tương ứng sẽ là 3%).
+ Khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu
sản phẩm tương tự vào thành viên nhập khẩu, trừ trường hợp khối lượng hàng nhập
khẩu từ một nhóm nước đang phát triển cùng nhau chiếm tới hơn 9% tổng thị phần
nhập khẩu sản phẩm tương tự tại thành viên nhập khẩu (mặc dù mỗi nước trong nhóm
chỉ chiếm ít hơn 4% thị phần nhập khẩu)38.
Tóm lại, từ những quy định của WTO dành cho các nước đang phát triển, ta có
thể thấy rằng những quy định này có phần mềm dẻo và ưu đãi hơn so với các nước
phát triển.
2.2.5 Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển
2.2.5.1 Hiệp định GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS – General Agreement on Trade
and Services) là một hiệp định thuộc hệ thống WTO ra đời năm 1995, quy định về các
nguyên tắc về thương mại dịch vụ.

38 />newid=2863&fbclid=IwAR2vGIm3g631AK3FRIJYcIqxUCOVUyi7j8NBgsLm-K18JmVVJvBYhcgZtOk, Truy
cập ngày 04/03/2019


15
15


Điều IV của GATS quy định việc tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển
tham gia và hưởng lợi hơn từ thương mại dịch vụ. Đây là điều khoản quan trọng nhất
liên quan đến đối xử đặc biệt và đối xử phân biệt với các nước đang phát triển của
GATS. Các thành viên phải dành những điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát
triển tham gia vào thương mại dịch vụ của thế giới. Mục tiêu này được thực hiện thông
qua sự trợ giúp dành cho các nước đang phát triển 39, nâng cao năng lực và khả năng
cạnh tranh các ngành dịch vụ trong nước, cải thiện các kênh phân phối, tăng cường mở
của thị trường ở những ngành có lợi ích xuất khẩu đối với các nước này40.
Hiệp định cũng quy định rằng Đầu mối liên hệ (Contact Point) cần hỗ trợ cho
các nhà cung cấp dịch vụ của các nước đang phát triển bằng việc mở rộng các kênh
thông tin về công nghệ trong các ngành dịch vụ hiện có, thủ tục đăng ký và công nhận
bằng cấp chuyên môn.
Hiệp định cũng quy định yêu cầu phải có đánh giá chung và cụ thể theo từng
ngành về thương mại dịch vụ. Đánh giá này tập trung phân tích trên cấp độ quốc gia
hơn là tổng thể. Các thành viên WTO có thể làm hơn thế để giúp tạo thuận lợi cho các
nước đang phát triển khi thực hiện luật lệ trong nước phù hợp và đánh giá nhu cầu về
tự do hóa.
Các nước phát triển đã và đang cung cấp cho các nước đang phát triển hỗ trợ kỹ
thuật trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, các hỗ trợ loại này thường nằm
trong khuôn khổ của GATS thông qua kênh hợp tác song phương hoặc trong khuôn
khổ của OECD, UNCTAD và Trung tâm Phương Nam 41. Trước đây, các trợ giúp chủ
yếu xoay quanh việc hướng dẫn, nắm bắt các nội dung trong Hiệp định. Gần đây, xu
hướng mới chuyển sang phân tích nhu cầu và khả năng tự do hóa của các nước. Ban
thư ký WTO có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển và kém phát
triển một khi Hội đồng Thương mại dịch vụ ra quyết định như vậy 42. Ví dụ, cho đến
thời điểm năm 2018, WTO đã tổ chức gần 300 hoạt động hỗ trợ kỹ thuật mỗi năm và

đào tạo hơn 14.000 quan chức chính phủ. Hầu hết các hoạt động đào tạo bao gồm việc
cung cấp bài giảng, thuyết trình, hội nghị bàn tròn, các cuộc họp với chuyên gia, các
bài tập mô phỏng và cả việc tham dự cuộc họp của WTO. Các khóa học bao gồm khóa
Chính sách thương mại nâng cao (Advanced Trade Policy Courses – ATPCs) được tổ
chức tại Geneva, các khóa học chính sách thương mại trung gian khu vực, hội thảo khu
39 “Hội thảo đào tạo về thương mại cho các nhà báo từ các nước Châu Phi nói tiếng Pháp”,
(truy cập ngày 04/03/2019)
“Pháp quyên góp 1 triệu EUR cho quỹ hộ trợ kỹ thuật của WTO”,
(truy cập ngày 05/03/2019)
40 Kommerskollegium (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển – bản dịch của
Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội, tr. 195.
41 Trung tâm Phương Nam là một tổ chức bao gồm 54 nước đang phát triển hoạt động để tăng cường hợp tác
giữa các nước đang phát triển. Tổ chức này có trụ sở chính ở Geneva. Xem thêm tại www.southcentre.org.
42 “Tổng quan về Ban thư ký WTO”, (truy cập ngày
04/03/2019)

16
16


vực, các buổi đào tạo về các chủ đề cụ thể. Các thành viên WTO được mời để gửi yêu
cầu bằng văn bản về việc hỗ trợ kỹ thuật quốc gia cho Ban thư ký WTO, dựa trên nhu
cầu cá nhân của họ43.
Tóm lại, Hiệp định GATS đã giúp các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi,
cơ hội tiếp cận công nghệ mà các nước phát triển đem lại 44. Ví dụ, vào ngày
20/11/2018, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức cuộc họp với Tùy
viên Hợp tác Thương mại Phái đoàn Châu Âu về việc EU sẽ hỗ trợ các biện pháp kỹ
thuật nâng cao năng lực hội nhập cho Việt Nam 45. Mục tiêu của Dự án này là giúp Việt
Nam tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, tối đa hóa lợi ích của Việt Nam từ các ưu đãi
thương mại với trọng tâm là các hiệp định thương mại trong khu vực FTA Việt Nam EU. Bên cạnh đó, nhờ có sự ra đời của Hiệp định GATS, khi các doanh nghiệp nước

ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa, các nước đang phát triển sẽ học hỏi được kinh
nghiệm quản lý, chuyên môn, từ đó áp dụng vào dịch vụ nước mình. Khi công nghệ
của các nước phát triển gia nhập vào thị trước mà các nước đang phát triển sẽ tiếp thu
và sử dụng một cách đúng đắn thì khả năng cạnh tranh lại với dịch vụ của các nước
phát triển cung cấp là hoàn toàn có thể.
2.2.5.2 Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS có hiệu lực vào năm 1995 với tư cách là một trong những kết
quả của Vòng đàm phán Uruguay. Các quyền sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bao gồm
sự bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (quyền tác giả, tác phẩm) và bảo hộ
sáng chế, kiểu dáng và nhãn hiệu (sở hữu công nghiệp) với mục tiêu thúc đẩy và tái
đầu tư phát triển công nghệ và các sản phẩm sáng tạo khác. 46
Điều 66, 67 Hiệp định TRIPS quy định về việc những Thành viên là nước phát
triển phải tạo động lực để khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức trong lãnh
thổ của mình chuyển giao công nghệ cho những Thành viên là nước kém phát triển để
giúp họ tạo ra một nền tảng công nghệ bền vững và có khả năng phát triển. Để tạo điều
kiện thi hành Hiệp định này, theo yêu cầu và với nội dung và điều kiện cùng thỏa
thuận, những Thành viên là nước phát triển phải hợp tác về kỹ thuật và tài chính để
giúp những Thành viên là nước đang phát triển và kém phát triển. Sự hợp tác đó phải
bao gồm cả sự trợ giúp trong việc soạn thảo để ban hành luật và quy định quốc gia về
bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc ngăn ngừa sự lạm dụng các
43 “Hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật của WTO”, />(truy cập ngày 04/03/2019)
44 “Sáu lợi ích về tự do hóa dịch vụ”, (truy
cập ngày 04/04/2019)
45 Hán Hiển, “EU hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng lực hội nhập cho Việt Nam”, (truy cập ngày 04/03/2019)
46 Kommerskollegium (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển – bản dịch của
Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội, tr. 211.

17
17



quyền đó, và phải bao gồm cả sự hỗ trợ việc thành lập và củng cố các cơ quan và tổ
chức trong nước liên quan đến các vấn đề đó, trong đó có cả việc đào tạo cán bộ.
Hiện nay hệ thống hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước kém phát triển
cùng với các nguyên tắc và các mục tiêu của Hiệp định TRIPS vẫn còn chưa thật sự rõ
ràng. Điều 67 không đề cập đến vấn đề chuyển giao hay phổ biến công nghệ. Cụ thể,
các nước đang phát triển có thể biện luận rằng việc xây dựng một nền tảng công nghệ
bền vững và có khả năng phát triển cần có một cơ sở hạ tầng vững chắc, tức hệ thống
pháp luật về sở hữu trí tuệ đủ tốt cho việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ. Điều này là
rất tốn kém, vì vậy các nước đang phát triển có thể cam kết nỗ lực hết sức mình để cải
thiện môi trường chuyển giao công nghệ nếu các nước phát triển sẵn sàng trợ giúp kỹ
thuật nhiều hơn nữa và hỗ trợ lâu dài cho công cuộc cải tổ này.
Bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ tạo ra động lực cho các cá nhân và tổ chức đầu
tư vào nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới bởi vì chúng cho phép các nhà sáng
chế được hưởng thành quả mà họ đã đầu tư và tạo ra bằng cách trao cho họ các quyền
độc quyền tạm thời. Tuy nhiên, hệ thống bảo hộ được quy định trong Hiệp định TRIPS
vẫn chưa tạo được sự cân bằng cần thiết giữa việc tạo ra sự khích lệ cá nhân và đẩy
mạnh việc chuyển giao công nghệ và sự phát triển cho các mục đích chung 47.
3. KẾT LUẬN
Qua những quy định về các ưu đãi của WTO dành cho các nước đang phát triển
như nêu trên, có thể thấy WTO và các nước thành viên phát triển khác đã dành rất
nhiều thuận lợi để những nước đang phát triển có điều kiện tốt nhất trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, cùng với đó có thể bảo vệ và phát triển nền công nghiệp, kinh tế hay
công nghệ của quốc gia mình. Những hiệp định của WTO đã góp phần giảm bớt rào
cản thương mại và thúc đẩy thương mại của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở
một khía cạnh nào đó, nhiều Hiệp định của WTO vẫn có nguy cơ trở thành gánh nặng
đối với một vài nước đang phát triển có nguồn lực hạn hẹp, do chi phí về việc thực
hiện như việc xây dựng hệ thống luật, tăng cường việc điều hành và bảo đảm việc tuân
thủ, dù có những ưu đãi nhất định, nhưng những ưu đãi chỉ giảm một phần nào đó, và
các nước vẫn sẽ phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà mình đã cam kết. Song,

không thể phủ nhận WTO đã tạo rất nhiều điều kiện cho các quốc gia đang và kém
phát triển.

47 Vũ Thái Hà (2010), “Hiệp định TRIPS và các nước đang phát triển”
(truy cập ngày 03/03/2019)

18
18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các hiệp định
i. Hiệp định GATT
ii. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT)
iii. Hiệp định SA
iv. Hiệp định TRIPS
v. Hiệp định ADA
vi. Thoả thuận DSU
vii. Hiệp định SCM
viii. Hiệp định nông nghiệp (Hiệp dinh AOA)
ix. Hiệp định công nghiệp
x. Hiệp định GATS
2. Danh mục các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
i. Mai Hồng Quỳ, Lê Thị Ánh Nguyệt (2012), Luật Tổ chức thương mại
thế giới – Tóm tắt và bình luận án, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam
ii. Nguyễn Quỳnh Trang (2012), Trợ cấp xuất khẩu đối với quốc gia đang
phát triển trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tạp chí
luật học số 10/2012, tr. 54 – 59.
iii. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB

Công an nhân dân, Hà Nội (2012).
iv. Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật thương mại quốc tế,
NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam (2012).
v. Nguyễn Thị Diễm Hường (2008), Pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư,
Đại học Luật TP.HCM.
vi. Nguyễn Thị Anh (2008), Quy định về trợ cấp của WTO và sự tác động
đến pháp luật Việt Nam, Đại học Luật TP.HCM.
vii. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới: Những điều cần biết, Nxb. Lao động, Hà Nội.
viii. Bộ Thương mại, Đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO dành cho các
nước đang và chậm phát triển, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 08/2006.
ix. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cam kết WTO về
hạn chế số lượng xuất, nhập khẩuI, Hệ thống ngắn gọn về WTO và các
cam kết gia nhập của Việt Nam.
x. Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ) quy định tại Phần II Hiệp định SCM bao
gồm: trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so
với hàng nhập khẩu.
xi. Bộ môn Luật Thương mại quốc tế Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, Hướng
dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế, Nxb. Lao động, 2017.
xii. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Rào cản kỹ thuật đối với
thương mại (TBT) – Các hiệp định và nguyên tắc WTO.
xiii. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, GATS 2000 –
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ.
19
19


xiv.

Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Thực thi các cam kết của Việt Nam với Tổ

chức thương mại thế giới về dịch vụ ngân hàng, Khoa Luật – Đại học
quốc gia Việt Nam.
xv. />xvi. />xvii. />newid=2863&fbclid=IwAR2vGIm3g631AK3FRIJYcIqxUCOVUyi7j8N
BgsLm-K18JmVVJvBYhcgZtOk
xviii. />xix. />xx. />fbclid=IwAR0a6Q6qRXvodEdKOroGx5vgWBb7RQmf6PsQRVrUNzRF6HlgWN6zlXoCmI
3. Danh mục các tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài
i. Kommerskollegium (2005), Tác động của các hiệp định WTO đối với
các nước đang phát triển – bản dịch của Ủy ban quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế, Hà Nội.
ii. WTO, Understanding the WTO.
iii. Arvind Panagariya, Core WTO Agreements: Trade in Goods and
Services and Intellectual Property
iv. Peter Gallagher, Guide to the WTO and developing countries, Kluwer
Law International.
v. Peter Van den Bossche Werner Zdouc, The Law and Policy of the World
Trade Organization, Cambridge University Press.
vi. Panel Report và Appellate Body Report của vụ Brasil – Aircraft, DS 46
và tóm tắt vụ kiện, nguồn: />vii. />viii. />ix. />x. />xi. />xii. />xiii. />xiv. ”, />xv. www.southcentre.org
xvi. />plications_for_developing_countries_Key_issues_and_concerns?
20
20


fbclid=IwAR2SD9CuXaTs37gECQp4RH3NJL9_W_fryEd0mmZOZ1GzNJRKegw2U4Sqhw

21
21




×