Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Quy hoạch chi tiết phát triển lâm nghiệp thị xã Mường Lay đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.46 KB, 54 trang )

MỞ ĐẦU
Thị xã Mường Lay có tổng diện tích tự nhiên là 11.255,93 ha, chiếm
1,18% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 3 đơn vị hành chính: phường
Sông Đà, phường Na Lay và xã Lay Nưa. Mật độ dân số thị xã là 95
người/km2, là đơn vị hành chính có mật độ dân số cao đứng thứ 2 của tỉnh
Điện Biên, chỉ sau thành phố Điện Biên Phủ. Là một trong các huyện của tỉnh
chịu ảnh hưởng lớn nhất đối với việc xây dựng thủy điện Sơn La. Cùng với sự
quan tâm của Đảng, đầu tư Nhà nước và sự cố gắng của toàn thể hệ thống
chính trị, nhân dân tỉnh Điện Biên nhằm giúp đồng bào các dân tộc tái định cư
nói riêng và nhân dân thị xã Mường Lay nói nói chung ổn định cuộc sống,
phát triển kinh tế. Một trong những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết hiện
nay đó là nhân dân thuộc diện bị di dời đang thiếu đất sản xuất, trước thực
trạng đó một số người dân đã tiến hành sản xuất nương rẫy trên diện tích đất
quy hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất đã gây ảnh hưởng đến công tác
quản lý, phát triển lâm nghiệp trên địa bàn;
Để nhân dân an tâm, định canh, định cư phát triển kinh tế thì cần phải
bố trí đủ đất và hỗ trợ nhân dân sản xuất. Trước yêu cầu đó cần phải điều
chỉnh diện tích đất lâm nghiệp nói chung, diện tích các loại rừng nói riêng cho
phù hợp với phát triển kinh tế trên địa bàn mà không ảnh hưởng tới mục tiêu
phát triển rừng, độ che phủ toàn thị xã;
Do vậy việc xây dựng Dự án: Quy hoạch chi tiết phát triển lâm
nghiệp thị xã Mường Lay đến năm 2020 là hết sức cần thiết. Dự án sẽ góp
phần giúp nhân dân thị xã nói chung, đồng bào thuộc diện di dời nói riêng ổn
định cuộc sống, từ đó ngày càng tin tưởng vào Đảng và chính quyền.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
1. Căn cứ pháp lý
Luật số 29/2004/QH11 ngày 3 tháng 12 năm 2004 về bảo vệ và phát
triển rừng;
Nghị định số 23/2006/NĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Thủ
tướng chính phủ về việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ


tướng chính phủ về việc: Ban hành quy chế quản lý rừng;
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020;
1


Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 về giao đất, cho
thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp;
Thông tư 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày ngày 14 tháng 4 năm 2008 của
Bộ nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính về Hướng dẫn trợ cấp gạo cho
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng thay thế nương rẫy; Nghị
định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường;
Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công
trình lâm sinh;
Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc: Hướng dẫn thực hiện một số nội
dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm
theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ;
Quyết định số 147/2007/QĐ - TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về Quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất
giai đoạn 2007 - 2015;
Quyết định 66/2011/QĐ - TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Thủ
tướng Chính Phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
147/2007/QĐ – TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát
triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;

Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05
tháng 6 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài
chính về Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ - TTg ngày 10 tháng
9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng
sản xuất;
Quyết định 76/QĐ - UBND ngày 14 tháng 01 năm 2007 của UBND
tỉnh Điện Biên về phê duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng
tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2020;
Quyết định số: 2117/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Ủy
ban nhân tỉnh Điện Biên về việc quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2009 – 2020;
Quyết định số 737/QĐ – UBND ngày 08 tháng 08 năm 2011 của
UBND tỉnh Điện Biên về phê duyệt dự án xác định độ che phủ rừng và diện
tích nương rẫy trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến hết 31 tháng 12 năm 2009;
2


Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 5 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch chi tiết sản xuất
nông nghiệp thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đến năm 2020;
Quyết định 547/QĐ-UBND-NN ngày 13 tháng 4 năm 2012 Uỷ ban
nhân dân tỉnh Điện Biên về việc triển khai thực hiện các phương án sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thị xã Mường Lay;
Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Điện Biên về phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2012 - 2020 Thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên;
Quyết định số 616/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2012 Ủy ban nhân
dân tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt đề cương - dự toán dự án Quy hoạch chi
tiết phát triển lâm nghiệp thị xã Mường Lay đến năm 2020.
2. Tài liệu sử dụng

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Điện Biên;
Kết quả giao đất, giao rừng theo Nghị định số 163 của Chính phủ trên
địa bàn thị xã Mường Lay;
Các số liệu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Điện Biên đến ngày 01 tháng 01 năm 2010;
Niên giám thống kê năm 2010, 2011 của Chi cục thống kê tỉnh Điện
Biên;
Các tài liệu điều tra, đánh giá thu thập của Trung tâm quy hoạch và
thiết kế Nông, lâm nghiệp tỉnh Điện Biên từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2012.
II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Dự án tiến hành điều tra, đánh giá trên phạm vi 02 phường và 01 xã của
thị xã Mường Lay;
Tổng diện tích đất tự nhiên 11.256 ha.

3


2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất, sử dụng rừng;
- Điều tra, thu thập dân sinh kinh tế xã hội;
- Điều tra thực trạng các ngành sản xuất;
- Điều tra, thu thập và đối soát xác định chủ thể quản lý sử dụng đất lâm
nghiệp;
3. Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu và báo cáo của các ngành có liên
quan, đặc biệt các chương trình, dự án quy hoạch về nông, lâm nghiệp đã được
duyệt;
Điều tra, đánh giá, nghiên cứu, phỏng vấn thực tế;
Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích hệ thống;

Sử dụng phần mềm Mapinfo, phần mềm Xử lý ảnh và phần mềm
Arcview;
Nội dung của dự án bao gồm các phần sau:
Phần 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng phát triển lâm nghiệp
Phần 2: Quy hoạch chi tiết phát triển lâm nghiệp thị xã Mường Lay đến năm
2020
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

4


Phần 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Thị xã Mường Lay nằm ở phía Bắc tỉnh Điện Biên, cách trung tâm
thành phố Điện Biên Phủ khoảng 102 km theo quốc lộ 12 về phía Bắc;
Có tọa độ địa lý như sau:
Từ 21o57’35” đến 22o06’10” vĩ độ Bắc;
Từ 103o02’35” đến 103o11’10” kinh độ Đông.
Có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông Bắc và Tây Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu;
- Phía Tây Nam và Đông Nam giáp, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Thị xã Mường Lay có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi; là
giao điểm của nhiều tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 6, Quốc lộ 12,
Quốc lộ 4D, tỉnh lộ 127. Mặt khác, hệ thống giao thông đường thuỷ dọc Sông
Đà rất thuận lợi góp phần phát triển ngành vận tải, du lịch đường thuỷ.
Với vị trí thuận lợi trên, thị xã Mường Lay có tiềm năng lớn để phát
triển kinh tế các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải. Đồng

thời sẽ thúc đẩy ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa tập trung.
2. Đặc điểm tự nhiên
2.1. Địa hình, địa thế
2.1.1. Địa hình
Thị xã Mường Lay có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh bởi hệ
thống sông suối nhiều. Độ dốc trung bình từ 24 - 27 0; vùng đất có độ dốc tự
nhiên lớn hơn 25o chiếm hơn 80% tổng diện tích của thị xã.
Thị xã Mường Lay có ba kiểu địa hình chính:
- Kiểu địa hình đồng bằng: Phân bố dọc theo suối Nậm Lay, được hình
thành do quá trình bồi đắp lâu dài của suối Nậm Lay, có địa hình bằng phẳng,
có độ cao trung bình dưới 300m so với mực nước biển, rất thích hợp để canh
tác lúa nước, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư Tuy
nhiên diện tích phần lớn vùng này đã được sử dụng làm hồ chứa nước thủy
điện Sơn La.

5


- Kiểu địa hình núi thấp: Tiếp giáp với kiểu địa hình đồng bằng, độ cao
trung bình từ 300 - 700m so với mực nước biển, bao gồm các dãy núi thấp,
chạy dọc suối Nậm Lay và Sông Đà. Vùng này có địa hình khá đơn giản, độ
dốc trung bình; thích hợp để phát triển lâm nghiệp, cây lâu năm và đồng cỏ
chăn nuôi gia súc.
- Kiểu địa hình núi trung bình đến núi cao: Tiếp giáp với vùng núi thấp
độ cao trên 700m so với mực nước biển. Kiểu địa hình này phân bố tập trung
ở khu vực phía Tây Bắc của thị xã giáp với ranh giới huyện Mường Chà và
tỉnh Lai Châu nơi đầu nguồn của một số suối như: Suối Nậm Lay, Nậm Cản,
suối Mút... có độ dốc lớn, phần lớn diện tích này hiện đang quy hoạch rừng
phòng hộ.

2.1.2. Địa thế
Thị xã Mường Lay có địa thế đặc trưng của vùng Tây Bắc với thung
lũng ở dưới thấp và hệ thống các dãy núi bao quanh. Toàn bộ diện tích của thị
xã đều thuộc lưu vực suối Nậm Lay và Sông Đà; có hướng dốc chính hướng
thấp dần về phía Bắc (Sông Đà).
2.2. Khí hậu, thời tiết
Thị xã Mường Lay chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
trong năm có 02 mùa rõ rệt;
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9: Đặc trưng của khí hậu mùa này là
nóng, ẩm và mưa nhiều;
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau: Khí hậu mùa này thường
lạnh và khô hanh;
Theo nguồn Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2011 trên địa bàn
thị xã Mường Lay:
- Nhiệt độ trung bình 230C;
+ Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 380C;
+ Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 30C;
- Lượng mưa bình quân/năm từ 1.800 - 2.200 mm;
+ Lượng mưa cao nhất tập trung vào các tháng 7 và 8 với khoảng 400
mm/tháng;
+ Lượng mưa thấp nhất là tháng 1 và tháng 12 chỉ khoảng 30 – 40
mm/tháng;

6


Đặc biệt thị xã cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa là Tây và
Tây Nam (gió Lào) nên vào các tháng 3, 4 và tháng 5 độ ẩm trong không khí
rất thấp, đồng thời cũng trong thời gian này thường xuất hiện những trận
giông kèm theo gió lốc và mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp;

2.3. Hệ thống thủy văn
Hệ thống sông, suối của thị xã khá dày, đều là đầu nguồn cung cấp
nước cho hồ chứa nước thủy điện Sơn La;
Sông Đà: Đây là một trong những con sông lớn chảy qua nước ta nói
chung và Điện Biên nói riêng; chảy qua địa phận thị xã Mường Lay khoảng
13,5 km theo hướng chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam. Sông này có lưu lượng
nước lớn, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các công trình thủy điện lớn ở
miền Bắc nước ta là thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La,…;
Hệ thống các suối: Trên địa bàn thị xã Mường Lay có hệ thống suối
Nậm Lay và một số suối nhỏ. Hệ thống suối Nậm Lay bắt nguồn từ hệ thống
các dãy núi lớn trên địa bàn các xã Chà Tở, Huổi Lèng và Mường Tùng,
huyện Mường Chà; hướng chảy chủ yếu từ Tây Nam - Đông Bắc; đây là
nguồn cung cấp nước cho hồ chứa nước thị xã Mường Lay và góp phần cung
cấp nước cho Sông Đà;
Với hệ thống sông, suối như trên sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển
thủy điện, giao thông vận tải, phát triển thủy sản, sản xuất lúa nước và cây
hàng năm khác. Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn như tình trạng lũ quét, sạt
lở đất…; với việc xây dựng những hệ thống thủy điện lớn sẽ gây xáo trộn
dòng chảy, lưu lượng nước không ổn định, nguyên nhân gây ra lũ lụt ở những
vùng thấp,…
Đối với người dân Mường Lay chịu ảnh hưởng lớn từ việc xây dựng hồ
chứa nước thuỷ điện Sơn La (diện tích hồ chứa thuộc địa phận thị xã Mường
Lay là 668,5 ha) như thay đổi chỗ ở, đất sản xuất giảm xuống đáng kể, đời
sống của người dân còn nhiều khó khăn đặc biệt là trong sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản.
2.4. Địa chất, thổ nhưỡng
2.4.1. Địa chất
Đất đai thị xã được hình thành trên 03 nhóm đá mẹ chính là:
+ Đá Mac ma kiềm và trung tính;
+ Đá mẹ phiến thạch sét;

+ Đá mẹ granit.
Sự đa dạng về đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đất khác nhau.
7


2.4.2. Thổ nhưỡng
Qua kết quả khảo sát thực địa và kế thừa tài liệu kết quả điều tra xây
dựng bản đồ lập địa của tỉnh Điện Biên cho thấy: Các loại đất trên địa bàn
thị xã Mường Lay có những đặc trưng riêng và được hình thành từ các yếu
tố như địa hình, đá mẹ, khí hậu và thực vật. Thổ nhưỡng trên địa bàn thị xã
Mường Lay bao gồm 4 nhóm đất sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất phân bố ở vùng đồi núi thấp, có độ
cao tuyệt đối so với mực nước biển là 700m; nhóm đất này thích hợp với cây
trồng hàng năm, cây công nghiệp và một số loài cây lâm nghiệp thích hợp với độ
cao dưới 700m. Diện tích nhóm đất này chiếm tỷ lớn với diện tích khoảng 8.250
ha; bao gồm 2 loại đất:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) có diện tích khoảng 5.560 ha;
+ Đất vàng đỏ trên đá Mắc ma axít (Fa) có diện tích khoảng 2.690 ha.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Đây là nhóm đất phân bố ở những dãy
núi cao, có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển lớn hơn 700m; nhóm đất này
thích hợp để phát triển lâm nghiệp. Diện tích nhóm đất này chiếm tỷ lệ không lớn
với diện tích khoảng 2.230 ha; bao gồm 2 loại đất:
+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs) có diện tích khoảng 570 ha;
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá Mắc ma axít (Ha) có diện tích khoảng 1.660 ha.
- Nhóm đất thung lũng: Đây là nhóm đất phân bố ở thung lũng trên địa bàn
các phường Na Lay và Sông Đà; nhóm đất này thích hợp trồng lúa nước, nuôi
trồng thủy sản; tuy nhiên phần lớn diện tích này đã được sử dụng để làm hồ chứa
nước thủy điện Sơn La. Diện tích nhóm đất này chiếm phần nhỏ khoảng 448 ha;
đều là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D);
- Nhóm đất phù sa: Đây là nhóm đất phân bố ven suối Nậm Lay trên

địa bàn xã Lay Nưa; nhóm đất này thích hợp trồng lúa nước, nuôi trồng thủy
sản; tuy nhiên một phần diện tích đất này đã được sử dụng để làm hồ chứa
nước thủy điện Sơn La. Diện tích nhóm đất này chiếm tỷ lệ nhỏ, khoảng 328
ha; đều là đất phù sa ngòi suối (Py).
3. Hiện trạng tài nguyên rừng
Diện tích đất có rừng của thị xã đều nằm trong khu vực đầu nguồn sông
Đà, cung cấp nước trực tiếp cho các hồ chứa công trình thủy điện Sơn La.
Hiện tại, trên địa bàn thị xã có tổng diện tích đất có rừng là 5.580,3 ha, độ che
phủ rừng toàn thị xã đạt 49,5%; trong đó diện tích rừng tự nhiên 5.309,9 ha
chiếm 95,3% tổng diện tích đất có rừng và diện tích rừng trồng là 270,4 ha,
chiếm 4,7% tổng diện tích đất có rừng.
8


3.1. Rừng tự nhiên
Diện tích rừng tự nhiên phần lớn là rừng phục hồi và rừng nghèo kiệt
(trạng thái IIA, IIB, IIIA1) và rừng hỗn giao gỗ - tre; do tác động của con
người nên cấu trúc rừng đã bị xáo trộn, chất lượng rừng giảm sút. Loài cây
rừng chủ yếu các loài cây ưa sáng mọc nhanh đại diện cho kiểu rừng phục hồi
sau nương rẫy, cháy rừng , khai thác kiệt như Thành ngạnh, Ba soi, Vối thuốc,
Dẻ, Hoóc quang; trữ lượng rừng thấp, trung bình từ 40 - 60m3/ha.
3.2. Rừng trồng
Toàn bộ diện tích rừng trồng trên địa bàn thị xã đều là rừng trồng thuần loài
với các loài cây chủ yếu là cây Trẩu, Thông, Tre và được trồng từ chương trình
327.
- Đối với diện tích trồng Trẩu thuần loài: Có diện tích chiếm phần lớn
diện tích rừng trồng của thị xã với diện tích 200 ha; cây sinh trưởng tốt và đã
cho thu hoạch quả; tuy nhiên do khai thác quả không đúng quy định như chặt
cây lấy quả hay khai thác cây làm củi nên hiện tại trong rừng trồng Trẩu chỉ
còn lại những cây có đường kính nhỏ hoặc cây có phẩm chất xấu; trữ lượng

trung bình đạt từ 30 - 40 m3/ha. Đối với những diện tích rừng trồng này sẽ đưa
vào khai thác trong năm tới để lấy đất trồng cao su;
- Đối với diện tích trồng Thông thuần loài: Có diện tích 69,2 ha; cây
sinh trưởng tốt và đã cho khai thác nhựa với sản lượng trung bình khoảng
….tấn nhựa/năm;
- Đối với rừng trồng tre: Diện tích trồng tre trên địa bàn thị xã hiện tại
còn khoảng 1,2 ha; cây sinh trưởng khá tốt, cung cấp măng và tre cho một số
hộ gia đình có rừng trồng tre.
Ngoài ra, trên địa bàn còn có các loại lâm sản ngoài gỗ như: ong mật,
thảo quả, măng, tre, nứa… Diện tích rừng trồng tre và rừng tự nhiên hỗn giao
gỗ - tre tập trung ở xã Lay Nưa; diện tích này hàng năm đã được khai thác để
phục vụ xây dựng các công trình tại địa bàn và làm lồng bè nuôi trồng, khai
thác thủy sản; các sản phẩm như ong mật, măng, thảo quả…đã đáp ứng được
một phần nhu cầu hàng ngày và một số để bán góp phần tăng thu nhập gia
đình.

9


II. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân số, dân tộc, lao động và kết quả bố trí sắp xếp ổn định dân cư
1.1. Dân số
Theo số liệu thống kê ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chi cục thống kê
thị xã Mường Lay, hiện trên địa bàn thị xã có tổng số dân là 10.699 người với
2.559 hộ gia đình.
Trong đó: Nam giới 5.318 người, Nữ giới 5.381 người; số dân sống ở
thành thị là; 5.844 người, số dân sống ở nông thôn là 4.855 người.
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp 0,72%.
Ngoài dân số đăng ký hộ khẩu thường trú trong vùng, hiện tại khu vực
thị xã Mường Lay đang xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nhân dân

trong thị xã nên dân số ngoài vùng đến sinh sống, lao động với số lượng lớn.
Vì vậy, mật độ dân số bình quân trong vùng ở thời điểm hiện nay là khá cao.
Số hộ ngèo là 212 hộ, chiếm 8 % tổng số hộ trên địa bàn.
1.2. Dân tộc
Trên địa bàn thị xã Mường Lay hiện có 12 dân tộc anh em cùng nhau
sinh sống, trong đó có 03 dân tộc chính là:
Dân tộc Thái chiếm 73,21%;
Dân tộc Kinh chiếm 18,61%;
Dân tộc H’ Mông chiếm 7,33%;
Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Lào, Hoa…chiếm 0,85%;
Các dân tộc sống thành từng bản xen kẽ nhau trên địa bàn từng xã,
phường. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 2 phường của thị xã
Mường Lay và trung tâm xã Lay Nưa.
1.3. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động là 6.259 người, chiếm 58,5% tổng số
nhân khẩu.
- Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 5.295 người,
chiếm 84,6%;
Trong đó:
+ Ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4.303 người;
+ Ngành Công nghiệp và xây dựng là 605 người;
10


+ Ngành dịch vụ là 387 người.
- Số lao động đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước là 964 người,
chiếm 15,4%; Trong đó:
+ Công nghiệp và xây dựng là 44 người;
+ Dịch vụ là 920 người.
Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập

trung chủ yếu ở 2 phường của thị xã.
1.4. Kết quả bố trí sắp xếp ổn định dân cư
Tính đến thời điểm điều tra, trên địa bàn thị xã có 47 thôn, bản, tổ dân
phố, trong đó: có 29 thôn, bản và 18 tổ dân phố.
Thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân tái định cư (TĐC)
dự án thuỷ điện Sơn La, trong đó thị xã Mường Lay bố trí 5 khu tái định cư
(Nậm Cản, Chi Luông, Đồi Cao, Cơ Khí và Lay Nưa), tiếp nhận 2.246 hộ
TĐC trên địa bàn. Số hộ dân phải TĐC của thị xã Mường Lay chiếm 65,2%
số hộ trên địa bàn tập trung chủ yếu trong vùng lòng chảo Nậm Lay. Trong
đó, hộ dân nông nghiệp của thị xã phải TĐC là 994 hộ: Phường Sông Đà 38
hộ, phường Na Lay 773 hộ, xã Lay Nưa 183 hộ (kết quả điều tra tháng 8 năm
2010) trong tổng số 1.116 hộ nông nghiệp trên địa bàn (chiếm 89%).
Đời sống dân cư của 05 khu tái định cư: Nậm Cản, Chi Luông, Cơ
Khí, Đồi Cao và Lay Nưa (vùng lòng chảo) cơ bản đã ổn định về nơi ở, tuy
nhiên ở một số tổ dân phố, bản, công tác di dân tái định cư, giải phóng mặt
bằng vẫn còn ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, giao thông đi lại còn
gặp nhiều khó khăn.
Đối với 994 hộ sản xuất nông nghiệp trong khu tái định cư bị thu hồi đất,
hiện tại đang trong thời gian được hỗ trợ gạo nên bước đầu đã có đủ lương thực
cho sinh hoạt. Hiện tại các hoạt động sinh kế bao gồm: trồng trọt lúa nước trên
diện tích hạn hẹp, trồng ngô, lúa nương và đậu tương trên đất nương, đất luân
canh, đánh bắt thủy sản và buôn bán nhỏ lẻ,...mặc dù mức sống chưa cao nhưng
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của tỉnh cùng với cơ quan chức năng
của thị xã nên đời sống dân cư trong khu tái định cư đang từng bước đi vào ổn
định.

11



2. Thực trạng chung về kinh tế thị xã
Trong thời gian qua kinh tế của tỉnh nói chung, thị xã nói riêng còn
nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến động nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, thị xã đã có những điều chỉnh phù hợp
và giữ được sự phát triển ổn định. Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của
thị xã ngày càng phát triển; tổng thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Năm
2010 tổng thu nhập đạt 105.055 triệu đồng, năm 2011 tổng thu nhập đạt
129.386 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế năm 2011 của thị xã có sự chênh lệch giữa các ngành
với nhau; ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm ưu thế, cụ thể như
sau:
+ Ngành Nông nghiệp: 17.985 triệu đồng, chiếm 13,9%;
+ Ngành Công nghiệp: 47.096 triệu đồng, chiếm 36,4%;
+ Ngành Thương mại, dịch vụ: 64.305 triệu đồng, chiếm 49,7%.
Thu nhập bình quân đầu người của thị xã năm 2011 đạt khoảng 11 triệu
đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 giảm còn 8%.
3. Thực trạng văn hóa xã hội và cơ sở hạ tầng
3.1. Giao thông
- Đường giao thông đối ngoại: Chạy qua địa bàn thị xã Mường Lay có
các tuyến đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 6 (Hà Nội - Mường Lay);
Quốc lộ 12 (cửa khẩu Quốc tế Ma Lù Thàng đi Trung Quốc - Thành phố Điện
Biên Phủ - Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang đi Lào); Quốc lộ 4D (Mường Lay Thị xã Lai Châu - Sa Pa - Thành phố Lao Cai), tỉnh lộ 127 (Mường Lay - thị
trấn huyện Mường Tè); tuyến tỉnh lộ 142 chạy dọc phía Tây của thị xã kết
nối các khu Đồi Cao, Chi Luông, Nậm Cản, bản Na Ka, bản Mo, bản Tạo
Sen, bản Lé.
- Đường giao thông đối nội: Mạng lưới giao thông của thị xã Mường
Lay đã hình thành tương đối đầy đủ. Một số khu đã hoàn thành các tuyến
đường chính trong khu như khu Na Nát, khu Na Ka, khu Nậm Cản và khu
Nam Đồi Cao...Còn lại hầu hết các tuyến đường vẫn trong giai đoạn đang thi
công. Ngoài ra trong địa bàn thị xã còn có các tuyến đường đất và đường mòn

phục vụ dân sinh và sản xuất.
- Công trình phục vụ giao thông:
+ Cầu: trong địa bàn thị xã có 04 cầu: cầu Hang Tôm, cầu Bản Xá, cầu
Nậm Cản và cầu Lay Nưa.
12


+ Bến xe: bến xe tại khu tái định cư Cơ Khí có diện tích khoảng
5.089m2 đang sử dụng.
3.2. Thuỷ lợi
Qua quá trình điều tra cho thấy, trên địa bàn thị xã Mường Lay hệ
thống thủy lợi đã được quan tâm đầu tư, về cơ bản đã mang lại những hiệu quả
nhất định, góp phần giải quyết nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn bao gồm: Hệ thống thủy lợi Huổi
Phán, hệ thống thủy lợi Tạo Sen, hệ thống thủy lợi Nậm Cản, công trình Huổi
Luông, hệ thống thủy lợi Bản Mo, công trình thủy lợi Na Tung, hệ thống thủy
lợi Bản Đớ.
Hiện nay, có một số công trình thủy lợi đang bắt đầu nâng cấp xây
dựng lại để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất, nhất là đối với khu
TĐC.
3.3. Điện lưới quốc gia
Mặc dù nằm trong vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất đối với việc xây dựng
thủy điện Sơn La, tuy nhiên hiện trên địa bàn thị xã vẫn còn 110 hộ, với 712
nhân khẩu, thuộc 04 bản vùng cao: Bản Huổi luông; Hua Nậm cản; Huổi
Luân; Huổi min chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.
Do vậy, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người
dân tại các bản này; làm hạn chế sự trao đổi thông tin, khả năng tiếp cận thị
trường, cũng như năng suất lao động giảm.
3.4. Y tế
- Đội ngũ cán bộ ngành y tế có tổng số 128 người,

Trong đó:
+ Bác sỹ và trên đại học: 10 người;
+ Y sỹ, kỹ thuật viên: 71 người;
+ Y tá, hộ lý: 35 người;
+ Nữ hộ sinh: 12 người;
- Tổng số cán bộ ngành dược 11 người.

13


- Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khám chữa bệnh: Bệnh viện đa khoa khu
vực và 03 trạm y tế xã, phường đã có nhà xây kiên cố với 100 giường bệnh. Tuy
nhiên trang thiết bị còn lạc hậu và thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu khám và
chữa bệnh cho nhân dân.
- Kết quả khám, chữa bệnh: Trong một số năm gần đây còn gặp nhiều
khó khăn trong việc khám chữa bệnh; tuy nhiên với sự cố gắng của đội ngũ
cán bộ ngành y tế và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nên việc chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được đảm bảo tốt và đạt được những kết quả
đáng kể, cụ thể như sau:
+ Khám và điều trị cho 24.408 lượt người, trong đó bệnh nhân điều trị
nội trú 2.250 lượt người, điều trị ngoại trú, khám bệnh kê đơn cấp phát thuốc
21.158 lượt người;
+ Tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát;
+ Mở 04 lớp tập huấn về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; cấp
giấy chứng nhận ATTP cho 39 cơ sở;
+ Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi:
Tổng số trẻ em được quản lý là 904 cháu; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là
13,07%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao là 18,65%;
+ Chương trình tiêm chủng mở rộng: Được triển khai thường xuyên 3/3
xã, phường. Kết quả đa tiêm chủng 8 loại vacxin phòng bệnh định kỳ và đột

xuất cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 98,8%. Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có
thai là 179 bà mẹ. Uống Vitamin A trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi là 1.709 chá;
+ Chương trình phòng chống lao: Thực hiện tuyên truyền phòng chống
lao thường xuyên trên phạm vị 3/3 xã, phường; tổng số lần khám bệnh là 15
lần và không phát hiện bệnh nhân lao mới.
Một số chương trình khác như chương trình phòng bệnh đái tháo
đường, đã khám cho 297 người, khám sàng lọc các bệnh về mắt cho 184
người, mổ đục thủy tinh cho 11 bệnh nhân và mổ mộng là 4 trường hợp.

14


3. 5. Giáo dục
Cơ sở vật chất: Trên địa bàn thị xã đã được đầu tư xây dựng các trường
lớp học kiên cố, trang thiết bị phục vụ dạy và học khá đầy đủ. Hiện tại thị xã
có tổng số 15 trường học, 130 lớp học (05 trường mầm non, 04 trường trường
tiểu học, 05 trường trung học cơ sở và 01 trường trung học phổ thông).
Giáo dục trên địa bàn thị xã cũng được quan tâm và chú trọng, nên số
lượng học sinh các bậc khá lớn, đến nay tổng số lượng học sinh trên địa bàn
là 2.651 học sinh và 259 giáo viên.
Trong đó:
+ Bậc Mầm non: Có 851 cháu và 79 giáo viên;
+ Bậc Tiểu học: Có 841 học sinh và 78 giáo viên;
+ Bậc Trung học cơ sở: Có 513 học sinh và 62 giáo viên;
+ Bậc Trung học phổ thông: Có 446 học sinh và 40 giáo viên;
Nhìn chung cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy, học khá đầy đủ và đảm
bảo tốt cho việc dạy và học; đội ngũ giáo viên thường xuyên được quan tâm,
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng việc giảng dạy trong thời đại
mới. Tuy nhiên, ở những khu vực tái định cư mới và các khu chịu ảnh hưởng
việc tái định cư vẫn còn những khó khăn, thách thức lớn như cơ sở vật chất

chưa ổn định, giao thông đi lại khó khăn do ảnh hưởng của việc thực hiện dự
án tái định cư hồ chứa thủy điện Sơn La. Vì vậy trong thời gian tới chính
quyền địa phương các cấp, các ngành có liên quan cần quan tâm hơn nữa để
sớm ổn định cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học.
3.6. Văn hóa, bưu chính viễn thông, thể dục thể thao
3.6.1. Văn hóa
Duy trì thường xuyên cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” trên phạm vi toàn thị xã. Năm 2011 có 36/47 tổ dân phố (bản)
văn hóa đạt 76,6%; hộ gia đình văn hóa đạt 11,67%.
Công tác quản lý văn hóa trên địa bàn: Đội kiểm tra liên ngành đã
thường xuyên kiểm tra các điểm kinh doanh, dịch vụ Internet, Karaoke, quảng
cáo, Photocopy…và theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo môi trường văn hóa lành
mạnh.
15


Văn hóa văn nghệ: Đã tổ chức được 17 buổi biểu diễn văn nghệ phục
vụ 680.000 lượt người xem. Tổ chức thành công đêm văn nghệ tối 30 Tết,
chương trình bắn pháo hoa mừng xuân Tân Mão và chào mừng ngày thành
lập Đảng 3/2. Tham dự hội Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần
thứ II năm 2011 đạt 01 giải A, 02 giải B, 01 giải C.
3.6.2. Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình: 100% các
tổ, bản đã được phủ sóng mạng điện thoại Viettel, Vinaphone. Đài truyền
thanh truyền hình đã thực hiện phát sóng đày đủ các chương trình truyền hình
trên các kênh VTV1, VTV2, VTV3, ngoài ra còn đưa tin bài của địa phương
về tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.6.3. Hoạt động thể dục thể thao (TDTT)
Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác”.

Trong thời gian qua, phong trào luyện tập TDTT trên địa bàn đã được duy trì
và phát triển, nhất là ở các đơn vị trường học vẫn được duy trì đều đặn trong
các môn chính khóa và hoạt động ngoại khóa, đã thúc đầy việc rèn luyện thân
thể nâng cao thể chất, chất lượng văn hóa ngày càng hoàn thiện và toàn diện
hơn. Các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng diễn ra thường xuyên trong
các ngày lễ, tết truyền thống của các dân tộc với đông đảo quần chúng nhân
dân tham gia.
Tổ chức 6 giải thi đấu, thu hút 450 vận động viên tham gia, trong đó có
05 giải cấp thị và 01 giải cấp tỉnh. Phối hợp với Thị đoàn tổ chức giải bóng đá
thanh niên thị xã lần thứ 4, nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Hội liên
hiệp thanh niên Việt Nam. Tổ chức thành công ngày hội văn hóa các dân tộc
thị xã Mường Lay lần thứ V với 120 vận động viên của 03 xã, phường và các
cơ quan, đoàn thể thị xã.

16


4. Thực trạng các ngành sản xuất
4.1. Hiện trạng sử dụng đất
º Bảng 01: Hiện trạng sử dụng đất thị xã Mường Lay
TT

Hạng mục



Tổng diện tích
(ha)

Tỷ lệ

(%)

11,255.9

100.0

Tổng diện tích tự nhiên
I.

Nhóm đất Nông nghiệp

NNP

10,300.6

91.5

1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

1,136.2

10.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN


1,119.6

9.9

Đất trồng lúa

LUA

700.7

6.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

667.3

5.9

Đất trồng cây lâu năm

CLN

16.6

0.1

Đất lâm nghiệp


LNP

9,152.8

81.3

2.1

Đất quy hoạch rừng sản xuất

RSX

4,161.6

37.0

2.2

Đất quy hoạch rừng phòng hộ

RPH

4,614.5

41.0

2.3

Đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng


376.7

3.3

1.1
1.1.
1
1.1.
2
1.2
2

3

Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản

NTS

11.6

0.1

II.

Nhóm đất phi nông nghiệp

PNN

910.9


8.1

1

Đất ở

OTC

132.5

1.2

2

Đất chuyên dùng

CD
G

227.4

2.0

3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD


9.2

0.1

4

Đất sông, suối và mặt nước chuyên
dùng

SM
N

542.0

4.8

Nhóm đất chưa sử dụng

CSD

44.4

0.4

III.

(Chi tiết có biểu 01 kèm theo)

17



Qua bảng 01cho thấy:
- Nhóm đất nông nghiệp: 10.300,6 ha; chiếm 91,5% diện tích đất tự nhiên,
bao gồm 3 loại đất:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 1.362 ha, chiếm 10,1% diện tích đất tự
nhiên, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Tập trung chủ yếu ở xã Lay Nưa
chiếm tới 81,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp;
+ Đất sản xuất lâm nghiệp: 9.152,8 ha; chiếm 81,3% diện tích đất tự
nhiên và bằng 88,9% diện tích đất nông nghiệp; trong đó chủ yếu là đất quy
hoạch rừng phòng hộ và rừng sản xuất, tập trung chủ yếu ở xã Lay Nưa chiếm
tới 53% diện tích đất lâm nghiệp;
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 11,6 ha; chiếm 0,1% diện tích đất tự nhiên;
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 910,9 ha; chiếm 8,1% tổng diện tích tự
nhiên; trong đó chủ yếu là đất sông suối và mặt nước chuyên dùng;
- Nhóm đất chưa sử dụng: 44,4 ha; chiếm 0,4% diện tích đất tự nhiên;
diện tích này chủ yếu là đất núi đá và một phần diện tích bãi cát đá ven sông,
suối thuộc phường phường sông Đà và xã Lay Nưa;
Qua quá trình khảo sát cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất của thị xã
còn nhiều bất cập, nhất là trên đất sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay đất lâm
nghiệp của thị xã đã có quy hoạch 3 loại rừng, tuy nhiên ranh giới chưa rõ
ràng ngoài thực địa nên nhân dân chưa nắm rõ; do đó chưa thực hiện theo quy
hoạch, tình trạng ở các xã, phường nhân dân sản xuất nương rẫy trên đất rừng
phòng hộ và đất rừng sản xuất vẫn diễn ra có nguy cơ phá vỡ quy hoạch;
4.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đang có những chuyển biến tích cực theo hướng
sản xuất hàng hóa ; dần chuyển dịch cơ cấu sang chú trọng phát triển chăn
nuôi và ổn định phát triển trồng trọt.
4.2.1. Trồng trọt
Năm 2011, diện tích thực tế gieo trồng các loại cây như sau:
- Diện tích đất trồng lúa là 531,5 ha, trong đó:

+ Diện tích trồng lúa nước là 456,97 ha, bao gồm lúa Đông Xuân có
diện tích 191,67 ha, năng suất bình quân đạt 51,7 tạ/ha, sản lượng 974,83 tấn/
năm ; lúa Mùa có diện tích 265,3 ha, năng suất đạt 19 tạ/ha, sản lượng 820
tấn/ năm.
18


+ Lúa Nương: Diện tích 74,5 ha, năng suất đạt 12,55 tạ/ha, sản lượng
93,5 tấn/ năm.
- Diện tích đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm, bao
gồm:
+ Đất trồng Ngô: Diện tích 264,3 ha, năng suất đạt 17,88 tạ/ha, sản
lượng 472,56 tấn/ năm.
+ Đất trồng Sắn : Diện tích 68,5 ha, năng suất bình quân đạt 85 tạ/ha,
sản lượng 102,8 tấn/ năm.
+ Đất trồng Đậu Tương : Diện tích 21,4 ha, sản lượng đạt 27,8 tấn.
+ Đất trồng Lạc : Diện tích 06 ha, sản lượng đạt 11,9 tấn.
Ngoài ra trồng các loại cây rau đậu các loại như rau, khoai sọ, bí, ... có
diện tích gieo trồng là 37,8 ha.
- Diện tích trồng cây lâu năm: 16,6 ha; phân bố trên địa bàn xã Lay
Nưa với các loài cây ăn quả như: Nhãn, xoài, vải, mít...là 8,6 ha, trồng trên
đất vườn hộ gia đình; còn lại là đất trồng cà phê và trồng chè.
Nhìn chung, trên địa bàn thị xã diện tích đất canh tác nông nghiệp ít,
tập trung chủ yếu ở xã Lay Nưa; Trong năm diện tích đất trồng lúa giảm so
với diện tích quy hoạch là 169 ha, là do một phần diện tích đất canh tác nương
rẫy đã bạc màu, năng suất thấp nên người dân đã chuyển sang trồng ngô và
một số cây rau màu khác.
Tổng sản lượng lương thực (cây có hạt lúa, ngô) đạt: 2.360,80 tấn/năm,
bình quân 221 kg/người/năm (trong đó bình quân 502 kg/khẩu nông
nghiệp/năm).

(chi tiết có biểu 02 kèm theo)
4.2.2. Chăn nuôi
Đến thời điểm điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn như sau:
+ Đàn trâu: 1.543 con;
+ Đàn bò: 141 con;
+ Đàn lợn: 3.832 con;
+ Đàn dê: 482 con;
+ Tổng đàn gia cầm: 33.241 nghìn con.

19


Thị xã Mường Lay là một trong những trung tâm tiêu thụ thịt lớn của
tỉnh; đây là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi. Trong một số năm gần
đây chăn nuôi đã dần được chú trọng đầu tư phát triển hơn; nhưng vẫn chưa
cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ trên địa bàn thị xã mà phần lớn
nguồn hàng lại được cung cấp từ thành phố Điện Biên Phủ.
Tổng sản lượng thịt hơi gia súc ước đạt thấp khoảng 118,2 tấn/năm;
mới cung cấp phần nào nhu cầu thị trường tại thị xã.
Trong đó:
Sản lượng thịt trâu hơi: 78,3 tấn;
Sản lượng thịt bò hơi: 26,6 tấn;
Sản lượng thịt lợn hơi: 13,3 tấn.
(chi tiết có biểu 02 kèm theo)
4.3. Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp thị xã: 9.152,8 ha;
Trong đó:
+ Rừng phòng hộ: Diện tích 4.614,5 ha, chiếm 45,5% diện tích đất lâm
nghiệp;
+ Rừng sản xuất: Diện tích 4.161,5 ha, chiếm 50,4% diện tích đất lâm

nghiệp;
+ Diện tích đất lâm nghiệp nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng: 376,7 ha,
chiếm 4,1% diện tích đất lâm nghiệp;
Trong những năm qua mặc dù tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm
tăng diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn thông qua các biện pháp lâm sinh
như: trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng. Mặc dù đã đạt được kết
quả, diện tích rừng trên địa bàn đã được tăng lên, tuy nhiên chất lượng rừng
còn thấp, tỷ lệ diện tích đất trống vẫn còn lớn;

20


Bảng 02: Hiện trạng rừng và đất rừng thị xã
Đơn vị tính: ha
Phân theo loại rừng
STT

Hạng mục

Tổng
1.

Đất có rừng

1.1. Đất có rừng tự nhiên
-

Rừng nghèo(IIIA1)

-


Rừng phục hồi (IIa, IIb)

-

Rừng hỗn giao

1.2. Đất rừng trồng

Tổng diện
tích đất lâm QH rừng
sản
nghiệp
xuất

QH rừng
phòng
hộ

Ngoài
QH
3 loại
rừng

9.152,8

4.161,6

4.614,5


376,7

5.580,3

2.634,8

2.654,5

291,0

5.304,5

2.368,8

2.654,5

281,2

85,6

11,5

74,1

0,0

5.116,4

2.357,3


2.477,9

281,2

102,5

0,0

102,5

0,0

275,8

266,0

0,0

9,8

275,8

266,0

0,0

9,8

-


Rừng trồng thuần loài

2.

Đất chưa có rừng

3.572,5

1.526,8

1.960,0

85,7

-

Đất trống trảng cỏ (Ia)

1.409,3

645,2

744,0

20,1

-

Đất trống có cây gỗ
mọc tái sinh (Ic)


1.251,6

504,0

682,0

65,6

-

Đất nương, đất luân canh

911,6

377,6

534,0

0,0

Qua bảng 02 cho thấy:
Diện tích đất có rừng 5.580,3 ha, chiếm 61% diện tích đất lâm nghiệp;
Trong đó:
+ Rừng tự nhiên 5.304,5 ha chiếm 95% diện tích đất có rừng;
+ Rừng trồng chiếm 5%;
Phần lớn diện tích rừng tự nhiên của thị xã là rừng phục hồi với các
trạng thái (IIa, IIb) đặc trưng của rừng phục hồi sau nương rẫy; trữ lượng
trung bình đạt khoảng 30 - 40m3/ha, tổ thành loài cây chủ yếu là cây ưa sáng
mọc nhanh như: Ba soi, thành ngạnh, thẩu tấu…đường kính phổ biến từ 14 16cm. Phần lớn diện tích này tập trung chủ yếu tại xã Lay Nưa trên đất quy

hoạch rừng phòng hộ;
21


Diện tích rừng trồng trên địa bàn tập trung chủ yếu ở phường Na Lay,
được trồng thông qua Chương trình 327 với các loài cây như: Trẩu, thông,
muồng đen,…nhìn chung rừng trồng phát triển tốt, trữ lượng trung bình đạt
30m3/ha;
Mặc dù đã đạt được kết quả nhất định nhưng hiện tại chất lượng rừng
còn thấp, diện tích đất trống còn lớn 3.572,5 ha, chiếm tỷ lệ lớn với 39%;
phần lớn là đất trống trảng cỏ (IA) và đất có cây gỗ mọc tái sinh (Ic). Do vậy
đã ảnh hưởng tới độ che phủ của thị xã; theo kết quả khảo sát thì độ che phủ
năm 2012 thị xã đạt 50%.
(Chi tiết có biểu 03 kèm theo)
4.4. Hiện trạng sản xuất các ngành kinh tế khác
4.4.1. Sản xuất công nghiệp và xây dựng
Sản xuất công nghiệp hầu hết hoạt động trong các doanh nghiệp tư
nhân với một số lĩnh vực chủ yếu như chế biến nông - lâm sản, khai thác
khoáng sản (vàng, đá). Tuy nhiên, do quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật công
nghệ chưa phát triển nên sản phẩm làm ra chưa nhiều, chất lượng sản phẩm
chưa cao. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá thực tế đạt
105.608 triệu đồng.
Xây dựng: Thị xã Mường Lay đang là một công trường xây dựng lớn.
Các hoạt động san lấp mặt bằng, xây đập, cầu, cống, xây dựng nhà cửa... đang
được thi công với nhịp độ khẩn trương với công nghệ kỹ thuật cao. Các công
trình đó khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng phát triển
kinh tế - xã hội của thị xã Mường Lay. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn
theo giá hiện hành là 543,481 triệu đồng và đều là nguồn vốn ngân sách.
4.4.2. Thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ trong vùng dự án đã phát triển khá đa

dạng và phong phú, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc
biệt một số ngành như dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, bảo hiểm...
có tốc độ phát triển đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
theo giá thực tế hiện hành năm 2011 là 144.270 triệu đồng; doanh thu du lịch,
khách sạn, nhà hàng đạt 12.445 triệu đồng.

22


2.5. Vận tải và bưu chính viễn thông
- Hoạt động vận tải: Hoạt động vận tải đã đáp ứng được nhu cầu sản
xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. Doanh thu vận tải năm 2011 đạt 9.503
triệu đồng.
- Bưu chính viễn thông: Hiện nay 100% số xã, phường đã có điện thoại
cố định và điện thoại di động với các mạng dịch vụ: Vinaphone, Viettel đảm
bảo phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn.
5. Hiện trạng quỹ đất cho quy hoạch phát triển cây cao su
Trong thời gian qua, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
được sự cho phép của Ủy Ban nhân dân tỉnh, UBND thị xã Mường Lay đã có
chủ trương quy hoạch chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp sang trồng
cây Cao su. Diện tích dự kiến trồng cao su trên địa bàn các xã, phường thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 03: Hiện trạng sử dụng đất khu vực trồng cao su
Đơn vị tính: Ha
STT

Hạng mục
Tổng cộng

Tổng


Xã, Phường
Lay Nưa

Na Lay

Sông Đà

1.176,3

522,3

369,5

284,5

I

Đất lâm nghiệp

827,6

266,7

302,2

258,7

1


Đất có rừng

217,0

17,8

187,7

11,5

Rừng trồng

217,0

17,8

187,7

11,5

2

Đất trống

610,6

248,9

114,5


247,2

-

Đất trống trảng cỏ (IA)

302,5

109,1

79,8

113,6

-

Đất trống có cây gỗ (IC)

74,3

-

Đất nương và nương luân canh

233,8

139,8

34,7


59,3

Đất SX nông nghiệp

348,7

255,6

67,3

25,8

II

74,3

Qua bảng số liệu 03 trên cho thấy, diện tích trồng cao su là 1.176,3 ha,
trong đó:
- Diện tích trồng cao su trên diện tích đất lâm nghiệp là 827,6 ha
- Diện tích trồng cao su trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp 348,7
ha;
Trên địa bàn các xã, phường như sau:
23


- Xã Lay Nưa: 522,3 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 266,7 ha;
- Phường Na Lay: 369,5; trong đó diện tích đất lâm nghiệp 302,2 ha;
- Phường Sông Đà: 284,5 ha; trong đó diện tích đất lâm nghiệp 258,7
ha;
Trạng thái rừng và đất rừng trồng cây Cao su trên diện tích đất sản xuất

lâm nghiệp là:
- Đất có rừng: rừng trồng thuần loài là 217 ha.
- Đất chưa có rừng:
+ Đất trống trảng cỏ: 302,5 ha;
+ Đất trống có cây gỗ mọc tái sinh: 74,3 ha;
+ Đất nương, đất luôn canh: 233,8 ha.
6. Đánh giá tình hình quản lý bảo vệ và công tác giao đất, giao rừng
6.1. Tình hình quản lý bảo vệ
Toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn do UBND thị xã quản lý chung và
UBND các xã, phường là đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ trên ranh giới hành
chính đã được giao.
Phòng Kinh tế thị xã Mường Lay được UBND thị xã giao nhiệm vụ
quản lý nhà nước về nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Phòng Kinh tế đã
phối kết hợp với Hạt Kiểm lâm thị xã Mường Lay trong việc bảo vệ rừng.
Hạt Kiểm lâm là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý bảo vệ
rừng, hàng năm. Hạt Kiểm lâm thị xã đã tăng cường thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ để bảo vệ và phát triển rừng và phân công nhiệm vụ cho cán bộ phụ
trách các xã, phường trên địa bàn. Hiện trên địa bàn 02 phường và 01 xã: mỗi
xã, phường đều có 01 cán bộ kiểm lâm phụ trách, tuy nhiên chủ yếu là cắm ở
xã, phường để nắm bắt tình hình và cùng với chính quyền địa phương giải
quyết các vụ vi phạm. Do điều kiện đi lại khó khăn và lực lượng kiểm lâm ít
nên việc bảo vệ rừng vẫn còn nhiều hạn chế, các vụ vi phạm luật bảo vệ rừng
thường xuyên xảy ra.
Trong năm 2011, Hạt Kiểm lâm thị xã đã phát hiện và lập biên bản xử
lý 12 vụ vi phạm hành chính, thu nộp Ngân sách Nhà nước 142,65 triệu đồng.

24


Các xã, phường thực hiện quản lý rừng trên phạm vi ranh giới đã được

giao. Mỗi xã, phường đã giao nhiệm vụ cho cán bộ Bảo lâm xã phụ trách việc
bảo vệ, tuy nhiên năng lực cán bộ còn hạn chế, phụ cấp hàng tháng thấp, một
số cán bộ còn thờ ơ xem nhẹ vấn đề bảo vệ và phát triển rừng. Do đó hiệu quả
của việc bảo vệ rừng trên địa bàn các xã, phường trong những năm qua còn
thấp.
6.2. Công tác giao đất, giao rừng
Trên địa bàn thị xã đã thực hiện giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình theo Nghị định 163/1999/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm
1999 của Chính phủ với tổng diện tích là 8.337,57 ha, trong đó cộng đồng dân
cư, hộ gia đình quản lý 5.313,36 ha và UBND xã, phường quản lý là 602,11
ha và đất do Lâm trường Đặc sản quản lý là 2.422 ha.
Tuy nhiên Việc giao đất, giao rừng còn nhiều hạn chế, bất cập: địa điểm
đất được giao chưa cụ thể, rõ ràng giữa bản đồ và thực địa, nhiều trường hợp
được giao nhưng không biết vị trí, thậm chí có sổ nhưng không có đất ngoài
thực địa, do vậy chủ sử dụng không có cơ sở để triển khai phát triển sản xuất,
chính quyền địa phương khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện.
Chính vì những bất cập trên UBND thị xã Mường Lay đã có chủ trương
thu hồi đất và rừng đã giao theo Nghị định 163/1999/NĐ – CP và xây dựng
mới phương án giao đất, giao rừng trên địa bàn.
Hiện nay trên địa bàn thị xã đã xây dựng phương án giao rừng trên các
xã phường, dự kiến giao 5.304 ha rừng cho cộng đồng tổ, bản và các nhóm hộ
gia đình.
Trong đó:
- Phường Sông Đà: Dự kiến sẽ giao 1.408 ha rừng cho 16 chủ quản lý
(chủ rừng), cụ thể như sau:
+ Diện tích rừng giao cho 7 cộng đồng tổ, bản là 720,5 ha;
+ Diện tích giao cho 9 nhóm hộ là 687,5 ha.
- Phường Na Lay: Dự kiến giao diện tích đất có rừng tự nhiên 1.157 ha
cho 10 cộng đồng dân cư thôn, bản quản lý sử dụng.
- Xã Lay Nưa: Diện tích đất có rừng trên địa bàn xã Lay Nưa là 2739,0

ha, dự kiến sẽ giao cho 16 cộng đồng dân dư thôn, bản quản lý và sử dụng.

25


×