15 dạng - Đề văn tự luận vào 10
Phần tự luận trong một bài kiểm tra chiếm tỷ lệ điểm rất cao (từ 5 đến 8 điểm).
Phần này nhằm kiểm tra những kiến thức và kỹ năng Ngữ văn mà phần trắc nghiệm khó
thực hiện được. Đó là năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học; là kỹ năng viết, diễn đạt và
huy động kiến thức ; là kỹ năng tóm tắt văn bản... Để kiểm tra được toàn diện hơn kiến thức và kỹ
năng trên, đề văn trong phần tự luận thường có hai, ba câu với số điểm khác nhau. Sau đây xin
giới thiệu với các em một số dạng cụ thể.
1. Dạng 15 : Suy nghĩ về ý nghĩa của một câu chuyện nào đó.
Ví dụ: Câu chuyện sau gợi cho em những suy nghĩ gì ? :
Hoa hồng tặng mẹ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ
anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.
Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75
xu trong khi giá hoa hồng đến 2 đô la.
Anh mỉm cười và nói với nó :
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô
bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp.
Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt những nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật
đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch ba trăm ki lô mét về nhà mẹ anh để trao tận tay bà
bó hoa.
2. Dạng 1 : Yêu cầu HS tóm tắt một văn bản đã học nào đó, ví dụ : Hãy tóm
tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân (hoặc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long).
3. Dạng 2 : Nêu hệ thống nhân vật, đề tài, chủ đề của một tác phẩm nào đó.
Chẳng hạn: Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có những nhân vật nào? Nhân
vật chính là ai? Hoặc: tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
viết về vấn đề gì ? Chủ đề của tác phẩm này là gì ?
4. Dạng 3 : Thuyết minh về một tác phẩm, tác giả, một thể loại văn học.
Chẳng hạn: Hãy giới thiệu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Du; hoặc hãy giới thiệu đặc điểm của thể thơ lục bát...
5. Dạng 4 : Viết một văn bản hành chính công vụ đã học. Chẳng hạn: Hãy viết
một văn bản tường trình (hoặc Thông báo, Đơn từ, Lời chúc mừng, Điện
chia buồn, Biên bản, Kiến nghị...) về một vấn đề nào đó.
6. Dạng 5 : Yêu cầu chép chính xác một đoạn thơ của một tác phẩm đã học.
Chẳng hạn: Chép đúng khổ mở đầu và khổ kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác
của Viễn Phương.
7. Dạng 6 : Đảo lộn các sự việc của một tác phẩm nào đó và yêu cầu sắp xếp
lại một số sự việc cho đúng thứ tự của văn bản. Chẳng hạn hãy sắp xếp các
sự việc sau đây cho đúng trình tự cốt truyện tác phẩm Người con gái Nam
Xương.
8. Dạng 7 : Thống kê tên các tác phẩm viết về cùng một đề tài hoặc cùng một
giai đoạn, một bộ phận văn học nào đó đã học. Ví dụ: Hãy kể tên các tác
phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình THCS. Hoặc hãy kể
tên một số bài thơ Đường và một số bài thơ viết theo thể đường luật đã học.
Bảy dạng nói trên thường có số điểm không cao (chiếm từ 1 điểm đến 3
điểm, tùy vào số lượng câu trong từng bài kiểm tra).
Ngoài bảy dạng nêu trên, các dạng đề sau đây thường có số điểm cao và
khó hơn đối với học sinh khi viết bài.
9. Dạng 8 : Phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân tích đoạn
thơ sau đây: (trích một đoạn thơ từ 4 đến 8 câu thơ); hoặc phân tích vẻ đẹp
của bài thơ sau đây (nêu tên bài thơ hoặc cho văn bản bài thơ kèm theo).
10.Dạng 9 : Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật, một tác phẩm văn học.
Chẳng hạn: Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy; Phát
biểu những suy nghĩ của mình về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của
Kim Lân...
11.Dạng 10 : Phân tích một vấn đề (nội dung hoặc nghệ thuật) đặt ra trong tác
phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử trong đoạn
trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Hoặc Nghệ thuật miêu tả của
Nguyễn Du qua một số đoạn trích Truyện Kiều đã học.
12.Dạng 11 : Phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học. Chẳng hạn: Phân
tích nhân vật Chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích Tắt đèn của Ngô
Tất Tố (hoặc cụ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ri)
13.Dạng 12 : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống. Chẳng hạn:
Hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về câu tục ngữ : “ Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn”; hoặc bình luận câu nói của M Gorki: “Nơi lạnh nhất không phải
là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”
14.Dạng 13 : Nghị luận về một vấn đề có thật trong cuộc sống. Ví dụ: Về một
thói hư tật xấu mà em thấy cần phê phán; hoặc Những suy nghĩ sau khi đi
thăm một bà mẹ Việt Nam anh hùng có 9 người con liệt sĩ.
15.Dạng 14 : Kể về một câu chuyện có thật hoặc tưởng tượng, sáng tạo. Ví dụ:
Một lần mắc lỗi, hoặc Về một giấc mơ đẹp.