Đề 3: a/ Câu thơ " Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất nước,
NGuyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích
ngắn gọn ý nghĩa vâu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao
mà anh chị đã liên tưởng. b/ Phân tích vẻ đẹp hình tương người lính trong bài
thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Bài làm
a/ Câu thơ " Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất nước,
NGuyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích
ngắn gọn ý nghĩa vâu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca
dao mà anh chị đã liên tưởng.
Đất nước còn hiện lên bởi thuần phong mĩ tục người VN bởi hình ảnh người mẹ
búi tóc sau đầu. Thuần phong mĩ tục này gợi lại 1 cội nguồn dân tộc không bao
giờ bị ngoại lai.
- "Cha mẹ thương nhay bằng gừng cay muối mặn" : Đất nước gắn liền với tình
cảm vợ chồng rất VN, càng gian nan khổ ải thì càng son sắt, thủy chung, được tác
giả thể hiện bằng hình ảnh "gừng cay muối mặn". Hình ảnh này được lấy từ bài
ca dao "Tay bưng chén muối dĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"
hay "Cái kèo cái cột thành tên"
- Đất nước còn là ngôi nhà ta được dựng lên rất VN "cái kèo cái cột", vì đây là
ngôi nhà của nền nông nghiệp lúa nước.
- Hạt gạo phải 1 nắng 2 sương, xây, giã, giần sàng, ... Đất nước còn gắn liền với
hạt gạo vì gạo là lương thực chính của người việt không thể thiếu trong các bữa
ăn, những hạt gạo VN được sản xuất theo 1 quy trình cũng rất VN được thể bằng
các động từ "xây" ; "giã" ; "dần" ; "sàng", vậy đất nước không là những khái
niệm trừu tượng mà là những gì gần gũi thân thương trong cuộc sống hằng ngày
của chúng ta.
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.Đất nước là nơi bắt nguồn của tổ
ấm. Đất nước, dù đi bất cứ đâu, ai ai đều nhớ về. Ở nơi ấy, có gia đình, bạn bè, có
những lời ru của mẹ, có tiếng kể chuyện cổ tích của bà. Đất nước, tôi lớn lên
trong hòa bình, trong sự yêu thương của cha mẹ, người thân. Tôi yêu đất nước,
yêu con người Việt Nam, yêu từng nhánh cây, ngọn cỏ trong đó.
Hoặc gợi ý sau
? Vì sao nói tới tình nghĩa của con người a dao lại dùng hình ảnh muối - gừng?
- Nói tới tình nghĩa con người, ca dao mượn hình ảnh muối - gừng vì muối m n,
gừng cay.
+Thuộc tính ấy diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, cay đắng.
+ Tình người có trải qua mặn mà, cay đắng mới sâu đậm, mới nặng nghĩa, nặng
tình, mới thật thương nhau.
- Ở câu ca dao này chúng ta hiểu:
+ Muối ba năm còn mặn nhưng thời gian có thể làm cho muối nhạt dần.
+ Gừng chín tháng còn cay nhưng thời gian sẽ làm cho gừng kh ng còn cay nữa.
nhưng với đôi ta:
Tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
-> Bài ca có kết cấu theo thời gian. Độ mặn của muối, độ cay c a gừng còn có
hạn: tình ta là mãi mãi.
+ Nếu có xa nhau cũng phải ba vạn sáu nàn ngày, một trăm năm, một đời người
+ Nghĩa nặng tình dày bởi gắn bó cả một đời một kiếp.
HS tìm một số câu ca dao có hình ảnh muối gừng?
* VD:
+ Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối m n xin đừng quên nhau.
+ Muối càng mặn, gừng càng cay
Đôi ta tình nghĩa nặng dày em ơi!
b/ Phân tích vẻ đẹp hình tương người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang
Dũng.
1. phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ "Tây Tiến đoàn......
................................. khúc độc hành"
1. Về kỹ năng:
- Đây là một bài văn nghị luận văn học phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật
trữ tình - hình tượng người lính thời chống Pháp được thể hiện qua một đoạn thơ
trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.
- Bài viết phải có bố cục hợp lý; dùng từ, đặt câu, diễn đạt đúng và hay; lời văn
giàu cảm xúc; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
2. Về kiến thức:
* Giới thiệu tác giả, bài thơ và vị trí của đoạn thơ:
- Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, rất đa tài,
giỏi cả thơ văn, hội họa nhưng trước hết ông là một thi sĩ có hồn thơ vừa tràn đầy
tâm huyết vừa lãng mạn, tinh tế.
- Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Bài thơ sáng tác năm 1948 khi đại
đội trưởng Quang Dũng rời đơn vị Tây Tiến thân yêu đi làm nhiệm vụ khác. Bài
thơ được viết với cảm hứng nhớ thương da diết... Trong đó nổi bật vẻ đẹp của
hình tượng người lính Tây Tiến, người lính Cụ Hồ thời chống Pháp: anh hùng,
lãng mạn, hy sinh bi tráng vì Tổ quốc. Vẻ đẹp này được thể hiện tập trung ở đoạn
thơ trích.
* Phân tích đoạn thơ:
- Nội dung:
+ Khí phách anh hùng
Phải đương đầu với sốt rừng, diện mạo người lính thay đổi, sinh lực của họ bị
tiêu hao nhưng họ vẫn có khí phách hiên ngang hùng dũng (đoàn binh, không
mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm); vẫn nung nấu ý chí chiến đấu và khát
vọng lập công (mắt trừng... gửi mộng).
+ Tâm hồn lãng mạn
Ở chiến trường ác liệt vẫn giữ trọn nét lãng mạn riêng tư trong tâm hồn vì họ vốn
là những thanh niên thành thị (Hà Nội), ra đi chiến đấu (đêm mơ Hà Nội dáng
kiều thơm).
+ Hy sinh bi tráng vì Tổ quốc
Phải đối đầu với những cái chết đau thương: "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" -
những nấm mồ hoang lạnh nơi biên cương; "Áo bào thay chiếu anh về đất" - cái
chết trong hoàn cảnh chiến trường khốc liệt, thiếu thốn, họ đã vượt lên bằng lòng
yêu nước, yêu lý tưởng, bằng quyết tâm sắt đá của tuổi trẻ anh hùng, sẵn sàng hy
sinh cho đất nước "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Họ hy sinh trong tư thế
ngạo nghễ, coi thường cái chết "Áo bào.......... về đất" - khiến cái chết thành nhẹ
nhàng, tấm áo tử sĩ thành trang trọng, gợi nhớ hình ảnh những chinh phu tráng sĩ
một thời.
- Nghệ thuật
+ Từ ngữ sáng tạo giàu ý nghĩa, cách nói giảm diễn tả được cái chết bi hùng: Về
đất; từ Hán Việt trang trọng giảm nhẹ cảm giác đau thương, vĩnh viễn hóa sự hy
sinh cao đẹp: viễn xứ, biên cương...
+ Hình ảnh thơ tô đậm chất sử thi, cái chết của người lính bất tử với non sông
trong âm hưởng dữ dội, hào hùng của thiên nhiên "Sông Mã... khúc độc hành".
+ Bút pháp hiện thực (không né tránh mà miêu tả đúng sự khốc liệt của chiến
trường) kết hợp với cảm hứng lãng mạn... Tạo âm điệu bi tráng đặc biệt.
* Ý nghĩa của hình tượng:
- Đoạn thơ đã góp phần cùng với toàn bài dựng nên tượng đài người chiến sĩ Tây
Tiến vừa mang vẻ đẹp riêng của người lính Tây Tiến - những người lính trẻ thủ
đô: kiêu dũng, lãng mạn, đa số xuất thân từ tầng lớp thanh niên tiểu tư sản dấn
thân hy sinh vì nước, vừa mang vẻ đẹp chung của người lính Cụ Hồ yêu nước,
anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại.
- Bên cạnh những bài thơ hay viết về hình tượng người lính trong những ngày
đầu chống Pháp như Đồng chí (Chính Hữu), Cá nước (Tố Hữu), Nhớ (Hồng
Nguyên)... Tây Tiến của Quang Dũng là một đóng góp đặc sắc làm phong phú
thêm cho mảng đề tài này và làm đẹp thêm cho tâm hồn người Việt Nam.
Hoặc
2. Hình tượng anh Vệ quốc quân - Người lính Cụ Hồ - được khắc họa đậm nét
trong nhiều bài thơ của nhiều tác giả. Ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp, hình tượng người lính trong mỗi bài thơ có sức hấp dẫn, cổ vũ và
với vẻ đẹp riêng, nét riêng nổi bật thể hiện trong cảm hứng. "Đồng chí" của
Chính Hữu, chủ yếu là cảm hứng hiện thực giữa cảnh và người; "Tây tiến" của
Quang Dũng phát triển cảm hứng lãng mạn nhằm khắc họa nét phi thường, kỳ vĩ,
hùng tráng của người lính.
"Tây tiến" quan niệm người anh hùng theo lý tưởng thẩm mỹ cổ điển, truyền
thống; còn "Đồng chí" tô đậm nét hiện thực, bình dị, sự lam lũ, chất phác của
người nông dân chân chất hiền lành, không có ý định làm anh hùng hoặc để được
tôn vinh là anh hùng. Họ tìm thấy sức mạnh ở đồng chí, đồng đội, ở một tình cảm
thiêng liêng, cao cả và mới mẻ trong những người nông dân được giác ngộ trở
thành người lính.
Trong thơ Quang Dũng và thơ Chính Hữu nói riêng, có sự "đổi ngôi" của cái
"Tôi" trữ tình. Cái "Tôi" trong thơ ca là một khái niệm "kép", bao gồm 2 bình
diện: một là cái "Tôi" với tư cách là chủ thể nhận thức, hoạt động tư duy, và hai
là cái "Tôi" đối tượng cảm thụ với vai trò khách thể. Trong thơ kháng chiến nói
chung, cái "Tôi" cơ bản ở bình diện quan sát, nhận thức, rung cảm với cuộc sống
lớn. Điều đó tạo ra nét mới trong thơ, thơ rộng mở trong hơi thở cuộc sống, tắm
mình trong không khí thời đại, sự giao hòa này tạo cho thơ thêm đa dạng, phong
phú.
Chân dùng tinh thần người lính trong "Tây tiến" mang nét hoành tráng, kỳ vĩ, bí
hiểm nổi bật trong bối cảnh hoang sơ, dữ dội, nghiệt ngã và cũng vô cùng mơ
mộng trong không gian cụ thể của vùng núi Tây Bắc:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Bằng bốn câu thơ nhưng hiện lên một bức tranh toàn cảnh với đầy đủ nét hoang
vu, heo hút, dữ dằn và vô cùng hiểm trở trên chặng đường hành quân của người
lính Tây tiến. Một loạt những từ giàu giá trị tạo hình mang tính hội họa, với
những mảng hình khối, đường nét, màu sắc "Dốc lên khúc khuỷu" rồi lại "Dốc
thăm thẳm"; các từ láy "heo hút", "thăm thẳm", "khúc khuỷu" như những nét
chạm khắc đặc sắc tạo nên những ấn tượng về dốc cao, vực sâu. Cả những thanh
trắc tả chiều cao khi leo lên và những thanh bằng gợi khoảng không gian khi leo
xuống: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".
Trong gian nan thử thách không đè bẹp nổi ý chí, nghị lực, sức sống của người
lính Tây tiến, nét đẹp của họ một phần cũng chính là chỗ đó. Vẫn sống mãi với
thời gian ấn tượng mãnh liệt không phai bạc, mờ nhòa theo năm tháng:
Tây tiến những đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Quang Dũng khéo chọn cách nói, có tóc rụng, có da xanh của anh lính ốm (ốm
nhưng không yếu) nhưng không mất đi dáng vẻ kiêu bạc, anh hùng, vẫn phong
thái "dữ oai hùm" giữa chốn sơn cùng thủy tận. Ngay cả sự "ra đi" cũng rất nhẹ
nhàng của những anh hùng hào hoa, mã thượng: "Áo bào thay chiếu anh về đất".
Ba lần nói về sự hy sinh trong những hoàn cảnh khác nhau của người lính "Tây
tiến" nhưng không một lần như nhiều nhà thơ vẫn dùng từ "hy sinh" hoặc "chết".
Quang Dũng bằng ngòi bút tài hoa sử dụng những cụm từ "hồn về", "bỏ quên
đời", "về đất" giản dị hơn, nhằm tự nhiên hóa, bình thường hóa cái chết, đúng
theo quan niệm lý tưởng của học sinh, sinh viên cầm súng thời kỳ đầu kháng
chiến, còn hừng hực hào khí.
Với bút pháp lãng mạn, cốt cách tài hoa và phong độ hào hùng của chiến sĩ - thi
sĩ trên cả hai bình diện tác giả và tác phẩm, Quang Dũng đã tạc bằng ngôn ngữ
thi ca vào lịch sử, hình tượng người lính Vệ quốc anh hùng.
Mang nét riêng, người lính Vệ quốc trong "Đồng chí" của Chính Hữu bình dị
trong nghĩ suy mà "sâu sắc đến giật mình" (Xuân Diệu). Chất liệu hiện thực cuộc
sống được đưa vào thơ vừa đủ tạo men say cảm xúc và nâng tầm khái quát.
Cách mạng Tháng Tám không chỉ phục sinh một dân tộc, khai sinh một thời đại,
tân tạo những bảng thang giá trị tinh thần, mà còn trả lại cho mỗi người cuộc
sống mới; kiến tạo những quan hệ mới, tình cảm mới chưa hề có trong lịch sử,
trong văn hóa ứng xử của cộng đồng. Đó là tình đồng chí đồng đội. Chính quan
hệ mới, tình cảm mới này tạo nên những vẻ đẹp khác trong chân dung tinh thần
người lính Vệ quốc.
Không kỳ dị "đoàn binh không mọc tóc", "mắt trừng gửi mộng qua biên giới"
như trong thơ Quang Dũng. Người lính Vệ quốc trong thơ Chính Hữu vô cùng
bình dị, hiền lành, chất phác. Bức tranh về hai người vệ quốc được phác thảo
bằng chất liệu cuộc sống đồng quê, trên nền "nước mặn đồng chua", "đất cày lên
sỏi đá" của những người có cùng cảnh ngộ; từ những vùng nông thôn khác nhau
trên nhiều miền đất nước có chung cảnh nghèo. Những người nông dân đồng
cảnh, đồng cảm nên đồng tâm, đồng chí trong chọn lựa mục đích cống hiến,
chiến đấu. Mở đầu bài thơ là sự gặp gỡ của hai người đồng cảnh:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sự tương đồng về hoàn cảnh tạo nên cộng hưởng trong tình cảm gắn bó:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Nhưng cái khốn khó, nghèo khổ của những con người ở những vùng miền khác
nhau không vì vậy mà hèn kém (nghèo nhưng không hèn), nghĩa là không bị cái
cảnh nghèo bó buộc, câu thúc, người nông dân vượt lên số phận, vượt lên cảnh