BÀI 32
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (TT)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Ôn lại kiến thức về các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần
thuật; về hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
- HS hiểu: Yêu cầu của đề bài.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng xác định các kiểu câu, các hành động nói trong các kiểu câu, kĩ
năng xác định lượt thoại.
- Rèn kĩ năng nhận xét và sửa lỗi trong bài làm của mình.
1.3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập và tinh thần tự rèn luyện
2. Trọng tâm:
- Sửa chữa những ưu khuyết điểm trong bài Kiểm tra Tiếng Việt
3. Chuẩn bị:
3.1. GV: Bảng phụ, giáo an.
3.2. HS: sách vở, dụng cụ học tâp
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
Tiết học hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra
Tiếng Việt và sửa chữa những sai sót
trong bài làm của các em.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề bài
Học sinh đọc lại đề bài
1. Đề bài:
? Đề bài gồm mấy câu? Mỗi câu bao
nhiêu điểm?
HS: Đề bài gồm 4 câu
Câu 1: 2 đ
Câu 2: 2 đ
Câu 3: 3 đ
Câu 4: 3 đ
Hoạt động 3: Khái quát các ý chính cần
trình bày
Đề bài gồm 4 câu
Câu 1: 2 đ
Câu 2: 2 đ
Câu 3: 3 đ
Câu 4: 3 đ
Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh 2. Khái quát các ý chính cần trình
bày
trả lời.
Caâu 1 :
Thế nào là câu nghi vấn? Cho biết
các chức năng của câu nghi vấn?
HS: Khái niệm câu nghi vấn: Là câu có
dùng những từ nghi vấn : ai, gì, nào, tại
sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, hả, Caâu 1 :
chứ…hoặc có từ hay( nối các vế có quan
hệ lựa chọn), Có chức năng chính là dùng Thế nào là câu nghi vấn? Cho biết
để hỏi. Khi viết, câu nghi vấn kết thúc các chức năng của câu nghi vấn
bằng dấu chấm hỏi.
Chức năng của câu nghi vấn: câu
nghi vấn có chức năng chính dùng để hỏi.
Ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để cầu
khiến, khẳng định, đe dọa, bộc lộ tình
cảm, cảm xúc…
Câu 2:
Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích
sau và cho biết những câu đó dùng để làm
gì?
a. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh
có biết con gái anh là một thiên tài hội
hoạ không?
b. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết Câu 2: Xác định câu nghi vấn trong
đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
đoạn trích sau và cho biết những câu
đó dùng để làm gì
HS: Cõu nghi vấn:
a. Anh có biết con gái anh là một
thiên tài hội hoạ không? - Dùng để thông
báo
b. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy
gì mà lo liệu? – Dùng để hỏi.
Câu 3
Hãy chuyển những câu dưới đây thành
câu phủ định:
a. Ta sống mãi trong tình thương
nỗi nhớ.
b. Chúng ta lầm rồi các cháu ạ.
Câu 3: chuyển những câu dưới đây
thành câu phủ định
c. Vườn cây xung quanh tốt tươi
nhờ nguồn nước này.
HS: Chuyển những câu dưới đây thành
câu phủ định:
a. Ta không sống mãi trong tình
thương nỗi nhớ.
b.
cháu ạ.
Chúng ta không lầm đâu các
c. Vườn cây xung quanh tốt tươi
không phải nhờ nguồn nước này
Câu 4:
Viết một đoạn văn ngắn có ít nhất
một câu nghi vấn và một câu phủ định
HS: Viết một đoạn văn ngắn có ít nhất:
một câu nghi vấn và một câu phủ định.
Hoạt động 4: Khái quát ưu khuyết Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn có ít
nhất một câu nghi vấn và một câu phủ
điểm
định
Giáo viên nêu khái quát những ưu khuyết
điểm chính của bài làm: lỗi chính tả, cách
dùng từ đặt câu. Biết dựng đoạn và dùng
từ liên kết đoạn.
- Bài viết sạch sẽ.
-> cần phải phát huy
3. Khái quát ưu khuyết điểm:
* Khuyết điểm:
- Một số bài quá cẩu thả, không biết trình
bày luận điểm, sắp xếp ý lộn xộn.
- Sai chính tả, không biết dùng dấu câu
cho chính xác. Diễn đạt vụng về, lan man.
Hoạt động 5: Chữa bài
GV chú ý sửa cho các em những lỗi có
liên quan đến kĩ năng xây dựng và trình
bày luận điểm. Mặc khác việc sửa lỗi tùy
thuộc vào kết quả làm bài của HS.
Hoạt động 6: Đọc bài văn hay
4. Chữa lỗi điển hình:
Giáo viên chọn bài văn, đoạn văn hay đọc
cho học sinh nghe.
Hoạt động 7: Công bố kết quả
Điểm 81
82
83
84
5. Đọc đoạn văn hay:
9-10
7-8
5-6
3-4
1-2
6. Công bố kết quả:
0
Hoạt động 8: Trả bài và ghi điểm
7. Trả bài và ghi điểm:
Giáo viên trả bài và ghi điểm vào sổ
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Nhận xét, tuyên dương những bài làm đạt kết quả tốt.
Động viên, khuyến khích những em làm bài chưa tốt.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
Đối với bài học ở tiết học này:
- Xem lại bài
- Tận phát hiện và sửa chữa những lỗi còn lại của bài làm.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị Thi học kỳ II.
- Ôn lại những kiến thức đã học ở phân môn Tiếng Việt ( các kiểu câu: câu nghi
vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, trần thuật và phủ định)
- Phân môn Tập làm văn: xem lại phương pháp làm bài văn nghị luận.
- Ôn lại một số văn bản thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng.
5. Rút kinh nghiệm :
- Nội dung :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phương pháp :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------