Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 HKI THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.57 KB, 75 trang )

Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

Tuần : 01

CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN CHÂU Á
Nội dung chủ đề:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.Trình bày được đặc điểm về
kích thước lãnh thổ của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
- ĐẶc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên châu Á
- Kỹ năng xác định và đọc lược đồ, phân tích các đối tượng trên lược đồ.
- Đọc bản đồ tự nhiên châu Á
.
Tiết : 01
Ngày dạy :…………

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ.
- Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ của châu Á.
- Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản của châu Á.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng xác định và đọc lược đồ, phân tích các đối tượng trên lược đồ.
3. Thái độ:
- Phát triển tư duy địa lí, giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:SGK, SGV Địa lí 8. Bản đồ tự nhiên thế giới,tự nhiên Châu á
2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp


2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới ( 40ph)
* Giới thiệu bài: (1ph)
Các em đã tìm hiểu thiên nhiên, kinh tế xã hội châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực,
châu Đại Dương và châu Âu qua chương trình địa lí lớp7. Sang địa lí lớp 8 các em sẽ
tìm hiểu về châu Á -châu lục rộng lớn nhất. Có lịch sử phát triển lâu đời nhất mà
cũng là quê hương của chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “vị trí địa
lí, địa hình và khoáng sản châu Á”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

HOẠT ĐỘNG I
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ KÍCH THƯỚC CỦA CHÂU LỤC (19ph)

GV: Hướng dẫn HS quan sát H1.1 và
Năm học 2018 -2019

Trang 1


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

treo bản đồ
? Dựa vào H1.1, em hãy cho biết :
? Châu Á là một bộ phận của lục địa nào
? Xác định điểm cực Bắc và cực Nam
phần đất liền của Châu Á nằm trên
những vĩ độ địa lí nào?
? Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm

cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ
Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao
nhiêu km?
? Diện tích phần đất liền rộng bao nhiêu
km2?
? Nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc
thì rộng bao nhiêu km2
? Châu Á tiếp giáp với các đại dương và
các châu lục nào?

- Là 1 bộ phận của lục địa Á - Âu
- Cực Bắc : 77044’B .
- Cực Nam: 1016’B

- HS: Kích thước :
+ Chiều dài lãnh thổ: 8500km
+ Chiều rộng lãnh thổ: 9200km
- Diện tích khoảng: 41,5 triệu km2 (kể cả
đảo tới 44,4 triệu km2) => Rộng nhất thế
giới.

- Tiếp giáp với 2 châu lục(châu Âu và
châu Phi) và 3 đại dương lớn.(Bắc Băng
? Từ những đặc điểm đã nêu, em có nhận Dương,Ấn Độ Dương,Thái Bình Dương)
xét gì về vị trí địa lý và kích thước giới
hạn của châu Á?
- Vị trí nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ
phận của lục địa Á-Âu.
- Giới hạn trải rộng từ vùng Xích đạo
đến vùng cực Bắc.

? Với vị trí và kích thước của châu Á mà - Kích thước có diện tích lớn nhất thế
các em vừa nhận biết, hãy cho biết ảnh giới.
hưởng của vị trí và kích thước lãnh thổ
đến khí hậu của châu lục?
- Làm khí hậu đa dạng:
+ Có nhiều đới khí hậu
+ Trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân
GV kết luận: vị trí ,kích thước lãnh thổ hóa đa dạng thành các kiểu khí hậu lục
làm tự nhiên châu Á phát triển đa dạng.
địa, đại dương, khí hậu núi cao...
HOẠT ĐỘNG II
2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN (20ph)

? Quan sát H1.2 xác định vị trí và đọc
tên của các dãy núi và đồng bằng chính
+ Các dãy núi chính: Hi- ma- lay-a, Côn
Luân,Thiên Sơn, An- Tai
+ Các sơn nguyên chính: Trung XiBia,Tây Tạng, A- Ráp, Đê- Can.
+ Các đồng bằng lớn: Tu Ran, Lưỡng
Hà, Tây Xi - Bia, Hoa Bắc, Hoa Trung.

a. Đặc điểm địa hình:

- HS xác định trên lược đồ
- Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ
và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế

Năm học 2018 -2019

Trang 2



Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

? Xác định hướng của các dãy núi và nơi
phân bố của chúng
? Dựa vào bản đồ tự nhiên, em hãy xác
định các dãy núi chạy theo hướng đông tây và bắc – nam
? Các đồng bằng tập trung chủ yếu ở
đâu? và được các sông nào bồi đắp
? Nhận xét sự phân bố các dãy núi , sông
, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ?
+ Phần rìa phía đông, đông nam nằm
trong vành đai lửa TBD => thường
xuyên xảy ra động đất núi lửa, sóng thần.
+ VN cũng chịu ảnh hưởng, thỉnh thoảng
vẫn còn xảy ra động đất nhưng cường độ
không lớn
? Theo em, địa hình châu Á có những
đặc điểm gì nổi bật so với các châu lục
khác mà các em đã học (diện tích, độ
cao của từng dạng địa hình )
? Qua đó có nhận xét gì về đặc điểm
chung của địa hình châu Á?
- Gv kết luận: Có nhiều dãy núi chạy
theo hai hướng chính Đông-Tây và BắcNam, sơn nguyên cao,đồ sộ, tập trung ở
trung tâm và nhiều đồng bằng rộng.
- Nhìn chung địa hình chia cắt phức tạp.
? Dựa vào H1.2 cho biết Châu Á có
những khoáng sản chủ yếu nào. Hãy xác

định vị trí các khoáng sản chủ yếu của
Châu Á trên bản đồ
? Qua đó em có nhận xét gì về tài nguyên
khoáng sản của châu Á?
? Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở
những khu vực nào? (Tây nam á: Iran,
Irăc, Cô-et…)
GV: Mở rộng về dầu mỏ, khí đốt, than,
sắt….trong đó dầu mỏ, khí đốt là tài
nguyên khoáng sản quý giá nhất ở châu
Á các loại tài nguyên khoáng sản tập
trung chủ yếu ở Tây á, Nam á, Đông á.
Vì nguồn lợi dầu mỏ nên các nước lớn
(Hoa Kì) muốn thâu tóm => Gây chia rẽ

giới
- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính:
Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây, Bắc –
Nam hoặc gần Bắc - Nam
- Các đồng bằng lớn phân bố ở rìa lục
địa.
- Núi và sơn nguyên tập trung ở vùng
trung tâm.

=> Địa hình: đa dạng, phức tạp nhất thế
giới

b. Khoáng sản
- HS xác định vị trí các loại khoáng sản
- Phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn

- Các khoáng sản chính: Dầu mỏ, khí
đốt, than, sắt, crôm và 1 số kim loại màu:
đồng thiếc…

Năm học 2018 -2019

Trang 3


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

giữa các dân tộc, chiến tranh xảy ra liên
miên, làm mất an ninh trật tự xã hội.
Cuộc chiến tranh Irắc do Mĩ can thiệp…
* Liên hệ Việt Nam:
? Xác định các mỏ khoáng sản ở VN ?
- Hs xác định
? Em có nhận xét gì về tài nguyên
khóang sản của nước ta?
- Phong phú, giầu tài nguyên khoáng sản
- GV: Nước ta là nước giàu tài nguyên
khoáng sản, tuy nhiên tài nguyên khoáng
sản nước ta đang ngày càng cạn kiệt do
khai thác quá mức, sử dụng chưa hợp lí.
? Theo em chúng ta cần có biện pháp gì
để bảo vệ tài nguyên khoáng sản của - Hs liên hệ
nước ta?
- GV: Nhà nước đã có nhiều c/s bảo vệ
tài nguyên ks, có luật ks để bảo vệ và
khai thác hợp lí nguồn tài nguyên này.

4. Củng cố (3ph)
? Xác định trên bản đồ và nêu đặc điểm vị trí, giới hạn của châu Á. Vị trí địa lí của
châu Á có ảnh hưởng gì đến khí hậu .
? Lựa chọn đáp án đúng nhất cho câu sau :
b. Ý nào không thuộc đặc điếm địa hình châu Á:
A. Địa hình rất phức tạp và đa dạng
B. Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích
C. Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ bậc nhất thế giới
D. Núi và sơn nguyên tập chung chủ yếu ở trung tâm châu lục
? Địa hình châu á có những đặc điểm gì nổi bật
5. Dặn dò (2ph)
- Trả lời câu hỏi 3 – SGK Tr6, làm các bài tập trong tập bản đồ địa lí 8
- Tìm hiểu trước bài 2“ Khí hậu châu Á”
.................: ngày ……tháng ……năm 201...
Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )

.................

Năm học 2018 -2019

Trang 4


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

Tuần : 02

CHỦ ĐỀ 1
Tiết : 02

Ngày dạy :…………

BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
- Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục
địa ở châu Á.
2. Kĩ năng:
- Đọc lược đồ các đới khí hậu châu Á.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và
trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.
3. Thái độ:
- HS nhận thức được tự nhiên hình thành do mối tương quan của nhiều yếu tố địa lí.
- Củng cố tinh thần học tập tự giác, tích cực. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Châu Á
2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)
? Trình bày đặc điểm về vị trí địa lý , kích thước của lãnh thổ châu Á ? Đặc điểm đó
có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu ? Tại sao ?
? Nêu đặc điểm địa hình của châu Á?
3. Dạy bài mới ( 35ph)
* Giới thiệu bài (1ph): Châu Á nằm trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo, có kích
thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là điều kiện tạo ra sự phân hoá khí
hậu đa dạng và mang tính lục địa cao.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

HOẠT ĐỘNG I
1. KHÍ HẬU CHÂU Á PHÂN HÓA RẤT ĐA DẠNG (35ph)

GV : treo lược đồ khí hậu châu Á
a. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều
? Quan sát lược đồ hình 2.1 và lên bảng đới khác nhau
xác định kinh tuyến 800Đ
- HS quan sát lược đồ hình 2.1 và xác
định đường kinh tuyến 800Đ ?
? Dọc theo kinh tuyến 800Đ Châu Á có - Dọc theo kinh tuyến 180 0Đ từ vùng cực
các đới khí hậu nào
Bắc đến xích đạo có các đới khí hậu :
+ Đới khí hậu cực và cận cực nằm từ
vòng cực Bắc - cực Bắc
Năm học 2018 -2019

Trang 5


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

+ Đới khí hậu ôn đới nằm trong khoảng
400B – vòng cực Bắc
+ Đới khí hậu cận nhiệt đới nằm trong
khoảng từ chí tuyến Bắc – 400B
+ Đới khí hậu nhiệt đới nằm trong
khoảng từ chí tuyến Bắc đến 50N
? Giải thích tại sao khí hậu châu Á phân - Do lãnh thổ nằm từ vùng cực Bắc đến
hoá thành nhiều đới khí hậu
xích đạo . Nên châu Á có nhiều đới khí

GV: Do vị trí đia lí kéo dài từ vùng cực hậu
Bắc -> Xích đạo lượng bức xạ ánh sáng
phân bố không đều nên hình thành các
đới khí hậu khác nhau.
b. Các đới khí hậu phân hoá thành
nhiều kiểu khí hậu khác nhau
0
? Dọc kinh tuyến 40 Bắc có các kiểu khí - Học sinh kể tên và lên bảng xác định
hậu nào
trên lược đồ
? Kể tên các kiểu khí hậu thuộc từng đới + Đới khí hậu ôn đới
- Ôn đới lục địa
- Ôn đới gió mùa
- Ôn đới hải dương
+ Đới khí hậu cận nhiệt
- Kiểu cận nhiệt địa trung hải
- Kiểu cận nhiệt gió mùa
- Kiểu cận nhiệt lục địa
- kiểu núi cao
+Đới khí hậu nhiệt đới
- Kiểu nhiệt đới khô
? Các kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn - Kiểu nhiệt đới gió mùa
diện tích
? Tại sao khí hậu châu Á lại được phân - Do kích thước lãnh thổ rộng lớn , có
chia thành nhiều kiểu khí hậu như vậy
nhiều dạng địa hình và ảnh hưởng của
biển .
- Đới khí hậu xích đạo : khối khí xích
? Quan sát tiếp H2.1 và lược đồ trên đạo nóng ẩm thống trị quanh năm
bảng xác định 2 đới khí hậu không có sự - Đới khí hậu cực và cận cực có khối khí

phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu ? Giải cực khô và lạnh thống trị quanh năm
thích tại sao
? Em nhận xét gì về sự phân hoá khí hậu - Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa
châu Á ?
thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác
GV tổng kết, chuẩn xác kiến thức :
nhau.
Năm học 2018 -2019

Trang 6


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

4. Củng cố (3ph)
?Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lương mưa của 3 địa điểm dưới đây . em hãy điền
tiếp nội dung vào bảng sau :
- Gv : kẻ bảng vào bảng phụ . yêu cầu học sinh phân tích - điền vào bảng
- GV nhận xét , chuẩn xác kiến thức như nôi dung trong bảng
Địa điểm
Nhiệt độ
Lượng
Kiểu khí
Đặc điểm
Nguyên nhân
mưa
hậu
0
Y-an-Gun
- Cao : >30 c

2750
Nhiệt đới
Nóng ẩm , ảnh hưởng của
0
Mi -an –ma
- Thấp : 25 c
m.m
gió mùa
mưa nhiều
biển
(ĐôngNam á)
E-ri-Át
- Cao : 380c 82 m.m Nhiệt đới
Khô và
khối khí chí
0
A-râp-Xê-ut
- Thấp : 25 c
khô
nóng
tuyến
(Tây á)
U-an-ba-To
- Cao : 250c 220m.m Ôn đới lục lạnh và khô - Sâu trong nội
Mông cổ
- Thấp : -70c
địa
địa
(Trung á)
- khối khí khô

cực lạnh
5. Dặn dò (2ph)
- Về nhà làm bài tập SGK , tập bản đồ địa lí phần 1 .
- Học bài cũ ,chuẩn bị phần tiếp theo của bài 2

.................: ngày ……tháng ……năm 201…
Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )

.................

Năm học 2018 -2019

Trang 7


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

Tuần : 03

CHỦ ĐỀ 1
Tiết : 03
Ngày dạy :…………

BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
- Trình bày và giải thích được được đặc điểm khí hậu của châu Á.
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục
địa ở châu Á.

2. Kĩ năng:
- Đọc lược đồ các đới khí hậu châu Á.
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và
trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.
3. Thái độ:
- HS nhận thức t/nhiên hình thành do mối tương quan của nhiều yếu tố địa lí.
- Củng cố tinh thần học tập tự giác, tích cực
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Châu Á
2. Học sinh
- Sách, vở, đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)
? Chứng minh rằng khí hậu châu Á phân hóa đa dạng?
? Giải thích vì sao khí hậu châu Á lại phân hóa thành nhiều kiểu khác nhau?
3. Dạy bài mới ( 35ph)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG I
1. ÔN LẠI KIẾN THỨC MỤC 1 (5ph)

Ôn lại kiến thức phần 1 : khí hậu châu Á 1/ Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng
phân hoá rất đa dạng
a: Khí hậu châu Á phân háo thành nhiều
GV : nhắc lại khái quát nội dung các đới khác nhau
phần đã học
b. Các đới khí hậu phân hoá thành

nhiều kiểu khí hậu khác nhau
- Học sinh kể tên và lên bảng xác định
trên lược đồ
+ Đới khí hậu ôn đới
- Ôn đới lục địa
Năm học 2018 -2019

Trang 8


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

- Ôn đới gió mùa
- Ôn đới hải dương
+ Đới khí hậu cận nhiệt
- Kiểu cận nhiệt địa trung hải
- Kiểu cận nhiệt gió mùa
- Kiểu cận nhiệt lục địa
- Kiểu núi cao
+Đới khí hậu nhiệt đới
- Kiểu nhiệt đới khô
- Kiểu nhiệt đới gió mùa
+ Đới khí hậu xích đạo
+ Đới khí hậu cực và cận cực
HOẠT ĐỘNG II
2. KHÍ HẬU CHÂU Á PHỔ BIẾN LÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU GIÓ MÙA VÀ CÁC KIỂU
KHÍ HẬU LỤC ĐỊA (30ph)

? Tiếp tục quan sát hình 2.1 và lược đồ
khí hậu châu Á ? Có mấy kiểu khí hậu

chính ?

- Có 2 kiểu khí hậu phổ biến : khí hậu
gió mùa và khí hậu lục địa:
- Học sinh trả lời và giải thích

? Khí hậu gió mùa, lục địa phân bố ở khu
vực nào? Giải thích tại sao?
GV: Khí hậu gió mùa phân bố ở ven
biển.Khí hậu lục địa phân bố ở sâu trong
đất liền
? Nêu đặc điểm khí hậu của kiểu khí hậu
gió mùa
GV : Bổ sung về đặc điểm lượng mưa
của khu vực có khí hậu gió mùa

a. Khí hậu gió mùa.
- Đặc điểm: một năm hai mùa
+ Mùa đông: khô, lạnh ít mưa.
+ Mùa hè:nóng,ẩm mưa nhiều.
- Phân bố:
? Kể tên các kiểu khí hậu gió mùa , nơi + Gió mùa nhiệt đới Nam Á và Đông
phân bố ?
Nam Á
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới Đông Á
- Học sinh lên bảng xác định
? Lên bảng xác định nơi phân bố của các
kiểu khí hậu này
? Nhắc lại, các kiểu khí hậu lục địa phân b. Khí hậu lục địa.
bố chủ yếu ở đâu?

? Nêu đặc điểm khí hậu của kiểu khí hậu
lục địa
- Đặc điểm:
+ Mùa đông khô - rất lạnh
Mùa hè khô, rất nóng.
Năm học 2018 -2019

Trang 9


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

? Kể tên các kiểu khí hậu lục địa, nơi

- Phân bố: chiếm diện tích lớn vùng nội

phân bố ?
? Lên bảng xác định các kiểu khí hậu này
? Tại sao khí hậu lục địa lại có tính chất
như vậy
- Mùa đông có gió thổi từ trong lục địa ra
biển (gió không mang theo hơi nước) nên
khí hậu lạnh, khô ,ít mưa.
- Mùa hạ có gió từ Đại Tây Dương thổi
vào mang theo hơi nước & mưa nhiều
Ptb : 200-500mm
? Với tính chất khí hậu đó có ảnh hưởng
gì tới cảnh quan ở đây
- Trong điều kiện khí hậu như vậy những
vùng trong nội địa và Tây Nam á hầu hết

phát triển cảnh quan hoang mạc
- GV liên hệ tới cảnh quan Châu Phi

địa và Tây Nam Á
- Học sinh xác định

= > Hình thành cảnh quan hoang mạc và
bán hoang mạc.

4. Củng cố (3ph)
? Nguyên nhân khí hậu châu Á phân hoá phức tạp và đa dạng
? Trong các câu sau câu nào đúng câu nào sai:
A. Khí hậu gió mùa có đặc điểm là: mùa đông lạnh mưa nhiều, mùa hè nóng ẩm có
mưa
B. Khí hậu lục địa có đặc điểm làm mưa rất ít
C. Đông Á là khu vực có mưa nhiều nhất thế giới.
5. Dặn dò (2ph)
- Về nhà học bài, làm các BT trong tập bản đồ địa lí 8
- Tìm hiểu trước bài 3 "Sông ngòi và cảnh quan châu Á".

.................: ngày ……tháng ……năm ……
Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )

.................

Năm học 2018 -2019

Trang 10



Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

Tuần : 04

CHỦ ĐỀ 1
Tiết : 04
Ngày dạy :…………

BÀI 3 : SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu và giải thích được sự
khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các hệ thống sông lớn.
- Hiểu được sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan tự nhiên, giải thích được sự phân
bố của một số cảnh quan và mối quan hệ giữa các cảnh quan
- Hiểu được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc phát
triển KT - XH.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích các loại biểu, bản đồ, phân tích mối quan hệ giữa khí
hậu và đặc điểm sông ngòi, nhận xét về các cảnh quan tự nhiên.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng và bảo vệ cảnh quan tự nhiên chung của châu
lục.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Châu Á
2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)

? Các kiểu khí hậu nào phổ biến ở châu Á? Nêu đặc điểm, sự phân bố của các kiểu
khí hậu đố ? Ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đối với nước ta thế nào ?
3. Dạy bài mới ( 35ph)
* Giới thiệu bài: Địa hình, khí hậu của châu Á rất đa dạng. Vậy sông ngòi và
cảnh quan tự nhiên của châu Á có chiụ ảnh hưởng của địa hình và khí hậu không?
Chúng có những đặc điểm gì? Đó là những vấn đề mà hôm nay chúng ta cần phải tìm
hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG I
1. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI (19ph)

GV: Treo bản đồ tự nhiên châu Á
? Quan sát trên bản đồ hãy xác định một Học sinh quan sát lên bảng xác định
số sông lớn ở châu Á
? Các sông lớn của Bắc Á, Đông Á, bắt Hs dựa vào bản đồ trả lời
nguồn từ khu vực nào và đổ vào biển và
Năm học 2018 -2019

Trang 11


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

đại dương nào?
? Nhận xét chung về mạng lưới sông - Sông ngòi châu Á khá phát triển, có
ngòi châu Á
nhiều hệ thống sông lớn
- Sông Hoàng Hà,Trường Giang,Ấn
Hằng,Ti-gơ-rơ,Ơ-phơ-rát,Ô-biA-mua,Mê

Gv mở rộng :Sông Dương Tử ( Trường công, Xưa Đa-ri-a,A-mu Đa-ri-a….
Giang) là ccon sông dài nhất châu Á và
đứng thứ 3 trên thế giới,chảy qua 9 tỉnh
của Trung Quốc nối cao nguyên Tây
Tạng với biển Hoa Đông
? Khu vực nào tập trung nhiều sông ,
khu vực nào ít sông ? Tìm và đọc tên các - Khu vực có mạng lưới sông dày: Đông
sông lớn ?  sông phân bố như thế nào ? Á,Đông Nam Nam Á
- Khu vực có mạng lưới sông ít: Tây
Nam Á,Trung Á
=>Sông ngòi châu Á phân bố không đều
? Khu vực mạng lưới sông dày đặc có
- Mưa nhiều,ảnh hưởng của chế độ mưa
khí hậu như thế nào ?
? Khu vực mạng lưới sông thưa thớt có gió mùa
- Khí hậu lục địa khô hạn ít mưa
khí hậu như thế nào ?
Dựa vào thông tin trang 10 SGK (hay
GV cho xem biểu đồ lượng chảy của một
số sông được phóng to nhận xét )
? Em có nhận xét gì về chế độ nước của - Chế độ nước của sông thay đổi phức
sông ngòi châu Á vào mùa đông và mùa tạp phụ thuộc vào khí hậu, địa hình .
- Khí hậu thuận lợi , mưa nhiều
hạ ?
? Đặc điểm của sông ngòi châu Á trong - Khí hậu khắc nghiệt , ít mưa
từng khu vực phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Thảo luận
Chia nhóm:3 nhóm
- Học sinh thảo luận trả lời
Thời gian:4ph

Nội dung câu hỏi:
+ Nhóm 1: Trình bày đặc điểm sông ngòi + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông
nước đống băng, mùa xuân có lũ do băng
Bắc Á
tan.
+ Nhóm 2: Trình bày đặc điểm sông ngòi + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông
lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
khu vực châu Á gió mùa
+ Nhóm 3: Trình bày đặc điểm sông ngòi + Tây Á , Trung Á: ít sông, nguồn cung
cấp nước do tuyết, băng tan.
Tây Á , Trung Á
- Sông ngòi châu Á có giá trị rất lớn
trong sản xuất, đời sống, văn hoá, du
Năm học 2018 -2019
Trang 12


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản…
?Nêu giá trị của sông ở Việt Nam (Sông
Mê-Kông hoặc sông Hồng )
HOẠT ĐỘNG II
2. CÁC ĐỚI CẢNH QUAN TỰ NHIÊN (10ph)

GV: yêu cầu học sinh quan sát H3.1

HS quan sát lược đồ hình 3.1

? Kể tên các đới cảnh quan tự nhiên châu

Á theo thứ tự từ Bắc  Nam dọc theo
kinh tuyến 800Đ
? Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực
khí hậu gió mùa , khu vực khí hậu lục địa
khô hạn ?  chiếm diện tích như thế nào
?

- Cảnh quan châu Á phân hóa rất đa dạng
với nhiều loại.

+ Rừng lá kim ở Bắc Á(Xi-bia) nơi có
khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á,rừng nhiệt
đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan
núi cao.
? Tại sao cảnh quan lại phân hóa từ Bắc - Nguyên nhân phân bố của một số cảnh
quan: do sự phân hóa đa dạng về các
xuống Nam và từ Đông sang Tây ?
đới, các kiểu khí hậu.
? Với cảnh quan phân hóa đa dạng , em - Động ,thực vật phân hoá rất đa dạng và
có nhận xét gì về động thực vật của châu phong phú
Á?
 GV giáo dục HS về ý thức bảo vệ - Ngày nay phần lớn các cảnh quan
động thực vật và cảnh quan môi trường nguyên sinh đã bị con người khai phá
biến thành đồng ruộng, các khu vực dân

cư, các khu công nghiệp …
HOẠT ĐỘNG III
3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THIÊN NHIÊN CHÂU Á (5ph)


Thảo luận theo cặp .
? Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á và
vốn hiểu biết ..cho biết châu Á có những
thuận lợi và khó khăn gì về địa lí tự
nhiên đối với sản xuất và đời sống ?
Gv:- Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng
lớn:than ,dầu mỏ,khí đốt. Các nguồn
năng lượng gió,thủy năng,năng lượng
mặt trời,địa năng…
- Có nhiều thiên tai như động đất,núi
lửa,bão lụt…thường xuyên xảy ra ở các
vùng đảo và duyên hải Đông Á,Đông
Nam Á,Nam Á gây thiệt hại lớn về người
và của

+ Thuận lợi :Tài nguyên đa dạng, phong
phú, trữ lượng lớn.

+ Khó khăn : Núi non hiểm trở , khí hậu
khắc nghiệt, thiên tai bất thường .

Năm học 2018 -2019

Trang 13


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

? Em hãy kể 1 số ví dụ về những khó

khăn của thiên nhiên châu Á?
Hs liên hệ thực tế kể
+ Động đất ở Đường Sơn (TQ) năm
1976 làm thiệt hại hơn 1 triệu người
được coi là trận động đất lớn nhất.
+ Nhật Bản là nơi có nhiều động đất
nhất: trung bình trên 300 trận động đất
mỗi ngày.
+ Gần đây nhất là động đất, sóng thần ở
Thái Lan (10/ 2004)
+ Động đất ở Tứ Xuyên (TQ) 7/2008 gây
thiệt hại lớn về người và của.
+ VN cũng nằm trong vùng động đất
nhưng chủ yếu với cường độ nhỏ, không
gây thiệt hại lớn.
+ Các nước ven TBD thường có bão
nhiệt đới tàn phá dữ dội: VN, Phi-lip-pin,
I-đô-nª-xi-a
4. Củng cố (3ph)
- Sông ngòi châu Á có đặc điểm gì ?
- Cảnh quan phân hóa từ Bắc xuống Nam như thế nào ? Giải thích .
- Vì sao phải bảo vệ rừng & động thực vật quý hiếm ?
- Chọn đáp án đúng
Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn và phân ố không đều là do
1. Lục địa có khí hậu phân hóa đa dạng,phức tạp
2. Lục địa có kích thước rộng lớn núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung
tâm có băng hà phát triển. cao nguyên và đồng ruộng có khí hậu ẩm ướt
3. Phụ thuộc vào chế độ nhiệt và chế độ ẩm của khí hậu
4. Lục địa có diện tích rất lớn.Địa hình có nhiều núi cao đồ sộ
5. Dặn dò (2ph)

- Làm bài tập 2/tr13 , bài tập trong tập bản đồ. Học kĩ nội dung bài.
- Tìm hiểu trước nội dung bài thực hành.

.................: ngày ……tháng ……năm ….
Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )

Năm học 2018 -2019

Trang 14


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

.................
Tuần : 05

CHỦ ĐỀ 1
Tiết : 05
Ngày dạy :…………

BÀI 4: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa
Châu Á. Những thuận lợi và khó khăn của hoàn lưu gió mùa, đặc biệt ảnh hưởng của
gió mùa với Việt Nam.
- Làm quen với một loại lược đồ khí hậu mà HS ít được biết đến đó là lược đồ phân
bố khí áp và hướng gió

2. Kĩ năng:
- Làm quen với bản đồ phân bố khí áp và hướng gió, phân biệt các đường đẳng áp
- Nắm chắc kỹ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ
3. Thái độ:
- Nắm bắt quy luật hoạt động gió mùa, hiểu được ý nghĩa của việc bố trí cơ cấu thời
vụ cây trồng của nông dân nước ta
4. Phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Bản đồ khí hậu Châu Á. Bản đồ thế giới, lược đồ 4.1 và 4.2
2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)
? Khí hâu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gì? Nêu đặc điểm và địa bàn phân bố
các kiểu khí hậu trên.
3. Dạy bài mới ( 35ph)
* Giới thiệu bài (1ph): ) Bề mặt trái Đất chịu sự sưởi nóng và hoá lạnh theo mùa, khí
áp trên lục địa cũng như ngoài đại dương thay đổ theo mùa nên thời tiết cũng có
những biểu hiện riêng biệt của mỗi mùa trong năm . Bài thực hành đầu tiên của địa Lí
8 các em làm quen, tìm hiểu, phân tích các lược đồ phân bố khí áp và hướng gió
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG I
1. SỰ BIỂU HIỆN CỦA KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN BẢN ĐỒ (14ph)

GV: Bề mặt trái Đất chịu sự sưởi nóng và
hoá lạnh theo mùa , khí áp trên lục địa
cũng như ngoài đại dương thay đổ theo
Năm học 2018 -2019


Trang 15


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

mùa , nên thời tiết cũng có những biểu
hiện riêng biệt của mỗi mùa trong năm .
Bài thực hành đầu tiên của Địa lí 8 các
em làm quen , tìm hiểu , phân tích các
lược đồ phân bố khí áp và hướng gió
Hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn
của thầy
GV : yêu cầu học sinh quan sát H4.1 đọc
bảng chú giải
Giảng giải : Đường đẳng áp là đường nối
liền các điểm có trị số khí áp bằng nhau
- Trung tâm khí áp được biểu thị bằng
các đường đẳng áp (đường đẳng áp là
đường nối liền các địa điểm có trị số khí
áp giống nhau
+ Trung tâm áp cao có các đường đẳng
áp với trị số càng tăng theo hướng vào
trung tâm khí áp.
+ Trung tâm áp thấp có các đường đẳng
áp với trị số càng giảm theo hướng vào
trung tâm khí áp.
? Kể tên và xác định các trung tâm áp
cao, áp thấp trong tháng 1 và tháng 7?
- Gió và hướng gió được biểu hiện bằng

các mũi tên. Gió là sự di chuyển không
khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp, do đó
nơi đi bao giờ cũng là áp cao, nơi đến là
các trung tâm áp thấp, tuy nhiên do chịu
ảnh hưởng của vận động tự quay của Trái
Đất nên gió thổi có sự lệch hướng .
Dựa vào Hình 4.1 và Hình 4.2
? Cho biết vị trí các trung tâm áp thấp và
áp cao của châu Á
? Quan sát hướng gió và điền tiếp nội
dung vào bảng sau

- Học sinh quan sát đọc bảng chú giải,

* Tháng 1:
+ Áp cao: Xibia, Axo, Nam Đại Tây
Dương, Nam Ấn Độ Dương
+ Áp thấp: Alêút, Xích đạo, Ai xơ len,
Xích đạo Ôxtrâylia
* Tháng 7:
+ Áp cao: Nam Đại Tây Dương, Nam
Ấn Độ Dương, Ôxtrâylia Haoai
+ Áp thấp: I ran
- Học sinh xác định
Hướng gió
Hướng
theo mùa
gió mùa
đông
(tháng 1)

Đông Á
TB
Đông Nam
ĐB-B
Á
Nam Á
ĐB

Hướng
Giómùa
hạ
(tháng 7)
ĐN
TN- ĐN
TN

HOẠT ĐỘNG II
2. SỰ THAY ĐỔI KHÍ ÁP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÓ THEO MÙA (20ph)

- Qua lược đồ xác định vị trí và sự thay
đổi các trung tâm khí áp theo mùa :

- Hoàn lưu gió mùa châu Á hình thành
và phát triển do sự thay đổi khí áp theo
Năm học 2018 -2019
Trang 16


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018


+ Phải nhận biết lược đồ biểu hiện là của mùa ở 2 bán cầu của Trái Đất , phạm vi
tháng mấy , vào mùa nào ở châu Á ?
hoạt động của gió mùa ở khu vực Đông
+ Xác định các vùng có khí áp cao và khí Á, Đông Nam Á và Nam Á .Gió mùa
áp thấp trên lục địa cũng như trên đại làm cho thời tiết của các khu vực gió đi
dương ở mỗi mùa .
qua thay đổi theo mùa :mùa đông lạnh
?Qua lược đồ nhận xét sự thay đổi hướng mưa ít , mùa hè nóng mưa nhiều .
gió theo mùa:
? Giải thích vì sao có sự thay đổi khí áp
theo mùa và nguyên nhân làm phát sinh
gió mùa ở châu Á ?
Mùa
Khu vực
Hướng gió chính
Thổi từ áp cao…đến áp thấp…
Mùa
Đông Á
Tây bắc
Cao áp Xi-bia -> Ap thấp
đông
A-lê-út
(tháng 1) Đông Nam Đông bắc hoặc bắc
C. Xi-bia -> T. xích đạo
Á
Nam Á
Đông bắc (bị biến )
tính nên khô ráo ấm
C. Xi-bia -> T. Xích đạo
á

Mùa hạ Đông Á
Đông nam
C. Ha-oai -> chuyển vào lục
(Tháng
địa
7)
Đông Nam Tây nam (biến tính:
C. Các cao áp:
Á
đông nam)
Ô-xtrây-li-a, Nam Ấn Độ Dương
chuyển vào lục địa
Nam Á
Tây nam
Cao áp An Độ Dương -> T.
I-Ran
4. Củng cố (3ph)
- GV treo bản đồ trống có các đường đẳng áp và trị số khí áp, sau đó yêu cầu học sinh
+ Điền vào bản đồ các áp cao, áp thấp
+ Vẽ hướng gió mùa đông và mùa hạ thổi vào khu vực Đông Á, Đ .N . Á, Nam Á
5. Dặn dò (2ph)
- Về nhà xem lại nội dung bài học và học thuộc bài.
- Soạn và đọc trước nội dung bài 5. Xem và trả lời toàn bộ câu hỏi, hình ảnh trong
bài để hôm sau học.
- Chuẩn bị một số tranh ảnh về dân cư và các chủng tộc trên thế giới.
.................: ngày ……tháng ……năm …….
Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )

Năm học 2018 -2019


Trang 17


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

.................
Tuần : 06

CHỦ ĐỀ 2: KHÁI QUÁT DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU Á
Khái quát nội dung chủ đề 2
- Đặc điểm dân cư – xã hội châu Á
+ Châu Á là một châu lục đông dân nhất thế giới
+ Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc khác nhau
+ Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn
- Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội ở các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á
+ Tình hình phát triển nông nghiệp
+ Tình hình phát triển công nghiệp
+ Tình hình phát triển dịch vụ
- Thực hành: đọc và phân tích lược đồ phân bố dân cư , các thành phố lớn của châu Á
Tiết : 01
Ngày dạy :…………

BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được một số điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu á.
- Thấy được tuy hiện nay châu Á có tỉ lệ gia tăng dân số đạt mức trung bình của thế
giới nhưng vẫn là châu lục có số dân đông nhất so với các châu lục khác

- Nắm được châu Á có nhiều chủng tộc (chủ yếu là Môngôlôit va Ơrôpêôit).
- Văn hoá đa dạng, nhiều tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo.
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng phân tích bảng số liệu, thống kê, ảnh địa lí, đọc bản đồ.
3. Thái độ:
- Củng cố tình cảm bộ môn
- Củng cố tinh thần học tập tự giác, tích cực
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Bản đồ dân cư Châu Á
2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập
* Tích hợp giáo dục cho hs lòng yêu thương con người, yêu thương các dân tộc, tôn
trọng các tôn giáo khác nhau trên lãnh thổ nước ta và các tôn giáo trên tg
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp
Năm học 2018 -2019

Trang 18


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)
? Vào thời kì mùa hạ, nước ta chịu ảnh hưởng của loại gió nào? Nêu đặc điểm và
hướng gió chính của loại gió đó
3. Dạy bài mới ( 35ph)
* Giới thiệu bài (1ph): Châu Á là 1 trong những nơi có người cổ sinh sống, là cái
nôi của những nền văn minh lâu đời. Châu Á còn có những đặc điểm nổi bật gì về

dân cư , hôm nay các em sẽ tìm hiểu nội dung bài 5
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG I
1.MỘT CHÂU LỤC ĐÔNG DÂN NHẤT THẾ GIỚI (15ph)

GV:Yêu cầu dựa vào bảng 5.1 trong SGK
? Cho biết số dân Châu Á năm gần đây
nhất là bao nhiêu?
? Hãy nhận xét số dân của Châu Á so với
các châu khác và so với thế giới ?
GV: trong khi đó diện tích chiếm 23,4%
? Hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên của Châu Á so với các châu khác
và so với thế giới
(GV hướng dẫn HS cách tính tỉ lệ % dân
số của châu Á so với thế giới trong từng
giai đoạn 1950, 2000, 2002)
? Dựa tiếp vào nội dung sgk em có nhận
xét gì về mật độ dân số và sự phân bố
dân cư của châu Á
? Vì sao châu Á có số dân đông nhất thế
giới ?
( GV hướng dẫn HS xem xét những yếu
tố về mặt tự nhiên, lịch sử phát triển kinh
tế xã hội để giải thích, trong quá trình
hướng dẫn cần so sánh với lục địa châu
Phi mà các em đã học vì ở châu lục này tỉ
lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn châu
Á, có lịch sử phát triển xã hội và nền văn

minh lâu đời như châu Á nhưng số dân
không đông như châu Á )
? Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa
cho biết những nước nào hiện nay ở châu
Á đang thực hiện chính sách dân số một
cách tích cực ? Tại sao ? Hệ quả ?

a : Thực trạng
- Năm 2002: 3766 triệu người (chưa tính
dân số của LB Nga thuộc châu Á)
- Châu Á có số dân đông nhất so với các
châu khác, luôn chiếm hơn ½ dân số
toàn thế giới .
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao : Đứng thứ
3sau châu Phi và châu Mĩ ; ngang bằng
với thế giới
- Hs tính

- Mật độ dân cư cao, phân bố không đều
b. Nguyên nhân
- Do có nhiều đồng bằng lớn và màu mỡ
- Các đồng bằng thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp cần nhiều nhân lực
- Khí hậu , sông ngòi , động thực vật
thuận lợi
c: Biện pháp
- Ngày nay do áp dụng tích cực chính
sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số đã
giảm đáng kể (1.3% , ngang với mức
trung bình năm của thế giới ) .


HOẠT ĐỘNG II
Năm học 2018 -2019

Trang 19


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018
2. DÂN CƯ THUỘC NHIỀU CHỦNG TỘC (9ph)

Dựa vào lược đồ hình 5.1 .
? Dân cư châu Á thuộc những chủng tộc - Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các
nào?
chủng tộc Môn-gô-lô-ít , Ơ-rô-pê-ô-ít và
một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-ít
? Mỗi chủng tộc thường sống tập trung ở + Chủng tộc Môn-gô-lô-ít : Bắc Á ,
đâu tại khu vực nào
Đông Á , Đông Nam Á
+ Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít : Tây Á , Tây
Nam Á, Nam Á
? Chủng tộc nào là chiếm số lượng chủ + Chủng tộc Ô-xtra-lô-ít : Phía cực
yếu
Nam và các đả
- Chủng tộc môn – gô – lô - it chiếm số
lượng lớn
? Ngày nay các chủng tộc chung sống với - Các chủng tộc chung sống bình đẳng
nhau như thế nào
trong hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.
* Tích hợp giáo dục lòng yêu thương con
người, các dân tộc, tôn trọng tín ngưỡng

của các tôn giáo khác
HOẠT ĐỘNG III
3. NƠI RA ĐỜI CỦA CÁC TÔN GIÁO LỚN (10ph)

Yêu cầu : dựa vào thông tin trong sách Hs theo dõi sgk
giáo khoa
? Trên thế giới có bao nhiêu tôn giáo lớn? - Học sinh trả lời
hình thành ở đâu? Châu lục nào được
xem là nơi ra đời của tôn giáo đó?
- Châu Á có văn hóa đa dạng, nhiều tôn
giáo lớn : Phật giáo , Hồi giáo , Ki tô
? Quan sát hình 5.2 cho biết kiến trúc nơi giáo và Hồi giáo .
làm lễ của mỗi tôn giáo như thế nào ?
Mang nét đặc trưng của kiến thức ở khu - Học sinh trả lời
vực nào ?
GV chốt ý : kiến trúc nơi hành lễ mang
nét văn hoá của các khu vực phổ biến tín - Mỗi tôn giáo đều có 01 tín ngưỡng
ngưỡng của tôn giáo giáo đó, nhà thờ Hồi riêng nhưng đều mang mục tiêu hướng
giáo và chùa Phật giáo mang nét kiến trúc thiện đến với loài người
của châu Á thể hiện cho thấy đây là 2 tôn
giáo được tín ngưỡng nhiều ở châu Á .
? Dựa vào nội dung sgk và kiến thức thực
tế , em hãy kể tên các tôn giáo lớn ra đời
ở châu Á ? Thời điểm , địa điểm ra đời ? Hs hoàn thành bảng thống kê về các tôn
Thần linh được tôn thờ ?
giáo sau:

Năm học 2018 -2019

Trang 20



Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

Tôn giáo

Thời điểm ra đời

Đ

Ấn Độ Giáo

2500 năm trước

ông nguyên
Ấn Độ

Phật giáo

Thế kỷ VI trước công
nguyên ( 545)
Đầu công nguyên

Ấn Độ

phật thích ca

Palecxtin

Chúa giê su


ên
Méc ca( A rập
xê út)

Thánh A La

Ki tô giáo
Hồi giáo

Thế Kỷ VII sau công
ngu

a điểm
ra đời
Thần linh được tôn thờ
Đấng tối cao Bà la Môn

4. Củng cố (3ph)
Đánh dấu X vào  đứng trước câu trả lời câu hỏi có ý đúng
Câu 1:. Dân cư châu Á có nhiều chủng tộc , đặc điểm phân bố các chủng tộc này là:
 a. Sống tập trung thành các khu vực riêng biệt cho mỗi chủng tộc .
 b. Các chủng tộc cùng sống chung với nhau trên cùng một khu vực .
 c. Các chủng tộc có sự hợp huyết nên không còn k vực chủng tộc riêng biệt
 d. Câu b và c đều đúng .
Câu 2 : Tên các tôn giáo lớn ra đời ở châu Á ? Thời điểm , địa điểm ra đời ? Thần
linh được tôn thờ ?
- Làm bài tập 2 SGK/18, hướng dẫn
+Cách nhận xét:Nhận xét theo hàng ngang từ năm 1800 đến năm 2002 dân số Châu Á
như thế nào?

+Tính: từ năm 1800- 2002,trong vòg bao nhiêu năm dân số Châu Á tăng lên bao
nhiêu triệu người
5. Dặn dò (2ph)
- Về nhà học nội dung bài. Làm bài tập trong tập bản đồ
- Chuẩn bị và soạn trước nội dung bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các
nước châu Á

.................: ngày ……tháng ……năm …….
Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )

Năm học 2018 -2019

Trang 21


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

.................
Tuần : 7

CHỦ ĐỀ 02
Tiết : 02
Ngày dạy :…………

BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC
NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Sau chiến tranh thế giới II nền kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng trình độ phát triển kinh tế không đồng đều.
- Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước châu Á hiện nay.
2. Kĩ năng:
- Quan sát tranh ảnh để nhận xét về một số hoạt động kinh tế ở châu á.
- Phân tích các bảng thống kê về kinh tế châu á.,phân tích bảng số liệu
- Tích hợp GD kĩ năng sống: tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân.
3. Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Liên hệ tình hình phát triển kinh tế ở địa phương.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1.Giáo viên :Bản đồ kinh tế Châu Á
2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)
? Chứng minh Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới
? Dân cư châu Á thuộc các chủng tộc nào?Phân bố ở đâu?
3. Dạy bài mới ( 35ph)
* Giới thiệu bài(1ph): Châu Á là nơi có nhiều nền văn minh cổ xưa đã từng có nhiều
mặt hàng nổi tiếng thế giới. Ngày nay trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia như
thế nào? Những nguyên nhân nào khiến số lượng các quốc gia nghèo có nhiều tỉ lệ
cao? Đó là những kiến thức chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG I
2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC VÀ LÃNH THỔ
CHÂU Á HIỆN NAY (34ph)


Yêu cầu HS quan sát bảng 7.2 và thảo
luận nhóm giải quyết các vấn đề sau :
- Học sinh chia nhóm thảo luận
Thảo luận nhóm: Chia nhóm: 4 nhóm
Năm học 2018 -2019

Trang 22


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

- Thời gian (5ph)
- Nội dung thảo luận:
? Nhận xét về mức bình quân
GDP/người của một số nước châu Á.
-Nhóm 1: Nước nào có mức bình quân
GDP cao nhất, thấp nhất. Sự chênh lệch
mức bình quân GDP giữa 2 nước này
gấp mấy lần?
-Nhóm 2: Những nước nào có mức thu
nhập cao,trung bình, thấp. Nhìn chung
mức thu nhập của phần lớn các nước
châu Á như thế nào ?
GV cần cung cấp cho HS thông tin về
đánh giá mức thu nhập qua GDP/ người
* GV cho học sinh tham khảo
+ Nước có thu nhập thấp :
Dưới 755 $ /người / năm
+ Nước có thu nhập trung bình dưới :
756-> 2995 $/người / năm

+ Nước có thu nhập trung bình trên :
2996 -> 9265 $/người / năm
+ Nước có thu nhập cao :
Trên 9265 $/ người / năm.
-Nhóm 3: Cơ cấu GDP % của các nước
có thu nhập cao khác với các nước có thu
nhập thấp như thế nào ?
? Cơ cấu GDP % nước ta thuộc loại nào
-Nhóm 4: Những quốc gia nào có tỉ lệ
tăng GDP bình quân năm (%) cao hơn
mức trung bình thế giới (3%), nước nào
có tốc độ tăng GDP cao ( tăng GDP (%)
trên mức 6% là có tốc độ tăng trưởng
nhanh)
Kết thúc tg hs trình bày,Gv chốt ý
? Nước ta có tốc độ tăng trưởng như thế
nào ?
? Từ bảng 7.2 rút ra kết luận gì về kinh tế
–xã hội của châu Á ?
Gv yêu cầu hs dựa vào thông tin trong
mục 2 SGK:
? Trình độ phát triển kinh tế của phần lớn
các quốc gia châu Á như thế nào ?

- Nhật Bản là nước có thu nhập cao nhất
so với Lào là nước có thu nhập thấp nhất
chênh lệch nhau là 30 lần

- Nhìn chung phần lớn thu nhập của các
nước ở châu Á có thu nhập trung bình và

thấp

- Nước ta có cơ cấu GDP % thuộc loại
thấp
- Quốc gia có tỉ lệ tăng GDP bình quân
năm cao hơn mức tb thế giới là: TQ(7,3);
Xi-ri (3,5); Lào (5,7); VNam ( 6,8); Udơ-bê-ki-xtan (4)
- Tốc độ tăng trưởng thấp

- Sau chiến tranh thế giới lần 2 , nền kinh
tế châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
- Trình độ phát triển giữa các nước và
Năm học 2018 -2019
Trang 23


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

vùng lãnh thổ rất khác nhau
+ NB là nước phát triển cao nhất châu Á
+ Một số nước công nghiệp mới:
Xingapo, Hàn Quốc, Đài Loan...
+ Một số nước có tốc độ CN hóa nhanh
nhưng NN vẫn đóng vai trò quan trọng:
TQ, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia...
+ Một số nước đang phát triển: Vd
+ Nước giàu tài nguyên ks nhưng KTXH phát triên chưa cao: vd
? Xu hướng phát triển kinh tế của nhiều

- Một số nước có ngành CN rất hiện đại
nước châu Á là gì ?
- Số quốc gia có thu nhập thấp, đời sống
GV tổng hợp các vấn đề về kinh tế các người dân nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao
quốc gia châu Á
- Xu hướng phát triển theo hướng CN
hóa, hiện đại hóa
4. Củng cố (3ph)
? Kể tên các “con rồng” ở châu Á :Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Xin-ga-po
? Điền vào chỗ trống kiến thức phù hợp
- Những nước có mức thu nhập trung bình và thấp thì tỉ trọng giá trị nông nghiệp
trong cơ cấu GDP...ví dụ....
- Những nước có mức thu nhập khá cao và cao thì tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong
cơ cấu GDP...ví dụ....
- . ý nào không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước châu Á còn trong
tình trạng thấp kém, chậm phát triển.
A. Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến
B. Thiên nhiên phong phú đa dạng
C. Dân số tăng nhanh
D. Chậm đổi mới công nghệ sản xuất và cơ chế quản lí.
5. Dặn dò (2ph)
- Làm các bài tập trong SGK: Câu hỏi số 3 SGK trang 24
Chú ý bảng chú giải từ đó tìm các nước có thu nhập thấp,trung bình dưới,trung bình
trên và cao
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước
châu Á. Xem các hình 8.1 và 8.2 đồng thời trả lời các câu hỏi trong bài 8SGK/ 25

.................: ngày ……tháng ……năm .......
Tổ trưởng tổ KHXH
(Ký duyệt )


Năm học 2018 -2019

Trang 24


Giáo án Địa lí 8 – Ngày soạn : 13/12/2018

.................
Tuần : 08

CHỦ ĐỀ 02
Tiết : 03
Ngày dạy :…………

BÀI 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC
NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế của
các nước châu Á.
- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu.
- Tình hình phát triển kinh tế các nước và vùng lãnh thổ
- Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ hiện nay:
phát triển công nghiệp, dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ và phân tích mối liên hệ địa lí.
3. Thái độ:
- Củng cố tình cảm bộ môn

- Củng cố tinh thần học tập tự giác, tích cực
4. Phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế Châu Á
2. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5ph)
? Tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất châu Á.
? Xác định trên bản đồ những quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập cao, được tập
trung chủ yếu ở đâu
3. Dạy bài mới ( 35ph)
* Giới thiệu bài (1ph): Trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX, phần lớn các nước Châu
Á đã đẩy mạnh phát triển kinh tế,vươn lên theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa.
Nhìn chung, sự phát triển của các nước không đồng đều, song nhiều nước đã đạt được
những thành tựu to lớn
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HOẠT ĐỘNG I

Năm học 2018 -2019

Trang 25


×