Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn lịch sử ngữ văn mĩ thuật địa lí chuyên đề thăng long hà nội thời lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THƯỜNG TÍN
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
Địa chỉ: Phố Ga - Thị trấn Thường Tín - TP Hà Nội
Điện thoại: 0433850152
Email:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
LỊCH SỬ - NGỮ VĂN - MĨ THUẬT – ĐỊA LÝ
CHUYÊN ĐỀ:
THĂNG LONG - HÀ NỘI - THỜI LÝ
NHÓM GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
1. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Ngày sinh: 19/9/1971 Môn : Lịch sử - Địa lí
Điện thoại: 0973894118 Email:
2. Nguyễn Thị Song Hà
Ngày sinh: 12/4/1975 Môn : Ngữ văn
Điện thoại: 0972313006 Email:
3. Trịnh Đình Ngọc
Ngày sinh: 15/9/1978 Môn : Mĩ thuật
Điện thoại: 0979066485 Email:

Ngày 25 tháng 12 năm 2014
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
CỦA GIÁO VIÊN
I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
LỊCH SỬ - ĐỊ LÝ - NGỮ VĂN - MĨ THUẬT
CHUYÊN ĐỀ:
THĂNG LONG - HÀ NỘI - THỜI LÝ


* TÍCH HỢP CÁC BÀI:
- Lịch sử 7:
Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
Bài 12 : Đời sống kinh tế, văn hóa.
- Ngữ văn 8:
Bài 22: Chiếu dời đô.
- Mĩ thuật 6:
Bài 9 : Sơ lược về mĩ thuật thời Lý.
Bài 10: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
II. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
- Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là :
Môn Ngữ văn, môn Lịch sử, môn Mĩ thuật, môn Địa lí
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Môn Ngữ văn,
môn Lịch sử, môn Mĩ thuật, môn Địa lí và lồng ghép với giáo dục nếp sống thanh
lịch, văn minh.
1/ Kiến thức :
* Qua môn Lịch sử:
- Học sinh nắm được việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La,
đổi tên là Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, đổi mới chính trị, xây dựng và
phát triển kinh tế, quốc phòng trong đó, nền văn hóa, giáo dục phát triển
mạnh, hình thành văn hóa Thăng Long.
* Qua môn Ngữ văn:
- Nắm chắc khái niệm và đặc điểm cơ bản của thể Chiếu; Thấy được khát
vọng của nhân dân về đất nước độc lập thống nhất, hùng cường và khí phách
của dân tộc Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.
- Thấy được sức thuyết phục của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa Lí lẽ và
tình cảm.
- Giáo dục yêu kính và tự hào về các vị anh hùng dân tộc, hiểu thêm về một
giai đoạn lịch sử Việt Nam (thời nhà Lý).
* Qua môn Mĩ thuật:

- Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý
- Nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vẻ đẹp của một số công trình, sản
phẩm của mĩ thuật thời Lý thông qua đặc điểm và hình thức nghệ thuật.
- Trân trọng, yêu quý và tự hào về nghệ thuật thời Lý nói riêng và nghệ thuật
dân tộc nói chung. Từ đó có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy
những truyền thống tốt đẹp của Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến.
* Qua môn Địa lí:
HS thấy được lợi thế để phát triển kinh tế của Thăng Long.
2/ Kĩ năng :
* Qua môn Lịch sử:
- Rèn luyện kỹ năng: đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu nói
riêng và của nhân dân ta nói chung; Phân tích và nêu ý nghĩa việc nhà Lý dời
đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La.
* Qua môn Ngữ văn:
- BiÕt c¸ch đọc diễn cảm, phân tích lí lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận
trung đại.
- Vận dụng làm văn nghị luận
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết đề xuất và đặt câu hỏi hợp lí để lấy thông
tin.
- Có kĩ năng trong tổ chức hoạt động nhóm
* Qua môn Mĩ thuật:
- Có kỹ năng sưu tầm, tìm hiểu các hình ảnh liên quan đến các công trình mĩ
thuật thời Lý.
* Qua môn Mĩ thuật
3/ Thái độ :
* Qua môn Ngữ văn:
- Yêu mến, trân trọng, tự hào về đất nước, về thủ đô Hà Nội
- Chú ý nghe giảng và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Có tinh thần tập thể, tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động
nhóm.

* Qua môn Lịch sử:
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc, từ đó
có ý thức giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.
* Qua môn Địa lí:
- Có ý thức nghiên cứu địa thế Thăng Long – Hà Nội.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Học sinh khối 7, 8.
IV. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA BÀI HỌC:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Mĩ
thuật, Địa lí và với nhau. Vận dụng các kiến thức đã học với thực tiễn đời sống xã
hội từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống, có trách
nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của thủ đô Hà Nội nói riêng và bản
sắc văn hóa dân tộc nói chung.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
- Laptop, máy chiếu
- Bảng nhóm
- Bút dạ.
- Phiếu học tập.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Họp, chia nhóm, phân công nhóm trưởng và giao nhiệm vụ.
Hoạt động 2 : Thu thập tài liệu và hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm
NHÓM HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
Địa lí
Thu thập tài liệu, hình ảnh và thảo luận nhóm về địa thế Thăng Long.
2
Ngữ văn
Thu thập tài liệu và thảo luận nhóm về nội dung Chiếu dời đô của Lý

Thái Tổ.
3
Lịch sử
Thu thập tài liệu, hình ảnh về Lý Công Uẩn và sự kiện Lý Công Uẩn dời
đô từ Hoa Lư về Đại La.
4
Mĩ thuật
Thu thập tài liệu, hình ảnh về các loại hình, công trình mĩ thuật đặc
trưng và kiến Phật giáo thời Lý.
Hoạt động 3 : Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
NHÓM HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1
2
3

4
2. Sản phẩm đã thiết kế:
- Mô tả hoạt động dạy và học chuyên đề:
THĂNG LONG - HÀ NỘI - THỜI LÝ
- Giáo án word
- Bài giảng điện tử : THĂNG LONG - HÀ NỘI - THỜI LÝ.
- Video về các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học chúng tôi cần thay đổi một số
bài tập trong SGK đã nêu ra, thay vào đó một số bài tập có liên quan đến các môn
học khác như: môn Địa lí, môn Ngữ văn, Lịch sử, Mĩ thuật.… Để giải được các bài
tập này học sinh cần nắm được các kiến thức liên môn nói trên. Ngoài ra chúng tôi
còn lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh,
ý thức bảo vệ di tích, danh thắng của đất nước và thủ đô.
Nhóm Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Nhóm

Địa lí
? Theo Lý Công Uẩn,
thành Đại La có những yếu
tố thắng lợi gì để làm kinh
đô cho đất nước Đại Việt?
Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc
nhất
- Nhà Đinh và Lê của ta đóng đô một chổ
(Hoa Lư) là một hạn chế. Hoa Lư chỉ có
địa thế núi non hiểm trở, thích hợp với một
vị trí phòng ngự lợi hại về quân sự.
- Khẳng định thành Đại La là kinh đô vì có
nhiều ưu thế.+ Là nơi Cao Vương từng
đóng đô
+ Về địa lí : trọng tâm của đất trời, mở ra 4
phương, vừa có sông có núi, đất rộng…
tránh được lụt lội, chật chội.
+ Về phong thuỷ : Thế rồng cuộn hổ ngồi
+ Về sự giàu có : Muôn vật phong phú, tốt
tươi
+ Về chính trị : Là nơi hội tụ trọng yếu của
đất nước
 Đảm bảo sự phát triển bền vững : Là
nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn
đời
Nhóm
Ngữ
văn
? Qua bài “Chiếu dời đô”
em cảm nhận được nội

dung gì ? (Bài chiếu có tính
thuyết phục cao là vì sao?).
Điều đó được thể hiện
trong bài là như thế nào?
1, Lý do cần phải dời đô :
- Dẫn sử sách Trung quốc
+ Nhà Thưởng 5 lần dời đô
-+ Nhà Chu 3 lần dời đô
 Như vậy việc dời đô đã có tiền lệ,
không có gì bất thường, vừa phù hợp với
đạo trời, vừa thuận lòng dân
- Thăng Long ở giữa vùng đồng bằng, có
điều kiện giao thông thuỷ, bộ thuận lợi, có
thể trở thành trọng tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa cuả một quốc gia độc lập, hùng
cường. “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn
đã nói rõ điều ấy .
? Vì sao nói “Chiếu rời đô”
ra đời phản ánh ý chí độc
lập tự cường và sự phát
- “Chiếu dời đo”phản ánh ý chí độc lập tự
cường và sự phát triển của dân tộc Đại Việt
:
triển lớn mạnh của dân tộc
Đại Việt?
+ Đất nước Đai Việt lớn mạnh, loạn cát cứ
đã bị đập tan, đất nước đủ sức sáng ngang
với triều đình phương bắc
+ Định đô ở trong Thăng Long là thực hiện
nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn

về một mối, nguyện vọng xây dung đất
nước cường thịnh, thiên nhiên muôn đời
bền vững
Nhóm
Lịch
sử
?Tại sao Lý Công Uẩn rời
đô từ Hoa Lư, Ninh Bình
về Đại La,
? Trình bày ngắn gọn về Lý
Công Uẩn.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa
Lư, Ninh Bình về Đại La, đổi thành Thăng
Long.
- Thăng Long trở thành kinh đô của nước
ta, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
lớn nhất cả nước.
- Lý Công Uẩn (974 – 1028). Ông là người
thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập
vương triều nhà Lý.
Hãy nêu ngắn gọ quy Gồm hai khu: Khu thành và khu thị
hoạch Thăng Long?
Dấu ấn Thăng Long thời

Gốm thời Lý.
- Năm 1070, nhà Lý xây Văn Miếu.
Nhóm

thuật
- Thời Lí có những loại

hình nghệ thuật nào?
- Thời Lý có 3 loại hình nghệ thuật:
+ Kiến trúc.
+ Điêu khắc và trang trí.
+ Đồ gốm.
- Các công trình mĩ thuật
thời Lý như thế nào?
- Các công trình kiến trúc có quy mô to
lớn, đặt ở nơi có địa hình thuận lợi, đẹp
thoáng đãng, phong cảnh sơn thủy hữu
tình. Như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên,
Văn Miếu
- Vì sao kiến trúc Phật giáo
phát triển?
- Đạo Phật được đề cao, sớm giữ vị trí
quốc giáo vì các vua quan thời Lý rất sùng
đạo Phật
? Chùa Một Cột xây dựng
năm bao nhiêu? Ngôi chúa
có kết cấu hình gì?Toàn
cảnh ngôi chùa nhìn thấy
hình gì?
I.Kiến trúc.
+ Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu).
- Được xd vào năm 1040 là công trình kiến
trúc tiêu biểu của Kinh Thành Thăng Long.
- Kiến trúc như một khối hình vuông đặt
trên một trụ đá đường kính 1,25m.
- Có hình dáng như một đóa sen nở, xung
quanh có lan can bao bọc, mái cong mềm

mại bốn phía chùa có cầu cong dẫn vào
trung tâm 2 bảo tháp phía trước.
Hình minh họa chùa Một Cột
.Điêu Khắc.
? Rồng Thời Lý có đặc
điểm gì?
? Rồng Thời Lý được coi là
hình tượng tiêu biểu cho
hình tượng văn hóa nào?
+ Hình ảnh Con Rồng Thời Lý.
- Dáng dấp hiền hòa không có sừng trên
đầu, uốn khúc nhịp nhàng có hình chữ s.
- Thân có vẩy, lông, chân rất uyển chuyển.
- Rồng thời Lý được coi là hình tượng văn
hóa của Việt Nam.
Thăng Long cùng cả nươc sáng tạo nên nền
văn minh Đại Việt, phá Tống bình Chiêm
với nhiều nhân vật lịch sử lớn như Lý
Thường Kiệt, Nguyên Phi Ỷ Lan…
* Thăng Long sau nhiều lần đổi tên, đến năm 1945 được đặt tên là Hà Nội và
luôn là trái tim là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước.
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công
nhận là Di sản văn hóa thế giới (được công nhận vào 31/7/2010 theo giờ
Việt Nam).
Củng cố
- Hướng dẫn học bài
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công

nhận là Di sản văn hóa thế giới (được công nhận vào 31/7/2010 theo giờ Việt
Nam).
- Thấy được sức thuyết phục của Chiếu dời đô là sự kết hợp giữa Lí lẽ và
tình cảm, việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La, đổi tên là
Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, đổi mới chính trị, xây dựng và phát triển
kinh tế, quốc phòng trong đó, nền văn hóa, giáo dục phát triển mạnh, hình
thành văn hóa Thăng Long.
- Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý
có nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vẻ đẹp của một số công trình, sản
phẩm của mĩ thuật thời Lý thông qua đặc điểm và hình thức nghệ thuật.
HS thấy được lợi thế để phát triển kinh tế của Thăng Long.
- Trân trọng, yêu quý và tự hào về nghệ thuật thời Lý nói riêng và nghệ thuật
dân tộc nói chung. Từ đó có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy
những truyền thống tốt đẹp của Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến.
- Giáo dục yêu kính và tự hào về các vị anh hùng dân tộc, hiểu thêm về một
giai đoạn lịch sử Việt Nam (thời nhà Lý).
2/ Kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng: đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu nói
riêng và của nhân dân ta nói chung; Phân tích và nêu ý nghĩa việc nhà Lý dời
đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La.
- BiÕt c¸ch đọc diễn cảm, phân tích Lí lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận
trung đại

- Có kĩ năng trong tổ chức hoạt động nhóm.
- Có kỹ năng sưu tầm, tìm hiểu các hình ảnh liên quan đến các công trình mĩ
thuật thời Lý.
3/ Thái độ :
- Yêu mến, trân trọng, tự hào về đất nước, về thủ đô Hà Nội
- Chú ý nghe giảng và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Có tinh thần tập thể, tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động

nhóm.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc, từ đó
có ý thức giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.
- Có ý thức nghiên cứu địathế Thăng Long – Hà Nội.
*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sản phẩm của học sinh.
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau (các nhóm, tổ)
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh
- GV chấm sản phẩm của từng nhóm và từng học sinh
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:
- Ảnh qui hoạch Thăng Long thời Lý.
- Nội dung Chiếu dời đô.
- Ảnh về các loại hình, công trình mĩ thuật đặc trưng và kiến trúc Phật giáo
thời Lý.
- Ảnh một số thành tựu kinh tế Thăng Long thời Lý.
- Phiếu bài tập của nhóm.
- Phiếu bài tập của từng học sinh trong lớp học.
Sau khi chấm phiếu bài tập của học sinh chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết
vận dụng kiến thức của các bài học đề giải quyết các bài tập nhóm, lựa chọn kiến
thức phù hợp. Kết quả đạt được là rất tốt.
Từ kết quả học tập của các em, chúng tôi thấy việc kết hợp kiến thức liên môn
vào một môn học Lịch sử hoặc một môn nà đó là hết sức cần thiết, gây hứng thú
học tập cho học sinh điều đó thực sự mang lại hiệu quả rất tốt. Các em không
những học giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp các kiến thức liên môn học lại
với nhau để phát triển thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời, việc
thực hiện những dự án này sẽ giúp cho người giáo viên không ngừng trau rồi kiến
thức các bộ môn khác để dạy bộ môn của mình một cách hấp dẫn hơn và hiệu quả
cao hơn.
Trên đây là dự án thử nghiệm của nhóm giáo viên chúng tôi, mặc dù đã hết sức
cố gắng, song do năng lực, thời gian và kinh nghiệm còn có hạn nên sản phẩm của
chúng tôi có thể còn những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến

góp ý quý báu từ các bạn đồng nghiệp và ban giám khảo. Xin trân trọng cảm ơn!
Thường Tín, ngày 25 tháng 12 năm 2014
Thay mặt nhóm
Nguyễn Thị Tuyết Nhung

×