Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Vật Lí 9 ôn tập học kỳ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.61 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

* Ngày soạn: 18/03/2019.
* Tiết thứ 67 đến 69 -Tuần: 35, 36 (tuần thực dạy: 31)
BÀI TẬP ÔN TẬP HKII
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
Hệ thống lại kiến thức nhằm giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức
HKII, chuẩn bị kiểm tra HKII
- Kỹ năng:
Vận dụng làm các bài tập từ đơn giản đến phức tạp
- Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh
Các phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho HS qua nội dung
bài dạy - học:
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo: biết đặt các câu hỏi định
hướng giải khi đọc bài toán và trả lời các câu hỏi để tìm ra cách giải.
- Năng lực hợp tác nhóm: Trao đổi thảo luận để cùng giải bài tập.
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: tính toán để giải các bài
toán.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Một số các bài tập trong sgk, sbt, chuẩn bị thêm một số bài tập
trắc nghiệm và tự luận.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức HKII
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp (nếu cần)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới


HĐ1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn:
Thời lượng để thực hiện hoạt động: 1 phút.
GV giới thiệu sơ lược những dạng bài tập thường gặp trong HKII
HĐ2: Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
* Kiến thức thứ 1: Lý thuyết cơ bản HKII
Thời lượng để thực hiện hoạt động: 40 phút
a) Mục đích của hoạt động: Trả lời câu hỏi GV đã cho
Nội dung:
1. Tải điện năng đi xa
- Viết công thức tính công suất nhiệt hao phí trên đường dây tải điện. Công
suất nhiêt hao phí tỷ lệ thuận và tỷ lệ nghịch với những đại lượng nào?
- Các cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện.

1


GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

2. Máy biến thế
-Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, quy tắc và tác dụng của máy biến thế.
3. Khúc xạ ánh sáng
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: - Phân biệt hiện tượng khúc xạ và hiện tượng
phản xạ ánh sáng:
- Quan hệ giữa góc khúc xạ và góc tới khi ánh sáng truyền qua các môi
trường khác nhau.
4. Thấu kính:
- Định nghĩa thấu kính.
- Các loại thấu kính.

5. Đường đi của các tia sáng:
- Tất cả các tia sáng song song với trục chính thì tia ló như thế nào? Đường
truyền của tia sáng có tính chất gì?
- Tia sáng đi qua hoặc có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính, phụ thì tia ló
như thế nào?
- Tia sáng tới qua quang tâm cho tia ló như thế nào?
6. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính
- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân kỳ? Đặc điểm của ảnh của một
vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân kỳ? - Cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính
hội tụ, phân kỳ?
7. Máy ảnh
- Cấu tạo máy ảnh; - Đặc điểm của ảnh tạo bởi máy ảnh;
- Vẽ ảnh của một vật được chụp trên phim của máy ảnh.
8. Mắt
- Cấu tạo:- Điểm cực viễn, điểm cực của mắt. - Khoảng nhìn rõ của mắt.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa mắt và máy ảnh.
- Những biễu hiện của mắt cận thị, mắt lão. Cách khắc phục tật cận thị và
mắt lão?
9. Kính lúp
- Kính lúp là như thế nào? - Tác dụng của kính lúp.
- Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp thì phải đặt vật ở đâu? Khi đó mắt ta
nhìn thấy ảnh là ảnh gì và ảnh có những đặc điểm nào? - Hệ thức liên hệ giữa số
bội giác và tiêu cự.
10. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Nguồn phát ánh sáng trắng. - Nguồn phát ra ánh sáng màu. - Cách tạo ra
ánh sáng màu.
- Khi chiếu một chùm AS trắng hẹp đi qua lăng kính ta thu được gì? - Lăng
kính có tác dụng gì khi chiếu một chùm AS trắng hẹp đi qua nó?
- Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu? - Khả năng tán xạ
ánh sáng màu của các vật?

- Các tác dụng của ánh sáng.
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Nộp vở bài tập về nhà cho GV, giải thích các câu trả lời, nhận xét bài
giải của bạn, nêu những vướng mắc còn gặp phải để GV hỗ trợ, giải thích.
GV: Yêu cầu HS lên bảng làm bài, kiểm tra vở bài tập của HS, giải đáp các
khó khăn HS còn vướng mắc trong quá trình làm bài.

Tia sáng
song song với trục
phụ

2


GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

c) Sản phẩm hoạt động của HS: Nội dung bài tập HS đã làm trong vở bài
tập HS, các câu trả lời của HS trên bảng, các câu hỏi của HS (nếu có).
d) Kết luận của GV: Nhận xét cho điểm HS
* Kiến thức thứ 2: Các bài tập tự luận
Thời lượng để thực hiện hoạt động: 40 phút
a) Mục đích của hoạt động: Để HS vận dụng các công thức vào giải các
bài toán đơn giản và làm quen với các dạng toán thường gặp.
Nội dung:
Câu 1. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn dây thứ cấp có 240 vòng. Khi
đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây của cuộn thứ cấp có
hiệu điện thế là bao nhiêu? Máy biến áp này là tăng thế hay hạ thế vì sao?
Câu 2: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của 1 TKHT có f = 12cm, cách TK 16cm, A

nằm trên trục chính.
A. Xác định khoảng cách từ ảnh của AB tới TK
B. Tính tỉ số A’B’/AB
Câu 3: Một vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của TKHT có f = 12cm, A nằm
trên trục chính, cách TK 8cm. Biết AB cao 2 cm.
A. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK
B. Tính chiều cao của ảnh
Câu 4: Vật sáng AB cao 2cm được đặt vuông góc với ∆ của 1 TKPK có tiêu cự 12cm. Điểm A
nằm trên trục chính và cách TK một khoảng 24cm.
A. Vẽ ảnh A’B’ tạo bởi TK
B. Tính khoảng cách từ ảnh đến TK
C. Tính chiều cao của ảnh
Câu 5: Một người đứng chụp ảnh cao 1,6 m cách máy ảnh 2m. Biết khoảng cách từ vật kính
đến phim 2 cm.
A. Tính chiều cao của ảnh người đó trên phim
B. Tính tiêu cự của vật kính
Câu 6: Dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ có dạng mũi tên, được đặt vuông góc với trục
chính của kính. Ảnh quan sát được qua kính lớn gấp 3 lần vật và bằng 9cm. Biết khoảng cách từ kính
đến vật là 8cm
A. Tính chiều cao của vật
B. Tính khoảng cách từ ảnh đến kính
C. Tính tiêu cự của kính
b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Lên bảng làm bài theo yêu cầu của GV, nộp vở bài tập về nhà cho GV,
giải thích các đáp áp đã lựa chọn, nhận xét bài giải của bạn, nêu những vướng
mắc còn gặp phải để GV hỗ trợ, giải thích.
GV: Yêu cầu HS lên bảng làm bài, kiểm tra vở bài tập của HS, giải đáp các
khó khăn HS còn vướng mắc trong quá trình làm bài.
* Phân hóa: Đối với HS khá giỏi, trong quá trình HS lên bảng sửa bài về
nhà có thể giao thêm bài tập mới cho nhóm HS ngồi ở dưới lớp.


3


GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

c) Sản phẩm hoạt động của HS: Nội dung bài tập HS đã làm trong vở bài
tập HS, các câu trả lời của HS trên bảng, các câu hỏi của HS (nếu có).
d) Kết luận của GV: Lưu ý các trường hợp tạo ảnh của TKHT, TKPK
HĐ3: Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm
Thời lượng để thực hiện hoạt động: 40 phút
a) Mục đích của hoạt động: HS áp dụng các kiến thức đã học giải các bài
tập trắc nghiệm
Nội dung:
Câu 1. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tải điện đi xa
A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
D. tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây.
Câu 2. Máy biến thế dùng để làm gì?
A. Tăng, giảm hiệu điện thế một chiều.

B.

Tăng, giảm hiệu điện thế xoay chiều.

C. Phát ra dòng điện một chiều.


D.

Phát ra dòng điện xoay chiều.

Câu 3. Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn
thứ cấp.
A. không xuất hiện dòng điện nào cả.

B.

xuất hiện dòng điện một chiều.

C. xuất hiện dòng điện cảm ứng một chiều.

D.

xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

Câu 4. Trong các máy biến thế sau đây, máy nào là máy tăng thế?
A. U1 = 25 000 V; U2 = 500 000 V.

B. U1 = 500 000 V; U2 = 11 000 V.

C. U1 = 11 000 V; U2 = 380 V.

D. U1 = 11 000 V; U2 = 220 V.

Câu 5. Cách nào dưới đây làm giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện đi xa?
A. Giảm tiết diện của dây dẫn.


B.

Tăng chiều dài của dây dẫn.

C. Giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

D.

Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

Câu 6. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa
nhiệt trên dây sẽ
A. tăng 4 lần.

B. giảm 4 lần.

C. tăng 2 lần.

D. giảm 2 lần.

Câu 7. Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì
A. chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.
B. chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.
C. có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
D. không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
Câu 8. Đường nào trong hình vẽ là đường truyền của tia sáng đi từ nước ra không khí?

4



GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

A. Đường 4.
B. Đường 3.
C. Đường 2.
D. Đường 1.

Câu 9. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ hoặc phân kì cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm.

B. song song với trục chính.

C. tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 10. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm.

B. tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

C. song song với trục chính.

D. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.

Câu 11. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló.
A. đi qua tiêu điểm.


B. song song với trục chính.

C. tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 12. Tia tới qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

B. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

C. song song với trục chính.

D. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.

Câu 13. Nguồn sáng điểm S được đặt ở phía trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16
cm. Thấu kính cho ảnh S’ cũng nằm ở phía trên trục chính khi S đặt cách thấu kính
A. 48 cm.

B. 32 cm.

C. 24 cm.

D. 8 cm.

Câu 14. Ảnh của vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ là
A. ảnh thật cùng chiều với vật.

B. ảnh thật, ngược chiều với vật.


C. ảnh ảo, lớn hơn vật.

D. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

Câu 15. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16
cm. Có thể quan sát được ảnh ảo tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính
A. 8 cm.

B. 16 cm.

C. 24 cm.

D. 32 cm.

Câu 16. Ảnh của một vật trên màng lưới của mắt là
A. ảnh thật to hơn vật.

B. ảnh thật nhỏ hơn vật.

C. ảnh ảo to hơn vật.

D. ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu 17. Kính nào dưới đây là thấu kính phân kì?
A. Kính lúp.

B. Kính lão.

C. Vật kính của máy ảnh.


D. Kính cận.

Câu 18. Biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào
dưới đây có thể làm kính cận:
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.

B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.

C. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.

Câu 19. Mắt lão

5


GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

A. phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở xa.

B. phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.

C. phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.

D. phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở gần.

Câu 20. Chọn câu nói không đúng.

A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.
B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Khi dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.
D. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.
Câu 21. Khi so sánh ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì, nhận định nào dưới đây
không đúng?
A. Ảnh ảo tạo bởi hai thấu kính hội tụ và phân kì luôn cùng chiều với vật.
B. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kì luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
C. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ luôn lớn hơn vật, tạo bởi thấu kính phân kì luôn nhỏ hơn vật.
D. Vật càng gần thấu kính hội tụ thì ảnh ảo càng nhỏ, càng gần thấu kính phân kì thì ảnh ảo càng lớn.
Câu 22. Một vật sáng có dạng một mũi tên, được đặt trước một thấu kính phân kì, vuông góc với trục
chính. Ảnh của vật là
A. ảnh thật cùng chiều với vật.

B. ảnh thật ngược chiều với vật.

C. ảnh ảo cùng chiều với vật.

D. ảnh ảo ngược chiều với vật.

Câu 23. Quá trình nào dưới đây là quá trình điều tiết của mắt khi vật ra xa dần so với mắt?
A. Cơ vòng của mắt co lại làm tiêu cự của thể thủy tinh tăng.
B. Cơ vòng của mắt giãn ra làm tiêu cự của thể thủy tinh giảm.
C. Cơ vòng của mắt co lại làm tiêu cự của thể thủy tinh giảm.
D. Cơ vòng của mắt giãn ra làm tiêu cự của thể thủy tinh tăng.
Câu 24. Câu phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Kính lúp dùng để quan sát những vật nhỏ.
B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Độ bội giác của kính lúp càng lớn thì ảnh quan sát được càng lớn.
D. Dùng kính lúp để nhìn các vật nhỏ thì ảnh quan sát được là ảnh thật lớn hơn vật.

Câu 25. Có thể dùng kính lúp bình thường để quan sát vật nào dưới đây?
A. Một ngôi sao.

B. Một con vi trùng.C. Một con kiến.

D. Một con ve sầu đậu ở xa.

Câu 26. Một người khi đọc sách cũng như khi đi đường đều phải đeo cùng một kính (kính một tròng).
Kính của người đó.
A. là kính cận.

B. là kính lão.

C. không phải là kính cận hoặc kính lão mà chỉ có tác dụng che bụi và gió cho mắt.
D. vừa là kính lão vừa là kính râm.
Câu 27. Trường hợp nào dưới đây có sự trộn các ánh sáng màu?
A. Khi chiếu một chùm ánh sáng lục lên một tấm bìa màu đỏ.

6


GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

B. Khi chiếu đồng thời một chùm ánh sáng lục và một chùm ánh sáng đỏ vào một vị trí trên tờ giấy
trắng.
C. Khi chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm kính lọc màu lục, sau đó qua kính lọc màu đỏ.
D. Khi chiếu một chùm ánh sáng lục qua một tấm lọc màu đỏ.
Câu 28. Một tờ giấy màu vàng được chiếu sáng bằng một bóng đèn điện dây tóc. Nếu nhìn tờ giấy đó

qua hai tấm kính lọc màu đỏ và màu vàng lục chồng lên nhau, thì ta thấy tờ giấy màu gì?
A. Vàng.

B. Da cam.

C. Lam.

D. Đen.

Câu 29. Chọn câu nói không đúng.
A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng, đỏ, vàng, lục, lam…)
B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng.

C. Vật có màu xanh tán xạ kém ánh sáng trắng.

D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
Câu 30. Đặt một vật màu xanh lục dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy vật đó có
A. màu trắng.

B. màu đỏ.

C. màu xanh lục.

D. màu đen.

Câu 31. Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu
A. đỏ.

B. vàng.


C. da cam.

D. lục.

Câu 32. Tác dụng nhiệt của ánh sáng được sử dụng khi
A. đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm.B. phơi thóc ngoài sân lúc trời nắng to.
C. kê bàn học ngoài cửa sổ cho sáng.
D. cho ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời của máy tính để nó hoạt động.
Câu 33. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 14 cm. Ảnh
của vật sẽ cùng chiều với vật khi vật được đặt cách thấu kính
A. 35 cm.

B. 28 cm.

C. 21 cm.

D. 7 cm.

Câu 34. Ảnh của một vật hiện trên phim trong máy ảnh là
A. ảnh thật ngược chiều với vật.

B. ảnh thật cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo ngược chiều với vật.

D. ảnh ảo cùng chiều với vật.

Câu 35. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 100 cm trở lại. Mắt này là
A. mắt cận, phải đeo kính hội tụ.


B. mắt lão, phải đeo kính phân kì.

C. mắt lão, phải đeo kính hội tụ.

D. mắt cận, phải đeo kính phân kì.

Câu 36. Kính lúp là thấu kính gì và dùng để làm gì?
A. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, dùng để quan sát ảnh ảo của một vật đặt ở xa.
B. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát ảnh thật của một vật lớn đặt ở xa.
C. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát ảnh ảo của các vật nhỏ đặt ở gần.
D. Kính lúp là thấu kính phân kì, dùng để quan sát ảnh ảo của các vật nhỏ đặt ở gần.
Câu 37. Trong ba nguồn sáng gồm đèn LED, Mặt Trời và đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát
ánh sáng trắng?
A. Đèn LED, Mặt Trời.

B. Chỉ Mặt Trời.

C. Mặt Trời, đèn dây tóc nóng sáng.

D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng.

7


GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

Câu 38. Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 45 0 thì góc khúc xạ
r = 300. Khi tia sáng truyền ngược lại với góc tới i = 300 thì

A. Góc khúc xạ r bằng 450.
B. Góc khúc xạ r lớn hơn 450.
C. Góc khúc xạ r nhỏ hơn 450.
D. Góc khúc xạ r bằng 300.
Câu 39. Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách
thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất
A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật.
Câu 40. Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có
thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính
A. 8cm.
B. 16cm.
C. 32cm.
D. 48cm.
f
Câu 41. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA = 2 cho
ảnh A’B’. Ảnh A’B’ có đặc điểm
A. là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật.
B. là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật.
C. là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật.
D. là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật.
Câu 42. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật thật AB cách thấu kính 40cm. Ảnh thu
được là
A. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
B. ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
C. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật.
D. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật.
Câu 43. Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra
sự nổ.
C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
Câu 44. Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành
A. điện năng.
B. nhiệt năng.
C. cơ năng.
D. hóa năng.
Câu 45. Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng quang điện.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng sinh học.
Câu 46. Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối
A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.
D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
c) Sản phẩm hoạt động của HS: bài giải trên phiếu học tập của HS
d) Kết luận của GV: Nhận xét kết quả, lưu ý HS cần đọc kỹ đề để tránh
dùng sai kiến thức.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động tiếp nối
Thời lượng để thực hiện hoạt động: 5 phút
a) Mục đích của hoạt động: Chuẩn bị tốt kiến thức cho kiểm tra HKII.
Nội dung: Dặn dò HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra HKII

8



GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 | [Author

Name]

b) Cách thức tổ chức hoạt động:
HS: Ghi nhận nhiệm vụ
GV: Giao nhiệm vụ về nhà
c) Sản phẩm hoạt động của HS: Kết quả kiểm tra bài cũ và vở bài tập
của HS
d) Kết luận của GV: Cần lưu ý ôn tập
IV. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học (5 phút)
- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.
V. Rút kinh nghiệm
.................................................................................................................
.................................................................................................................

9



×