Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá về công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước khe chè, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 113 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỒNG DIỆU LINH

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
DỰ ÁN CẢI TẠO, SỬA CHỮA HỒ CHỨA NƯỚC KHE CHÈ,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐỒNG DIỆU LINH

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
DỰ ÁN CẢI TẠO, SỬA CHỮA HỒ CHỨA NƯỚC KHE CHÈ,
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 60580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS. TS. LÊ VĂN HÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu
và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào
và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Chữ ký

Đồng Diệu Linh

i


LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè
và đồng nghiệp, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài “ĐÁNH
GIÁ VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN CẢI TẠO, SỬA
CHỮA HỒ CHỨA NƯỚC KHE CHÈ, TỈNH QUẢNG NINH” đã được hoàn thành.
Tác giả biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Văn Hùng đã hướng dẫn tận tình tác giả thực
hiện nghiên cứu của mình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo
và cán bộ Trường Đại học Thủy lợi về những kiến thức học được trong thời gian qua.
Tác giả đã nỗ lực để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất, nhưng do còn hạn chế về
kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên luận văn còn thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .............................................................................................3
1.1. Khái quát chung về công tác chuẩn bị đầu tư ...........................................................3
1.1.1. Dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình ..........................................................3
1.1.2. Công trình xây dựng và chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình xây dựng ..............5
1.1.3. Các văn bản liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư ............................................6
1.2. Công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi ..........9
1.2.1. Đánh giá chung về về công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng cấp
công trình thủy lợi ...........................................................................................................9
1.2.2. Công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước thủy
lợi ...................................................................................................................................13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sửa chữa nâng cấp
công trình thủy lợi ..........................................................................................................18
1.3.1. Quy hoạch thủy lợi ..............................................................................................18
1.3.2. Các yếu tố khác ...................................................................................................19
Kết luận chương 1 .........................................................................................................20
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN CẢI TẠO SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 21

2.1. Các quy định về công tác chuẩn bị đầu tư ..............................................................21
2.1.1. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) ....21
2.1.2. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thihoặc Báo cáo kinh
tế - kỹ thuật ....................................................................................................................23
2.2. Phân tích đánh giá hiệu quả của dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ................25
2.1.1

Mục đích ....................................................................................................25

2.1.2

Phương pháp luận ......................................................................................25

2.1.3

Trình tự thực hiện ......................................................................................26

2.3. Lập kế hoạch vốn của dự án ODA .........................................................................32
i


2.3.1. Nguyên tắc lập kế hoạch vốn ODA ..................................................................... 32
2.3.2. Nội dung kế hoạch vốn đầu tư ............................................................................ 32
2.3.3. Quy trình lập và thông báo vốn đầu tư ................................................................ 32
2.3.4. Điều chỉnh kế hoạch ............................................................................................ 34
2.4. Các nội dung, tiêu chí đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sửa chữa nâng
cấp hồ chứa nước thủy lợi ............................................................................................. 35
2.4.1. Nội dung đánh giá ............................................................................................... 35
2.4.2. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................. 37
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 37

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ
ÁN CẢI TẠO, SỬA CHỮA HỒ CHỨA NƯỚC KHE CHÈ VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
............................................................................................................ 39
3.1

Thông tin về dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước Khe Chè ........................ 39

3.1.1

Vùng dự án ................................................................................................ 39

3.1.2

Thông tin về hồ chứa nước Khe Chè ........................................................ 41

3.1.3

Tóm tắt dự án và tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ................................. 41

3.1.4

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng .......................................................... 46

3.2. Đánh giá chung về công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án cải tạo, sửa chữa hồ
chứa nước Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 47
3.2.1. Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch .................................................................. 47
3.2.2. Công tác lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư ................................................. 49
3.2.3. Công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi ............................................................ 49

3.3. Đề xuất giải pháp khi lập dự án chuẩn bị đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình thủy
lợi ................................................................................................................................... 58
3.3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư ............................................................................................................................. 58
3.3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo nghiên cứu khả thi ................... 61
3.4. Kết luận chương 3 .................................................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 70

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ Quản lý dự án đầu tư xây dựng .............................................................5
Hình 1.2 Thi công thử nghiệm tường hào đất-Bentonite .............................................10
Hình 1.3 Đập tràn cao su ..............................................................................................10
Hình 1.4 Đập tràn cao su ..............................................................................................11
Hình 1.5 Một số hình ảnh về sự cố hồ đập năm 2018 ..................................................14
Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Quảng Ninh ................................................................................39
Hình 3.2 Vị trí vùng dự án tại huyện Đông Triều ........................................................40
Hình 3.3 Quy trình các bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư ...........................59
Hình 3.4 Quy trình các bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi ......................................65

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án thủy lợi ......................................... 31
Bảng 3.1 Một số tiêu chuẩn qui chuẩn chủ yếu sử dụng trong thiết kế, thi công và

nghiệm thu ..................................................................................................................... 46
Bảng 3.2 Bảng phân tích độ nhạy của dự án (rủi ro) ................................................... 56

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐT : Chủ đầu tư
CLCT: Chất lượng công trình
CLSP: Chất lượng sản phẩm
BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CLCT : Chất lượng công trình
CTXD: Công trình xây dựng
ĐTM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường
ĐTXD: Dự án đầu tư xây dựng
O&M: Chi phí vận hành và bảo dưỡng
NSNN: Ngân sách nhà nước
HĐXD: Hoạt động xây dựng
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QLDA : Quản lý dự án
QLNN : Quản lý nhà nước
XDCT: Xây dựng công trình

v



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình Thủy
lợi nhằm ổn định dân sinh, kinh tế, chống biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ hàng đầu.
Do đặc thù ngành xây dựng nói chung và thủy lợi nói riêng nên đa số các công trình
xây dựng thủy lợi hiện nay đều có quy mô lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và khai
thác kéo dài. Nguồn vốn dành cho xây dựng thường chiếm tỷ trọng lớn trong ngân
sách hàng năm của nhà nước cũng như kế hoạch vốn hàng năm của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc lựa chọn ưu tiên dự án mang lại hiệu quả đầu tư rất quan trọng.
Trong nhiều năm qua, qua nhiều giai đoạn điều chỉnh sửa đổi, đến nay Nhà nước đã
ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ nhằm hoàn thiện
từng bước công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Ngoài các Bộ Luật điều chỉnh
chung, thì các hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình đã được điều chỉnh
trực tiếp bởi Luật Xây Dựng và Luật Đấu Thầu cùng với các Nghị định hướng dẫn có
liên quan. Cùng với đó, công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của các đơn vị
thành viên không ngừng nâng cao, các công trình xây dựng đã phát huy mục đích đầu
tư, tăng năng lực phục vụ quản lý, sản xuất cho các đơn vị. Tuy nhiên, ở một số đơn vị
công tác quản lý chi phí, quản lý chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng
còn có những tồn tại cần phải khắc phục. Do vậy, việc đánh giá công tác chuẩn bị đầu
tư xây dựng công trình là cần thiết.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa
nước Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, rút ra nhưng bài học thực tiễn phục vụ cho
công tác chuẩn bị đầu tư các công trình thủy lợi sau này.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận:


Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu
1





Tiếp cận và nghiên cứu hệ thống pháp luật các tiêu chuẩn, định mức, quy trình có

liên quan


Tiếp cận các công trình thủy lợi thực tế đã xây dựng ở Việt Nam nói chung và

công trình dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
3.2.Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu tổng quan



Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy, TCVN, QCVN



Phương pháp điều tra khảo sát thu thập phân tích tổng hợp tài liệu;

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng;
Phạm vi nghiên cứu: Trọng tâm là các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng, làm rõ được vai trò quan trọng
mang tính quyết định thành công của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi và
những vướng mắc hay bất cập thường gặp. Từ đó rút ra các bài học về lý luận cũng

như thực tiễn xây dựng công trình thủy lợi.
6. Kết quả đạt được
Giải pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa
nước Khe Chè thông qua công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trên cơ sở vận dụng lý
luận, nghiên cứu, từ đó rút ra những bài học thực tiễn trong công tác chuẩn bị đầu tư
xây dựng các công trình thủy lợi.

2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Khái quát chung về công tác chuẩn bị đầu tư
1.1.1. Dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1.1. Khái niệm về dự án
Dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính như nguồn lực (con người, tài
chính, máy móc), có mục tiêu cụ thể, phải được hoàn thành với thời gian và chất lượng
định trước, có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, có khối lượng và công việc cụ
thể cần thực hiện, có nguồn kinh phí bị hạn chế và là sự kết nối hợp lý của nhiều phần
việc lại với nhau.
Theo Viện quản lý dự án Quốc tế PMI 2007: Quản lý dự án là một quá trình đơn nhất,
gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và
kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định,
bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
1.1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng
a. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình (XDCT)
- Dự án đầu tư có XDCT thì được gọi là dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) công trình.
- Dự án đầu tư XDCT là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng
mới, mở rộng hoặc cải tạo những CTXD nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao
CLCT hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.

Theo luật xây dựng số 50/2013/QH13 [1], Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
b. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình

3


Sản phẩm của dự án đầu tư XDCT thường mang tính đơn chiếc, được xây dựng và sử
dụng tại chỗ, vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài; kích
thước và khối lượng công trình lớn, cấu tạo phức tạp. Dẫn đến, sản phẩm CTXD
thường có tính biến động, chi phí sản xuất lớn và công tác thực hiện tiến hành ngoài
trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên;ngoài ra, việc tổ chức quản lý thực
hiện liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội từng thời kỳ nên tương đối phức tạp.Do vậy, khi triển khai xây dựng đôi khi có
tính rủi ro cao, quá trình thực hiện thường phải điều chỉnh so với kế hoạch tiến độ ban
đầu; giá thành dự án thay đổi do biến động giá cả.
Những đặc điểm của dự án đầu tư XDCT,cho thấy việc tạo ra sản phẩm công trình
đảm bảo chất lượng có sự khác biệt so với việc sản xuất tạo ra sản phẩm của các ngành
công nghiệp khác.
c. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Khi nói đến quản lý dự án (QLDA) thì có rất nhiều nhà khoa học đưa ra các luận điểm
về quản lý dự án.
- Theo Luật Xây dựng: QLDA xây dựng là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian,
nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình dự
án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đạt được các yêu
cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường
(VSMT) bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
- Theo Viện QLDA Quốc tế PMI 2007: QLDA chính là sự áp dụng các hiểu biết, khả

năng, công cụ và kỹ thuật vào một tập hợp rộng lớn các hoạt động nhằm đáp ứng yêu
cầu của một dự án cụ thể.
Tóm lại:
Quản lý dự án XDCT là tổ chức, điều hành phân phối các nguồn lực hợp lý để đạt
được mục tiêu đề ra, trong sự ràng buộc bởi điều kiện không gian, thời gian, quy mô
kết cấu công trình và những quy định bắt buộc.

4


Bản chất của quản lý dự án đầu tư xây dựng là môn khoa học cần có những kiến thức
về quản lý, chuyên môn và các kiến thức hỗ trợ (pháp luật, tổ chức nhân sự, kỹ thuật,
môi trường, tin học...)

Hình 1.1 Sơ đồ Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.2. Công trình xây dựng và chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình xây dựng
1.1.2.1. Công trình xây dựng
Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết
bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với nền đất, bao gồm phần trên và dưới
mặt đất, phần trên và dưới mặt nước và được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây
dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao
thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.
1.1.2.2. Nội dung chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình
Tất cả các công trình xây dựng dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu
tư để chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây:
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình.
- Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật
tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và
lựa chọn hình thức đầu tư.
- Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng.

- Lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ
5


chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.
1.1.3. Các văn bản liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư
Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình được thực hiện bằng các văn bản quy phạm, pháp
luật của Nhà nước. Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm này đã đổi mới theo sự
phát triển của nền kinh tế đất nước và hướng tới tiệm cận với thông lệ, tập quán Khu vực
và Quốc tế. Nội dung đó đã thể hiện tính pháp lý ngày càng rõ ràng hơn, trách nhiệm của
chủ thể các ngành, các cấp đã phân định rõ hơn; đặc biệt, đã tách dần chức năng quản lý
sản xuất, kinh doanh ra khỏi chức năng QLNN về công trình xây dựng. Chính quyền
không can thiệp trực tiếp mà gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác
quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (Chủ đầu tư) và người bán hàng (Nhà
thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm đặc thù có tính đơn chiếc, thể hiện cụ
thể như sau:
- Bản chất của QLNN về chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình mang tính vĩ mô, định
hướng, hỗ trợ và cưỡng chế của cơ quan công quyền. Các cơ quan QLNN chịu trách
nhiệm về CTXD trên địa bàn được phân cấp cụ thể quản lý công tác chuẩn bị đầu tư
xây dựng từng công trình.
- Nội dung QLNN về chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình là tổ chức xây dựng văn bản
pháp luật để tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh hành vi và mối quan hệ của các chủ thể
tham gia HĐXD nghiên cứu, soạn thảo và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
nhằm đưa ra các tiêu chí chuẩn mực để làm ra sản phẩm xây dựng.
Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ chức hướng
dẫn, kiểm tra, cưỡng chế các chủ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác
chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình, nhằm không chỉ bảo vệ lợi ích của CĐT, của các
chủ thể khác mà cao hơn là lợi ích của cả cộng đồng.
Tóm lại: Cơ sở để quản lý công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình là những

văn bản của Nhà nước, tiêu chuẩn của ngành, quy chuẩn Quốc gia và tiêu chuẩn cho
công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các văn bản đó luôn luôn được bổ
sung, cập nhật các tiến bộ xã hội và phát triển của khoa học.

6


Qua các thời kỳ việc hình thành, phát triển và đổi mới, các văn bản QLNN về chuẩn bị
đầu tư xây dựng công trình ở Nước ta, có thể thống kê được như sau:
Trước khi có Luật Xây dựng số 16/2003QH11: Văn bản đầu tiên về quản lý HĐXD
là Nghị định số 232/NĐ-CP ngày 06/6/1981, tiếp đó là Nghị định 385/NĐ-HĐBT ngày
07/8/1990 sửa đối bổ sung thay thế Nghị định số 232/CP ngày 06/6/1981; Nghị định
177/CP ngày 20/10/1994 về quản lý dự án đầu tư”; Nghị định 42/NĐ-CP ngày
16/7/1996. Sau sửa thành Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 “Quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng” đã cải cách hành chính và phân rõ quản lý nguồn vốn, điều
chỉnh vị thế của CĐT.
Khi có Luật Xây dựng 2003: Sự kiện quan trọng nhất trong tiến trình pháp chế hóa
HĐXD của Nước ta là, tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XI ngày 26/11/2003 ban
hành Luật xây dựng số 16/2003/QH11; đến ngày 19/6/2009 Quốc hội thứ XII ban
hành Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến ĐTXD cơ
bản. Sau đó là các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn (Nghị định, thông tư, các
quyết định...), nội dung đã khá đầy đủ và chi tiết, cụ thể như sau:
- Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư
XDCT; số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về
quản lý CLCT xây dựng; số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 về quản lý và sử dụng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
- Thông tư của Bộ Xây dựng: số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định về
QLDA đầu tư XDCT; số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 quy định về điều kiện
năng lực trong HĐXD; số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 quy định an oàn lao
đông (ATLĐ) trong thi công xây dựng;

Ngoài ra, đối với các Bộ, Ngành có chức năng quản lý đầu tư XDCT đã ban hành một
số văn bản quản lý, như: Thông tư số 84/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2011 của
Bộ NN&PTNT về quản lý dự án XDCT sử dụng nguồn vốn NSNN do Bộ quản lý;…
Nhận xét chung: các văn bản trên đã quy định các nguyên tắc cơ bản, quy định khá
chi tiết việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình.

7


Tuy nhiên, sau 10 năm cần có thay đổi cho phù hợp với thực tiễn.
Khi có Luật Xây dựng 2014 và Luật Đầu tư công 2014:
Luật xây dựng 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,
kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014. Đặc biệt, cũng trong ngày 18/6/2014, tại kỳ họp
thứ 7 của Quốc hội khóa XIII, lần đầu tiên nước ta có Luật đầu tư công. Với sự ra đời của
Luật đầu tư công và Luật xây dựng năm 2014, công tác xây dựng công trình nói chung và
công tác chuẩn bị đầu tư nói riêng bước sang một giai đoạn mới.
Sau khi Luật có hiệu lực, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn được ban hành,
trong đó liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư gồm:
- Nghị định của Chính phủ: số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư
XDCT (thay thế Nghị định số 12/2009/NĐ-CP);số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về
quản lý CLCT xây dựng(thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP); số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (thay thế Nghị định số 38/2013/NĐ-CP); số
136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
- Thông tư của Bộ Xây dựng số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 quy định chi tiết và
hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng
công trình;
- Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự
án đầu tư XDCT.

Nhận xét chung: các văn bản trên đã quy định các nguyên tắc cơ bản, quy định chi tiết
hơn việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình, phù
hợp hơn với điều kiện thực tiễn.
- Đối với quản lý nhà nước: thông qua công cụ pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Quốc
gia và lợi ích cộng đồng và thực hiện trách nhiệm QLNN về CLCT xây dựng, giám sát sự
tuân thủ pháp luật của các chủ thể; trong đó chứ năng QLNN được Thủ tướng Chính phủ

8


quy định rõ “Bộ Xây dựng thống nhất QLNN về CLCT xây dựng trong phạm vi cả
nước; Các Bộ có quản lý CTXD chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc
QLCL các CTXD chuyên ngành; UBND cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm QLNN
về CLCT xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý”
- Đối với Chủ đầu tư: với tư cách là người quản lý khách hàng, nên phải có bộ phận có
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại và cấp công trình tiến hành công
việc giám sát quá trình làm ra sản phẩm của các nhà thầu, đánh giá CLSP do các nhà
thầu cung cấp giúp CĐT thử nghiệm sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu
quả;
- Đối với các nhà thầu HĐXD: là người làm ra các sản phẩm, như khảo sát, thiết kế,
thi công, cung ứng...phải tổ chức tự kiểm tra CLSP mình làm ra và cam kết chất lượng
trước khi bàn giao cho khách hàng.
1.2. Công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi
1.2.1. Đánh giá chung về về công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng
cấp công trình thủy lợi
1.2.1.1. Những thành tựu đã đạt được
- Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt
quan tâm, ưu tiên cho đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi nói
chung và công tác chuẩn bị đầu tư nói riêng. Mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng bằng các
nguồn vốn như: Trái phiếu Chính phủ, ngân sách tập trung trong nước và các nguồn

vốn tín dụng của các tổ chức ngân hàng quốc tế (ADB, WB, JICA,…) được đầu tư
nhằm sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả công trình. Đặc biệt,
ngày 02/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án “Sửa chữa và
nâng cao an toàn đập” (WB8) vay vốn ngân hàng thế giới 443 triệu USD – là dự án
ODA lớn nhất từ trước tới nay (tính theo nguồn vốn).
- Về áp dụng công nghệ tiên tiến, phần mềm hiện đại trong công tác chuẩn bị đầu tư
như:
+ Công nghệ chống thấm cho thân, nền đập: chúng ta đã áp dụng nhiều công nghệ tiên
tiến như: Tường hào xi măng-bentonite chống thấm; Tường hào đất –Bentonite chống
9


thấm; Jet grouting; Khoan phụt 2 nút;…

Hình 1.2 Thi công thử nghiệm tường hào đất-Bentonite
+ Về công nghệ tăng khả năng tháo của tràn: chúng ta đã áp dụng thành công công
nghệ đập tràn cao su (làm việc tương tự như đập tràn hay cống có cửa van, kết cấu
ngăn nước của đập bằng túi cao su liên kết với móng đập, khi vận hành làm thay đổi
lượng nước hoặc khí trong túi để điều chỉnh chiều cao túi đập).

Hình 1.3 Đập tràn cao su
+ Về công nghệ sửa chữa cống lấy nước dưới đập bằng phương pháp luồn ống thép,
chèn vữa bê tông tự lèn: Khi cống dưới khả năng chịu lực hoặc cống bị thấm, rò rỉ có
nguy cơ mất an toàn; một đường ống thép được luồn vào bên trong cống hiện trạng
trên suốt chiều dài cống; phần trống giữa cống cũ và đường ống thép trước đây được
10


được lấp đầy bằng vữa bê tông.


Hình 1.4 Đập tràn cao su
+ Về các phần mềm hiện đại: Sự phổ biến của máy tính từ những năm 2000 với các
phần mềm đồ họa (AutoCAD), soạn thảo văn bản (microsoft office) đã hỗ trợ đắc lực
trong công tác chuẩn bị đầu tư, đặc biệt trong lập dự án (giai đoạn cần nhiều phương
án để so sánh kinh tế - kỹ thuật). Ngày nay, các phần mềm hỗ trợ tính toán thủy lực
(Mike), ổn định (Geo Slope), kết cấu (Sap), dự toán (Acid, G8)…đã trở nên phổ biến,
góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thiết kế lập dự án.
1.2.1.2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh các ưu điểm, thành quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế dẫn đến chất lượng
công tác chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là hồ sơ khảo sát, thiết kế chưa tốt đó là:
a) Về quản lý chi phí:
- Định mức, đơn giá khảo sát, thiết kế lạc hậu, không phù hợp với đặc thù công việc.
- Một số nội dung công việc không có định mức để áp dụng dẫn đến khó khăn trong
xác định chi phí.
b) Về quản lý chất lượng:
- Trong công tác khảo sát:
+ Thiết bị khảo sát vẫn còn lạc hậu, chậm được đổi mới, dẫn đến kết quả khảo sát còn
11


sai sót nhiều, đặc biệt là khảo sát địa chất, phải xử lý trong giai đoạn thi công vừa phát
sinh kinh phí, vừa làm chậm tiến độ dự án.
+ Dự án đầu tư đã được phê duyệt còn nhiều điểm chưa hợp lý do
+ Quy định thành phần, nội dung khảo sát phục vụ công tác thiết kế còn chưa hợp lý,
rõ ràng, chủ yếu là để xác định vùng tuyến. Giải pháp kết cấu, công nghệ thi công và
giá thành dự án lại là chỗ dựa cho các giai đoạn sau phải tuân thủ. Do vậy khi chuyển
sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật công trình được khảo sát kỹ hơn, thiết kế lựa chọn tối
ưu và chính xác hóa các chỉ tiêu thông số kỹ thuật, khối lượng, giá thành thường
không còn phù hợp với dự án đầu tư đã được phê duyệt, dẫn đến phải điều chỉnh lại
dự án.

+ Công tác quản lý giám sát của chủ đầu tư, chủ nhiệm thiết kế giai đoạn khảo sát còn
buông lỏng.
- Trong công tác thiết kế, lập dự án:
+ Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao làm chủ nhiệm các công trình lớn có kỹ
thuật phức tạp, do sự đào tạo và chuyển giao thế hệ có một thời gian làm không tốt,
không liên tục dẫn tới đội ngũ làm công tác tư vấn thiết kế chủ yếu là cán bộ trẻ; tuy
có tri thức, ngoại ngữ, sử dụng công nghệ tin học và các phần mềm ứng dụng tốt
nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Cán bộ có kinh nghiệm lại thiếu trình độ ngoại ngữ, sử
dụng công nghệ tin học kém dẫn đến không đáp ứng tiến độ cung cấp hồ sơ thiết kế và
chất lượng hồ sơ thiết kế không được như mong muốn, phải điều chỉnh nhiều.
+ Các công trình do địa phương quản lý: thường ưu tiên cho các công ty tư vấn địa
phương hoặc các công ty tư nhân đóng trên địa bàn để dễ quản lý…trong khi trình độ,
kinh nghiệm còn non kém, hạn chế, thiết bị không đầy đủ dẫn đến sản phẩm không
đảm bảo chất lượng phải xử lý tốn kém, kéo dài thời gian xây dựng thậm chí có thể
gây sự cố công trình.
+ Phân tích kinh tế, hiệu quả dự án: đôi khi còn chưa đầy đủ các yếu tố đầu vào dẫn
đến không làm nổi bật được hiệu quả của dự án.

12


1.2.2. Công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước
thủy lợi
Cũng tương tự công tác chuẩn bị các công trình thủy lợi khác, chuẩn bị đầu tư các dự
án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước thủy lợi đang gặp nhiều hạn chế cần khắc phục.
Mặt khác, vì vai trò đặc biệt của hồ chứa đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
nên công tác sửa chữa nâng cấp đảm bảo an toàn cho loại công trình này cần đặc biệt
quan tâm. Mục này, tác giả tập trung phân tích vai trò của hồ chứa cũng như yêu cầu
về sửa chữa nâng cấp chúng để thấy được tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đầu tư
các dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước thủy lợi.

1.2.2.1. Tổng quan về hồ chứa nước thủy lợi
Hồ chứa nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, góp phần ổn định phát triển bền vững tài nguyên nước. Với điều kiện địa lý
tự nhiên thuận lợi, rất nhiều hồ chứa được Nhà nước và nhân xây dựng trong thời gian
qua, theo số liệu thống kê, cả nước đã đầu tư xây dựng được 6.886 hồ chứa nước trong
đó có 6.648 hồ chứa thủy lợi (chiếm 96,5%) và 238 hồ chứa thủy điện (chiếm 3,5%)
với tổng dung tích khoảng 63 tỷ m3 nước.
Phần lớn các đập đều là đập đất, lấy đất tại chỗ đắp đập, nhằm mục tiêu tạo hồ chứa
cung cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp; nguồn vốn xây dựng do
ngân sách nhà nước, trung ương và địa phương, đầu tư hoặc do nông trường, do dân tự
làm từ giữa thế kỷ trước, nhất là từ sau năm 1975. Do hạn chế về kỹ thuật và vốn đầu
tư, tuổi đời đã quá lâu nên đã xảy ra hoặc tiểm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố. Chỉ tính riêng
trong năm 2017, cả nước đã xảy ra sự cố ở 20 hồ chứa trên địa bàn 10/45 tỉnh có hồ:
hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên); các hồ Cháu Mè, Rộc Cốc, Rộc Cầu, Cành (tỉnh Hòa
Bình); hồ Ông Già (tỉnh Thanh Hóa); hồ Trại Gà (tỉnh Nghệ An); các hồ Hố Lau,
Nước Rôn (tỉnh Quảng Nam); các hồ Hóc Sấu, Cự Lễ, Mỹ Đức (tỉnh Bình Định); các
hồ Phước Hòa, Hòa Hải (tỉnh Quảng Ngãi); các hồ Suối Vực, La Bách (tỉnh Phú Yên);
các hồ Đá Bàn, Tiên Du (tỉnh Khánh Hòa); các hồ Gia Hoét, Suối Sao (tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu).

13


×