Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy số 05 hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518 KB, 65 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và xuất
phát từ tình hình thực tế điều tra;
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả khóa luận
Đoàn Thị Thủy


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể
giảng viên Trường Đại học Lao động – Xã hội đã tận tình dạy dỗ và truyền
đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng cũng như lòng yêu mến, tâm huyết với
nghề.
Xin trân trọng cảm ơn giảng viên TS Chu Thị Huyền Yến người đã
hướng dẫn cho tôi rất tận tình trong quá trình hoàn thành khoá luận. Nhờ có
sự chỉ bảo và giúp đỡ của cô mà tôi đã học hỏi được rất nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu trong việc thực hiện và hoàn thiện khoá luận.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ tại Cơ sở cai nghiện ma túy
số 05 Hà Nộiđã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành bài khoá luận
của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những học viên cai nghiện đang
lao động trị liệu trong địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ, hợp tác tích cực trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, vì lý do thời gian cũng như kiến thức, kinh
nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, sinh viên không thể tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Sinh viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ


các thầy cô trong khoa Công tác xã hội để bài khoá luận tốt nghiệp được hoàn
thiện hơn.
Sinh viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 201 8
Sinh viên thực hiện

Đoàn Thị Thủy


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG......................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................10
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................10
4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................10
5. Khách thể nghiên cứu..................................................................................10
6. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................11
7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................11
8. Mô tả về mẫu nghiên cứu............................................................................12
9. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp................................................................13
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY.....................................14
1.1. Các khái niệm liên quan...........................................................................14
1.1.1 Khái niệm chất gây nghiện.....................................................................14
1.1.2 Khái niệm ma túy...................................................................................14
1.1.3 Khái niệm nghiện...................................................................................15
1.1.4 Khái niệm nghiện ma túy:......................................................................15
1.1.5 Khái niệm người nghiện ma túy.............................................................16
1.1.5.1 Đặc điểm tâm, sinh lý của người nghiện ma túy.................................16
1.1.5.2 Nhu cầu của người nghiện ma túy......................................................17


iv

1.1.6 Khái niệm Công tác xã hội.....................................................................18
1.1.7 Khái niệm hoạt động Công tác xã hội....................................................19
1.1.8 Khái niệm hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy.. .19
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy...........20
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động hỗ trợ người nghiện ma
túy....................................................................................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...............................................................................24
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
HỖ TRỢ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA
TÚY SỐ 05 HÀ NỘI......................................................................................25
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu...................25
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu................................................................................25
2.1.1.1. Lịch sử hình thành cơ sở....................................................................25
2.1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.............................................25
2.1.2. Khách thể nghiên cứu...........................................................................28
2.1.2.1. Độ tuổi...............................................................................................28

2.1.2.2. Giới tính.............................................................................................29
2.1.2.3. Thời gian công tác của cán bộ cơ sở.................................................30
2.1.2.4 Chuyên môn nghiệp vụ........................................................................31
2.1.2.5 Trình độ đào tạo..................................................................................31
2.1.2.6 Trình độ học vấn của học viên............................................................33
2.1.2.7 Nghề nghiệp trước khi cai nghiện.......................................................33
2.1.2.8 Thái độ của cán bộ đối với học viên...................................................34
2.2 Thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy
tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.......................................................34
2.2.1 Đánh giá nhu cầu của người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy
số 05 Hà Nội....................................................................................................34
2.2.2 Các hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại
trung tâm cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội......................................................37


v

2.2.2.1 Hoạt động tham vấn, tư vấn các kiến thức trong điều trị nghiện, các
chính sách dịch vụ hỗ trợ của Đảng và Nhà nước..........................................37
2.2.2.2 Thực trạng hoạt động đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế hoạch trợ
giúp.................................................................................................................39
2.2.2.3 Thực trạng hoạt động vận động, kết nối nguồn lực trợ giúp..............41
2.2.2.4 Thực trạng hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức...........................42
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ
người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội....................48
2.3.1 Thuận lợi................................................................................................48
2.3.2 Khó khăn................................................................................................49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...............................................................................50
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP........................................51
1. Kết luận.......................................................................................................51

2. Giải pháp, khuyến nghị...............................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................54
PHỤ LỤC.......................................................................................................56


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
Nội dung
Chất gây nghiện
Công tác xã hội

Từ viết tắt
CGN
CTXH


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mức độ hoạt động tham vấn, tư vấn...............................................38
Bảng 2.2. Hiệu quả hoạt động tham vấn, tư vấn.............................................39
Bảng 2.3. Mức độ thực hiện các hoạt động đánh giá nhu cầu, cùng xây
dựng kế hoạch trợ giúp học viên...................................................40
Bảng 2.4. Hiệu quả các hoạt động đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế
hoạch trợ giúp học viên.................................................................41
Bảng 2.5. Mức độ thực hiện hoạt động vận động, kết nối, giới thiệu
nguồn lực trợ giúp trong xã hội.....................................................42
Bảng 2.6. Hiệu quả hoạt động vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực

trợ giúp trong xã hội......................................................................43
Bảng 2.7: Mức độ tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục, nâm cao kiến
thức do cán bộ đánh giá.................................................................44
Bảng 2.8: Mức độ thực hiện hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức do
học viên đánh giá...........................................................................45
Bảng 2.9: Hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức do cán bộ
đánh giá.........................................................................................47
Bảng 2.10: Hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao kiến thức do học viên
đánh giá.........................................................................................48
Bảng 2.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội..................50


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của cán bộ cơ sở............................................................29
Biểu đồ 2.2: độ tuồi của học viên cai nghiện..................................................30
Biểu đồ 2.3: Giới tính khách thể nghiên cứu...................................................30
Biểu đồ 2.4: Thời gian công tác của cán bộ....................................................31
Biểu đồ 2.5: Chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cơ sở...................................32
Biểu đồ 2.6: Trình độ đào tạo của cán bộ........................................................32
Biểu đồ 2.7: Thời gian được trị liệu tại trung tâm của học viên.....................33
Biểu đồ 2.8: Trình độ học vấn của học viên....................................................34
Biểu đồ 2.9: Nghề nghiệp trước khi cai nghiện của học viên.........................34
Biểu đồ 2.10: Thái độ của cán bộ đối với học viên.........................................35
Biểu đồ 2.11: Nhu cầu của người nghiện tại cơ sở..........................................36


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác xã hội chiếm vị trí ý nghĩa trong giải quyết các vấn đề xã hội,
nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong mỗi quốc gia. Chính vì vậy,
công tác xã hội đã được ghi nhận là một nghề quan trong tại nhiều nước trên
thế giới. Trên một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghề chuyên
nghiệp trên thế giới, công tác xã hội đã và đang có những sự đóng góp quan
trọng cho sự nghiệp phát triển nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng
nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, đặc biệt là những con người
yếu thế trong xã hội. Trước nhu cầu cấp bách của xã hội, về các dịch vụ công
tác xã hội, công tác xã hội ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát
triển. Mặc dù còn đang trong quá trình hướng tới mục tiêu chính thức được
công nhận là một nghề chuyên nghiệp, nhưng các dịch vụ mang hình thái của
công tác xã hội đã hiện diện trong xã hội từ rất lâu và đang có những đóng
góp tích cực trong việc hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh gây ra
những khó khăn cho cuốc sống người dân nói chung đặc biệt là những người
dễ bị tổn thương và yếu thế tại Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, đường lối mở cửa và hội nhập Quốc tế của
Việt Nam đã mang lại nhiều thành tựu hết sức quan trọng về kinh tế, văn hóa
và xã hội, bên cạnh những mặt tích cực còn xuất hiện mặt trái của nó. Đó là
tình hình tội phạm và vấn đề tệ nạn xã hội, trong đó vấn đề nghiện ma tuý có
xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn gây hậu quả hết sức
nghiêm trọng. Theo báo cáo điều tra, năm 2015 cả nước có 204.400 người
nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trong đó 19% là nghiện ma túy tổng hợp; gần
50% người nghiện độ tuổi lao động từ 18-30; 62% tổng số người sau cai
nghiện không có việc làm...Tỷ lệ tái nghiện ở các địa phương trong cả nước
dao động từ 85%- 95%. Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia,
các cấp quản lý đề cập tới đó là các phương pháp trợ giúp người cai nghiện
chưa phù hợp, hầu hết người nghiện chưa tự giác và hợp tác trong quá trình
cai nghiện. Vấn đề tái nghiện kéo theo hàng loạt hệ lụy cho bản thân, cho gia

đình người nghiện ma túy và sự phát triển an ninh, kinh tế, chính trị xã hội.
Tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội hiện nay đang có khoảng 250
học viên đang lao động trị liệu, mỗi học viên lại có một hoàn cảnh khác nhau
nhưng đa phần họ đều rơi vào trạng thái, hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất


2

lẫn tinh thần và luôn tự ti, mặc cảm. Họ gần như đã chịu đựng tất cả sự bất
hạnh và không thể tìm được hạnh phúc cho cuộc đời mình, chịu sự kỳ thị và
phân biệt đối xử của gia đình và cộng đồng xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi ý cho sinh viên lựa chọn đề
tài: “Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở
cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người
nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Công tác xã hội trong
hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để nâng cao hoạt động Công tác xã
hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà
Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ
người nghiện ma túy.
- Triển khai các phương pháp thu thập thông tin nhằm thu thập thông tin
về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
- Mô tả đặc điểm của khách thể nghiên cứu là người nghiện ma túy.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người
nghiện ma túy.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Công tác xã hội trong hỗ
trợ người nghiện ma túy.
- Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị đối với hoạt động trợ giúp người
nghiện ma túy.
4. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại Cơ sở
cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.
5. Khách thể nghiên cứu
- Người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội
- Cán bộ tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội


3

6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi về mặt thời gian: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2018
6.2 Phạm vi về mặt không gian: Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội
6.3 Phạm vi về mặt nội dung: Sinh viên tìm hiểu về hoạt động Công tác xã hội
trong hỗ trợ người nghiện ma túy (địa điểm tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05
Hà Nội), từ đó đưa ra những đề xuất thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động Công tác xã hội trong trợ giúp người nghiện ma túy nói chung và
người nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy nói riêng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi:
Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu
là 50 người nghiện ma túy và 20 cán bộ tại Cơ sở cai nghiện túy số 05 Hà
Nội, với các câu hỏi nhằm khai thác thông tin cơ bản như tên, tuổi, năm sinh...
những nhu cầu, mong muốn của họ. Đồng thời đánh giá sự hiểu biết của họ về
những hoạt động trợ giúp hay những chương trình mà họ được hưởng.
7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Khi sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi, sinh viên
chỉ thu được thông tin mang tính định lượng. Trong quá trình phỏng vấn, sinh
viên có thể kết hợp sử dụng các kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng quan sát,
kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng phản hồi, kỹ năng khuyến khích làm rõ ý đối với
đối tượng là người nghiện ma túy được phỏng vấn để có thể hiểu được suy
nghĩ, nhu cầu và mong muốn của đối tượng, đồng thời thấy rõ được thực tế
cuộc sống của họ, những khó khăn mà họ đang gặp phải, những rào cản về
khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của họ.
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu người nghiện ma túy và đại diện cơ sở
cai nghiện. Những buổi phỏng vấn sẽ được sắp xếp lịch và có hẹn trước. Địa
điểm phỏng vấn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
7.3 Phương pháp quan sát
Trong bài khóa luận, sinh viên sử dụng phương pháp quan sát để kiểm
tra tính chính xác, khách quan và bao quát trực diện nhất của thông tin đã thu
thập được từ những phương pháp khác nhau.
Mục đích của việc quan sát nhằm giúp người quan sát thu thập được
các thông tin về thực trạng cuộc sống của người nghiện ma túy tại cơ sở cai
nghiện và những rào cản, khó khăn của họ cũng như các yếu tố tác động đến


4

các hoạt động hỗ trợ họ. Ngoài ra, phương pháp quan sát còn giúp tăng tính
xác thực, độ tin cậy của đề tài nghiên cứu.
7.4 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp khá phổ biến và
được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Trong đề tài này, sinh
viên sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu có chọn lọc để thu thập thông
tin, số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu văn bản cần
thiết từ các ban ngành, đoàn thể có liên quan, các tài liệu trên sách, báo,

internet,.. và các nguồn tin cậy khác. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài
liệu giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Qua đó, sinh viên có cách nhìn, cách hiểu mới và có cách tiếp cận hợp lý đối
với vấn đề nghiên cứu của mình.
Trong nghiên cứu này, sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu
liên quan tới người nghiện ma túy, cụ thể đó là các chương trình quản lý, các
chính sách an sinh xã hội của Nhà nước, các chương trình nghiên cứu, báo
cáo về thực trạng người nghiện ma túy và những hoạt động Công tác xã hội
trong hỗ trợ cho người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà
Nội.
7.5 Phương pháp xử lí số liệu SPSS
Đây là một phương pháp thống kê toán học dùng để tiến hành thống
kê, phân tích, so sánh các số liệu nghiên cứu đã thu thập được thông qua
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và các phương pháp khác nhằm mục đích
phục vụ hiệu quả quá trình nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học của đề tài.
8. Mô tả về mẫu nghiên cứu
Sinh viên tiến hành chọn 50 người nghiện ma túy và 20 cán bộ tại Cơ sở
cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội để phát phiếu hỏi nhằm thu thập những thông
tin cần thiết.
Cơ cấu của mẫu nghiên cứu như sau:
Cơ cấu về giới tính: gồm 50 người nghiện là giới tính nam (chiếm
100%); 15 nam cán bộ (chiếm 95%) và 5 nữ cán bộ tại cơ sở (chiếm 1%)
Cơ cấu về độ tuổi:
- Độ tuổi của 20 cán bộ tại cơ sở bao gồm 15% dưới 30 tuổi; 65% từ 30
tuổi đến 45 tuổi và 20% cán bộ có độ tuổi trên 45 tuổi.
- Độ tuổi của 50 người nghiện ma túy tại cơ sở: 20% dưới 30 tuổi; 65%


5


từ 30 tuổi đến 45 tuổi và 15% trên 45 tuổi.
9. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu của khóa luận bao gồm 03 phần: phần mở đầu; phần nội
dung; phần kết luận, giải pháp và khuyến nghị. Phần nội dung bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ
người nghiện ma túy.
Chương 2: Đánh giá hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người
nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm chất gây nghiện
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013), Giáo trình Chất gây nghiện
và xã hội, CGN được hiểu như sau:
“Không có một định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nào về CGN.
Luật phòng chống ma túy, các văn bản pháp quy của nhà nước, ngành y tế và
trong quan niệm thường ngày của người dân đều đưa ra các đinh nghĩa/khái
niệm khác nhau về CGN. Tuy nhiên, CGN được tiếp cận từ các khía cạnh
khác nhau, đưa ra những khái niệm như sau:
- Trong y tế, CGN là một hóa chất được sử dụng trong điều trị,chữa
bệnh, ngăn ngừa, hoặc được sử dụng để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh
thần. Ví dụ: thuốc an thần, thuốc giảm đau...
- Trong sinh học cũng thường thấy nhiều chất hóa nội sinh có cùng công
thức hóa học như CGN. Nếu được tổng hợp trong cơ thể sẽ được gọi là chất
hóa nội sinh, song nếu đưa từ ngoài vào cơ thể sẽ được gọi là CGN.

- Theo Tổ chứcY Tế Thế Giới, CGN là “chất hóa học sau khi được hấp
thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người sử dụng”.
- Theo Luật phòng, chống ma túy 23/2000/QH: chất gây nghiện là chất
kích thích hoặc ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử
dụng.”
1.1.2 Khái niệm ma túy
Bộ luật Hình sự Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày
21/12/1999 và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2000 quy định về ma tuý như sau:
Ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, lá, hoa, quả cây cần
sa, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroine, cocaine, các chất ma
tuý khác ở thể lỏng hay thể rắn.
Luật Phòng, Chống ma tuý của Việt Nam được Quốc hội thông qua
ngày 9/12/2000, có hiệu lực từ ngày 1/6/2000, tại điều 1 khoản 2 cũng góp
phần làm rõ khái niệm ma túy thông qua định nghĩa về chất ma túy:
- Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định


7

trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Từ những định nghĩa được đưa ra trên đây, ta có thể hiểu một cách chung
nhất rằng: Ma tuý là các chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân
tạo, khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm
- sinh lý của cơ thể. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị lệ thuộc cả về thể chất lẫn
tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.
1.1.3 Khái niệm nghiện

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013), Giáo trình Chất gây nghiện và
xã hội, khái niệm nghiện được hiểu là:
“Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA): Nghiện là các hội chứng
gồm tăng liều ma túy để có các tác dụng mong muốn, sử dụng ma túy để giảm
hội chứng thiếu thuốc, không có khả năng giảm liều hoặc dừng ngừng sử
dụng ma túy và tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù biết nó có tác hại cho bản
thân và những người khác.
Theo Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA):
Nghiện là một bệnh não mãn tính, tái phát làm cho người nghiện buộc phải
tìm và sử dụng ma túy, bất chấp các hậu quả đối với họ và những người xung
quanh.”
Như vậy, nghiện được coi là bệnh mãn tính tái phát của não bộ vì nó
làm thay đổi cấu trúc, chức năng và cơ chế hoạt động của não. Sự thay đổi ở
não bộ thường kéo dài làm người sử dụng không tự kiểm soát được bản thân,
mất khả năng cưỡng lại sự thèm muốn sử dụng ma túy và có xu hướng tìm và
sử dụng CGN, bất chấp hậu quả đối với cá nhân và cộng đồng.
1.1.4 Khái niệm nghiện ma túy:
Cách hiểu thứ nhất:
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: “Nghiện ma túy là tình trạng nhiễm
độc mãn tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy, với những đặc
điểm cơ bản là:
- Không cưỡng lại được nhu cầu sử dụng ma túy và sẽ tìm mọi cách để
có ma túy;


8

- Liều dùng tăng dần;
- Lệ thuộc chất ma túy cả về thể chất và tinh thần (lệ thuộc kép)”.
Cách hiểu thứ hai:

Theo nghĩa rộng: nghiện ma túy là tình trạng một bộ phận trong xã hội là
những người có thói quen dùng các chất ma túy, thường tìm mọi thủ đoạn,
hành vi để có được các chất ma túy và sử dụng chúng bất chấp sự nghiêm
cấm của pháp luật và dư luận xã hội.
Theo nghĩa hẹp: nghiện ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối
với các chất ma túy. Sự lệ thuộc đó đã tác động lên hệ thần kinh trung ương
tạo nên những phản xạ có điều kiện không thể quên hoặc từ bỏ được.
(Theo Thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 Liên Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, quyết định 167/TTg ngày
08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ).
Trong bài khóa luận sinh viên sử dụng cách hiểu thứ hai.
1.1.5 Khái niệm người nghiện ma túy
Người nghiện ma túy là sử dụng và lệ thuộc vào ma túy. Nếu người sử
dụng ma túy có ít nhất 3 trong số 6 các tiêu chí sau trong 12 tháng thì có kết
luận người đó nghiện ma túy:
- Cảm giác buộc phải tìm kiếm sử dụng;
- Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng ma túy;
- Xuất hiện hội chứng cai thực thể;
- Có bằng chứng về sự dung nạp;
- Sao nhãng các thú vui, sở thích khác;
- Tiếp tục sử dụng ma túy đó bất chấp mọi hậu quả.
Theo Thông tư số 22/LB-TT ngày 21/7/1994 Liên Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội – Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện, quyết định 167/TTg ngày
08/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ: “Người nghiện ma túy là người thường
xuyên lệ thuộc vào thuốc gây nghiện (được gọi chung là ma túy như: heroin,
cocain, moocfine, thuốc phiện, cần sa…) có sự thèm muốn mãnh liệt khó
cưỡng lại được, khi không sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai.”
1.1.5.1 Đặc điểm tâm, sinh lý của người nghiện ma túy
- Đặc điểm tâm lý:
Khi người sử dụng ma túy chuyển qua giai đoạn nghiện thì suy nghĩ,

nhớ và thèm thuốc mãnh liệt cảm giác phê thuốc. Điều này thôi thúc họ đi tìm


9

kiếm sử dụng khi thời gian bán hủy của chất gây nghiện đã hết.
Khi tâm trí chỉ nghĩ và thèm nhớ cảm giác phê thì các hoạt động hàng
ngày xung quanh và ngay cả những thú vui ưu thích của họ trước đây họ đều
không quan tâm nữa.
Khả năng ra quyết định của họ bị suy giảm, không thể kiểm soát được
hành vi sử dụng ma túy của mình. Bản thân họ nhiều khi muốn dừng nhưng
cơ thể và tâm trí không còn điều khiển được nữa.
Sử dụng ma túy không cân nhắc về hậu quả (vấn đề pháp luật, sức
khỏe, gia đình, lây nhiễm HIV...), việc đáp ứng cơ thể có thuốc là ưu tiên số
một.
Thích ở một mình, ngại tiếp xúc với mọi người, kể cả là người thân
trong gia đình.
Tâm trạng thường hay lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, có
biểu hiện chống đối, cáu gắt.
- Đặc điểm sinh lý:
Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy
muộn, ngày ngủ nhiều...
Hay ngáp vặt, người mệt mỏi, lười lao động, không chăm vệ sinh cá
nhân, ngủ gật...
1.1.5.2 Nhu cầu của người nghiện ma túy
Trong CTXH, việc đánh giá các nhu cầu và lựa chọn vấn đề ưu tiên để
giải quyết là vô cùng quan trọng. Nếu đánh giá các nhu cầu của người nghiện
ma túy theo tháp nhu cầu của Maslow thì các nhu cầu của họ chưa được đáp
ứng đầy đủ. Trong đề tài này, người nghiên cứu đề cập đến 04 nhu cầu mà
người nghiện ma túy quan tâm đó là:

 Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe thể chất:
- Do ảnh hưởng của ma túy nên sức khỏe của người nghiện giảm sút
nghiêm trọng hoặc phát sinh một số bệnh kèm theo (mất ngủ, rụng tóc...) vì
vậy họ có nhu cầu lớn về hỗ trợ y tế để cai nghiện, chữa bệnh và phục hồi sức
khỏe.
- Người nghiện ma túy cần được tư vấn xét nghiệm máu để biết cũng
như phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
- Họ cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để chống lại bệnh tật.
 Nhu cầu được cung cấp thông tin:


10

- Người nghiện ma túy cần được cung cấp các thông tin về bệnh
nghiện ma túy (nguyên nhân, tác hại và các phương pháp phòng chống...) qua
đó họ chủ động tham gia cai nghiện và phòng chống tái nghiện.
- Ngoài những thông tin về bệnh nghiện ma túy, người nghiện ma túy
còn có cần được cung cấp những thông tin về các chính sách, chương trình,
dịch vụ xã hội mà họ được hưởng.
 Nhu cầu về tinh thần:
- Được sống trong môi trường không có ma túy. Do sự kích thích của
ma túy, ý chí của người nghiện kém, khó kiềm chế trước cám dỗ từ ma túy, vì
vậy việc cách ly đối tượng ra khỏi môi trường có ma túy là điều rất cần thiết,
không chỉ trong thời gian cai nghiện mà cả khi cai nghiện xong.
- Người nghiện ma túy cần được sự yêu thương, đùm bọc, cảm thông
chia sẻ của gia đình, người thân và cộng đồng.
- Họ cần được tôn trọng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ xã hội.
 Nhu cầu về việc làm:
- Tạo cho người nghiện ma túy một việc làm ổn định là điều rất cần
thiết giúp họ tìm được niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.

- Ngoài ra khi có một công việc ổn định, kinh tế được đảm bảo, đời
sống vật chất của người nghiện ma túy được nâng cao.
1.1.6 Khái niệm Công tác xã hội
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình Nhập môn Công tác
xã hội, Công tác xã hội được hiểu là:
Theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp của Mỹ
(NASW, 1983) cho rằng: “Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp
nhằm giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng trưởng năng
lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cần thiêt, giúp họ đạt
được mục tiêu.”
Theo cố Th.S Nguyễn Thị Oanh thì: “Công tác xã hội là hoạt động thực
tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc,
phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề. Công tác
xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”.
Hiệp hội CTXH Quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011)
thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: “Công tác xã hội là nghề
nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con
người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng


11

quyền lực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. CTXH sử
dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào
can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống.”
Từ những khái niệm trên có thể đi đến khái niệm về Công tác xã hội như
sau:
“Công tác xã hội là một nghề một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu
và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về

chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng
giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã
hội.”
1.1.7 Khái niệm hoạt động Công tác xã hội
Từ khái niệm về Công tác xã hội sinh viên đưa ra cách hiểu về hoạt
động Công tác xã hội như sau: “Hoạt động Công tác xã hội bao gồm các hoạt
động mang tính trợ giúp, giúp đỡ của nhân viên xã hội như tham vấn, tư vấn,
biện hộ, kết nối, cung cấp thông tin về các chương trình, dịch vụ, chính sách
của Nhà nước, các nguồn lực... nhằm giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng giải
quyết được vấn đề của mình, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.”
1.1.8 Khái niệm hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma
túy.
Từ những khái niệm trên sinh viên đưa ra cách hiểu về hoạt động Công
tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy như sau:
“Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy là việc
nhân viên xã hội áp dụng những các hoạt động mang tính hỗ trợ như tham
vấn, tư vấn, biện hộ, cung cấp thông tin về các chương trình, dịch vụ, chính
sách của Nhà nước, hỗ trợ kết nối họ đến các nguồn lực phù hợp để giúp
người nghiện ma túy giải quyết được vấn đề của mình.”
- Đối với hoạt động tham vấn: tham vấn cho người nghiện là quá trình
tương tác giữa nhà tham vấn dựa trên nguyên tắc nghề nghiệp và kỹ năng
chuyên môn với thân chủ là người nghiện ma túy, giúp họ hiểu về những khó
khăn, vấn đề do nghiện ma túy, từ đó nâng ca năng lực giải quyết vấn đề của
người nghiện.
- Đối với hoạt động biện hộ: nhân viên xã hội đứng trên lập trường của
thân chủ là người nghiện ma túy, chấp nhận thân chủ để giành lấy những sự


12


hỗ trợ của Nhà nước, tổ chức, cộng đồng giúp thân chủ giải quyết vấn đề của
mình.
- Đối với hoạt động cung cấp thông tin về các chính sách, chương trình,
dịch vụ trợ giúp: người nghiện ma túy có quyền được biết về những chính
sách, chương trình, dịch vụ xã hội mà mình được hưởng.
- Đối với hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức: giúp người nghiện ma
túy hiểu biết hơn về tác hại của việc sử dụng ma túy đến sức khỏe, kinh tế,
hạnh phúc gia đình...
- Đối với hoạt động kết nối: nhân viên xã hội kết nối thân chủ là người
nghiện ma túy đến các nguồn lực phù hợp với nhu cầu của họ (việc làm, y tế,
giáo dục...) từ đó hỗ trợ giải quyết vấn đề của thân chủ tốt hơn.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy
- Bản thân người nghiện. Có thể khẳng định rằng trong cuộc sống, ai
cũng đều có những nan đề riêng của mình tuy nhiên bất cứ thay đổi nào diễn
ra trong cuộc đời mỗi người thì đều phải bắt đầu từ chính họ, với những cố
gắng của chính họ. Những người nghiện ma túy cũng vậy, muốn cai nghiện
thành công thì trước tiên phải bắt đầu từ những cố gắng của chính họ mà
không ai có thể làm thay họ. Sự quyết tâm cai nghiện của người nghiện là rất
cần thiết. Bởi vì trong quá trình cai nghiện, từ cắt cơn cho đến điều trị tái
nghiện, họ đều phải trải qua rất nhiều khó khăn thử thách – từ sự đau đớn về
mặt thể chất do hội chứng cai trong quá trình cắt cơn cho đến những rào cản
tâm lý trong quá trình chống tái nghiện (vượt qua được sự thèm nhớ ma túy,
sự lôi kéo của bạn nghiện…) mà để vượt qua tất cả những vấn đề này đòi hỏi
ở họ có sự quyết tâm lớn, đấu tranh bền bỉ hàng ngày.
- Yếu tố gia đình: Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến người nghiện ma
túy (khuyên người nghiện đi cai nghiện, hỗ trợ trong giai đoạn cắt cơn cũng
như quá trình chống tái nghiện cho người nghiện...) khi người nghiện thực
hiện quá trình cai nghiện thường rất đau đớn về mặt thể chất cũng như tinh
thần, vì vậy gia đình chính là điểm tựa để người nghiện ma túy vượt qua. Sau
khi cai nghiện, gia đình cũng là nơi giám sát, kiểm tra tránh tình trạng tái

nghiện.
- Yếu tố cộng đồng và môi trường: Những định kiến trong xã hội khi nói
đến vấn đề nghiện ma túy. Người nghiện ma túy thường bị coi là tội phạm, là
người nguy hiểm. Trong gia đình, cộng đồng xã hội họ cũng thường bị phân
biệt đối xử, xem thường. Những hứa hẹn nhiều lần rồi không thực hiện được
của người nghiện ma túy khiến cho các thành viên trong gia đình thất vọng và


13

mất niềm tin, từ đó mối quan hệ dần dần đổ vỡ, sự tin tưởng, yêu thương và
tôn trọng của các thành viên bị thay thế bằng sự dị nghị, nghi ngờ, dò xét và
không tin tưởng. Môi trường sống cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động hỗ trợ người nghiện ma túy. Môi trường không có ma túy là điều rất cần
thiết đối với người đang cai nghiện cũng như người nghiện sau cai. Tỷ lệ
người tái nghiện hiện vẫn còn rất cao, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hỗ trợ.
- Nhân viên xã hội: Việc các nhân viên xã hội cung cấp các hoạt động hỗ
trợ là điều không thể thiếu giúp người nghiện ma túy cai nghiện thành công.
Tuy nhiên để làm được điều này nhân viên xã hội cần phải có kiến thức, kỹ
năng chuyên môn vững chắc, có lòng yêu nghề và nhiệt huyết với nghề.
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động hỗ trợ người nghiện
ma túy
Nghiện ma túy là hiểm họa của các quốc gia dân tộc trên toàn cầu, là
nguyên nhân chính làm lây nhiễm HIV/AIDS và phát sinh nhiều loại tội
phạm. Hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe, giống nòi dân tộc.
Thời gian qua, công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy luôn được
Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, triển khai nhiều biện
pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên trì và đạt được kết quả quan trọng, góp phần
bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy tại Việt Nam còn
diễn biến rất phức tạp. Xuất hiện nhiều loại ma túy mới; việc buôn bán, vận
chuyển, sản xuất ma túy tổng hợp gia tăng; người sử dụng và người nghiện
ma túy tổng hợp tăng nhanh, nhất là trong thanh, thiếu niên và học sinh gây
bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, quan điểm của
các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về sử dụng ma túy, nghiện, cai
nghiện ma túy chưa đầy đủ, chưa thống nhất; trách nhiệm của người đứng đầu
một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được đề cao; hệ thống pháp luật, cơ
chế chính sách chậm đổi mới, chưa đồng bộ; công tác tuyên truyền chưa đạt
được hiệu quả mong muốn; việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho
công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy chưa đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ đặt ra.
Để tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và cai
nghiện ma túy trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ


14

trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ tại các Nghị quyết số
98/NQ/CP ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo
phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Nghị
quyết số 30/NQ/CP ngày 07 tháng 3 năm 2017 phiên họp thường kỳ tháng 2
năm 2017 của Chính phủ; Thông báo kết luận số43/TB-VPCP ngày 25 tháng
01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực
tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy; đồng
thời tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Xác định rõ công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy là nhiệm vụ

trọng tâm, cấp bách, thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền
và toàn xã hội; tập trung thực hiện mục tiêu 3 giảm: giảm cung, giảm cầu,
giảm tác hại. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác quốc tế, huy động các
nguồn lực trong và ngoài nước để bảo đảm cho công tác phòng, chống và cai
nghiện ma túy.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về
phòng, chống và cai nghiện ma túy theo hướng bảo đảm đồng bộ, thống nhất,
tăng cường công tác phòng ngừa, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với
người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, đẩy mạnh công tác cai nghiện
tự nguyện, giảm cai nghiện bắt buộc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy;
đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối
tượng, chú trọng truyền thông qua mạng xã hội về hiểm họa ma túy; phát
động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống và cai nghiện ma túy; nhân
rộng mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy.
- Tăng cường các biện pháp đấu tranh với tội phạm ma túy trên các tuyến
và địa bàn trọng điểm, xóa bỏ các điểm nóng về mua bán và tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy; tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan
đến ma túy; trồng cây có chất ma túy. Đẩy mạnh các hoạt động điều tra, phát
hiện, kịp thời bắt giữ và truy tố, xét xử nghiêm các tội phạm về ma túy… Rà
soát, phân loại, quản lý chặt chẽ người sử dụng, người nghiện ma túy gắn với
ứng dụng công nghệ thông tin.
- Đa dạng hóa các hình thức điều trị, cai nghiện ma túy: cai nghiện bắt
buộc, cai nghiện tự nguyện, điều trị thay thế bằng Methadone và kết nối các
dịch vụ hỗ trợ xã hội sẵn có tại địa phương; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,


15

nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực hệ thống tổ chức thực

hiện công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy; tăng cường công tác quản
lý người nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện. Tổ chức nghiên cứu, sản xuất
các bài thuốc và phương pháp điều trị, cai nghiện ma túy an toàn, hiệu quả,
đặc biệt là điều trị các rối loạn do sử dụng ma túy tổng hợp.
Luật Phòng chống ma túy được Quốc hội ban hành ngày 19/12/2000 và
sửa đổi bổ sung năm 2008 đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về cai
nghiện. Điều 25 Luật Phòng chống ma túy nêu rõ: “áp dụng chế độ cai nghiện
đối với người nghiện, khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai
nghiện; tổ chức các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; khuyến khích cá nhân,
gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự nguyện cho người
nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và
phòng chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và
phương pháp cai nghiện ma túy”. Người nghiện ma túy có thể đăng ký tự
nguyện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hay tại các cơ sở cai nghiện (Điều
27).
Bên cạnh việc khuyến khích người nghiện ma túy đăng ký cai nghiện tự
nguyện, Luật Phòng chống ma túy đã quy định biện pháp cai nghiện bắt buộc
tại cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện đối với người nghiện ma túy không tự
nguyện cai nghiện. Việc cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng được thực hiện
theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là
UBND cấp xã) với người mới nghiện nhưng không tự nguyện cai nghiện
(Điều 27).
Biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được áp dụng đối với
"Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện ma tuý tại gia
đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà
vẫn còn nghiện hoặc người nghiện không có nơi cư trú nhất định phải được
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc… Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai
nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm" (Điều 28). Đối với người nghiện
ma tuý từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình cộng đồng
hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện

hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc dành riêng cho họ và điều này không coi là việc xử lý vi phạm hành
chính (Điều 29).


16

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khóa luận đã tập trung đề cập đến hệ thống cơ sở lý
luận liên quan đến người nghiện ma túy. Đưa ra khái niệm về chất gây
nghiện, về ma túy, người nghiện ma túy và các khái niệm có liên quan. Nêu
đặc điểm tâm, sinh lý của người nghiện ma túy và nhu cầu, mong muốn của
họ.
Chương 1 cũng đã đề cập đến quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà
nước về hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy. Từ đó nhận thấy rằng người
nghiện ma túy và các vấn đề của họ đang dành được nhiều sự quan tâm.
Như vậy, với việc phân tích cơ sở lý luận về người nghiện ma túy, những
vấn đề có liên quan đến nhóm đối tượng này chúng ta sẽ có cơ sở để tiến hành
điều tra, phân tích và đánh giá Hoạt động Công tác xã hội trong địa bàn
nghiên cứu là Cơ sở cai nghiện ma túy số 05 Hà Nội.


17

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
HỖ TRỢ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA
TÚY SỐ 05 HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1. Lịch sử hình thành cơ sở

Cơ sở Cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội nằm tại phường Xuân Phương,
quận Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Được thành lập năm 2007 với tên Trung
tâm chữa bệnh giáo dục số 05 Hà Nội, năm 2017 đổi tên thành Cơ sở cai
nghiện ma túy số 05 Hà Nội theo Quyết định số 6129/QĐ- UBND ngày
31/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội.
2.1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
-

Vị trí:

Cơ sở Cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội ( sau đây gọi tắt là Cơ Sở) là đơn
vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội , hoạt động có
thu theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP,
có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng.
Cơ sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra,
hưỡng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
- Chức năng:
Tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi,
nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người
nghiện ma túy có nhu cầu được cai nghiện tự nguyện.
- Nhiệm vụ, quyền hạn:
Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, cai nghiện, phục hồi sức khỏe,
chăm sóc, tư vấn cho các đối tượng nghiện ma túy có quyết định áp dụng xử
lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy trình quy định;
Tổ chức, cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị người nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone;
Tổ chức dạy văn hóa, xóa mù và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ; giáo



×