Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ học viên phòng chống tái nghiện ma túy tại viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA HỌC
HỘI VÀ NH N V N
--------------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

CÔNG TÁC

HỘI CÁ NH N TRONG HỖ TRỢ HỌC VIÊN

PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY TẠI VIỆN NGHIÊN
CỨU T M LÝ NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY(PSD)

LUẬN V N THẠC SĨ CÔNG TÁC

Hà Nội, 2017

HỘI


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HOA HỌC
HỘI VÀ NH N V N
--------------------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

CÔNG TÁC

HỘI CÁ NH N TRONG HỖ TRỢ HỌC VIÊN



PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY TẠI VIỆN NGHIÊN
CỨU T M LÝ NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY(PSD)

LUẬN V N THẠC SĨ CÔNG TÁC

HỘI

Mã số: 60.90.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ HUỆ

Hà Nội, 2017
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thế Huệ. Các kết quả trong luận văn
đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hƣơng

3


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này, để có thể đạt đƣợc các
mục tiêu và kết quả nhất định, Tôi đã nhận đƣợc sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ

và hƣớng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thế Huệ, cùng sự hợp tác giúp đỡ
của tập thể cán bộ Quản lý và đồng nghiệp hiện đang công tác tại Viện
Nghiên cứu tâm lý ngƣời sử dụng ma túy (PSD), các bác sỹ, nhân viên và các
học viên của Trung tâm cai nghiện ma túy Nẻo về. Vì vậy, nhân dịp này tôi
xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ngƣời hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thế Huệ,
cùng tập thể cán bộ quản lý, đồng nghiệp hiện đang công tác tại Viện PSD,
các bác sỹ, nhân viên và học viên cai nghiện ma túy tại Trung tâm cai nghiện
ma túy Nẻo về, đã tạo điều kiện hƣớng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình cho Tôi
hoàn thành công trình nghiên cứu và thực hành một cách thuận lợi nhất.
Trong phạm vi của công trình này, cũng nhƣ bản thân tác giả còn hạn hẹp
về kinh nghiệm. Vì vậy, chắc chắn trong nghiên cứu này không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý
thầy cô giáo và toàn thể bạn đọc.
Chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Học viên
Nguyễn Thị Hƣơng

4


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU ..................................................................... 9
MỞ ĐẦU. ........................................................................................................ 10
1. Lý do chọn vấn đề can thiệp ................................................................................. 10
2. Tổng quan những nghiên cứu, phƣơng pháp can thiệp liên quan đến đề tài. ....... 11

2.1.Các công trình nghiên cứu và phƣơng pháp can thiệp trên thế giới. ........ 11
2.1.1. Những nghiên cứu về tái nghiện ma túy. ................................................................... 11

2.1.2.Những phƣơng pháp can thiệp phòng chống tái nghiện ma túy. ................................ 15

2.2. Những nghiên cứu và phƣơng pháp can thiệp tại Việt Nam. .................. 18
2.2.1 Những nghiên cứu về tái nghiện ma túy tại Việt Nam. ............................................. 18

3. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 24

3.1.Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 24
3.2.Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 24
4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 24
5. Khách thể, vấn đề cần nghiên cứu ........................................................................ 25
6.Phạm vi nghiên cứu (thời gian, không gian và giới hạn nội dung can thiệp) ........ 25
7. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 25

2.7.1. Can thiệp cá nhân .................................................................................. 25
2.7.2. Can thiệp hệ thống ................................................................................ 25
2.7.3. Can thiệp nhận thức - hành vi ............................................................... 26
8. Các phƣơng pháp thu thập thông tin ..................................................................... 26

2.8.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp ................................................. 26
2.8.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi..................................................... 26
2.8.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ................................................................. 27
NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 28
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU .............. 28

1.1. Các khái niệm chính trong nghiên cứu .................................................... 28
1.1.1. Ma Túy ....................................................................................................................... 28

5



1.1.2. Nghiện ma túy ............................................................................................................ 28
1.1.3. Tái nghiện ma túy ...................................................................................................... 30
1.1.4. Công tác xã hội cá nhân ............................................................................................. 31

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong can thiệp Cá nhân với ngƣời sau cai nghiện ma
túy .................................................................................................................... 31
1.2.1. Lý thuyết nhận thức - hành vi: .................................................................................. 31
1.2.2. Lý thuyết Hệ thống sinh thái...................................................................................... 33

1.3. Cơ sở pháp lý của can thiệp ..................................................................... 36
1.4. Thực trạng tái nghiện ma túy tại Việt Nam ............................................. 40
1.5. Nguyên nhân tái nghiện ma túy ............................................................... 41
1.5.1.Nhóm nguyên nhân hình ảnh ...................................................................................... 41
1.5.2.Nhóm nguyên nhân cảm xúc ...................................................................................... 44
1.5.3.Nhóm nguyên nhân do tình huống và hành vi nguy cơ .............................................. 46
1.5.4. Nhóm nguyên nhân về ngôn ngữ. .............................................................................. 47

1.6. Quá trình tái nghiện ma túy...................................................................... 48
1.7. Đặc điểm tâm lý chung của ngƣời nghiện ma túy ................................... 49
1.8. Hậu quả của việc nghiện ma túy .............................................................. 52
1.8.1. Đối với bản thân......................................................................................................... 52
1.8.2. Đối với gia đình ......................................................................................................... 53
1.8.3 Đối với xã hội ............................................................................................................. 53

1.9. Viện nghiên cứu tâm lý ngƣời sử dụng ma túy (PSD) ............................. 54
CHƢƠNG II: THỰC NGHIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HỖ
TRỢ HỌC VIÊN PHÒNG CHỐNG TÁI NGHIỆN MA TÚY TẠI VIỆN NGHIÊN
CỨU TÂM LÝ NGƢỜI SỬ DỤNG MA TÚY (PSD) ............................................. 56


2.1. Xây dựng chƣơng trình can thiệp cho đối tƣợng nghiện ma túy ............. 56
2.1.1. Công cụ đánh giá ....................................................................................................... 56
2.1.2. Chƣơng trình can thiệp với Thân chủ ........................................................................ 56

2.2. Thực nghiệm CTXH cá nhân trong can thiệp phòng chống TNMT. ....... 58
2.2.1. Mô tả thân chủ 1 ........................................................................................................ 58
2.2.2. Hoạt động thực hiện can thiệp đối với thân chủ 1. .................................................... 59

6


2.2.3. Mô tả thân chủ 2: ....................................................................................................... 77
2.2.4. Hoạt động can thiệp với thân chủ 2 ........................................................................... 78

Tiểu kết:........................................................................................................... 96
2.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 96
3.3.1 .Mức độ đáp ứng của CTXH cá nhân đối với việc phòng ng a tái sử dụng ma túy. .. 96
2.3.2. Mối liên hệ giữa kiến thức, lý thuyết, phƣơng pháp ứng dụng và kiến thức thực tế . 98
2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình can thiệp và biện pháp khắc phục ....... 100

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 103
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 103
KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 108
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 110

7



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

MT

Ma túy

2

NMT

Nghiện ma túy

3

TNMT

Tái nghiện ma túy

4

TSDMT

Tái sử dụng ma túy

5

HV

Học viên


6

PSD

Viện nghiên cứu tâm lý ngƣời sử
dụng ma túy

7

CTXH

Công tác xã hội

8

TC

Thân chủ

9

HV-NT

Hành vi – nhận thức

10

XHH


Xã hội học

11



Gia đình

12

NV CTXH

Nhân viên công tác xã hội

8


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Hình ảnh những đối tƣợng liên quan gây thèm nhớ ma túy
Bảng 1.2: Các đồ dùng, dụng cụ khi sử dụng ma túy
Bảng 1.3: Các đồ dùng, dụng cụ khi sử dụng ma túy
Bảng 1.4: Các loại cảm xúc kích hoạt ham muốn sử dụng ma túy
Bảng 1.5: Nhóm tác nhân tình huống nguy cơ kích hoạt hành vi sử dụng
ma túy
Bảng 1.6: Các chủ đề nói chuyện với bạn nghiện dẫn tới thèm nhớ ma túy

9



MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn vấn đề can thiệp
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đã phát hiện
ra nhiều vụ án ma túy lớn và đặc biệt nghiêm trọng. Điều đó cho thấy rằng,
Sau 50 năm phát động Cuộc chiến toàn cầu phòng chống ma túy theo Công
ƣớc quốc tế của Liên hợp Quốc về Phòng chống Ma túy, đã thất bại nặng nề
về mặt con ngƣời, xã hội. Theo đó chiến lƣợc xóa bỏ hoàn toàn ma túy vào
năm 2015 mà Chính phủ các nƣớc Đông Nam Á đã ký kết đến nay cũng đã
không thể thực hiện đƣợc. Cuộc chiến chống lại ma túy cho thấy sự cam go
trên phạm vi toàn cầu cũng nhƣ trong khu vực.
Trong khi đó, Việt Nam cũng đang chịu những vô cùng nguy hiểm t ma
túy. Theo báo cáo của Chính phủ, đến cuối tháng 6/2015 cả nƣớc có 204.377
ngƣời nghiện. Số ngƣời nghiện có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20
năm kể t

năm 1994 đến nay. Trung mình mỗi năm Việt Nam có thêm

khoảng 7000 ngƣời nghiện ma túy. Đây thực sự là một thực trạng đáng báo
động. Hiện nay ngƣời nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần
90% quận huyện và khoảng 70% số xã, phƣờng, thị trấn; đã xuất hiện ở mọi
thành phần trong xã hội t học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức
đến ngƣời lao động (Theo thống kê của Cục CSĐT tội phạm về ma túy - Tổng
cục Cảnh sát PCTP, Bộ Công an).
Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nƣớc đã có nhiều nỗ lực trong việc
giảm cầu ma túy trong nhân dân. Tuy nhiên theo Bộ lao động thƣơng bình và
xã hội, công tác cai nghiện ma túy và hỗ trợ sau cai hiện chƣa thực sự hiệu
quả. Theo nhiều báo cáo tỉ lệ tái nghiện sau cai nghiện hiện vẫn lên đến 90%.
Trên thực tế, những khó khăn trong công tác điều trị và hỗ trợ sau cai nghiện
không chỉ là thách thức của riêng Việt Nam mà nó còn là vấn đề mang tính
toàn cầu.

10


Theo quan điểm Y học, nghiện ma túy đƣợc coi là một bệnh mạn tính do
rối loạn của não bộ. Điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm
tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội nhằm làm thay đổi nhận
thức hành vi tiến tới giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử
dụng ma túy trái phép.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp cai nghiện và chống tái nghiện. Trong
đó có hai nhóm cơ bản là nhóm các liệu pháp dùng thuốc (phƣơng pháp giảm
dần, giảm liều, điều trị bằng các chất thay thế, dùng thuốc hƣớng thần, dùng
thuốc đối kháng,…) và các liệu pháp không dùng thuốc (phƣơng pháp cai
khô, phƣơng pháp thụy miên, phƣơng pháp điện châm, phƣơng pháp thanh
tẩy – giải độc,…). Và một trong những liệu pháp hiện nay đƣợc nghiên cứu
và đã cho những kết quả khả quan là liệu pháp tâm lý. Dựa trên quá trình học
tập và làm việc Tôi nhận thấy rằng, việc hỗ trợ ngƣời sau cai nghiện ma túy
có đƣợc kĩ năng để phòng chống tái nghiện ma túy là rất cần thiết và cấp
bách. Vì vậy Tôi tiến hành xây dựng, nghiên cứu và thực hành đề tài “ Công
tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ học viên phòng chống tái nghiên ma túy
tại Viện nghiên cứu tâm lý ngƣời sử dụng ma túy(PSD)” với mục đích
nhằm thay đổi nhận thức của học viên đã t ng sử dụng ma túy và chuyển đổi
hành vi của họ, t đó có thể t bỏ ma túy và phòng chống tái nghiện ma túy
bền vững.
2. Tổng quan những nghiên cứu, phƣơng pháp can thiệp liên quan
đến đề tài.
2.1.Các công trình nghiên cứu và phƣơng pháp can thiệp trên thế giới.
2.1.1. Những nghiên cứu về tái nghiện ma túy.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cá nhân và tổ chức tiến hành nghiên
cứu sâu về vấn đề nghiện ma túy và nguyên nhân tái nghiện ma túy, nhằm
giải thích tại sao ma túy lại có sức hút hấp dẫn vô cùng, và tỉ lệ cai nghiện

11


thành công lại thấp nhƣ vậy. Các nghiên cứu tập trung xuay quanh vào vấn đề
ảnh hƣởng của ma túy, các nguyên nhân chủ quan và khách quan của vấn đề
này. Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đều mang tính đơn lẻ, rời rạc, phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố địa vực và môi trƣờng xã hội vì vậy nên còn thiếu sự
thống nhất.
Nghiên cứu điều trị nghiện ma túy của Viện Hành Vi thuộc Viện Hàn lâm
khoa học Nga cho rằng, nghiện ma túy là một bệnh của não bộ, muốn loại bỏ
đƣợc ham muốn sử dụng ma túy thì phải sử dụng phƣơng pháp triệt để và
mang tính lâu dài. Bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã
hội nhằm làm thay đổi nhận thức, hành vi tiến tới giảm tác hại của nghiện ma
túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.
Theo nghiên cứu của Viện này dựa trên Lý thuyết hệ thống chức năng của
P.K.Anokhin thì ngƣời nghiện ma túy là những ngƣời mang trong mình một
hệ thống chức năng mang tính bệnh lí. Điều này đƣợc thể hiện ở chỗ nghiện
ma túy gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần,
cũng nhƣ khả năng thực hiện trách nhiệm, vai trò của cá nhân ngƣời nghiện
đối với gia đình, xã hội. [18;tr35]
Viện nghiên cứu Scripps (TSRI) ở Mỹ, khám phá mới công bố của họ sẽ
đƣa chúng ta tiến gần hơn tới một liệu pháp cai nghiện mới, dựa vào việc xóa
bỏ có chọn lọc những ký ức có liên quan đến ma túy, nguy hiểm và đeo bám
dai dẳng. Giáo sƣ Courtney Miller thuộc viện TSRI nói: "Chúng ta hiện có
một mục tiêu xác thực và bằng cách vô hiệu hóa mục tiêu đó, chúng ta có thể
phá hủy và xóa bỏ những ký ức gắn liền với chất gây nghiện, nhƣng vẫn
không làm tổn hại đến các ký ức khác. Hy vọng rằng, khi kết hợp với các liệu
pháp cai nghiện và kiêng khem truyền thống, chúng ta có thể giảm hoặc loại
bỏ tình trạng tái nghiện đối với các '"đệ tử của nàng tiên nâu" sau một liệu


12


trình điều trị duy nhất nhờ loại bỏ sức mạnh của các yếu tố kích thích cá
nhân".[9;tr108]
Năm 2013, bà Miller và các cộng sự t ng có phát hiện đáng kinh ngạc
rằng, có thể xóa bỏ có chọn lọc những ký ức liên quan đến ma túy nhờ tấn
công actin, protein cung cấp khung đỡ cấu trúc cho các ký ức trong bộ não.
Tuy nhiên, liệu pháp có thể rút ra t phát hiện này dƣờng nhƣ bị hạn chế vì
một vấn đề: actin vô cùng quan trọng khắp cơ thể, nên việc dùng thuốc ức chế
nó, dù chỉ 1 lần, cũng có thể nguy hiểm chết ngƣời.
Trong nghiên cứu mới, nhóm của bà Miller thông báo một bƣớc tiến quan
trọng khi khám phá ra một con đƣờng an toàn để tấn công có chọn lọc actin
trong bộ não, thông qua myosin II, một protein hỗ trợ hình thành ký ức. Để
làm đƣợc điều này, các nhà nghiên cứu sử dụng hợp chất blebbistatin kiểm
soát protein myosin II.
Kết quả thử nghiệm hé lộ, chỉ một liều tiêm blebbistatin cũng phá hủy
thành công sự lƣu trữ dài hạn các ký ức liên quan đến ma túy và ngăn chặn sự
tái nghiện trong ít nhất 1 tháng ở các động vật nghiện ma túy đá. Ngoài ra,
theo các nhà nghiên cứu, trong khi các loại thuốc tấn công actin thƣờng phải
đƣợc truyền trực tiếp vào bộ não, thì blebbistatin vẫn có thể tiếp cận bộ não
ngay cả khi đƣợc tiêm vào phần ngoại vi của cơ thể và đặc biệt là động vật thí
nghiệm vẫn khỏe mạnh.
Nhóm nghiên cứu hy vọng, khám phá mới của họ có thể sớm đƣợc ứng
dụng trên ngƣời để chữa trị tình trạng nghiện ma túy - một vấn nạn ở các
nƣớc trên thế giới hiện nay. [11;tr56]
Giáo sƣ John Currie, Giám đốc viện nghiên cứu Y khoa về chứng nghiện
và sự biến đổi hệ thần kinh (Bệnh viện Saint Vincent, Melbourne, Australia)
mới đây, đã đƣa ra một số kết luận những hiểu biết mới về bệnh nghiện ma
túy, sau 15 năm của cuộc cách mạng khoa học về thần kinh - Lesher, 1997.

13


Tài liệu này đƣợc phổ biến ở hội nghị Quốc tế về Ma túy tại Hà nội, tháng 8 –
2007.
Chƣơng trình cai chỉ bắt đầu sau đó với một giáo trình tâm lý chuyên biệt,
cùng với một môi trƣờng lành mạnh và thân thiện. Đây là một đòi hỏi đúng
đắn cho phƣơng thức chữa trị, nhƣng nó đang ở ngoài tầm tay nhà nƣớc, cũng
vƣợt tầm xã hội, nhƣng không phải là không làm đƣợc, nếu có sự bắt
đầu.[9;tr69]
Các nhà khoa học Nora D. Volkow và Ting-Kai Li cho rằng nghiện ma
túy đƣợc gây ra bởi những thay đổi trong hệ thống dopamine của ngƣời bệnh
khiến ngƣời này nhạy cảm hơn với liều lƣợng dopamine vƣợt quá mức bình
thƣờng do ma túy gây ra và chai lì dần với mức độ dopamine bình thƣờng
trong cơ thể.
Xét về góc độ tế bào thì ma túy thay đổi một số nhân tố phiên mã cũng
nhƣ một loạt các protein tham gia vào các hoạt động truyền tin giữa các vùng
não đƣợc điều hành bởi dopamine. Các thay đổi lâu dài ở các nhân tố phiên
mã δ FosB và các protein nhạy cảm với CAMP có tác động trực tiếp đến tính
dẻo của các khớp nối (synapse) thần kinh. Vì thế khi tiếp xúc thời gian dài với
ma túy thay đổi cấu trúc của các neron trong các mạch dopamine và có thể
nâng cao giá trị động lực khi sử dụng ma túy.
Ở mức độ các chất dẫn truyền thần kinh, ma túy không chỉ ảnh hƣởng đến
dopamine, mà còn tác động lên glutamate, GABA, opiates, serotonin và một
số peptide thần kinh, khiến ngƣời sử dụng ma túy bắt buộc phải sử dụng, nhận
đƣợc sự thỏa mãn sau khi sử dụng, đồng thời khiến ngƣời sử dụng ma túy tái
sử dụng khi tiếp xúc với ma túy, stress, hay các kích thích t môi trƣờng
khác.[12;tr48]
Nghiên cứu mới đây nhất của Trung tâm Điều trị cai nghiện rƣợu và ma
tuý Daytop Philippines đƣợc thành lập vào đầu năm 1995 bởi một nhóm gồm

14


cả nam và nữ, những ngƣời có quan tâm, với mục tiêu là trợ giúp cai nghiện
cho ngƣời nghiện rƣợu, nghiện ma tuý, đồng thời cũng là cơ sở đào tạo cho
cán bộ điều trị cai nghiện và những sinh viên bộ môn khoa học hành vi.
Tổ chức Daytop sử dụng mô hình Chữa bệnh Cộng đồng để điều trị ngƣời
nghiện ma tuý, những ngƣời rối loạn về tâm trí có xu hƣớng đến ma tuý, có
sử dụng liệu pháp y dƣợc. Do mô hình này tập trung chủ yếu vào hành vi và
nhận thức của con ngƣời, đồng thời lại có những chiến lƣợc phòng ng a tái
nghiện cũng tập trung vào hành vi và nhận thức của con ngƣời, và có cả
những chiến lƣợc phòng ng a tái nghiện tập trung vào việc kiểm soát suy
nghĩ và hành vi nên mô hình có triển vọng là một chƣơng trình điều trị độc
lập, riêng biệt.[9;tr69]
2.1.2.Những phƣơng pháp can thiệp phòng chống tái nghiện ma túy.
Phương pháp cai khô: cai nghiện khô còn gọi là cai chay đƣợc áp dụng tại
Mỹ năm 1938, bằng cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp xúc với môi
trƣờng bên ngoài, ng ng hoàn toàn việc sử dụng các chất ma túy mặc cho
ngƣời nghiện lên cơn vật vã, kêu la. Cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7-10 ngày
nhƣng ngƣời nghiện mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức cơ xƣơng kéo dài hàng
tháng. Phƣơng pháp này hiện nay đƣợc một số nƣớc châu Á nhƣ Indonesia,
Malaysia, Brunei sử dụng thành công. Ở các nƣớc Châu Á này thì phƣơng
pháp cai khô đƣợc áp dụng là đƣa ngƣời nghiện ma túy vào các trung tâm cai
nghiện và bắt buộc lao động nặng. Kỷ luật sắt của quân đội, cảnh sát, lao
động nặng và học tập lý luận đạo Hồi trong thời gian 2-3 nǎm sẽ giúp ngƣời
nghiện trở về trạng thái cơ thể bình thƣờng, tái hòa nhập cộng đồng.
Phương pháp sử dụng chất đối kháng: Naltrexone là một thuốc đối kháng
opioide đƣợc dùng để hỗ trợ duy trì chống tái phát cho ngƣời nghiện chất ma
tuý dạng thuốc phiện sau khi họ đã cắt cơn giải độc các chất này. Naltrexone
có tác dụng phong bế các thụ thể opioid ở trong não do đó nó làm mất hiệu

15


lực của Heroin và các chất dạng thuốc phiện khác. Tác dụng gắn kết (bịt lỗ
khoá) của Naltrexone mạnh hơn Morphin 17,5 lần, đẩy morphin ra khỏi điểm
tiếp nhận trên não vô hiệu hoá tác dụng của các chất dạng thuốc phiện.
Naltrexone có thể duy trì trạng thái không có ma tuý vì ngƣời bệnh biết rằng
họ không thể đạt đƣợc trạng thái sảng khoái bằng ma tuý khi có Naltrexone
trong ngƣời. Naltrexone không trực tiếp chấm dứt ham muốn sử dụng ma tuý
nhƣng nó làm giảm và ngăn chặn sự thèm nhớ ma tuý dạng thuốc phiện.
Phẫu thuật sọ não hay còn gọi là phương pháp phẫu thuật thùy trán: Viện
hàn lâm Y học Nga đã công bố thành tựu nghiên cứu này do GS. Natalia
Béchtêrêva và học trò của bà thực hiện. Trong số 34 ngƣời nghiện đã phẫu
thuật có 27 ngƣời (chiếm 80%) không trở lại với ma túy: phẫu thuật nhằm phá
hủy một số điểm ở thùy trán của não quan hệ đến sự thèm muốn ma túy làm
cho ngƣời nghiện không còn cảm thấy cần ma túy nữa. Phƣơng pháp này có
ƣu điểm không những cắt cơn mà còn cai nghiện đƣợc nhƣng có nhƣợc điểm
là sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không còn phân biệt đƣợc sự phải trái của
hành động. Hiện nay ở Ý ngƣời ta cải tiến thành phƣơng pháp rạch thùy trán
để giảm bớt những hậu quả do phẫu thuật gây ra.
Chương trình thanh tẩy hay là các biện pháp giải độc phạm vi rộng: Công
trình này do một nhà khoa học ngƣời Mỹ là L.Ron Hubbard nghiên cứu.
Phƣơng pháp thanh tẩy hay là các biện pháp giải độc phạm vi rộng đƣợc phát
triển nhằm giúp ngƣời nghiện đẩy ma túy ra khỏi cơ thể những cặn độc đã
bám và tích đọng trong các mô, tạo điều kiện cho sự tái tạo các mô và các tế
bào bị hƣ hại. Nhƣng trƣớc đó bắt buộc ngƣời nghiện phải cai thuốc, không
dùng ma túy và áp dụng một chế độ điều trị cốt yếu bằng dinh dƣỡng.
Ngƣời đã nghiện ma túy, bên cạnh những yếu tố thể chất bị suy sụp, còn
lƣu giữ trong tiềm thức những hình ảnh ấn tƣợng tâm trí gây ra do tác động
của thuốc, là những hình ảnh màu ba chiều của đủ âm thanh, mùi vị, tri giác,

16


cộng thêm với những suy nghĩ và kết luận riêng của ngƣời đó, là bản sao của
tri giác đã có vào một lúc nào đó trong quá khứ... ở ngƣời nghiện ma túy có
hai yếu tố chống đối nhau rất cân bằng: một là chất cặn độc hiện diện thật sự
trong cơ thể; hai là, những hình ảnh ấn tƣợng tâm trí do hồi tƣởng quá khứ
dùng thuốc bị tái kích thích. Nếu chƣơng trình thanh tẩy giải quyết đƣợc một
mặt của vấn đề, tức là tẩy sạch đƣợc chất cặn độc của ma túy thì sẽ điều chỉnh
đƣợc cho ngƣời bệnh, khiến cho mặt kia, những hình ảnh ấn tƣợng trong tâm
trí không còn bị kích thích thêm nữa... Chƣơng trình thanh tẩy là một chế độ
tự điều trị đƣợc áp dụng chuẩn xác, gồm những biện pháp sau đây: Tập thể
dục bằng cách chạy bộ để kích thích tuần hoàn máu làm cho máu tƣới sâu hơn
vào bên trong các mô để tách bóc ra các cặn độc bám đọng lại trong đó. Tắm
hơi theo chỉ dẫn. Dùng đầy đủ thức ǎn uống và chất khoáng để bù đắp lƣợng
đã mất theo mồ hôi, giữ cân bằng nƣớc muối khoáng cho cơ thể. Dùng đầy đủ
các sinh tố để bù đắp lƣợng sinh tố dự trữ của cơ thể bị tiêu hao do tác hại của
ma túy và các chất độc hóa sinh khác. Chế độ ǎn bình thƣờng, thêm nhiều rau
tƣơi, thêm nhiều dầu ǎn để loại bỏ, thay thế các chất béo của cơ thể đã bị biến
đổi do ảnh hƣởng của các chất độc. Thời gian biểu sinh hoạt cá nhân đúng
đắn, có đủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi bình thƣờng.
Trị liệu cộng đoàn: Sau khi ngƣời nghiện đã đƣợc dùng thuốc cắt cơn
nghiện, giải độc, họ sẽ đƣợc giáo dục trong một cộng đoàn nhỏ nhƣ gia đình,
lớp học, tổ, đội... Bản chất của phƣơng pháp này là tổ chức những ngƣời
nghiện ma túy thành các "gia đình" nhỏ, có ngƣời phụ trách và quản lý, kiểm
tra chặt chẽ.
Liệu pháp tâm lý: Có thể dùng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay liệu pháp
tâm lý kết hợp với thuốc hƣớng thần. Ở Nga đó là liệu pháp tâm lý theo học
thuyết Paplov đang đƣợc áp dụng rất thành công tại Viện hành vi Nga. Tại
Mỹ đó là phƣơng pháp cộng đồng trị liệu. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là chỉ

17


bằng lời nói, không tốn kém nhƣng đòi hỏi phải có bác sĩ chuyên khoa tâm
thần hoặc các chuyên gia tâm lý đƣợc đào tạo nắm vững kỹ năng điều trị tâm
lý (thuyết phục, ám thị...) vì vậy khó thực hiện ở các tuyến cơ sở.
2.2. Những nghiên cứu và phƣơng pháp can thiệp tại Việt Nam.
2.2.1 Những nghiên cứu về tái nghiện ma túy tại Việt Nam.
Theo Nghiên cứu của Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh
Đa (TP. Hồ Chí Minh) thì việc tìm kiếm phƣơng pháp điều trị cho ngƣời
nghiện ma túy là rất khó khăn vì không có phƣơng pháp cai nghiện chung nào
thích hợp với tất cả các đối tƣợng ngƣời nghiện. Phƣơng pháp tốt cho ngƣời
này chƣa chắc đã tốt cho ngƣời kia. Tr một số ít trƣờng hợp nghiện nhẹ, điều
trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thời.
Việc điều trị cai nghiện cần phải sử dụng những liệu pháp sau: Tƣ vấn- Liệu
pháp tâm lý- Liệu pháp xã hội – Sinh hoạt cá nhân, nhóm, gia đình,…
Cũng tại Trung tâm Điều dưỡng và Cai nghiện ma túy Thanh Đa, nghiên
cứu Công tác phòng chống tái nghiện ma túy cho người nghiện ma túy cũng
chỉ rõ Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính - khó chữa có đặc tính là dễ
tái nghiện. Điều trị nghiện ma túy đòi hỏi phải kiên nhẫn, có một liệu pháp
tổng hợp, đồng bộ, xuyên suốt, khép kín, linh hoạt, kịp thời. Cai nghiện đƣợc
gọi là thành công không chỉ nhằm vào mục tiêu ngƣời nghiện không tái sử
dụng ma túy mà còn đòi hỏi đối tƣợng phải có một lối sống điều độ, tự quản
lý bản thân một cách tốt đẹp và thực hiện thành công sự thay đổi về nhận
thức. [15,tr18]
Nghiên cứu của Chung Á, Việt Nam với cuộc chiến chống ma túy, Đăng
trên báo Tiếng chuông, 18/6/2014 cho rằng nghiện ma túy là bệnh mãn tính
do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy (gọi tắt là điều trị nghiện) là
một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã
hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và

18


giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép. Thực hiện đa dạng hóa các biện
pháp và mô hình điều trị nghiện bao gồm điều trị nghiện tự nguyện tại gia
đình, cộng đồng và điều trị nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo
dục - Lao động xã hội (gọi tắt là Trung tâm). Tăng dần điều trị nghiện tự
nguyện tại gia đình, cộng đồng, giảm dần điều trị nghiện bắt buộc tại các
Trung tâm với lộ trình phù hợp. Điều trị nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với
ngƣời nghiện ma túy có hành vi ảnh hƣởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn
xã hội theo quyết định của Tòa án nhân dân. Tạo điều kiện cho ngƣời nghiện
dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ điều trị nghiện thích hợp tại cộng
đồng.[19;tr12]
Nghiên cứu của Trần Việt, Nghiện, cai nghiện, tái nghiện, đăng trên báo
An ninh thủ đô 05/11/2011 đã đồng ý rằng nghiện ma túy là căn bệnh mạn
tính của não. Việc các trung tâm cai nghiện chỉ giải quyết đƣợc khâu cắt cơn
nghiện, loại tr tức thời triệu chứng cai nghiện, không hề làm thay đổi bản
chất của bệnh mạn tính của não. Bất kỳ khi nào xuất hiện các điều kiện cần và
đủ, căn bệnh sẽ tái phát. Vậy những điều kiện cần và đủ đó là những gì?
Trƣớc tiên là ở ý chí và quyết tâm của ngƣời cai nghiện. Tôi có thể khẳng
định ngay sau khi đi cai nghiện về, 100% ngƣời nghiện đều muốn thoát khỏi
tình trạng nghiện ma túy. Họ quyết tâm, họ hứa hẹn, họ tìm kiếm việc
làm…Nhƣng với quá khứ nghiện, với mặc cảm về những lỗi lầm của ngƣời
nghiện cùng với sự coi thƣờng, nghi kỵ và xa lánh của cộng đồng và cả gia
đình nữa, chút quyết tâm, chút ý chí ấy suy giảm dần và cuối cùng điều kiện
cần đầu tiên đã xuất hiện. Họ đi tìm sự trợ giúp để có thể có niềm vui. Còn có
niềm vui nào dễ tìm và quen thuộc hơn ma túy. Để đảm bảo việc không tái
nghiện chắc chắn ngƣời sau cai nghiện phải sống trong một môi trƣờng không
ma túy. Trong điều kiện hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay một xã hội không ma
túy chỉ là ảo tƣởng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng những tiểu

19


vùng không ma túy. Tại những vùng này có thể có rào chắn, hoặc hạn chế ra
vào, phía trong vùng có thể ngƣời sau cai buộc phải hạn chế một số quyền
nhƣ đi lại, khám xét... Những tiểu vùng này nên đủ lớn để xây dựng các cơ sở
công nông nghiệp tạo việc làm cho ngƣời sau cai nghiện, thậm chí có thể tạo
điều kiện cho ngƣời sau cai nghiện lập gia đình, sống ổn định lâu dài. Lập
hành lang pháp lý về những tiểu vùng này là công việc đầu tiên phải làm, sau
đó lựa chọn và đầu tƣ xây dựng... Sẽ còn rất nhiều việc làm... Hy vọng chúng
ta sẽ nâng đƣợc tỷ lệ ngƣời cai nghiện ma túy thành công.[19;tr13]
Nghiên cứu của Nhân Hà Điều trị nghiện ma tuý: cần thời gian dài và kết
hợp nhiều biện pháp chỉ ra rằng d ng lạm dụng ma tuý chỉ là bƣớc đầu tiên
trong một quá trình phục hồi dài hơi và phức tạp, nên để thành công cần
chƣơng trình điều trị giải quyết toàn diện các nhu cầu của ngƣời bệnh. Tức là
một chƣơng trình tốt chỉ khi bao gồm nhiều dịch vụ phục hồi chức năng trong
gói dịch vụ điều trị. Các chuyên gia tƣ vấn điều trị có thể chọn các dịch vụ
phù hợp nhất để thoả mãn nhu cầu y tế, tâm lý, xã hội, công việc và pháp lý
của mỗi bệnh nhân.[10;tr18]
“Tư vấn trong thực hành điều trị lạm dụng ma túy”(2008) – Ngô Thanh
Hồi (Giám đốc bệnh viện ban ngày Mai Hƣơng) – tài liệu đƣợc sử dụng trong
tập huấn điều trị duy trì Methandone trong tƣ vấn điều trị lạm dụng ma túy tại
Hà Nội. Trong tài liệu, tác giả có đƣa ra những vấn đề chính:
Tƣ vấn về chuẩn đoán: bao gồm tƣ vấn về biểu hiện lâm sàng của lạm
dụng ma túy, tƣ vấn về việc sử dụng các xét nghiệm, tƣ vấn chọn phƣơng
pháp trị liệu, tƣ vấn trong quá trình theo dõi trị liệu lâu dài, tƣ vấn các rối loạn
về tâm lý xã hội – tƣ vấn phòng, chống.
Đối tƣợng của tƣ vấn trong lĩnh vực này là ngƣời nghiện ma túy và thân
nhân của ngƣời nghiện, có khi là những ngƣời có trách nhiệm trong cộng


20


đồng. có thể nói số ngƣời cần đƣợc tƣ vấn về phòng ng a lạm dụng ma túy là
không hề nhỏ.
Hình thức tƣ vấn trong điều trị đƣợc cho là vô cùng quan trọng, tuy nhiên
đội ngũ về tƣ vấn đƣợc đào tạo chuyên nghiệp và bải bản hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế cả về số lƣợng lẫn kĩ năng làm việc.[8;tr15]
Nghiên cứu về “Công tác xã hội với phòng, chống ma túy ở Việt Nam”
của Nguyễn Thanh Bình (Đăng trên báo Dân số và Phát triển số 5 -13 năm
2012) cho rằng có ba nguyên nhân chính đẫn đến việc nghiện ma túy của
ngƣời nghiện. Đó là sự thay đổi trong cấu trúc gia đình cũng nhƣ sự tan rã
trong các gia đình cao: sự buông lỏng do cha mẹ bị cuốn hút vào các hoạt
động kinh tế, sự phát triển của khoa học kĩ thuật và môi trƣờng sống,… đã
dẫn đến tâm lý chán nản trong cuộc sống dẫn đến con đƣờng nghiện ma túy
của một số đối tƣợng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu vào công tác xã hội cá nhân đối với chính đối tƣợng cai nghiện ma
túy theo 3 bƣớc chính: tiếp cận đối tƣợng, lập kế hoạch trợ giúp đối tƣợng,
giúp đối tƣợng cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng mà chƣa đề cập đến các vấn
đề nhận thức, hành vi và kĩ năng của ngƣời nghiện trong vấn đề chống tái
nghiện.[10;tr15]
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu tâm lý người nghiện ma túy (PSD) 2015
đã chỉ ra rằng, căng thẳng tâm lý có thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi sử
dụng ma túy trong những lần đầu tiên nhƣng một khi đã lệ thuộc vào ma túy
thì nó là nguyên nhân căn bản dẫn tới hành vi tái nghiện. Xem xét nghiện ma
túy là một bệnh của não bộ thì căn bệnh này có thể phòng ng a và chữa đƣợc.
Và thực tế cho thấy, hiện nay đã có nhiều những biện pháp phòng ng a và can
thiệp hiệu quả. Tuy nhiên, các kết quả tốt nhất sẽ đạt đƣợc khi có một phƣơng
pháp tiếp cận toàn diện bao gồm các biện pháp can thiệp về tâm lý, xã hội,
thậm chí kết hợp cả với việc dùng thuốc nhằm đáp ứng những nhu cầu khác

21


nhau. Và một phƣơng pháp điều trị phục hồi mang tính toàn diện sẽ cần huy
động đƣợc sự tham gia của cả gia đình, các trung tâm hỗ trợ tâm lý, bệnh
viện, các tổ chức xã hội dân sinh khác…[19;tr18]
2.2.2: Những phƣơng pháp can thiệp nhằm chống tái nghiện tại Việt Nam.
Phương pháp điện châm: Dùng điện châm, ngày châm nhiều lần tùy thuộc
vào trạng thái đói thuốc của bệnh nhân. Phƣơng pháp điện châm điều trị hỗ
trợ cai nghiện ma túy đã đƣợc Bộ Y tế ban hành vào năm 2003. Phƣơng pháp
điện châm không chỉ cắt cơn nghiện cho bệnh nhân mà hiệu quả điều trị còn
kéo dài, qua đánh giá sau một số năm ngƣời nghiện vẫn không tái nghiện.
Điện châm có ƣu điểm cắt cơn nhanh, ít tốn kém, dễ thực hiện tại tuyến cơ sở.
Tuy nhiên phƣơng pháp này đƣợc đánh giá là không có tác dụng lâu dài và
ngƣời nghiện không có khả năng chống đỡ khi gặp tình huống thèm muốn ma
túy. Ngƣời nghiện cũng không thể sử dụng mãi phƣơng pháp này trong cuộc
sống bình thƣờng mà chỉ khi nghiện rồi mới có thể sử dụng. Vì vậy đối với
việc phòng chống tái nghiện ma túy là không khả quan.
Phương pháp dùng thuốc đối kháng: phƣơng pháp dùng thuốc đối kháng
naltrexone điều trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện,
đã đƣợc áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới. Phƣơng pháp này có ƣu
điểm là làm cho cho bệnh nhân chán chất ma túy nhƣng nhƣợc điểm là lên
cơn vật vã, bức rứt, khó chịu, táo bón, độc với gan và thận, có thể gây sốc
thuốc khi bệnh nhân vẫn sử dụng chất ma túy. Hiện nay có 2 biệt dƣợc đã
đƣợc Bộ Y tế cho phép sử dụng để điều trị duy trì chống tái nghiện các chất
dạng thuốc phiện đó là: thuốc danapha- natrex 50 và thuốc albernil.
Mô hình cộng đồng trị liệu: T năm 1997, Tổ chức Daytop Quốc tế đã
tiến hành 5 khoá tập huấn đầu tiên cho một số cán bộ, nhân viên y tế của các
cơ sở chữa bệnh và một số xã, phƣờng ở 25 tỉnh, thành phố với hơn 80 học
viên, kể cả một số học viên của 3 cơ quan: Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội

22


(Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội), Viện Sức khoẻ tâm thần (Bộ Y tế) và
Văn phòng Thƣờng trực phòng, chống ma tuý (Bộ Công an). Theo lý thuyết
về Cộng đồng Trị liệu, hoạt động cai nghiện phục hồi chỉ có hiệu quả và
thành công khi chúng ta làm chuyển biến nhận thức và t đó dẫn tới làm thay
đổi hành vi của ngƣời nghiện để họ tiến tới t bỏ, đoạn tuyệt với ma tuý. Nhƣ
vậy, các hoạt động quản lý, giáo dục nâng cao nhận thức và làm chuyển đổi
hành vi, phục hồi nhân cách của ngƣời nghiện ma tuý v a là nhiệm vụ v a là
mục tiêu rất quan trọng trong các liệu pháp nhằm giúp cho họ t ng bƣớc rèn
luyện, thay đổi sự lệch lạc trong nhận thức, quan điểm và dần hình thành ý
thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sinh hoạt có nề nếp và lối
sống lành mạnh, lƣơng thiện mà lâu nay ngƣời nghiện chƣa t ng có hoặc đã
đánh mất để trở thành ngƣời công dân tốt, có ích cho xã hội. Trong Làng Day
top, có 3 nguyên tắc phải đƣợc tuân thủ một cách nghiêm ngặt là: “Không ma
túy, không bạo lực và không có tình dục” và các thành viên tham gia chƣơng
trình là hoàn toàn tự nguyện, phải luôn tôn trọng, quan tâm và giúp đỡ lẫn
nhau, coi nhau nhƣ anh em trong một gia đình. Qua 5 khoá đào tạo đầu tiên,
các học viên đã đƣợc trang bị nhiều kiến thức mới về phƣơng pháp cai nghiện
theo mô hình này. Sau khi trở về, phần lớn các học viên đã áp dụng những
kiến thức thu nhận đƣợc vào công việc hàng ngày ở các trung tâm và đều thấy
rằng có lợi ích, hiệu quả rõ ràng.
Phương pháp “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình
cảm”: Viện nghiên cứu tâm lý ngƣời nghiện ma túy (PSD), tập trung vào việc
xác định động cơ của ngƣời dùng ma túy cũng nhƣ các tác nhân gây kích
hoạt động cơ sử dụng lại ma túy của họ. Sự chấm dứt hành vi ma túy đƣợc
thực hiện sau cơ chế dập tắt kích thích có điều kiện thúc đẩy nên hành vi này.
Sinh lý của hoạt động thần kinh cấp cao cho thấy rằng chính sự dập tắt đem
lại kết quả tốt nhất. Để thay đổi hành vi sử dụng ma túy cần phải thay đổi tƣ

23


tƣởng, khuôn mẫu hành vi tinh thần của ngƣời nghiện, dạy ngƣời nghiện các
kĩ năng tự loại bỏ hành vi sử dụng ma túy, hình thành và củng cố tƣ tƣởng để
dẫn đến hành vi sáng suốt.
=> Tóm lại các loại thuốc và phƣơng pháp y học cũng chỉ d ng ở mức độ
hỗ trợ cắt cơn nghiện, mà việc hỗ trợ cắt cơn chỉ là một giai đoạn đầu của quá
trình cai nghiện, hiện nay trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam chƣa có một loại
thuốc hay một phƣơng pháp tối ƣu nào có thể đáp ứng đƣợc mong mỏi của xã
hội về cai nghiện và chống tái nghiện ma túy. Nghị lực của ngƣời nghiện và
sự chia sẻ, tình thƣơng, sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng vẫn là một yếu tố
quyết định để cai nghiện thành công.
3. Ý nghĩa nghiên cứu
3.1.Ý nghĩa khoa học
Luận văn sẽ vận dụng một số lý thuyết của XHH và CTXH nhƣ thuyết
nhận thức - hành vi, thuyết hệ thống, thuyết học tập xã hội…để xác định
nguyên nhân, các hình thức can thiệp với thân chủ. Kết quả của luận văn sẽ
góp phần vào việc bổ sung và phát triển hệ thống lý luận, phƣơng pháp trong
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến CTXH, CTXH cá nhân,…
Ngoài ra luận văn còn làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần đƣa ra bức tranh về thực trạng nghiện ma túy và tái
nghiện ma túy hiện nay.
Góp phần hỗ trợ cho học viên đã cai nghiện ma túy giảm thiểu hành vi tái sử
dụng ma túy .
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân nghiện và tái nghiện ma
túy, luận văn tập trung vào xây dựng tiến trình công tác xã hội cá nhân nhằm


24


hỗ trợ học viên đã cai nghiện ma túy nhận thức và giảm thiểu hành vi tái sử
dụng ma túy.
5.

hách thể, vấn đề cần nghiên cứu

Khách thể can thiệp: học viên đã cai nghiện ma túy.
Vấn đề can thiệp: Công tác xã hội cá nhân với học viên đã cai nghiện ma túy.
6.Phạm vi nghiên cứu (thời gian, không gian và giới hạn nội dung can
thiệp)
Thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện t tháng 01 đến tháng 10 năm 2015
Không gian: Viện nghiên cứu ngƣời sử dụng ma túy (PSD).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.7.1. Can thiệp cá nhân
Sử dụng phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân nhằm tác động trực tiếp
đến thân chủ theo một tiến trình 7 bƣớc giúp cho TC phòng ng a hành vi tái
sử dụng ma túy.
2.7.2. Can thiệp hệ thống
Trong tiến trình giúp đỡ thân chủ nghiện ma túy không thể thiếu các hệ
thống, nguồn lực hỗ trợ. Gia đình là yếu tố rất quan trọng trong quá trình giúp
thân chủ phòng ng a tái nghiện ma túy. Ngoài ra trong tiến trình trợ giúp TC
cần có sự phối hợp của các hệ thống nhỏ xung quanh thân chủ nhƣ hệ thống
bạn bè nhằm tạo ra những thay đổi tích cực cho thân chủ. Chính vì vậy trong
luận văn của Tôi sử dụng liệu pháp GĐ nhằm giáo dục toàn bộ thành viên
trong khác có cách thức để giúp đỡ ngƣời nghiện ma túy. Liệu pháp này bao
gồm: Giải thích cho gia đình vấn đề ma túy và nghiện ma túy, Khắc phục tình
trạng thiếu lòng tin của gia đình vào ngƣời nghiện ma túy.


25


×