Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại việt nam và hàn quốc dưới góc nhìn so sánh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.33 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KIM KIHYUN
(Kim Kỳ Hiền)

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC DƢỚI GÓC NHÌN SO SÁNH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2019


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS. TS. Lê Văn Tấn
2) PGS. TS. Vũ Thanh
Phản biện 1: GS.TS. Trần Đình Sử
Phản biện 2: PGS.TS. Trƣơng Đăng Dung
Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Minh Lƣờng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học
viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
Hà Nội
Vào hồi ……….. giờ ……….. phút, ngày …….. tháng …….. năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Học viện Khoa học xã hội,
- Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Có thể khẳng định rằng, sự hình thành, phát triển cũng như thoái trào của bất kể
một nền văn học nào trên thế giới đều có sự gắn bó mật thiết với các thể loại. Tư duy về thể
loại từ lâu vốn đã trở thành điểm quen thuộc của người sáng tác cũng như của nhà nghiên
cứu, lý luận và phê bình văn học. Lịch sử văn học trung đại của Việt Nam và Hàn Quốc (ở
đây khái niệm Hàn Quốc được chúng tôi sử dụng để bao hàm cả bán đảo Triều Tiên cũ, khi
chưa có sự phân chia thành hai miền như hiện nay) cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Chính
vì lẽ đó, đề tài Luận án chuyên ngành Văn học Việt Nam của chúng tôi: “Nhân vật trong
truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh” (베트남 및 한국의
중세시대 신비로운 문학 작품의 인물) là một sự lựa chọn hướng tiếp cận thể loại văn học
trung đại từ một trong những vấn đề cốt lõi nhất của nó, đó là vấn đề về nhân vật.
1.2. Trong bức tranh thể loại văn học trung đại của Việt Nam và Hàn Quốc, truyện
kỳ ảo giữ một vai trò quan trọng, có nhiều phức tạp song lại dung chứa ở đó nhiều nội
dung tư tưởng cũng như những giá trị, những kinh nghiệm nghệ thuật đặc sắc. Trong lịch
sử văn học trung đại của cả hai quốc gia, thể loại truyện kỳ ảo manh nha xuất hiện từ rất
sớm trong các ghi chép lịch sử, thần tích, thần phả và cũng rất nhanh chóng, nó phát triển
thành một thể loại quan trọng của loại hình tự sự trung đại. Cũng đồng thời, nhìn vào thể
loại truyện kỳ ảo, chúng ta có thể thấy được ở đó sự hiện diện của những tác giả và tác
phẩm đỉnh cao của cả giai đoạn cũng như của lịch sử văn học Việt - Hàn. Tuy thế, cho đến
hôm nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu, duy danh định nghĩa khái niệm thể loại đến những
vấn đề liên quan vẫn còn nhiều điều có thể tiếp tục, nhất là những nghiên cứu có yếu tố so
sánh như đề tài nghiên cứu này của chúng tôi để tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt trong tư duy thể loại, tư duy về việc xây dựng nhân vật của các nhà truyền kỳ hai
nước. Đây cũng là một lý do mang tính cấp thiết khiến cho chúng tôi quyết tâm theo đuổi
nghiên cứu đề tài.
1.3. Xét về mặt nguồn gốc, thể loại truyện kỳ ảo trong văn học trung đại của hai nước
Việt - Hàn đều có chung nguồn gốc ngoại lai (Trung Quốc) song khi được truyền nhập theo

các con đường khác nhau, các tác giả hai nước đã có sự tiếp thu một cách linh hoạt và sáng
tạo, đặc biệt trong đó có sự gắn bó chặt chẽ, mật thiết với hiện thực lịch sử và các phương
diện vẻ đẹp con người dân tộc. Sẽ có nhiều điểm tương đồng trong con đường tiếp thu thể
loại, tiếp thu nghệ thuật xây dựng nhân vật của các nhà viết truyện Việt Nam và Hàn Quốc,
song màu sắc dân tộc, phương thức tư duy, vẻ đẹp của đất nước và con người hai quốc gia qua
thể loại, qua sự phản ánh, xây dựng nhân vật lại có nhiều khác biệt lý thú. Đây là điều còn bỏ
ngỏ đối với giới nghiên cứu thể loại truyện kỳ ảo, nhất là những nghiên cứu có yếu tố so sánh.
Vì vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ ảo Việt Nam và Hàn Quốc,
chúng tôi mong muốn có thêm những đánh giá, nhận định rõ hơn, toàn diện hơn sự khác biệt
trong những đóng góp của nhà văn trung đại hai nước đối với sự phát triển thể loại.
1.4. Xét từ phương thức tư duy nghệ thuật trung đại nói chung, phương thức tổ chức
xây dựng thể loại truyện kỳ ảo nói riêng, việc xây dựng nhân vật là một trong những vấn
đề mang ý nghĩa cốt tử. Nhân vật là vấn đề trung tâm, gắn với cái nhìn, quan niệm nghệ
thuật về con người, dân tộc và sự dung chứa các yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam,
Hàn Quốc. Bởi thế, tìm hiểu nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt - Hàn, đề tài của
chúng tôi sẽ từ vấn đề nhân vật để khảo sát, đánh giá, luận giải một cách thấu đáo các vấn
đề trên đây.
1


1.5. Bản thân là một người Hàn Quốc, tôi rất yêu mến đất nước và con người Việt
Nam. Thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi hi vọng được đi sâu tìm hiểu về nền văn học Việt
Nam nói chung, về lịch sử văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là về thể loại truyện kỳ ảo
trung đại nói riêng (từ phương diện nhân vật) trong cái nhìn so sánh với thể loại này tại Hàn
Quốc. Những nghiên cứu của chúng tôi, ở một phương diện nào đó, như một thông điệp,
một chiếc cầu nối cho tình hữu nghị bền vững giữa hai quốc gia trong lịch sử cũng như
trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ hơn một số vấn đề lý thuyết về

nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại của hai nước Việt - Hàn, từ đó có những khảo sát, thống
kê, phân loại đặc điểm loại hình một số kiểu nhân vật trong thể loại truyện kỳ ảo trung đại;
mối quan hệ giữa nhân vật và sự thể hiện các yếu tố văn hóa truyền thống Việt - Hàn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: (1) Giới thiệu tổng quan các nghiên
cứu về thể loại truyện kỳ ảo nói chung và về nhân vật trong thể loại này nói riêng trong
văn học trung đại của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc; (2) Khảo sát, thống kê, phân loại
và mô tả một số kiểu nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc; (3)
Phân tích và luận giải những phương diện văn hóa truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc
nhìn từ các loại hình nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại của
Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một đề tài luận án tiến sĩ theo quy định, trên cơ sở giới thuyết
về thể loại truyện kỳ ảo trong văn học trung đại Việt Nam và Hàn Quốc, chúng tôi lựa
chọn phạm vi nghiên cứu của luận án là:
* Truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam trong các tập truyện sau đây:
(1) Thiền uyển tập anh ngữ lục (khuyết danh), gồm 21 truyện kỳ ảo (viết tắt là:
TUTANL); (2) Việt điện u linh tập (Lý Tế Xuyên), gồm 40 truyện kỳ ảo (viết tắt là
VĐUL); (3) Lĩnh Nam chích quái ngữ lục (Vũ Quỳnh và Kiều Phú), gồm 36 truyện kỳ ảo
(viết tắt là LNCQNL); (4) Thánh Tông di thảo (tương truyền của Lê Thánh Tông), gồm 15
truyện kỳ ảo (viết tắt là: TTDT); (5) Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), gồm 20 truyện kỳ ảo
(viết tắt là TKML); (6) Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh), gồm 38 truyện kỳ ảo (viết tắt là
LTKVL); (7) Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), gồm 04 truyện kỳ ảo (viết tắt là TKTP);
(8) Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án), gồm 41 truyện (viết tắt là:
TTNL); (9) Thính văn dị lục (khuyết danh), gồm 15 truyện kỳ ảo. Tổng số: 230 truyện kỳ
ảo.
* Truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc trong các tập truyện sau đây:

(1) Tam quốc di sự (Nhất Nhiên), gồm 86 truyện kỳ ảo; (2) Dung Trai tùng thoại
(Thành Hiện), gồm 12 truyện kỳ ảo; (3) Thù dị truyện (khuyết danh), gồm 27 truyện kỳ ảo;
(4) Kim Ngao tân thoại (Kim Thời Tập), gồm 05 truyện kỳ ảo (viết tắt là: KNTT); (5) Xí
Trai ký dị (Thân Quang Hán), gồm 04 truyện kỳ ảo; (6) Tam thuyết ký - hoa sử (khuyết
danh) gồm 09 truyện kỳ ảo. Tổng số: 143 truyện kỳ ảo. Trên thực tế của bức tranh thể loại
2


truyện kỳ ảo, ở Việt Nam còn có thể kể đến các truyện trong Tam tổ thực lục (khuyết danh),
Nam Ông mộng lục (Hồ Nguyên Trừng), Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), Vũ trung tùy bút
(Phạm Đình Hổ), Sơn cư tạp thuật (Đan Sơn biên soạn), Hát Đông thư dị (Nguyễn Thượng
Hiền), Vân nang tiểu sử (Phạm Đình Dục)… song do năng lực cũng như khuôn khổ của
một luận án, chúng tôi không đưa vào đối tượng khảo sát.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây: (1) Phương pháp loại hình học văn học và tiếp cận văn học
theo thể loại; (2) Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa; (3) Phương pháp so
sánh văn học. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi cũng sử
dụng kết hợp các thao tác khác như: Pháp phân tích tác phẩm văn học Phương pháp thống
kê - phân loại, Phương pháp cấu trúc - hệ thống…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Đề xuất khái niệm truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc với những
tiêu chí để nhận diện tác phẩm trong bức tranh thể loại văn học trung đại của hai đất nước.
5.2. Khảo sát, thống kê danh mục 373 truyện kỳ ảo trung đại (Việt Nam: 230
truyện; Hàn Quốc: 143 truyện) từ các tập truyện của Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó có
03 tập truyện kỳ ảo của Hàn Quốc chưa được dịch ra tiếng Việt và giới thiệu ở Việt Nam
(tổng số truyện do chúng tôi dịch là 40 truyện, những tập truyện này do chúng tôi tạm
dịch từ bản tiếng Hàn).
5.3. Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt ra và nghiên cứu một cách hệ thống
về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn so sánh.

Qua đó, các vấn đề quan niệm về thể loại, các kiểu nhân vật cơ bản, vấn đề nhân vật và sự
thể hiện các yếu tố văn hóa truyền thống hai quốc gia trong truyện kỳ ảo trung đại Việt
Nam và Hàn Quốc đã được luận giải hệ thống, toàn diện và thỏa đáng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận giải một cách tương đối thỏa đáng về thể loại truyện kỳ ảo
trung đại cũng như có những khái quát khá đầy đủ về vấn đề xây dựng nhân vật trong thể
loại này, đặc biệt là mối quan hệ giữa việc thể hiện nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại
với việc phản ánh các chiều cạnh văn hóa truyền thống của hai quốc gia, ít nhiều ở đó là
phương thức tư duy văn học của các tác giả tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam và
Hàn Quốc.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ quan niệm về thể loại truyện kỳ ảo, đề tài nghiên cứu của
luận án đã có những khảo sát, thống kê, phân tích và luận giải tương đối thấu đáo về vấn
đề nhân vật, sự thể hiện các kiểu nhân vật, vấn đề thể hiện nhân vật với sự thể hiện các
yếu tố văn hóa truyền thống đến các phương thức nghệ thuật xây dựng nhân vật trong
truyện kỳ ảo hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu của tác giả có liên
quan đến đề tài luận án, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án được
triển khai trên 4 chương sau đây: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài (18
tr, từ trang 9 đến trang 26); - Chương 2: Một số vấn đề lý thuyết liên quan và cơ sở hình
thành thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc (33 trang, từ trang 27 đến
trang 59); - Chương 3: Đặc điểm một số kiểu nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt
Nam và Hàn Quốc (47 trang, từ trang 60 đến trang 106); - Chương 4: Sự thể hiện các
3


chiều cạnh văn hóa qua hình tượng nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn
Quốc (40 trang, từ trang 107 đến trang 146).
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trong phần này, chúng tôi khái thuật những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo
trung đại của Việt Nam và Hàn Quốc trên hai nội dung căn bản là những nghiên cứu về
thể loại nói chung và những nghiên cứu đi sâu về vấn đề nhân vật nói riêng.
1.1. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
1.1.1. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam là một thể loại độc đáo, có lịch sử hình thành, vận
động và phát triển suốt chiều dài của lịch sử văn học dân tộc. Vì thế, ngay từ khi xuất
hiện, nó đã thu hút được sự quan tâm nhất định của các học giả đương thời. Bằng chứng là
các lời đề tựa, bạt, bình phẩm… của các nhà nho ngay và sau khi tác phẩm xuất hiện. Tất
nhiên, sự hình dung về truyện kỳ ảo như một thể loại văn học độc lập còn chưa được quan
tâm thỏa đáng như chính sự đóng góp của nó vào bức tranh lịch sử văn học dân tộc. Một
số học giả như Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Hà Thiện Hán, Ngô Thì Hoàng, Nguyễn Hành, Tín
Như Thị, Trần Danh Lưu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Nguyễn Thượng Hiền … vẫn mãi
lưu lại tên tuổi của mình cùng với các tập truyện như Lĩnh Nam chích quái lục, Thánh
Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Lan Trì kiến văn lục, Nam Ông mộng lục, Công dư tiệp
ký… Các bài tựa, bạt, giới thiệu của các nhà nho trên thực chất mới chỉ là những phẩm
bình, những ngẫm ngợi mang tính sẻ chia của người đương thời hoặc đời sau khi thấy tác
phẩm những thú vị hay những ý nghĩa nhân sinh, xã hội nào đó mà họ tâm đắc. Khi khoa
nghiên cứu văn học bắt đầu hình thành với tính chất chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu
văn học dân gian và văn học cổ trung đại đã có sự quan tâm sâu hơn và cũng có những
nghiên cứu, nhận định đánh giá bài bản hơn về một số tập truyện kỳ ảo tiêu biểu như
Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Lan Trì kiến văn lục, Truyền kỳ tân phả… Hầu
hết các công trình như Việt Nam văn học sử yếu [77], Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam
[253], [254], [255], Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII [123], Văn học
trung đại Việt Nam [167], [169], Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán (4 tập) [187], Truyện
truyền kỳ Việt Nam [26], Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại [162], Giáo trình văn học
trung đại Việt Nam [279], [280], Văn học trung đại Việt Nam những công trình nghiên
cứu [343], Khảo và luận một số tác gia tác phẩm văn học trung đại Việt Nam [248],
[250]… cho đến các bài viết, các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về truyện/ văn xuôi
tự sự/ truyện truyền kỳ thì một số vấn đề về thể loại truyện kỳ ảo trên hai phương diện nội

dung và nghệ thuật đã được đề cập, tuy mức độ nông sâu có khác nhau.
Ở phạm vi xem xét những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm và một
tập truyện truyền kỳ, chúng ta có thể nhắc tới các bài viết như: “Cấu trúc phức của thời gian
trần thuật trong Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Kim Châu [18], “Tìm hiểu khuynh hướng
sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” [106] và “Đoán định lại thân thế Nguyễn
Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục” [109] của Nguyễn Phạm Hùng, “Những vấn
đề khác nhau liên quan đến Truyền kỳ mạn lục” của Kawamoto Kurive [119], “Chuyện
người con gái Nam Xương (Ngữ văn 9, tập 1)” của Nguyễn Đăng Na [165], “Tìm hiểu
truyện Hoa quốc kỳ duyên” [171] và “Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương”
[176] của Nguyễn Nam, “Truyền kỳ mạn lục và sự thể hiện tư tưởng ẩn dật của Nguyễn Dữ”
4


[59] và “Thể nghiệm lối sống ẩn dật của Nguyễn Dữ qua Truyện Từ Thức lấy vợ tiên” [260]
của Lê Văn Tấn, “Đoàn Thị Điểm và Truyền kỳ tân phả” của Bùi Thị Thiên Thai [262]…
1.1.2. Những nghiên cứu về thể loại truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc trong
tương quan so sánh với truyện kỳ ảo Việt Nam
Khá tương đồng về nhiều mặt với loại hình truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam, loại
hình truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc cũng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới
nghiên cứu cổ văn hai đất nước. Trước hết cần nhắc tới vị trí thể loại trong các bộ sách
lịch sử văn học trung đại Hàn Quốc, các tập giáo trình giảng dạy cũng như các sách tổng
tập, tuyển tập văn học Hàn Quốc, thể loại truyện kỳ ảo đều được quan tâm bàn đến. Trong
cuốn Văn học sử Hàn Quốc, các tác giả Komisook, Jungmin, Jung Byung Sui đã có những
đánh giá cao về các tập truyện như Tam quốc di sự của Nhất Nhiên, Tam quốc sử ký của
Kim Phú Thức (phần Liệt truyện) [134, 106]. Sau sự xuất hiện đột xuất của KNTT, thể loại
truyện kỳ ảo Hàn Quốc tiếp tục với nhiều tên tuổi khác như Thân Quang Hán với Xí Trai
ký dị, Quyền Tất với Chu Sinh truyện và Vi Kính thiên truyện, Triệu Vi Hàn với Thôi Trắc
truyện và một vài tập truyện ngắn cũng như một số truyện đơn dài hơi hơn khác như
Tương tư động ký hay Động tiên ký… Tuy nhiên, ở hình thức đoản thiên như KNTT, hầu
hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tập truyện của Kim Thời Tập là đỉnh cao nhất mà

không nhà truyền kỳ nào sau ông có thể đạt được. Ở Việt Nam, các bài viết, các công trình
nghiên cứu về văn học cổ điển Hàn Quốc mà trong đó có đề cập đến những phương diện
của thể loại truyện kỳ ảo khá phong phú. Những công trình nghiên cứu thuần túy về văn
học cổ điển Hàn Quốc xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ,
văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam. Có thể kể ra đây một loạt các cuốn sách có giá trị của
Phan Thị Thu Hiền chủ biên cùng với nhóm cộng sự (Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Lê Giang,
Trần Thị Bích Phượng, Vũ Thị Thanh Tâm, Đào Thị Mỹ Khanh, Nguyễn Thị Bích
Hải…): 1) “Hợp tuyển văn học cổ điển Hàn Quốc” [95], 2) “Văn học cổ điển Hàn Quốc
tiến trình và bản sắc” [93], 3) “Dạo bước vườn văn Hàn Quốc” [94], 4) “Chuyện tình ma
nữ trong truyền kỳ Đông Á (Trung Quốc - Korea - Việt Nam - Nhật Bản)” [92], 5) “Giáo
trình văn học Hàn Quốc” [91]… Như đã nhắc đến ở trên, loại hình tiểu thuyết nói chung
và tiểu thuyết truyền kỳ nói riêng khá phát triển ở Hàn Quốc thời trung đại và đóng góp
của nó cho sự phát triển của văn học cổ điển Hàn Quốc là khá quan trọng. Vì thế, theo chỉ
dẫn của Toàn Huệ Khanh, có thể nhắc tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như 1)
Nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Hàn Quốc của Ngô Linh Tích (Nxb Văn Triều, 1986), 2)
Nghiên cứu tiểu thuyết cổ điển Hàn Quốc của Lý Tương Trạch (Nxb Xe-mun), 3) Nghiên
cứu cấu tạo tiểu thuyết diễm tình của Trịnh Tông Đại (Nxbb Văn hóa khai sáng, 1990), 4)
Sự hình thành tiểu thuyết Hàn Quốc của Chu Chung Diễn (Tập văn đường xuất bản,
1987)… Nhìn chung, qua các công trình nghiên cứu này, một số vấn đề liên quan đến
nguồn gốc ảnh hưởng, căn cội văn hóa - lịch sử xã hội, một số vấn đề về nội dung tư
tưởng cũng như nghệ thuật của tiểu thuyết truyền kỳ đã được bàn đến, dù chỉ là bước đầu.
Dưới góc độ nghiên cứu so sánh những vấn đề chung của truyện kỳ ảo/ truyền kỳ của Hàn
Quốc với Việt Nam (qua một tập truyện cụ thể) có thể kể đến các bài viết như: “Bước đầu
so sánh Thính văn dị lục của Việt Nam và Sam Seol Gi (tức Thù dị truyện - KimKi Hyun)
của Hàn Quốc” của Nguyễn Thị Ngân [181], “Tương đồng tiến trình lịch sử văn học trung
đại Việt - Hàn” [234], “So sánh trào lưu nhân văn trong văn học Hàn - Việt thế kỷ XVIIIXIX” [235], “Tương đồng các tiểu truyện thiền sư Hàn Quốc và Việt Nam trước thế kỷ
XIV” [233] của Nguyễn Hữu Sơn, “Sự tương đồng kỳ lạ giữa văn học cổ điển Việt Nam và
5



văn học cổ điển Hàn Quốc” của Đoàn Lê Giang [69], “Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại
của Cù Hựu (Trung Quốc) với Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Hàn Quốc), Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Cà tỳ tử của Asai Rey (Nhật Bản)” của B.
Riptin [12], “Vài nét tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm: Kim Ngao tân thoại (Hàn
Quốc) và Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam)” của Lê Đình Chỉnh [33]… Qua các nghiên cứu
này, các nhà nghiên cứu đã có những nhận định khái quát về đặc trưng thể loại, vị trí văn
học sử của truyện kỳ ảo hai nước trong tiến trình chung của nền văn học. Cùng với đó là
những khảo sát để đi đến một số phân định điểm chung và điểm khác độc đáo của loại
hình truyện kỳ ảo Việt Nam và Hàn Quốc.
1.2. Những nghiên cứu về nhân vật trong thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt
Nam và Hàn Quốc
Vốn là vấn đề cốt lõi nhất của thể loại, nhân vật và những vấn đề liên quan đến nhân
vật được các nhà nghiên cứu đề cập đến từ rất sớm, đan lồng trong các nghiên cứu chung về
tác phẩm, tập truyện hoặc những vấn đề chung về thể loại. Ở tiểu mục này, để tiện cho sự
theo dõi, chúng tôi cũng tách thành hai tiểu mục nhỏ: 1) Những nghiên cứu về nhân vật
trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và 2) Những nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ
ảo trung đại Hàn Quốc trong tương quan so sánh với nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại
Việt Nam.
1.2.1. Những nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Theo hướng này, sẽ có những nghiên cứu lựa chọn nhân vật trong một truyện hoặc
trong một/ một vài tập truyện. Nhân vật trong các truyện và tập truyện như Truyện Hà Ô
Lôi, TTDT, TKML, TKTP, LTKVL… được quan tâm hơn cả. Có thể kể ra các nghiên cứu
tiêu biểu của Lê Sĩ Thắng, Hà Thúc Minh [295]; Bùi Duy Tân [248]; Trần Đình Sử [241];
Trần Thị Băng Thanh, Bùi Thị Thiên Thai [265]; Trần Nho Thìn [283], [284]; Đinh Thị
Khang [120]; Nguyễn Phong Nam [212]… Một số các nhà nghiên cứu khác như Hoàng
Hữu Yên, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Phạm Hùng, Lã Nhâm Thìn,
Nguyễn Hữu Sơn, Đoàn Thị Thu Vân, Đinh Phan Cẩm Vân, Lê Văn Tấn, Phạm Văn
Hưng… trong các công trình tổng quan cũng như nghiên cứu thể loại truyện kỳ ảo/ truyền
kỳ hay những bài viết về nhân vật trong một vài truyện cụ thể nào đó đều ít nhiều có
những gợi mở về nhân vật và các nội dung liên quan đến nội dung và tổ chức xây dựng

nhân vật.
1.2.2. Những nghiên cứu về nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
trong tương quan so sánh với nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Từ phương diện nghiên cứu nhân vật trong truyện kỳ ảo Hàn Quốc hoặc những
nghiên cứu so sánh với Việt Nam, phía Hàn Quốc, cũng theo chỉ dẫn của Toàn Huệ Khanh
là không nhiều, chưa có những công trình chuyên biệt. Công trình Nghiên cứu so sánh tiểu
thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua “Kim Ngao tân thoại”,
“Tiễn đăng tân thoại”, “Truyền kỳ mạn lục” của Toàn Huệ Khanh” [117] là một công
trình có giá trị. Còn trong Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX [134] và
Văn học cổ điển Hàn Quốc [348], do tính chất riêng của cuốn sách nên hầu như vấn đề về
nhân vật trong truyện kỳ ảo chưa được nhắc đến. Trong Giáo trình văn học Hàn Quốc
[91] và Văn học cổ điển Hàn Quốc tiến trình và bản sắc [93], Phan Thị Thu Hiền cùng
nhóm nghiên cứu, khi nhắc đến vấn đề nhân vật trong truyền kỳ thì lại mới chủ yếu là gợi
dẫn về nội dung của nhân vật, còn nghệ thuật xây dựng nhân vật hầu như chưa được nhắc
đến một cách có ý thức. Đóng góp chủ yếu từ phương diện này chính là một loạt các nghiên
6


cứu so sánh nhân vật trong hai tập truyện truyền kỳ nổi tiếng KNTT và TKML. Có thể nhắc
tới một số bài viết tiêu biểu như: 1) “So sánh kiểu truyện “người lạc cõi tiên” trong văn học
Việt Nam với tiểu thuyết Cửu vân mộng (Hàn Quốc)” [229]; 2) “Tương đồng các tiểu
truyện thiền sư Hàn Quốc và Việt Nam trước thế kỷ XV” [233] của Nguyễn Hữu Sơn; 3)
“Nhân vật người phụ nữ trong Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” của Lưu Thị
Hồng Việt [323]; 3) “Mộng - ảo và khát vọng hạnh phúc lứa đôi trong Tiễn đăng tân thoại,
Kim ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Vũ nguyệt vật ngữ” của Nguyễn Thị Mai Liên
[148]; 4) “Vài nét tương đồng và khác biệt của hai tác phẩm: Kim Ngao tân thoại (Hàn
Quốc) và Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam)” của Lê Đình Chỉnh [33]… Qua các nghiên cứu
trên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đi đến nhận định chung về nhiều điểm tương đồng
trong phản ánh cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện truyền kỳ Việt - Hàn,
mặc dù không gian - thời gian cũng như độ đậm nhạt của ý vị trong nhân vật ở mỗi nước là

khác nhau.
Tiểu kết Chƣơng 1
Tựu chung, có thể khẳng định rằng, các công trình nghiên cứu, các bài viết về thể
loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc là khá phong phú, nhiều phương diện
về thể loại như nguồn gốc khái niệm truyện kỳ ảo; đặc điểm, đặc trưng thể loại truyện kỳ
ảo; các phương diện nội dung tư tưởng, các yếu tố văn hóa tôn giáo - tín ngưỡng trong nội
dung phản ánh của thể loại; các đặc trưng nghệ thuật thể loại, nhất là về cách sử dụng yếu
tố kỳ ảo, sự đan xen của yếu tố kỳ ảo với yếu tố thực… đã được gợi dẫn từ những nghiên
cứu đơn lẻ đến những công trình nghiên cứu bài bản, dài hơi hơn. Liên quan đến vấn đề
trọng tâm của luận án - vấn đề về nhân vật trong truyện kỳ ảo hai nước, các nghiên cứu
còn khá thưa thớt, nhất là những nghiên cứu so sánh toàn diện, có tính hệ thống. Đây sẽ là
nhiệm vụ được đặt ra và bước đầu giải quyết trong luận án này. Điểm gợi cảm hứng lớn
cho chúng tôi, một người Hàn Quốc khi lựa chọn đề tài này chính là, trên hầu hết các
phương diện của thể loại, trong đó có vấn đề thể hiện nhân vật, mối quan hệ loại hình của
nền văn học hai nước Việt Nam và Hàn Quốc thời trung đại chính là những “đại đồng tiểu
dị” như các nhà nghiên cứu đã nhắc đến, tất nhiên những sự thể hiện cụ thể thì ở mỗi nước
cũng như ở từng tác giả, từng tập truyện đều có những nét riêng thú vị.
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ LOẠI
TRUYỆN KỲ ẢO TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
2.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan
2.1.1. Cơ sở lý thuyết chung
2.1.1. 1. Lý thuyết về nhân vật văn học
Nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân
vật văn học có thể có tên riêng (...), cũng có thể không có tên riêng (...). Nhân vật văn học
là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật
trong đời sống” [79, tr.202]. Nhân vật dù là vật được nhân hóa hay là con người lịch sử
được phản ánh thì đều mang những đặc điểm của quan niệm nhân sinh của nhà văn. Qua
nhân vật, nhà văn bộc lộ những suy tư, chiêm nghiệm về con người, về cuộc sống, về nhân
tình thế thái của thời đại anh ta sống. Qua nhân vật, chúng ta cũng có thể hiểu được sự

phản ánh hiện thực xã hội, tư tưởng thời đại, hiện thực của các yếu tố trong cấu trúc văn
hóa truyền thống mỗi dân tộc. Chính vì thế, từ việc đi sâu nghiên cứu về nhân vật, chúng
7


tôi sẽ có những khảo sát và miêu tả về sự dung hợp các yếu tố văn hóa truyền thống Việt Hàn trong truyện kỳ ảo trung đại.
2.1.1.2. Lý thuyết về thể loại văn học
Trong nền văn học trung đại của các nước Phương Đông nói chung, của các nước
Đông Á, cũng như của Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng, hệ thống các thể loại tương đối
phong phú, có quá trình hình thành, tiếp nhận và biến đổi, vận động không ngừng cùng
với sự vận động, phát triển của lịch sử văn học mỗi dân tộc. Thể loại vốn là yếu tố thiên về
hình thức, có tính cố kết chặt hơn so với các yếu tố khác của chỉnh thể tác phẩm, cũng lẽ
đó mà nó lại luôn tỏ ra “lỗi thời” trong quá trình vận động, phát triển.
2.1.2. Quan niệm về cái kỳ ảo và thể loại truyện kỳ ảo
2.1.2.1. Quan niệm về cái kỳ ảo
Trước hết, về mặt chữ, kỳ ảo (tiếng Anh: fantastic; tiếng Hán: 奇幻; tiếng Hàn
Quốc: 기환하다) bao gồm hai thành tố cần được làm rõ là kỳ và ảo. Về cơ bản, các nhà
nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở chỗ: cái kì ảo phải đề cập đến cái siêu
nhiên (supernatural; 초자연적, 초연하다); cái không thể xảy ra (impossible;
불가능하다). Xét về mặt từ ngữ, trong tiếng Việt, kỳ là lạ lùng, ảo nghĩa là không có thật.
Cái kỳ ảo là cái lạ lùng, cái không có thật, không bắt gặp trong thực tế. Một tác phẩm văn
học có yếu tố kỳ ảo theo đó phải có sự xuất hiện của những yếu tố siêu nhiên, kỳ lạ, kỳ ảo,
huyễn hoặc trong xây dựng cốt truyện, nhân vật hay chủ đề, cảm hứng tư tưởng nào đó...
2.1.2.2. Quan niệm về thể loại truyện kỳ ảo
Thể loại truyện kỳ ảo là một bộ phận của văn học kỳ ảo nói chung. Văn học kỳ ảo là
những sáng tác văn học chứa đựng trong nó những yếu tố kỳ ảo, những yếu tố ma quái, lạ
lùng hay những sự kiện, con người... không có thực. Truyện kỳ ảo là một hình thức tự sự
(truyện kể) văn học có sử dụng yếu tố kỳ ảo trong tổ chức tác phẩm (một hoặc tất cả các
yếu tố) từ việc xây dựng kết cấu, cốt truyện nghệ thuật, lựa chọn xây dựng nhân vật, các
biến cố, sự kiện, tình tiết... khác có yếu tố, tính chất của cái kỳ ảo.

2.1.2.3. Đề xuất khái niệm truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
Truyện kỳ ảo là một loại hình văn xuôi tự sự trung đại, thuộc văn học kỳ ảo, có quy
mô nhỏ hoặc trung bình (về mặt dung lượng số trang), có nội dung chuyện kể và/ hoặc có
cốt truyện tương đối hoàn chỉnh; nhân vật được xây dựng và phản ánh theo phương thức
tư duy chứa đựng yếu tố kỳ ảo. Các vấn đề của hiện thực cuộc sống, con người hai dân tộc
được thể hiện trong tác phẩm thông qua hình thức sử dụng cái kỳ ảo, gắn với cách tổ chức
kết cấu, cốt truyện, các kiểu/ loại nhân vật, các sự kiện, tình tiết, motip nghịch dị, khác
thường, lạ thường... Truyện kỳ ảo trung đại gắn với hư cấu và tưởng tượng, thể hiện,
khẳng định ý thức tự chủ, tự giác trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trung đại Việt
Nam và Hàn Quốc.
2.2. Cơ sở hình thành thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
2.1.1. Cơ sở lịch sử, xã hội
Trong mục này, chúng tôi khái quát những đặc điểm chính nhất của cơ sở lịch sử xã
hội hai nước Việt Nam và Hàn Quốc thời kỳ trung đại như những tiền đề nảy sinh nhu cầu
và sự ra đời những hình thức đầu tiên của thể loại truyện kỳ ảo trung đại. Bối cảnh lịch sử
xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc thời trung đai đã trở thành chất liệu phản ánh và cũng
đồng thời tạo cơ sở động lực cho sự hình thành, phát triển đến đỉnh cao của loại hình
truyện kỳ ảo trung đại hai nước.
8


2.1.2. Cơ sở văn hóa, văn học
2.1.2.1. Ảnh hưởng từ văn học dân gian
Dấu ấn văn học dân gian trong văn xuôi trung đại nói chung, trong thể loại truyện
kỳ ảo trung đại Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng là một bằng chứng xác tín về ảnh hưởng
của nó đối với văn học viết. Từ những motif, cốt truyện dân gian, đến các kiểu/ loại nhân
vật; từ phương diện tư duy, từ quan niệm vật linh, vật thiêng, linh hồn hóa vạn vật... đến
phương diện tư tưởng, triết lý dân gian “ở hiền gặp lành”, “thiện thắng ác”, “chính thắng
tà”, “người tốt thì được ban thưởng, kẻ xấu bị trừng phạt”, phúc họa, nghiệp báo, các kiểu
hình thức kết thúc có hậu, tinh thần lạc quan dân gian... đã được các nhà truyền kỳ hai

nước tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo thành những câu chuyện hoàn chỉnh, kết hợp
thực - ảo, hiện thực - lãng mạn, từng bước mang dấu ấn phong cách tác giả và gửi gắm
những triết lý, tư tưởng nhân sinh sâu sắc.
2.1.2.2. Ảnh hưởng từ các hệ tư tưởng Phật giáo, Lão - Trang và Nho giáo
a) Ảnh hưởng từ tư tưởng Phật giáo
Những quan niệm của Phật giáo về thế giới, cuộc đời vô thường hư ảo, hư huyễn;
học thuyết về luân hồi, tái sinh, ứng báo; khả năng đạt đến cõi “niết bàn”, cực lạ ở một thế
giới khác thế giới trần tục... đã có sự ảnh hưởng rất sâu sắc đến thế giới quan, nhân sinh
quan của các nhà văn viết truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc. Như một lẽ tất
yếu, những chiều cạnh văn hóa, đời sống tinh thần, những biểu hiện của tư tưởng Phật
giáo đã ngấm sâu vào nhiều phương diện nội dung cũng như hình thức của nhiều truyện/
tập truyện kỳ ảo hai nước.
b) Ảnh hưởng từ tư tưởng Lão - Trang
Cùng với Phật giáo, tư tưởng Lão - Trang tiếp tục là một trong những hệ tưởng có
ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, tinh thần của người Việt và
người Hàn. Được sáng lập bởi Lão Tử và sau đó là Trang Tử, hệ thống kinh điển của Lão Trang khá cô đọng, súc tích, hàm ngôn rất cao mà người đời sau không phải dễ gì có thể
hiểu được một cách thấu đáo. Có ba phương diện quan trọng nhất của học thuyết Lão Trang được các nhà văn trung đại tiếp thu đó là: 1) Quan niệm về vũ trụ và vạn vật, 2)
Quan niệm về nhân sinh và 3) Lý thuyết vô vi và tất nhiên, mức độ đậm nhạt ở mỗi nhà
văn và trong từng truyện hay tập truyện kỳ ảo là khác nhau.
c) Ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo
Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt
Nam cũng như xã hội Hàn Quốc, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật
tự xã hội, phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sáng tác văn học trong thời kỳ trung đại.
Nhiều chiều cạnh của tư tưởng Nho giáo ở hướng này cũng sẽ khúc xạ trong thế giới
truyện kỳ ảo trung đại. Nhiều câu chuyện kỳ ảo vì thế mà có thể giúp người đọc hiểu được
trình độ, năng lực quan sát, nhìn nhận, giải thích thế giới cũng như những vấn đề nan giải
của hiện thực lịch sử và xã hội. Nhiều nhà văn trung đại Việt Nam, Hàn Quốc vốn xuất
thân là Nho gia song họ lại lựa chọn loại hình truyện kỳ ảo là vì thế.
2.1.2.3. Sự tiếp thu tư tưởng từ tín ngưỡng bản địa Việt - Hàn
Đời sống văn hóa tín ngưỡng của cư dân Việt và Hàn rất phong phú và có nhiều

điểm tương đồng. Cư dân Việt nổi bật với loại hình tín ngưỡng đa thần và cư dân Hàn
cũng gắn với loại hình tín ngưỡng đa thần, được gọi với khái niệm là Musok (Vu tục),
cũng gọi là Shaman giáo hay Saman giáo Hàn Quốc. Loại hình tín ngưỡng này sẽ có ảnh
hưởng quan trọng đối với hình dung của con người về thế giới và sự hình thành loại hình
9


truyện kỳ ảo. Trong hình thức tín ngưỡng đa thần, cư dân hai nước đều cho rằng có sự tồn
tại của nhiên thần và nhân thần. Cư dân hai nước từ xa xưa đã có tục lệ thờ cúng các thần
tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên như gió, mưa, sấm, chớp, mưa nắng, bão lũ... đều được
hình dung là linh. Việt Nam có tục thờ Bà Trời (Mẫu Thượng thiên), Bà Chúa Sơn Trang
(Mẫu Thượng ngàn), Bà Nước (Mẫu Thoải), Bà Đất (Mẫu Địa phủ), tục thờ các hiện
tượng tự nhiên như đã nhắc đến phía trên. Còn cư dân Hàn thì thờ các vị thần linh như
Thần tối cao (vị thần này ở trên trời và từ đó điều hành mọi vật trong vũ trụ), Thần không
gian (Obang Changgun là tên gọi chung của năm vị thần linh ngự trị ở năm phương, thể
hiện vũ trụ quan dân gian của dân tộc Hàn), Thần đất thì có Sơn thần (San-sin), Thần bảo
hộ làng (Changsũng), Thánh chủ (Sõngju), Thần nước và vô số những vị thần vô danh
khác... Tất cả những yếu tố này của tín ngưỡng bản địa Việt - Hàn đều sẽ được các nhà
viết truyện kỳ ảo trung đại tiếp thu và thể hiện trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
2.1.2.4. Sự tiếp thu truyền thống văn học kỳ ảo khu vực
Trên thực tế, truyện kỳ ảo tồn tại cả ở nền văn học phương Tây lẫn phương Đông và
chúng đều có một quá trình hình thành và phát triển theo những diễn biến riêng của từng
khu vực cũng như của từng nền văn học mỗi dân tộc. Tuy nhiên, khi xem xét đến sự tiếp thu
truyền thống thể loại như một yếu tố hình thành loại hình truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
và Hàn Quốc thì ảnh hưởng của truyền thống văn học kỳ ảo Trung Hoa thời cổ trung đại là
rõ nét hơn cả. Vì thế, ở tiểu mục này, chúng tôi đã tập trung làm rõ một số phương diện căn
bản trong truyền thống truyện kỳ ảo Trung Hoa và quá trình tiếp thu của các tác giả Việt Hàn.
Tiểu kết Chƣơng 2
Trong chương 2, chúng tôi đã xác định và luận giải ngắn gọn những vấn đề lý thuyết
liên quan đến đề tài luận án cũng như cơ sở hình thành thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt

Nam và Hàn Quốc. Những vấn đề lý thuyết liên quan gồm lý thuyết về nhân vật văn học
và lý thuyết về thể loại đã được chúng tôi điểm qua. Nếu như thể loại truyện truyền kỳ
mang nặng đặc trưng khu vực văn hóa Đông Á thì loại hình truyện kỳ ảo lại có tính quốc
tế. Như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, truyện kỳ ảo hình thành sớm trên thế giới và nó
nhanh chóng phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc. Truyện kỳ
ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc, lẽ đó mà trong khảo sát của chúng tôi đã không chỉ
tiếp nhận truyền thống kỳ ảo khu vực mà còn tiếp nhận những ảnh hướng của thể loại này
trên thế giới. Và điều đáng lưu tâm là trong bối cảnh văn hóa thời trung đại của Việt Nam
và Hàn Quốc, một số nhà văn kỳ ảo của hai nước đã trở thành những tác giả có tầm khu
vực, có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của thể loại. Đây là những nội dung
mà bước đầu luận án sẽ làm rõ ở các chương sau. Ngoài ra, trong nội dung của phần này,
trên cơ sở tham khảo các công nghiên nghiên cứu đi trước, nhất là căn cứ vào thực tiễn thể
loại truyện kỳ ảo trong nền văn học hai nước để từ đó chúng tôi đưa ra quan niệm của
mình về cái kỳ ảo và loại hình truyện kỳ ảo trung đại Việt - Hàn. Bên cạnh đó, trong
chương này, chúng tôi cũng dành một số trang để phân tích ngắn gọn về cơ sở hình thành
thể loại truyện kỳ ảo gồm cơ sở lịch sử - xã hội và cơ sở văn hóa, văn học. Những điểm
riêng về căn gốc lịch sử - xã hội cũng như cơ sở về văn hóa văn học (như sự tiếp thu từ
văn học dân gian, sự tiếp thu tư tưởng của các học thuyết Phật giáo, Lão - Trang, Nho
giáo, tín ngưỡng bản địa cũng như sự tiếp thu truyền thống văn học kỳ ảo khu vực và thế
giới) đã được chúng tôi làm rõ.
10


Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỲ ẢO
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
Do những đặc thù của thể loại và đặc biệt để tránh sự trùng lặp nội dung mô tả của các
phần trong luận án nên ở đây, căn cứ chính để khảo sát và phân chia nhân vật của chúng tôi là
nguồn gốc xuất hiện của nhân vật trong quan hệ với bút pháp miêu tả (sẽ có hai tuyến căn
bản là tuyến nhân vật có nguồn gốc kỳ ảo và tuyến nhân vật có nguồn gốc đời thường; tất

nhiên trong hai tuyến chính này lại có những nhóm riêng với những đặc điểm riêng). Tất
nhiên, dù có phân chia đến đâu, dù có tách bạch đến thì cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối.
Việc một nhân vật đồng thời có thể xếp vào nhiều kiểu nhân vật là một thực tiễn của sáng tạo
nghệ thuật nói chung của tư duy nghệ thuật của nhà kỳ ảo hai nước nói riêng.
3.1. Kiểu nhân vật kỳ ảo
Như đã ít nhiều đề cập đến ở các phần trên, nhân vật kỳ ảo là để chỉ sự xuất hiện của
những nhân vật mang đặc điểm, yếu tố kỳ ảo. Họ là những nhân vật có thể siêu thực, có
năng lực, khả năng thần bí hay kỳ diệu nào đó hoặc có những đặc điểm kỳ lạ mà người
bình thường không có được. Nhóm những nhân vật kỳ ảo này có thể có nguồn gốc phi
thường, siêu nhiên, hoàn toàn không có mối liên hệ với trần thế; lại cũng có thể là những
nhân vật có nguồn gốc trần thế nhưng vì những lí do khách quan hoặc chủ quan nào đó, họ
được phi thường hóa để trở thành những nhân vật kỳ ảo, hoặc cũng có thể là những con
người phàm trần sau khi chết còn nặng duyên nợ nên tìm cách quay lại cõi trần thế để làm
nốt những việc mà lúc sống họ chưa có điều kiện để thực hiện.
Bảng 3.1. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật kỳ ảo trong truyện kỳ ảo trung đại
Việt Nam và Hàn Quốc
TẬP TRUYỆN
SỐ LƯỢNG
KIỂU NHÂN VẬT KỲ ẢO
TT
(Số truyện có xuất hiện NHÂN VẬT Nhóm nhân vật Nhóm nhân vật có
nhân vật kỳ ảo)
KỲ ẢO
có nguồn gốc
nguồn gốc
siêu nhiên
trần tục
Việt Nam
1
Thiền uyển tập anh ngữ lục

08
05
03
(21 truyện)
2
Việt điện u linh tập
29
20
09
(40 truyện)
3
Lĩnh Nam chích quái truyện
75
44
31
(36 truyện)
4
Thánh Tông di thảo
34
32
02
(15 truyện)
5
Truyền kỳ mạn lục
32
16
16
(20 truyện)
6
Truyền kỳ tân phả

09
09
0
(04 truyện)
7
Lan Trì kiến văn lục
27
22
05
(38 truyện)
8
Tang thương ngẫu lục
40
21
19
(41 truyện)
Thính văn dị lục
12
10
11


9
(15 truyện)
Tổng
230
10

266
Hàn Quốc

176

179

02
87

Tam Quốc di sự
132
44
(86 truyện)
11
Dung Trai tùng thoại
05
03
02
(12 truyện)
12
Thù dị truyện
39
25
14
(27 truyện)
13
Kim Ngao tân thoại
42
32
10
(05 truyện)
14

Xí Trai ký dị
42
38
04
(04 truyện)
15
Tam thuyết ký
32
23
09
(09 truyện)
Tổng
143
336
253
83
Tổng số: 373
602
432
170
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta có thấy sự xuất hiện khá nhiều kiểu nhân vật
kỳ ảo hay nhân vật được kỳ ảo hóa trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc.
Như một nhận thức riết ráo, cũng như một tư duy rất đặc thù của thể loại, hầu hết các nhà
kỳ ảo đã có ý thức, có sự chú trọng để xây dựng nên kiểu nhân vật này trong thế giới nghệ
thuật của các tác phẩm. Nhóm nhân vật kỳ ảo có nguồn siêu nhiên vũ trụ chiếm tỉ lệ cao
hơn nhóm nhân vật có nguồn gốc trần tục và điều thú vị là ở chỗ, ngay cả đối với nhóm
nhân vật có nguồn gốc siêu nhiên thì các nhà kỳ ảo vẫn tìm cách tạo ra mối liên hệ của họ
đối với thế giới trần tục. Nói cách khác, khi tạo dựng các nhân vật kỳ ảo có nguồn gốc siêu
nhiên trong những không gian và thời gian nghệ thuật đặc thù, nhà văn vẫn luôn luôn có ý
thức tìm ra mối quan hệ/ sự can dự của những nhân vật đó đối với cuộc sống của con

người nhân gian. Trên ý nghĩa như thế, thế giới nhân vật kỳ ảo, dù có kỳ bí, huyền hoặc
đến đâu đi chăng nữa thì có thể khẳng định rằng, xét cho đến cùng, nhà kỳ ảo trung đại
dân tộc vẫn với mục đích hướng đến cuộc sống của con người nhân thế với bao ước mơ,
hoài bão, khát vọng về những điều tốt đẹp. Và điều này sẽ có những tương đồng và khác
biệt ít nhiều giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Trong số những nhân vật kỳ ảo xuất
hiện trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam, có một nhóm nhân vật được xây dựng để tạo
dựng nên mối liên hệ, hoặc ít hoặc nhiều với thế giới bình phàm, với nhân gian và một số
ít còn lại có mối liên hệ rất ít, hầu như không với thế giới bình phàm.
3.1.1. Kiểu nhân vật kỳ ảo có mối liên hệ ít/ nhiều với trần thế
Mối liên hệ giữa loại hình nhân vật kỳ ảo này với trần thế có thể ít, cũng có thể
nhiều hơn. Với những nhân vật xuất hiện mà mối liên hệ với trần thế ít thì theo khảo sát
của chúng tôi sẽ thường là những nhân vật phụ, xuất hiện trong thế giới tác phẩm với một
vai trò là hé lộ, báo trước những chuyện sẽ xảy ra trong cuộc sống của con người trần thế.
Chúng tôi tạm gọi họ là những kẻ tiên tri cõi trần thế (진세계를 예언하는 사람). Họ
xuất hiện trong tác phẩm để thực hiện chức năng dự báo một điềm lành/ điềm gở nào đó sẽ
xảy ra với nhân vật chính của truyện (họ xuất hiện để thực hiện một nhiệm vụ nhất định).
Trong nhiều trường hợp, kẻ tiên tri cõi trần thế này còn hướng dẫn người phàm cách
tránh, cách hóa giải điềm gở và cách để có thể nắm được những cơ hội tốt trong vận hạn
12


của mình... Nếu kiểu nhân vật là kẻ tiên tri cõi trần thế này hầu như chỉ xuất hiện một lần
duy nhất trong diễn biến của câu chuyện thì ở một tần suất cao hơn, có vai trò quan trọng
hơn đối với số phận của nhân vật chính là nhóm các nhân vật kỳ ảo có khả năng can thiệp,
tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Chúng tôi tạm gọi nhóm nhân vật này là
kẻ can thiệp cõi trần thế (진세계를 간섭하는 사람). Đây là điều mà các nhà nghiên cứu
đi trước cũng đã ít nhiều đề cập đến, đặc biệt trong luận án của Đỗ Thị Mỹ Phương đã có
những khái quát thấu đáo, tất nhiên mới chỉ dừng lại ở những truyện truyền kỳ trung đại
của Việt Nam [212]. Về cơ bản thì sự can thiệp và tác động của nhóm nhân vật này diễn ra
theo hai chiều hướng: Một là đem lại sự an lành, giúp tiêu diệt các thế lực tàn ác, bạo tàn

xâm hại đến cuộc sống, hạnh phúc cho người phàm trần; hai là ngược lại, các nhân vật kỳ
ảo siêu nhiên đó phá vỡ, chà đạp lên cuộc sống của con người. Trong truyện kỳ ảo trung
đại Hàn Quốc, kiểu nhân vật là kẻ tiên tri cõi trần thế như chúng tôi khảo sát ở truyện kỳ
ảo trung đại Việt Nam lại không xuất hiện nhiều. Dung Trai tùng thoại, Thù dị truyện,
KNTT, Xí Trai ký dị, Tam thuyết ký thì hầu như không thấy xuất hiện; còn trong Tam quốc
di sự, chỉ vài ba truyện kể như “Kim Dữu Tín”, “Vua Huệ Cung”, “Nữ đại vương Chân
Thánh và Cư Đà Tri”, “Duyên Hội tránh tiếng và Văn Thù điếm”, “Hai vị thánh sư của
núi Bao”... có xuất hiện kiểu nhân vật này. Trong khi đó, loại hình nhân vật thần linh, thần
mẫu, thần núi, thần cây, thần rừng, thần sông, thần bể... xuất hiện dày đặc trong Tam quốc
di sự. Đó là những nhân vật kỳ ảo có năng lực trực tiếp can thiệp, hỗ trợ cho con người,
cho các triều đại của Triều Tiên trong quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền; giúp đỡ,
trợ giúp cho các quan lại, tướng lĩnh trong sự nghiệp khoa cử, trong công cuộc binh lửa
giữ gìn hòa bình, mang lại hạnh phúc cho người dân địa phương. Điều thú vị ở nhiều
truyện kỳ ảo trung đại của Hàn Quốc là trong nhân vật Thượng đế không phải lúc nào
cũng là tối thượng. Có nhiều hành động, nhiều chỉ đạo của nhân vật này cũng rất quan
liêu, thiếu công tâm và không phải lúc nào cũng hướng đến nhân sinh. Trong Thù dị
truyện, kiểu nhân vật thần tiên có công lực can thiệp vào đời sống trần thế cũng xuất hiện,
tuy không nhiều, ví như nhân vật thần nhân trong truyện Viên Quang còn trong KNTT,
XTKD và TTK hầu như không xuất hiện kiểu nhân vật kỳ ảo can thiệp vào đời sống của
người phàm trần. Các nhà văn tập trung xây dựng một dạng nhân vật kỳ ảo khác mà chúng
tôi sẽ bàn đến ở phía dưới.
Bên cạnh hai dạng thức nhân vật kỳ ảo này, trong khảo sát của chúng tôi còn một
dạng thức nhân vật kỳ ảo thứ ba khá độc đáo. Đó là những nhân vật kỳ ảo tìm đến cõi thế
gian để “tìm kiếm giải pháp cho sự tồn tại của mình” [212, tr.108]. Chúng tôi gọi đó là
loại hình nhân vật kỳ ảo kẻ kiếm tìm cõi thế (진세계를 취하는 사람) để có một dịp được
bày tỏ, được thanh minh, được giao tiếp, được nhận một sự trợ giúp nào đó từ người của
cõi phàm, để được “sống nốt, thực hiện nốt” những khao khát chưa được thực hiện ở cõi
trần (thường là các hồn ma). Kiểu nhân vật kỳ ảo là kẻ kiếm tìm cõi trần thế cũng xuất
hiện khá nhiều trong truyện kỳ ảo trung đại của Hàn Quốc. Trong Dung Trai tùng thoại,
Thành Hiện có kể “Chuyện ma của bà Trịnh”; trong KNTT có truyện “Vạn Phúc tự hu bồ

ký” (Cuộc chơi hu bồ trong chùa Vạn Phúc). Ngoài ra cũng có thể nhắc đến một số trường
hợp khác trong Thù dị truyện như truyện “Thôi Trí Viễn”, “Tiên nữ túi hồng” hay truyện
“Song nữ mộ”...
3.1.2. Kiểu nhân vật kỳ ảo hầu như không liên hệ với trần thế
Trên đại thể, xét về tần suất thì đây là nhóm nhân vật xuất hiện không nhiều so với
kiểu nhân vật có mối quan hệ ít/ nhiều với cõi trần thế như phân tích của chúng tôi ở phía
13


trên. Xét về vai trò của nhóm nhân vật này với tổ chức kết cấu và cốt truyện thì chủ yếu
chúng lại là những nhân vật phụ (nếu là nhân vật chính thì cũng thường là đồng nhân vật
chính; tức là trong truyện đó sẽ có từ hai nhân vật chính trở lên. Trong đó sẽ có ít nhất một
nhân vật chính là người đời thường). Kiểu nhân vật này thường là những chủ nhân của cõi
siêu thực, hoặc là thiên giới, hoặc là địa phủ, hoặc là thủy phủ. Chúng tôi tạm định danh
nhóm nhân vật này là kẻ chủ nhân cõi phi thực (초자연적인 세계의 주인). Trong
truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam, kiểu nhân vật kẻ chủ nhân cõi phi thực đã thấp thoáng
trong các tập VĐUL, LNCQNL nhưng phải đợi đến TTDT, TKML, TKTP và Thính văn dị
lục thì mới có những truyện thành công hơn cả. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, trong
TTDT có hai truyện tiêu biểu nhất là “Duyện lạ hoa quốc” và “Truyện lạ nhà thuyền chài”;
trong TKML có những truyện như “Truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, “Chuyện đối tụng ở Long
cung”, “Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên tào”...; trong TKTP, có các truyện như “Truyện
nữ thần ở Vân Cát” và “Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu”; còn trong Thính văn dị lục có
“Truyện Loa Đại vương” là tiêu biểu hơn cả. Trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc, nhân
vật kẻ chủ nhân cõi siêu thực cũng có sự thấp thoáng đôi ba lần ở Tam quốc di sự, Dung Trai
tùng thoại song khá mờ nhạt. Đến Thù dị truyện cũng chưa rõ. Phải đợi đến KNTT và Xí Trai
ký dị, kiểu nhân vật này mới xuất hiện rõ hơn, được xây dựng công phu hơn.
3.2. Kiểu nhân vật đời thƣờng
Kiểu nhân vật đời thường hầu hết là những quan sát thực tế kết hợp với hư cấu nghệ
thuật của các nhà kỳ ảo hai nước. Và xét cho đến cùng thì mối quan tâm hàng đầu của các
nhà viết truyện chính là kiểu nhân vật này. Đương nhiên xét về nguồn gốc thì kiểu nhân

vật đời thường sẽ có xuất thân phàm trần song bởi đặc điểm của thể loại, bút pháp mà
những nhân vật đời thường này lại luôn được đặt trong mối quan hệ với thế giới kỳ ảo.
Chính vì thế, khi tiến hành khảo sát, chúng tôi lấy tiêu chí là các nhân vật đời thường này có
hay không tiếp xúc với thế giới kỳ ảo để phân loại thành hai dạng là: 1) Nhân vật đời thường
có tiếp xúc với thế giới kỳ ảo và 2) Nhân vật đời thường không tiếp xúc với thế giới kỳ ảo.
Bảng 3.2. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật đời thƣờng trong truyện kỳ ảo trung đại
Việt Nam và Hàn Quốc
TT

1
2
3
4
5
6

TẬP TRUYỆN
(Số truyện có xuất hiện
nhân vật đời thường)

Thiền uyển tập anh ngữ
lục (21 truyện)
Việt điện u linh tập
(40 truyện)
Lĩnh Nam chích quái
truyện (36 truyện)
Thánh Tông di thảo
(15 truyện)
Truyền kỳ mạn lục
(20 truyện)

Truyền kỳ tân phả

SỐ
LƢỢNG
NHÂN
VẬT ĐỜI
THƢỜNG

KIỂU NHÂN VẬT ĐỜI THƢỜNG
Nhân vật đời thường Nhân vật đời thường
có tiếp xúc với thế không tiếp xúc với thế
giới kỳ ảo
giới kỳ ảo

Việt Nam
100

18

82

189

75

114

128

69


59

38

28

10

67

37

30

20

17
14

03


(04 truyện)
7
Lan Trì kiến văn lục
(38 truyện)
8
Tang thương ngẫu lục
(41 truyện)

9
Thính văn dị lục
(15 truyện)
Tổng
230
10

97

48

49

113

66

47

48
800
Hàn Quốc
541

28
386

20
414


Tam quốc di sự
250
291
(86 truyện)
11 Dung Trai tùng thoại
57
14
43
(12 truyện)
12 Thù dị truyện
82
35
47
(27 truyện)
13 Kim Ngao tân thoại
49
13
36
(05 truyện)
14 Xí Trai ký dị
18
05
13
(04 truyện)
15 Tam thuyết ký
33
07
26
(09 truyện)
Tổng

143
780
324
456
Tổng số: 373
1580
710
870
3.2.1. Nhân vật đời thường có tiếp xúc với thế giới kỳ ảo
Đây là nhóm nhân vật chiếm số lượng lớn trong trong tổng số các nhân vật đời
thường xuất hiện trong truyện kỳ ảo hai nước. Dĩ nhiên tỉ lệ giữa nhân vật đời thường với
nhân vật kỳ ảo ở các tập truyện là khác nhau, và cũng có những khác biệt nhất định giữa
truyện kỳ ảo trung đại của Việt Nam truyện kỳ ảo trung đại của Hàn Quốc. Căn cứ vào
cách thức, mức độ, tần suất mà các nhân vật đời thường tiếp xúc, dịch chuyển giữa không
gian thực đến không gian ảo, chúng ta có thể thấy một số dạng thức căn bản là: 1) Nhóm
những nhân vật tiếp xúc (chỉ thoáng qua) với thế giới kỳ ảo; 2) Nhóm những nhân vật
trung gian, môi giới (dừng lại lâu hơn) trong thế giới ảo trong tương quan với thế giới
thực và 3) Nhóm những nhân vật dấn thân vào thế giới ảo.
3.2.2. Nhân vật đời thường không tiếp xúc với thế giới kỳ ảo
Trong truyện kỳ ảo trung đại của hai nước, còn một tiểu nhóm nhân vật chiếm số
lượng không nhiều và trong vai trò với cốt truyện và diễn tiến của mạch kể họ chỉ là
những vai phụ, những số đông quần chúng, là những người trần mắt thịt không biết, không
được biết đến sự tồn tại của một thế giới thần linh, ảo diệu. Tất nhiên trong số đó cũng có
những nhân vật có niềm tin vào quỷ thần, chỉ khác là họ không được xây dựng là những
người trải nghiệm ở những không gian ngoài cõi phàm mà thôi. Và đương nhiên, với vai
trò chủ yếu là nhân vật phụ, nhiều trường hợp chỉ loáng qua trong mạch truyện nên hầu hết
họ khá mờ nhạt, số lượng giữ vị trí là nhân vật chính rất ít. Tuy vậy, trong mối quan hệ với
các nhân vật có tiếp xúc với thế giới ảo, các nhân vật thuộc loại hình này lại không thể thiếu
bởi chính họ lại là chứng nhân cho việc nhân vật khác trong truyện đã từng ngao du, tiếp
xúc, dấn thân vào thế giới kỳ ảo. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của loại hình nhân vật đời

15


thường không tiếp xúc với thế giới ảo này còn cho thấy nhãn quan, tư duy về hiện thực của
các nhà kỳ ảo trung đại của hai nước.
Tiểu kết Chƣơng 3
Qua khảo sát định lượng các tập truyện kỳ ảo tiêu biểu của hai nước và mô tả, phân
tích, biện giải định tính, trong chương 3, chúng tôi đã có những thống kê, phân loại và
phân tích về các kiểu nhân vật từ tham chiếu vai trò của nhân vật đối với bút phát miêu tả.
Thế giới nhân vật truyện kỳ ảo trung đại Việt - Hàn quả thực rất đa dạng, phong phú.
Trong tương quan vai trò của nhân vật với bút pháp miêu tả, việc sử dụng yếu tố kỳ/ ảo và
yếu tố thực, chúng tôi đã làm rõ nhiều điểm tương đồng (chủ yếu) và những khác biệt thú
vị (ít) của các kiểu nhân vật kỳ ảo và các kiểu nhân vật đời thường trong truyện kỳ ảo hai
nước. Nhân vật, xét cho đến cùng là sự khúc xạ, là hình ảnh về con người dân tộc qua
nhãn quan nghệ thuật, qua quan niệm thẩm mĩ của mỗi nhà văn và của mỗi nền văn hóa.
Vì thế mà qua việc xây dựng nhân vật, nhà văn đã gửi gắm ở đó nhiều suy nghĩ, trăn trở
cũng như những khát vọng giàu giá trị nhân sinh, nhân văn về đời sống, về niềm vui, nỗi
buồn, về lẽ sống chết, về những khát vọng, niềm mơ ước hạnh phúc, sum họp của con
người đương thời. Hẳn nhiên, ngoài những điểm đã trình bày ở chương này, trong cấu trúc
nội dung nhân vật, nhà kỳ ảo hai nước còn ký thác nhiều thông điệp tư tưởng và văn hóa
hay nói cách khác, qua nhân vật, người đọc còn thấy ở đó các biểu hiện, các chiều cạnh
của văn hóa truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc. Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đặt
ra và giải quyết trong chương 4 của luận án.
Chƣơng 4
SỰ THỂ HIỆN CÁC CHIỀU CẠNH VĂN HÓA
QUA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỲ ẢO
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
4.1. Nhân vật và các chiều cạnh văn hóa Phật giáo
4.1.1. Nhân vật và quá trình du nhập Phật giáo, các tông phái và tiểu truyện các
thiền sư

4.1.1.1. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Truyện ghi chép đầy đủ và hệ thống nhất về các tông phái và tiểu truyện thiền sư
của Việt Nam mang màu sắc kỳ ảo là TUTANL. Theo ghi chép dòng Thiền Việt Nam gồm
3 chi lưu là Thiền phái Vô Ngôn Thông (gồm 39 truyện); Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi
(gồm 28 truyện) và Thiền phái Thảo Đường (chỉ có ghi chép về tên của 18 thiền sư thuộc
vào năm thế hệ mà không có nội dung truyện cụ thể). Sách ghi chép thế thứ các dòng phái
Thiền tông Việt Nam trong khoảng bảy thế kỷ, từ cuối thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ XIII.
Những ghi chép khá tỉ mỉ (trừ ghi chép về Thiền phái Thảo đường) đã cho thấy kiến thức
khá sâu sắc, thông đạt của soạn giả mà ở đó hẳn nhiên chứa đựng những trân trọng, sùng
tín đối với Phật giáo nói chung, Phật giáo Thiền tông nói riêng.
4.1.1.2. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
Ghi chép về các tông phái cũng như tiểu truyện về các sư trong truyện kỳ ảo trung
đại của Hàn Quốc khác nhiều so với cách ghi chép của TUTANL bởi do tính chất của cuốn
sách. Trong tương quan với TUTANL (Việt Nam) nói sâu về các tông phái và truyện về
các thiền sư thì trong Tam quốc di sự, tác giả lại có độ bao quát vấn đề rộng hơn với năm
phương diện căn bản của Phật giáo Hàn Quốc. Và nhìn trên đại thể, điểm khác biệt căn
bản là nếu như trong TUTANL, tác giả chỉ tập trung nói nhiều về truyện các thiền sư thì
trong Tam quốc di sự, tác giả của nó đã có cái nhìn và những ghi chép khá đầy đủ, căn bản
16


(tất nhiên chưa thể là tất cả) các phương diện chính yếu của Phật giáo như nguồn gốc, quá
trình du nhập, tiếp thu, hoằng dương Phật giáo trong nước...
4.1.2. Nhân vật với những đóng góp và ảnh hướng tích cực của các thiền sư/ của
Phật giáo đối với quốc gia dân tộc
4.1.2.1. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Về những điểm đóng góp của các thiền sư Việt Nam thì trong TUTANL là rõ nhất,
nhiều nhất và sau đó, trong VĐUL cũng như LNCQNL thì ít hơn. Đến TTDT, TKML và
một vài tập truyện sau đó, Phật giáo không còn được trọng vọng nữa, thậm chí còn bị mỉa
mai, nhạo báng, phủ định; những trường hợp được ca ngợi là rất hiếm hoi. Một số điểm

đóng góp nổi bật của Phật giáo/ thiền sư Việt Nam được nhắc đến như sau: được cử giữ
những trọng trách trong bộ máy quan lại triều đình và/ hoặc được cử giải quyết những công
việc đột xuất có ý nghĩa lớn; góp sức quan trọng trong việc giúp vua thực hiện các nghi
lễ cầu đảo trời đất để có mưa giúp mùa màng tươi tốt; hàng yêu phục hổ, chữa trị bệnh
dịch; giúp giáo hóa thiên hạ, khuyến thiện trừ ác, thúc đẩy, giục giã con người ta hướng
đến cái thiện, ngộ đạo mà từ bỏ những thói hư tật xấu, những sân si để thanh lọc tâm hồn,
để giữ gìn sự trong sáng, cao thượng nhân cách...
4.1.2.2. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
Trong Tam quốc sử ký, ở phần “Liệt truyện”, ghi chép về Phật giáo, về các vị sư
tăng còn ít. Phải đợi đến Tam quốc di sự, dưới nhãn quan của sư Nhất Nhiên, những ghi
chép về Phật giáo mới phong phú. Như chúng tôi đã nhắc đến phía trên, về vai trò cũng
như những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo nói chung và của các sư tăng nói riêng đối
với xã hội Hàn Quốc thời trung đại có thể thấy ở mấy điểm cơ bản sau đây: Một là, cũng
như đối với Việt Nam, Phật giáo và thiền sư ở những giai đoạn lịch sử nhất định đã được
“tiếp đón” một cách khá nồng nhiệt, tất nhiên cũng có những thăng trầm; Hai là, về vai trò
của các sư tăng, ở quyển 4, phần thứ năm “Nghĩa giải”, tác giả Nhất Nhiên cũng đề cập
nhiều, khá tỉ mỉ về ảnh hưởng của các thiền sư đối với chính thể đương thời cũng như đối
với người dân...
4.2. Nhân vật và các chiều cạnh văn hóa Lão - Trang
4.2.1. Nhân vật và việc đề cao sự rèn luyện, dưỡng sinh, bảo tồn tâm tính, hướng
đến cuộc sống ẩn dật
4.2.1.1. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Văn hóa Lão - Trang hay nói chung là văn hóa Đạo giáo thấm đẫm vào truyện kỳ ảo
trung đại Việt Nam. Ba tập truyện mang màu sắc Đạo giáo rõ nhất là TTDT, TKML và
TKTP tuy mức độ cũng như dư vị có khác nhau. Nội dung này cũng đã được chúng tôi
phân tích, luận giải kĩ lưỡng.
4.2.1.2. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
Tương tự như ở TUTANL, trong Tam quốc di sự, hầu hết các sư tăng đều có năng
lực siêu phàm, phép thuật... mà chúng tôi đã nhắc đến ở mục 3.1 nên ở đây không đề cập
đến nữa. Dung Trai tùng thoại không có truyện nào đề cập đến nội dung này. Ảnh hưởng

của Đạo giáo rõ rệt hơn cả phải đợi đến các tập truyện Thù dị truyện, KNTT, Xí Trai ký dị
và Tam thuyết ký. Trong đó ở KNTT và Xí Trai ký dị nổi trội hơn.
4.2.2. Nhân vật mang phép thuật, bùa chú
Gắn với Đạo giáo, các nội dung về bùa chú, phép thuật của các nhân vật là Đạo
nhân cũng được nhắc đến trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc, tuy mức
độ, màu sắc có khác nhau.
17


4.2.2.1. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Khi tiến hành xem xét một cách kĩ lưỡng thì có thể thấy, những biểu hiện của tài
năng phép thuật trong “hàng long phục hổ” ở các thiền sư trong TUTANL và rải rác một
hai truyện khác trong VĐUL, LNCQNL cũng chính là sự ảnh hưởng ít nhiều của màu sắc
Đạo giáo phù thủy. Khảo sát TKML, chúng tôi thấy có 07/20 truyện xuất hiện kiểu nhân
vật là Đạo sĩ. Trong LTKVL, Vũ Trinh viết hẳn một truyện về Đạo sĩ tên là Phạm Viên.
Trong TKTP, cả hai truyện là “Truyện nữ thần ở Vân Cát” và “Bích Câu kỳ ngộ”, ở phần
cuối đều nhắc đến phép tiên, sự thần thông biến hóa của nhân vật và những phép thuật đó
đều được dùng vào những việc nghĩa thiện... Có thể thấy, trong truyện kỳ ảo trung đại Việt
Nam, màu sắc văn hóa Đạo giáo khá đậm nét, đặc biệt nhiều là ở TTDT, TKML, TKTP,
phần nào là ở LTKVL.
4.2.2.2. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
Phép thuật, bùa chú được nhắc đến trong một vài truyện của Tam quốc di sự (không
tính đến truyện về sư tăng như chúng tôi đã nói đến) và hầu hết có sự pha trộn giữa Phật
giáo và Đạo giáo. Trong Dung Trai tùng thoại, KNTT, nội dung này hầu như không được
đề cập tới; còn trong Thù dị truyện và Tam thuyết ký, tiêu biểu có truyện nói về thần nhân
trong “Thuật Ba Già” (Thù dị truyện) đã “làm phép” để khiến cho Thuật Ba Già ngủ quên
trong chùa, không gặp được vương nữ. Như vậy, màu sắc, ảnh hưởng tư tưởng Đạo giáo
trong các truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc là khá rõ nét. Điều này ở truyện kỳ ảo
Việt Nam được phản ánh rõ nét, sâu sắc hơn, phong phú hơn so với truyện kỳ ảo Hàn Quốc.
4.3. Nhân vật và các chiều cạnh văn hóa Nho giáo

4.3.1. Nhân vật và sự đề cao nho sinh, sĩ khí và khoa cử
Ở chương 3, chúng tôi đã có nhắc ít nhiều đến loại hình nhân vật nho sinh, ở đây chúng
tôi sẽ bàn kĩ hơn về hình ảnh của họ với nội dung ngợi ca, đề cao khí chất, phẩm hạnh của họ
trên hành trình theo đuổi học nghiệp và khoa cử Nho giáo của họ.
4.3.1.1. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Trong văn hóa của Nho giáo, điều dường như là hiển nhiên, các nhân vật nho sinh
đều là nam và kiểu nhân vật này được các tác giả phản ánh gần gũi với cuộc sống hiện
thực hơn. Nhìn toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của thể loại, nhân vật nho sinh
đã xuất hiện ở những tác phẩm trước đó như LNCQNL (Trần Thế Pháp), VĐUL (Lý Tế
Xuyên), TUTANL hay Tam Tổ thực lục… Và trong những trường hợp xuất hiện, các nhân
vật nho sinh này lại chủ yếu được miêu tả với bút pháp kì vĩ ngợi ca, mang ý nghĩa nêu
gương và ghi nhận công trạng (chúng tôi sẽ bàn đến ở các mục/ tiểu mục khác). Phải đợi
tới TTDT (tương truyền của Lê Thánh Tông) và đặc biệt là TKML, sau đó là LTKVL (Vũ
Trinh) và TKTP (Đoàn Thị Điểm)… nhân vật nho sinh mới xuất hiện nhiều hơn, đa dạng,
phức tạp hơn về mặt tư tưởng và đồng thời phản ánh trình độ nghệ thuật cao hơn của các
tác giả truyền kỳ so với trước đó.
4.3.1.2. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
Trong Dung Trai tùng thoại, có hai truyện thấp thoáng hình ảnh của nho sinh là
“Chuyện tình của An Sinh” và “Giấc mơ của ba nho sinh và giải mộng”. Trong Thù dị
truyện, về cơ bản không xuất hiện kiểu nhân vật nho sinh. Còn trong KNTT, cả năm truyện
đều xuất hiện hình ảnh của nho sinh. Trong đó, theo chúng tôi, có các thiên 1) “Say rượu
tới chơi đền Phù Bích”, 2) “Câu chuyện ở châu Viêm Phù phương Nam” và 3) “Truyện đi
dự yến tiệc ở Long cung” xuất hiện kiểu nho sinh sĩ khí, về cơ bản có phẩm chất đạo đức,
vốn chăm chỉ, miệt mài đèn sách, có khát vọng lập công danh sự nghiệp song kết cục, lý
18


tưởng của họ có thành hiện thực hay không lại là một chuyện khác. Các nho sinh được
nhắc đến ở đây chính là Hồng sinh, Phác sinh và Hàn sinh.
4.3.2. Nhân vật và việc đề cao các đấng minh quân, quan lại có công

4.3.2.1. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Kiểu nhân vật là các đấng minh quân và quan lại có công được nhắc đến khá nhiều
và từ sớm trong truyện kỳ ảo của Việt Nam. Hầu hết các nhân vật thuộc loại này xuất hiện
trong VĐUL là những nhân vật lịch sử có thật của Việt Nam xuất hiện vào thời Bắc thuộc
và các thế kỷ XIII, XIV và XV. Trong TTDT, trước tiên chúng tôi muốn nhắc đến hình
tượng nhân vật người kể chuyện chính là một vị vua trong thời thái bình thịnh trị ẩn sau
khá nhiều tác phẩm (thường xưng là “ta” để kể lại câu chuyện). Còn trong TKML của
Nguyễn Dữ, nhân vật minh quân, lương tướng xuất hiện không nhiều cũng bởi do hiện
thực xã hội lúc bấy giờ nhiều rối ren, loạn lạc. Cái nhìn của nhà văn với chính sự cũng chủ
yếu thiên về phê phán. Vì thế mà một vài nhân vật thuộc mẫu hình này lại chủ yếu là đã ở
các thế kỷ trước đó. Có thể nhắc đến một số tên tuổi như Hạng vương, Hồ Tông Thốc, lão
thần họ Phạm trong “Câu chuyện ở đền Hạng vương”; Bạch tướng quân trong “Chuyện
người nghĩa phụ ở Khoái Châu”; Hồ Hán Thương, Trương công trong “Chuyện đối đáp
của người tiều phu ở núi Na”; Hồ Quý Ly trong “Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang”...
Kiểu nhân vật vua chúa, quan lại được ngợi ca trong LTKVL, TTNL và trong Thính văn dị
lục thì lại khá nhiều; nhưng chủ yếu là quan lại (vua chúa được đề cập đến ít hơn). Và
khác với TTDT, TKML và TKTP, trong đa số trường hợp, các quan lại này là những nhân
vật chính của truyện, tên nhân vật được lấy làm tên của truyện...
4.3.2.2. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
Trong tập truyện của Thành Hiện, nhân vật vua chúa, tướng lĩnh quan lại hầu như
không xuất hiện, ngoại trừ một trường hợp là quan Thị trung Khương Hàm Tán trong
truyện “Khương Hàm Tán và sư hổ”. Còn Thù dị truyện, truyện “A Đạo” cũng thoáng
nhắc đến các vị vua như Vua Vị Trâu, vua Nguyên Tông; truyện về “Thôi Trí Viễn”, về
“Thiện Đức Vương”, vua A Đạt La trong “Chàng Diên Điểu, nàng Tế Điểu”... Đến KNTT
và Xý Trai ký dị và Tam thuyết ký, nhân vật vua chúa, tướng lĩnh quan lại được ngợi ca
cũng xuất hiện ở một số truyện, tuy không nhiều như trong truyện của Việt Nam. Có thể
kể đến một số nhân vật trong KNTT như Diêm La vương trong “Nam Viêm phù châu chí”;
Long vương trong “Long cung phó yến lục”; trong Xý Trai ký dị như Nữ vương (vua hoa),
các quan thần trong “An Bằng mộng du lục”; viên Tể tướng (bố cô gái) trong “Hà sinh kỳ
ngộ truyện”; trong Thù dị truyện như Thôi Trí Viễn trong một loạt truyện liên quan; Thiện Đức

Vương trong truyện “Chí Quỷ”, truyện “Thiện Đức Vương” và truyện “Thiện Đức Vương biết
rõ ba chuyện”; Quốc vương trong truyện “Thuật Ba Già”; Nột Chi Vương trong “Truyện A
Đạo”... Trong Tam thuyết ký, cũng có thể nhắc đến các nhân vật ngũ hổ trong truyện “Ngũ hổ
đại tướng ký” và nhân vật người cha trong “Tam tử viễn tòng ký”... Nhìn chung, kiểu nhân vật
vua chúa, tướng lĩnh, quan lại với thiên hướng ngợi ca trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
xuất hiện ít hơn hẳn so với truyện kỳ ảo của Việt Nam. Số lượng truyện cũng ít hơn, nhân vật
vua chúa tướng lĩnh là nhân vật chính cũng ít hơn. Điều đó cho thấy ảnh hưởng tư tưởng Nho
giáo đối với các tác giả Hàn Quốc ít hơn so với Việt Nam.

4.3.3. Nhân vật và việc đề cao các gương liệt nữ và mẫu người phụ nữ đoan chính
4.3.3.1. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Nhân vật là nữ xuất hiện dày đặc trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam. Gương liệt
nữ đầu tiên của loại hình tự sự trung đại chính là nàng Mỵ Ê trong truyện “Hiệp chính
19


Hựu thiện Trinh liệt chân Mãnh phu nhân” trong VĐUL. Nhân vật Mỵ Ê còn được kể lại
trong “Truyện bà phu nhân trinh liệt Mỵ Ê” (LNCQNL của Trần Thế Pháp). Cũng trong
LNCQNL, nhân vật nữ được ngợi ca cũng có thể nhắc đến như hai bà Trưng trong “Truyện
hai bà Trinh linh phu nhân họ Trưng” hay bà Man Nương trong “Truyện Man Nương”...
Trong TTDT, nhân vật phụ nữ trinh liệt, đoan chính được nhắc đến không nhiều, có thể
nhắc đến nhân vật người vợ Thúc Ngư trong “Truyện lạ nhà thuyền chài” hay nhân vật cô
hái trong “Truyện chồng dê”... Đến TKML và TKTP, người phụ nữ xuất hiện nhiều hơn và
trở thành tâm điểm của nhiều tác phẩm. Trong đó, người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp,
chính chuyên thùy mị tiêu biểu nhất chính là nàng Nhị Khanh trong “Chuyện người nghĩa
phụ ở Khoái Châu” và nàng Vũ Thị Thiết trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Trong khi đó, với bà Đoàn Thị Điểm, người phụ nữ chính là trung tâm của toàn tập truyện
TKTP. Còn sau Đoàn Thị Điểm, trong các tập truyện kỳ ảo còn lại là TLKVL, TTNL nhân
vật liệt nữ hay những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp vẫn tiếp tục được nhắc đến
(riêng Thính văn dị lục không xuất hiện loại hình nhân vật nữ liệt). Trong LTKVL, nhân

vật nữ xuất hiện trong các truyện “Ca kĩ họ Nguyễn”, “Câu chuyện tình ở Thanh Trì”,
“Phu nhân Lan Quận Công”, “Người con gái Trinh Liệt ở Cổ Trâu”, “Người đàn bà trinh
tiết ở Thạch Thán”, “Tháp Báo Ân”; trong TTNL là các truyện “Liệt phụ Đoàn phu nhân”,
“Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều”. Nhìn chung họ đều là những người phụ nữ có phẩm chất
tốt đẹp, hiền hậu, nết na, thủy chung, tình nghĩa và sẵn sàng lấy cái chết để thể hiện, chứng
minh tiết liệt. Nhiều người trong số họ đã để lại những dư vị hết sức cảm động đối với
người đọc.
4.3.3.2. Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
Nhân vật nữ liệt, đoan chính trong tham chiếu của lễ nghĩa Nho giáo cũng xuất hiện
trong truyện kỳ ảo của Hàn Quốc, tuy không nhiều và phong phú so với Việt Nam. Trong
Tam quốc di sự cũng đã thấp thoáng một số nhân vật song về cơ bản thì còn mờ nhạt. Dung
Trai tùng thoại không xây dựng kiểu nhân vật này. Thù dị truyện nhân vật liệt nữ, chính
chuyên cũng xuất hiện ở đôi ba truyện, tuy cũng còn khá vắn tắt. Có thể nhắc đến truyện
“Song Nữ mộ” nói về hai cô gái khi hiển linh đã trần tình với thôi Trí Viễn về trinh tiết của
mình. Còn trong truyện “Cuồng phong phá thuyền” có nói đến người phụ nữ thời Tân La
tên là Bảo Khai. Trong KNTT, hình mẫu người phụ nữ trinh tiết, chính chuyên nhìn chung
không thuần thành, nghĩa là vẫn pha trộn cả những điểm tiêu cực và xét cho đến cùng,
phương diện tình cảm và những giải phóng nhu cầu bản thể của giới nữ được đề cao hơn so
với các nội dung về nghĩa liệt. Tuy thế, cũng có thể nhắc đến nhân vật thiếu nữ họ Hà trong
truyện “Cuộc chơi Hu bồ trong chùa Vạn Phúc” hay nhân vật thiếu nữ họ Thôi trong
“Truyện Lý sinh ngó trộm qua tường”. Ngoài ra, trong Xý Trai ký dị thì cũng có thể nhắc
đến người con gái dưới mộ được cứu sống và sau đó cùng Hà sinh nên duyên lứa đôi trong
truyện “Hà sinh kỳ ngộ truyện”.
4.4. Nhân vật và các chiều cạnh văn hóa bản địa Việt - Hàn
Việt Nam cũng như Hàn Quốc có quá trình lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Trải
qua nhiều thăng trầm, biến cố, những hưng phế, thịnh suy như một lẽ thường, hai đất nước
đã từng bước tạo dựng, xây đắp, tích lũy và lưu lại từ đời này sang đời khác những giá trị
văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần của riêng mình. Bên cạnh việc tiếp thu một
cách có chọn lọc các học thuyết tôn giáo tín ngưỡng ngoại lai như Phật giáo, Lão giáo
(Lão - Trang) và Nho giáo, người Việt cũng như người Hàn đã tạo ra một nền văn hóa bản

địa đa sắc màu. Và những chiều cạnh biểu hiện đó sẽ được khúc xạ ít nhiều qua hệ thống
20


các nhân vật đặc thù trong loại hình truyện kỳ ảo trung đại. Các vấn đề như nhân vật gắn
với tín ngưỡng vạn vật hữu linh hay nhân vật gắn với tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên và nhân
vật gắn với tín ngưỡng thờ Thành hoàng trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn
Quốc đều được nhắc đến. Tuy nhiên, do dung lượng quy định của Luận án cũng như năng
lực của một người nước ngoài trong việc đọc sâu văn bản truyện tiếng Việt nên ở phần
trình bày dưới đây, chúng tôi chỉ nhắc chung đến những biểu hiện văn hóa bản địa nói
chung mà không phân chia từng biểu hiện ở hệ thống truyện kỳ ảo trung đại hai nước.
4.4.1. Nhân vật và văn hóa bản địa trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam
Đặc thù của nền văn minh gắn với sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước, quá
trình sản xuất, gieo cấy, trồng trọt và kể cả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên cư
dân Việt từ thuở sơ khai cho đến thời trung đại hết sức trân trọng thiên nhiên. Người dân
đề cao, nương tựa vào thiên nhiên, vào thời tiết, đất đai, khí hậu... Vì thế mà trong hình
dung của người Việt, vạn vật đều có linh hồn của nó. Người Việt tin rằng có sự tồn tại của
một lực lượng siêu nhiên, vô hình nhưng lại có quyền năng tối thượng, chi phối hạnh phúc
của con người. Đó là các vị thần Núi, thần Sông, thần Rừng, thần Biển, thần Cây, thần Đá,
Thổ thần, Thổ địa... xuất hiện trong nhiều truyện kỳ ảo. Có thể nhắc đến các truyện kể về
sự ra đời của dân tộc Việt qua hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ trong “Truyện họ
Hồng Bàng” rồi hàng loạt các truyện kể về ngư tinh, hồ tinh, Đổng Thiên Vương, mộc
tinh, chim bạch trĩ, rùa vàng, thần núi Tản Viên, hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt,
thần sông Bạch Hạc, thần núi Vọng Phu... trong LNCQNL. Ở đó là một thế giới của những
linh hồn bất tử, một thế giới siêu nhiên mang chứa tâm hồn và có nhiều năng lực kỳ vĩ, có
thể hỗ trợ giúp sức cho sự thành công của con người trong cuộc sống cũng như trong công
cuộc xây dựng và bảo về đất nước. Các truyện tiêu biểu như “Truyện núi Tản Viên” hay
như trong “Truyện Tướng quân họ Cao ở Vũ Ninh”, “Truyện thần sông Bạch Hạc”... Nhìn
chung, thế giới nhân vật được kể trong LNCQNL là một thế giới thần linh với màu sắc hư
ảo, lấp lánh giữa những sự thật lịch sử với tín ngưỡng sùng kính tự nhiên của người Việt.

Từ sự ra đời của dân tộc Việt đến các thần thiên nhiên có mặt khắp sông núi.
Trong tập
VĐUL có 27 truyện thì cả 27 truyện là kể về công trạng, chiến tích của 27 vị thần được thờ
cúng trong các đền miếu. Không khí này đã bàng bạc khắp các truyện của LNCQNL cũng
như các truyện của VĐUL mà chúng tôi đã nhắc phía trên và rải rác ở tất cả các tập truyện
kỳ ảo sau đó. Cũng bởi một quan niệm như vậy mà trong tín ngưỡng truyền thống, người
Việt tin vào số mệnh, tử vi... Như vậy, có thể khẳng định rằng, các phương diện căn bản
của tín ngưỡng bản địa Việt Nam như tín ngưỡng vạn vật hữu linh, súng bái tự nhiên; tín
ngưỡng sùng bái con người đã được phản ánh khá rõ nét qua một số truyện kỳ ảo trung đại
Việt Nam như chúng tôi đã phân tích trên đây.
4.4.2. Nhân vật và văn hóa bản địa trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc
Về tín ngưỡng vạn vật hữu linh, sùng bái tự nhiên, chúng ta có thể tìm thấy vô số
trong các truyện của Tam quốc di sự. Thế giới của TQDS là thế giới của các triều đại, của
các vua chúa nối đời nhau, của các quan binh tướng lĩnh tài ba trong các giai đoạn, thời kỳ
lịch sử khác nhau. Ở đó, sự hưng vong thịnh suy của triều đại; sự lựa chọn các nhân vật
lịch sử đều có sự can thiệp, linh ứng của quỷ thần, sự sắp đặt của trời đất, số mệnh. Cũng
như người Việt, dân tộc Hàn trong xa xưa cũng như ngày nay cũng luôn luôn tin tưởng
vào thế giới thần linh tồn tại bên cạnh cõi trần thế. Vì thế, tín ngưỡng vạn vật có linh hồn,
tín ngưỡng sùng bái đối với con người cũng như phong tục tập quán tốt đẹp khác đều có
thể tìm thấy trong Tam quốc di sự và một số ít truyện kỳ ảo các giai đoạn sau. Cầu cúng,
21


tế lễ, thần thuật, phép thuật... được nhắc đến trong “Chiếc đai ngọc trời ban” [tr.80-81];
trong “Tân La biệt ký” [tr.105]... Bói toán, tướng số, xem vận hạn... cũng được nhắc đến
trong truyện “Thái Tông Xuân Thu công” [tr.98-99]... Chuyện cầu tự cũng được nhắc đến
trong truyện “Vua Hiến Thành” [tr.319]... Các truyện kỳ ảo trong Dung Trai tùng thoại, ở
nội dung này không có gì đặc sắc nên chúng tôi không bàn đến nữa. Còn trong Thù dị
truyện, hình ảnh của nhân thần, cùng các hình ảnh của thần linh, ma quái xuất hiện ở vài
ba truyện. Tín ngưỡng cầu cúng, nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của thần linh cũng được nhắc

đến. Tiêu biểu như “Truyện A Đạo” kể về nhân vật Hắc Hồ Tử; truyện “Cuồng phong phá
thuyền” cũng nhắc đến cầu cúng của bà Bảo Khai... “Truyện Viên Quang” có nói đến việc
có một vị thần tiên báo mộng rằng hãy nói với vị tì kheo dời ngôi lều đi chỗ khác vì cản
đường đi của thần, nếu không thần sẽ giáng tội... Còn lại, các tập truyện sau Thù dị truyện là
KNTT, Xý Trai ký dị và Tam thuyết ký, các biểu hiện của nội dung tín ngưỡng truyền thống
bản địa dân tộc Hàn không nhiều và cũng không được nhấn mạnh.
Tiểu kết Chƣơng 4
Có thể khẳng định rằng, qua hình tượng các nhân vật, chúng ta thấy khá rõ các biểu
hiện, các chiều cạnh của văn hóa Phật giáo, Lão - Trang, Nho giáo và văn hóa bản địa
bàng bạc trong nhiều truyện/ tập truyện kỳ ảo của Việt Nam và Hàn Quốc. Tuy độ đậm
nhạt, dư vị có khác ở từng truyện, từng tập truyện cũng như ở từng giai đoạn phát triển thể
loại, cũng như có sự khác nhau ít nhiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc song trên đại thể,
những nét tương đồng vẫn tiếp tục là đặc điểm chủ đạo ở nội dung này trong hình tượng
của các kiểu nhân vật. Các chiều cạnh văn hóa Phật giáo như lịch sử quá trình du nhập
Phật giáo (điểm này trong truyện kỳ ảo trung đại Hàn Quốc rõ hơn), về những đóng góp
và ảnh hướng tích cực của các thiền sư/ sư/ Phật giáo đối với quốc gia dân tộc; các chiều
cạnh văn hóa Lão giáo (Lão - Trang) như đề cao sự rèn luyện, dưỡng sinh, bảo tồn tâm
tính, hướng đến cuộc sống ẩn dật; vấn đề phép thuật, bùa chú; các chiều cạnh văn hóa Nho
giáo như đề cao nho sinh, sĩ khí và khoa cử; đề cao các đấng minh quân, quan lại có công;
đề cao các gương liệt nữ; các chiều cạnh văn hóa bản địa Việt - Hàn như tín ngưỡng vạn
vật hữu linh; tín ngưỡng thờ tổ tiên và tín ngưỡng thờ thành hoàng đều đã được phản ánh
tương đối sinh động trong truyện kỳ ảo hai nước. Trên cơ sở khảo sát và mô tả, các nội
dung này đã được chúng tôi trình bày khá kỹ trong chương 4. Nhân vật như là hình ảnh
của con người dân tộc đã là nơi tiếp nhận và thể hiện những chiều cạnh văn hóa tốt đẹp
ngoại lai ấy (văn hóa Ấn Độ qua trường hợp Phật giáo; văn hóa Trung Hoa qua trường
hợp Lão giáo và Nho giáo), cùng với văn hóa bản địa. Con đường du nhập và chung sống,
rồi phát huy những điểm tích cực của văn hóa ngoại lai tại đất nước Việt Nam và Hàn
Quốc thời trung đại, dù bằng cách thức nào đi nữa song rõ ràng, những điểm còn đọng lại
và được phản ánh trong truyện kỳ ảo là hết sức đáng chú ý. Chúng tôi coi đó chính là một
tầng bậc ý nghĩa thú vị khi đi sâu khảo sát đặc điểm nội dung của nhân vật trong loại

truyện kỳ ảo trung đại Việt - Hàn.
KẾT LUẬN
1. Qua nghiên cứu, một lần nữa có thể khẳng định rằng, truyện kỳ ảo trung đại Việt
Nam và Hàn Quốc khá phong phú, có quá trình hình thành và phát triển khá sớm, trên cơ
sở tiếp thu truyền thống văn học dân gian dân tộc, cũng như tiếp thu tinh hoa loại hình
truyện truyền kỳ chí quái trong nền văn học khu vực Đông Á, truyện kỳ ảo Việt Hàn đã
đạt đến chất lượng nghệ thuật đỉnh cao với thể loại truyện truyền kỳ trung đại. Và nếu
như, ở Việt Nam, truyện kỳ ảo trung đại càng về sau càng có xu hướng ngắn lại (trừ
22


trường hợp TKTP của Đoàn Thị Điểm), gia tăng yếu tố hiện thực mà theo một số nhà
nghiên cứu điều đó như sự mở ra cho loại hình truyện ngắn hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX thì ở phía Hàn Quốc, truyện kỳ ảo càng về sau lại càng có xu hướng dài hơi và
tiểu thuyết hóa thể loại. Đây là một điểm khá thú vị mà chúng tôi mới chỉ bước đầu chỉ ra,
nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu chắc chắn sẽ có những kết luận có nghĩa khoa học đối
với chuyên ngành văn học so sánh.
2. Qua khảo sát và mô tả, thế giới nhân vật trong truyện kỳ ảo Việt - Hàn rất phong
phú, đa dạng. Từ những mục đích khác nhau trong tiếp cận nghiên cứu, người nghiên cứu
có thể thống kê, phân loại, mô tả, đánh giá về các kiểu nhân vật từ tham chiếu giới tính,
nghề nghiệp, đẳng cấp, thứ bậc trong xã hội, bản chất, phẩm chất hay tính cách của nhân
vật… Và lẽ đương nhiên, từ mỗi cách phân loại ấy sẽ cho chúng ta những nhìn nhận khác
nhau, trên các chiều cạnh khác nhau của thế giới nhân vật để thấu hiểu chiều sâu bên trong
về các phương diện nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm, từng tập truyện cũng như
lịch sử của thể loại. Chọn cách phân chia gắn với bản chất truyện kỳ ảo, trong Luận án,
chúng tôi đã tiến hành phân tích, mô tả thỏa đáng về hai kiểu nhân vật: một là tuyến nhân
vật kỳ ảo và hai là tuyến nhân vật bình phàm. Trong số đó, kiểu nhân vật kỳ ảo có liên hệ
với thế giới trần tục và kiểu nhân vật bình phàm có liên hệ với thế giới kỳ ảo chiếm số
lượng nhiều nhất, cũng đồng thời ghi nhận ở đó những đóng góp căn bản nhất, phản ánh
những hệ hình tư duy nghệ thuật riêng biệt độc đáo nhất của các cây bút. Cũng không có

một ranh giới hoàn toàn rạch ròi, cách biệt giữa hai tuyến này, song về cơ bản, dù là nhân
vật bình phàm hay nhân vật kỳ ảo thì tất cả đều được các nhà văn hai nước khắc họa và kí
thác nhiều tâm sự, khát vọng về nhân tình thế thái, về thời cuộc cũng như những tâm sự cá
nhân. Có một logic, dù chưa hoàn toàn giữa thế giới nhân vật truyện kỳ ảo với sự lựa chọn
cuộc đời, từ hành đạo đến ẩn dật, thoái lui quan trường ở các nhà văn mà điển hình nhất là
Nguyễn Dữ của Việt Nam và Kim Thời Tập hay Thân Quang Hán của Hàn Quốc. Từ lợi
thế của sự lựa chọn cuộc sống ẩn, nhà truyền kỳ đã có điều kiện hơn trong việc phản ánh,
khắc họa một số kiểu nhân vật thoát tục, tìm kiếm, thể nghiệm những không gian sống,
những lối sống khác với cuộc sống bình thường lúc bấy giờ. Đồng thời cũng qua nhãn
quan của người ẩn dật mà nhà văn hai nước đã có dịp bày tỏ rõ hơn chí khí, quan điểm cá
nhân, đặc biệt là những phê phán đối với chính sự đương thời và thể hiện khát vọng thay
đổi, không ngừng mơ ước đến một “trật tự” xã hội tốt đẹp nhất trong năng lực nhận thức
của mỗi nhà kỳ ảo hai nước.
3. Nhân vật trong tác phẩm văn học, trong loại hình tự sự trung đại nói chung, trong
truyện kỳ ảo trung đại nói riêng, dù được xây dựng từ nguyên mẫu hay là những tưởng
tượng sáng tạo thì bao giờ cũng vậy, nó gắn bó chặt chẽ và thể hiện sinh động những vấn
đề của con người dân tộc. Qua nhân vật trong truyện kỳ ảo, chúng ta có thể thấy ở đó
những mảng màu sáng tối, những nét đẹp, những thuần phong mỹ tục của con người thời
đại lúc bấy giờ, của văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như Hàn Quốc. Đây là một điểm
nhấn mà luận án tập trung mô tả và luận giải. Theo đó, những chiều cạnh, biểu hiện của
văn hóa Phật giáo, văn hóa Lão - Trang, văn hóa Nho giáo cũng như văn hóa bản địa hai
nước Việt, Hàn đã được chúng tôi phân tích khá kĩ lưỡng. Đối với văn hóa Phật giáo, các
vấn đề như quá trình du nhập vào Việt Nam, Hàn Quốc, các tiểu truyện thiền sư/ sư;
những đóng góp của các nhân vật thiền sư/ sư đối với các triều đại phong kiến, các thể chế
chính sự cũng như đối với xã hội của Phật giáo đã được phân tích. Đối với văn hóa Lão Trang, các nội dung biểu hiện như rèn luyện, dưỡng sinh, bảo tồn tâm tính, hướng đến
23


×