Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Xoa bóp bấm huyệt chăm sóc sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.05 KB, 19 trang )

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt
1: Xoa bóp, bấm huyệt gan bàn chân phòng chữa bệnh
Xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân là một trong nhiều
phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, là xu hướng được ưa
chuông của thế giới hiện nay. Ta có thể tự chẩn đoán và chữa trị
được một số bệnh thông thường. Có thể dễ dàng thực hiện bất kỳ
chỗ nào, lúc nào: lúc nghỉ giải lao, lúc ngồi tàu xe, lúc xem ti vi...
chỉ cần 5-10 phút ai cũng làm được.

Tại sao phải xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân?
Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều có những
vùng đại diện ở hai bàn chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên
trái (như mắt trái, thận trái, tim, lách, hậu môn, trĩ...), bàn chân
phải ứng với nửa người bên phải (như mắt phải, thận phải, gan,
mật, ruột thừa...). Trong mỗi người có tới 35km các loại ống (mạch
máu ruột, ống tuyến...) từ lớn nhỏ tới li ti, chạy ngang dọc khắp


mọi nơi trong cơ thể. Phần lớn những ống đó là những dây thần
kinh và các mạch máu lưu thông với mọi tế bào. Chỉ cần một ống
dẫn nhỏ đâu đó bị tắc là ảnh hưởng tới cả một nhánh hay cả một hệ
thống. Đôi bàn chân chúng ta là điểm tận cùng của hệ thống thần
kinh và là điểm thấp nhất của các đường ống vì phần lớn thời gian
con người hoạt động là đứng hay ngồi. Cho nên máu chúng ta có
những “cặn bẩn” thường bị tồn đọng và dễ bị ứ tắc tại đây. Việc
nắn bóp những điểm có ách tắc vì có những “cặn bẩn” của máu ở
hai bàn chân sẽ làm các chất cặn bị tan hay phân tán nhỏ ra khiến
máu dễ lưu thông và đào thải ra ngoài.
Sự lưu thông máu ở hai bàn chân không tốt còn do một
nguyên nhân khác. Khi các cơ bắp của chúng ta hoạt động yếu toàn
bộ khung xương bị chùng xuống. Cả hệ thống các đốt xương chân


cũng vậy. Các khớp co hẹp lại có thể làm cho một số dây thần kinh
và mạch máu bị kẹt gây ra sự ách tắc lưu thông của máu. Những
“cặn bẩn” trong máu dễ bị ứ đọng ở những điểm này.
Nếu những điểm đó có các dây thần kinh và mạch máu có liên
quan đến gan, gan hoạt động yếu đi, nếu liên quan đến thận, sẽ làm
việc thải các chất acid uric qua đường nước tiểu kém hiệu quả.
Chất “cặn bẩn” trong máu tụ lại lâu bị cô đặc thành những tinh thể.
Nếu những tinh thể đó tụ tập ở đầu dây thần kinh, sẽ gây cảm giác
nhức buốt và ảnh hưởng tới các cơ quan có liên quan. Do đó, trong
quá trình xoa bóp, bấm huyệt bàn chân, nhìn nét mặt của bệnh
nhân, ta có thể xác định được những điểm đau và suy ra cơ quan
nội tạng nào đó trong cơ thể đang bị yếu hay hoạt động không bình
thường.
Phương pháp xoa bóp
- Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, chú ý tìm
những vùng cảm ứng đau hoặc rất đau.
- Dùng đầu ngón tay cái ấn tìm chính xác những điểm đau nhưng
không ấn quá mạnh và lâu vào một điểm.


- Bấm các huyệt đau này 15-30 giây, sau day tròn mỗi huyệt 10
vòng xuôi, 10 vòng ngược, mỗi ngày bấm 1-2 lần làm cho tới khi
khỏi bệnh.
Có thể day bấm bằng đầu ngón tay cái (ngón tay thẳng đứng
với điểm bấm) hoặc dùng đầu bút chì đầu có tẩy ấn cho êm. Riêng
các huyệt ở ngón chân cần thêm động tác bóp các cạnh bên và vê
tròn xoay quanh ngón chân.
Dù là bệnh gì cũng nên bấm day thêm 4 huyệt của các tuyến
nội tiết là: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh
dục để 4 tuyến này tiết ra đầy đủ các hormon rất quý, quyết định và

duy trì bình ổn mọi hoạt động chức năng của cơ thể để nâng cao
sức khỏe chống mệt mỏi, mất ngủ và tránh các rối loạn bất thường.
Ngoài ra không được quên kiểm tra huyệt tác động đến thận,
gan, tim, lách... là những nội tạng quan trọng thường dễ bị đau yếu.
Đối chiếu các điểm đau này với hình vẽ các huyệt ở hai bàn
chân có kết hợp với các triệu chứng đang xảy ra để suy đoán được
cơ quan nội tạng nào có vấn đề. Nếu có bấm day nhầm huyệt cũng
không sao. Xoa bóp bấm huyệt gan bàn chân thật đơn giản, an
toàn, tiết kiệm mà rất hiệu nghiệm.

2: xoa bóp bấm huyệt chữa mất ngủ- bệnh lý mất ngủ
Tất cả những người bị mất ngủ cơ năng đều có một triệu chứng
là cơ ở vùng cổ bị căng cứng, nên khi xoa bóp cần chú ý tới các cơ
này. Ngoài ra còn tác động tới các cơ ở vai và bụng. Nên tiến hành
xoa bóp vào buổi tối, khi sắp đi ngủ, bạn sẽ thấy có hiệu quả ngay.
Tiếp tục xoa bóp vào ban đêm chừng nào chứng mất ngủ chưa bị
loại trừ hẳn. Thời gian cần thiết để đạt đến hiệu quả phụ thuộc vào
tuổi, vào điều kiện thể chất và vào việc mất ngủ đã lâu chưa, vào
cách sống của bạn. Tất cả các yếu tố đó đều có tác động, nhưng
một khi đã điều trị thắng lợi rồi để dự phòng tái phát, bạn nên tiến
hành xoa bóp bấm huyệt một tuần 2 lần. Nếu trước khi làm, bạn có


điều kiện tắm nước nóng cho cơ thể thư giãn thì hiệu lực chống
mất ngủ của xoa bóp bấm huyệt còn mạnh hơn.
Cách tự xoa bóp bấm huyệt chống mất ngủ
Phần đỉnh đầu: Khi tự làm cho mình, bạn nên ngồi ở cạnh
giường, đặt ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn của hai tay lên đỉnh
đầu. Ấn mạnh làm 3 lần mỗi lần trong 3 giây (ảnh 1).
Nền sọ: Ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn của hai tay đưa ra

phía sau đầu, vào chỗ hơi lõm ở phía trên gáy, ngang dưới nền sọ.
Ấn mạnh (lực 9kg), làm 3 lần liền. Dịch chuyển cách điểm cũ độ
hai khoát ngón tay, sang hai bên phải và trái. Dùng ngón trỏ, ngón
giữa và ngón nhẫn của hai tay ấn mạnh đồng thời cả hai bên.
Ấn tiếp hai lần nữa tại huyệt trên. Tiếp tục dịch chuyển hai tay
cách huyệt cũ độ hai khoát ngón tay, ra phía ngoài, vẫn ở đường
của nền sọ. ấn mạnh bằng cả 3 ngón (lực 9kg), ở cả hai bên phải và
trái đồng thời. Ngừng. Tiếp tục bấm hai lần nữa ở huyệt nói trên,
cường độ mạnh.
Cơ cổ: Đặt 3 ngón tay (trỏ, giữa, nhẫn) của tay trái lên phía
trên gáy ở bên trái và 3 ngón tay ở bên phải, điểm tương đương.
Ấn mạnh cả 3 huyệt trong 3 giây (9kg) làm 3 lần. Dịch chuyển
xuống dưới hai khoát ngón tay dọc theo cơ. ấn mạnh (9kg) trong 3
giây, ấn 3 lần như vậy. Tiếp tục dịch chuyển xuống huyệt dưới theo
cơ cổ, cách huyệt trên hai khoát ngón tay ấn mạnh (9kg) trong 3
giây. Ấn mỗi huyệt 3 lần. Những huyệt cuối cùng nằm ở cuối cơ,
trên xương bả vai, ấn mạnh 3 lần (ảnh 2).
Vai: Dùng ngón tay trái để tìm huyệt trên vai phải. Huyệt nằm
ở giữa đường chiếu từ gáy ra bờ ngoài của vai, hơi dịch về phía sau
của cơ vai. Khi nào bạn thấy huyệt nhạy cảm nhất đấy chính là
huyệt cần tìm.


Dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái ấn mạnh trong 3 giây,
ngừng. Làm 3 lần liền. Tiếp tục làm như vậy với vai trái. Dùng
ngón trỏ và ngón giữa tay phải để bấm huyệt cho vai trái (ảnh 3).
Phần trên lưng: Phần này đòi hỏi cánh tay đưa mạnh về phía
sau. Có thể lần đầu bạn chưa đạt được, nhưng bạn đừng ngại. Khi
tiến hành nhiều lần bạn sẽ thấy động tác tiến hành được dễ dàng.
Tay trái đưa ra sau vai phải, càng xuống dưới sâu càng tốt.

Hãy dùng ngón trỏ, giữa và nhẫn để bấm. Ấn mạnh (9kg) trong 3
giây bằng cả 3 ngón tay đồng thời, làm 3 lần. Dịch chuyển lên trên
khoảng hai khoát ngón tay. 3 ngón tay ở giữa khoảng sống lưng và
bả vai. Ấn mạnh (9kg) trong 3 giây, làm 3 lần. Tiếp tục dịch
chuyển lên trên khoảng hai khoát ngón tay ấn mạnh (9kg) trong 3
giây, ấn 3 lần như vậy trên huyệt đó. Tiếp tục dịch chuyển lên hai
khoát ngón tay, ấn mạnh 3 lần, mỗi lần 3 giây. Tay phải đưa lên vai
trái, càng xuống sâu càng tốt và tiếp tục bấm vào các huyệt như đã
làm ở bên vai phải (ảnh 4).
Phần dưới của lưng: Đưa 3 ngón tay xuống vùng thắt lưng,
tay trái ở bên trái và tay phải ở bên phải. Ngón giữa ở cách đường
giữa sống lưng khoảng hai khoát ngón tay. Ấn mức vừa phải (7kg)
bằng cả 3 ngón và đồng thời cả hai bên trong 3 giây, làm 2 lần.
Dịch chuyển ngón tay xuống thấp độ hai khoát ngón tay, ấn mức
độ vừa làm hai lần. Dịch chuyển xuống hai khoát ngón tay nữa.
Điểm này ở gần mông, ấn mức độ vừa bằng cả hai trong 3 giây
đồng thời cả hai bên, làm hai lần (ảnh 5).
Lòng bàn chân: Đặt mắt cá chân phải lên đầu gối trái, bấm các
huyệt như hình vẽ. Bàn tay nắm lấy bàn chân, hai ngón cái kề ngau
ở trước gót, ấn mạnh (9kg) trong 3 giây, ngừng. Đưa ngón cái đến
điểm giữa nơi hẹp nhất của lòng bàn chân, ấn mạnh, ngừng. Đến
huyệt thứ ba và bốn làm như trên, sau đó trở về huyệt thứ nhất lần
lượt bấm hai lần nữa, tất cả 4 huyệt. Đặt bàn chân trái lên đầu gối
phải và làm tương tự như chân phải, bấm 3 lần 4 huyệt (ảnh 6).


Bụng: Những động tác trên bạn có thể làm ở tư thế nằm,
nhưng đến bấm huyệt bụng bạn nên nằm. Chia bụng bắt đầu từ
dưới lồng ngực đến bẹn làm 5 đường, từ đường giữa bụng hai bên
hai đường. Ngón trỏ, nhẫn, giữa của 2 tay chụm vào nhau ở dưới

xương ức, ấn vừa phải (7kg) trong 3 giây, ngừng. Dịch chuyển
xuống dưới điểm nọ cách điểm kia độ hai khoát ngón tay, ấn vừa
phải. Tiếp tục chuyển sang hai đường bên cạnh, làm như vậy cho
đến hết đường cuối cùng. Để kết thúc, đặt lòng bàn tay vào bụng,
ấn nhẹ nhàng lên bụng, nếu điểm nào thấy căng tức thì ấn vào
nhiều hơn cho đến khi thấy mềm mại bình thường (ảnh 7).
Phần trước và phần bên của cổ: dùng 3 ngón trỏ, giữa và
nhẫn để ấn các huyệt vùng cổ, bằng cả hai tay đồng thời. Đặt cả 3
ngón trỏ, giữa và nhẫn của tay phải vào dưới hàm, ở bên phải của
phía trên khí quản và những ngón tay trái đặt vào điểm tương tự ở
bên trái. Ấn nhẹ trong hai giây, ấn vào cơ không ấn vào khí quản,
ngừng. Dịch chuyển hai tay xuống phía dưới và tiếp tục ấn nhẹ cho
đến huyệt cuối cùng ở nền cổ. Trở lại điểm xuất phát ở dưới hàm,
nhưng hơi dịch ra phía ngoài. Ấn nhẹ hai bên đồng thời và dịch
chuyển dần xuống phía dưới. Vừa ấn nhẹ và đi từ phía trên đến
phía nền cổ, xa đường trước một chút về phía ngoài, cho đến khi
bạn đã ấn xong các huyệt ở phía trước và phía bên của cổ (ảnh 8).
Thái dương: Mỗi bên thái dương có hai huyệt để bấm. Dùng ngón
trỏ và ngón giữa để ấn, đồng thời cả hai bên. Đặt ngón tay vào
điểm ở hõm thái dương. Vị trí này cách đuôi mắt khoảng 2 khoát
ngón tay và hơi cao hơn đuôi mắt. Ấn huyệt ở mức độ vừa phải
(7kg) trong 3 giây, ngừng. Đưa tay dịch lên trên độ một khoát ngón
tay và về phía sau độ hai khoát ngón tay, ấn mức độ vừa trong 3
giây (ảnh 9).
Lòng bàn tay: Ở lòng bàn tay có 4 huyệt, 3 huyệt nằm trên đường
trục từ giữa cổ tay đến ngón giữa, huyệt thứ 4 nằm giữa mô cái.
Đặt ngón cái tay trái vào huyệt đầu tiên ở phần mềm gần sát cổ tay.


Các ngón khác nắm lấy mu tay, ấn mạnh (9kg) trong 3 giây, ngừng.

Cứ thế lần lượt ấn từng huyệt một theo trình tự và lực như trên sau
đó trở lại bắt đầu từ đầu và làm 3 lần (ảnh 11).
Mắt: Những huyệt bao quanh mắt đều nằm trên bờ trong của hố
mắt, dùng ngón trỏ giữa và nhẫn tay trái cho mắt trái và 3 ngón
như vậy của tay phải cho mắt phải. Những ngón tay hơi xòe ra đặt
vào cạnh của bờ trong phía trên của hốc mắt. Ngón nhẫn càng gần
phía mũi càng tốt. Ấn bằng đầu ngón tay lên xương của hố mắt, ấn
nhẹ (4,5kg) trong 3 giây, ngừng. Mắt nhắm, ngón tay dịch xuống,
ấn rất nhẹ (0,8-1,2kg) trong 3 giây, ngừng. Hơi cong ngón tay và
ấn vào bờ trong của xương hố mắt phía dưới, ấn nhẹ (4,5kg) trong
3 giây. Sau đó làm lần thứ hai (ảnh 10).
Những động tác kết thúc: Hãy nằm ngửa, dang tay lên phía đầu,
chân và ngón chân duỗi ra, hít vào sâu qua đường mũi. Hãy để cho
các cơ thư giãn từ từ, thở ra bằng miệng, làm 6 lần


3: xoa bóp giúp ngủ ngon

Đông y gọi mất ngủ là thất niên (thất là mất, niên là ngủ)
hoặc bất mị (bất là không, mị là ngủ), là một trạng thái rối loạn
giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không có khả năng ngủ hoặc thiếu
ngủ. Có thể mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi
không ngủ được rồi thiếp đi; có thể mất ngủ vào giữa giấc ngủ,


nghĩa là đang ngủ giữa đêm tỉnh dậy và không ngủ lại được; có thể
mất ngủ vào cuối giấc ngủ, người bệnh dậy quá sớm và không ngủ
lại được.
Ở người mất ngủ lúc mới vào giấc ngủ, theo Đông y, nguyên
nhân thứ nhất là do suy nghĩ quá độ làm hại tỳ, tỳ yếu không sinh

đủ huyết cho tâm làm cho cả tâm và tỳ đều hư gây nên (thể tâm tỳ
hư). Thứ hai là sợ hãi lo lắng quá (thần tàng tại tâm, hồn tàng tại
can). Thứ ba là do trước khi ngủ ăn quá no, bụng đầy trướng không
ngủ được (thể vị gia thực nghĩa là dạ dày quá đầy). Y học cổ truyền
có nhiều cách chữa trị hiệu quả chứng bệnh này. Xin giới thiệu
cách xoa bóp có tác dụng an thần, ngủ tốt để bạn đọc có thể tự
chữa bệnh cho mình.
- Dùng ngón tay cái day huyệt ấn đường sau đó vuốt từ ấn đường
sang thái dương khoảng 30 lần.
- Xoa day huyệt bách hội 100 lần.
- Bấm day huyệt phong trì 30 lần.
- Bấm huyệt nội quan mỗi bên khoảng 1 phút.
- Bấm huyệt thần môn: Dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt thần
môn tay trái, sau đó đổi bên bấm tiếp tay phải, mỗi bên bấm day
100 lần.
- Xoa bụng khoảng 2 phút.
- Xoa vùng thượng vị khoảng 3 phút.


- Xoa huyệt thận du: dùng hai gan bàn tay áp vào huyệt thận du
xoa vòng lên xuống cho đến khi nóng lên thì thôi.
- Bấm day huyệt tam âm giao mỗi bên 30 lần.
Để phòng bệnh, có thể tự day ấn thường xuyên các huyệt trên
mỗi ngày một đến hai lần. Cách này hiệu quả cao mà không gây
hại. Ngoài ra cần tránh các nguyên nhân gây căng thẳng tinh thần,
giữ cho đầu óc thảnh thơi trước khi đi ngủ. Về ăn uống cần kiêng
chất kích thích như cà phê, trà đậm, thuốc lá, rượu bia...; nên ăn
thức ăn thanh đạm, không ăn no trước khi ngủ. Nên tập các môn
thể thao vừa sức hoặc đi bộ, vận động nhẹ nhàng. Trước khi đi ngủ
nên ngâm chân vào nước ấm có pha muối. Kiên trì thực hiện sẽ có

kết quả.
Để phòng bệnh, có thể tự day ấn thường xuyên các huyệt trên mỗi
ngày một đến hai lần. Cách này hiệu quả cao mà không gây hại.
Ngoài ra cần tránh các nguyên nhân gây căng thẳng tinh thần, giữ
cho đầu óc thảnh thơi trước khi đi ngủ. Về ăn uống cần kiêng chất
kích thích như cà phê, trà đậm, thuốc lá, rượu bia...; nên ăn thức ăn
thanh đạm, không ăn no trước khi ngủ. Nên tập các môn thể thao
vừa sức hoặc đi bộ, vận động nhẹ nhàng. Trước khi đi ngủ nên
ngâm chân vào nước ấm có pha muối. Kiên trì thực hiện sẽ có kết
quả.
Vị trí huyệt
- Ấn đường: Huyệt nằm ở điểm giữa đường nối hai đầu lông mày.


Huyệt ấn đường.
- Thái dương: Chỗ lõm giao điểm của đuôi lông mày với khóe
ngoài mắt.
- Bách hội: Chỗ giao điểm của đường dọc qua giữa đỉnh đầu và
đường nối 2 đỉnh của vành tai.
- Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
- Nội quan: Huyệt ở phía trên ngấn cổ tay 2 tấc, ở giữa gân bàn tay
và gân co cẳng tay.
- Thần môn: Trên ngấn cổ tay, bên cạnh gân khi co bàn tay.
- Thận du: Dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang ngang 1,5 tấc.


- Tam âm giao: Mắt cá trong đo thẳng lên 3 tấc, chỗ bờ trong
xương chày.
4: Xoa bóp chống mệt mỏi
Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại kéo theo sự căng thẳng

của công việc hằng ngày khiến con người mệt mỏi. Một phương
pháp trị liệu giản đơn, hiệu quả nhất để nhanh chóng tiêu trừ mệt
mỏi, hưng phấn tinh thần, khôi phục thể lực, phòng chữa bệnh, kéo
dài tuổi thọ... đó là liệu pháp xoa bóp (trong nhân dân gọi là tẩm
quất). Ưu điểm của phương pháp này là có thể tự mình thao tác
hoặc người thân trong gia đình xoa bóp cho nhau, không tốn thời
gian, không hạn chế môi trường, hoàn cảnh, đơn giản, thuận tiện,


an toàn, hiệu quả. Dưới dây chúng tôi xin giới thiệu một nhóm thủ
pháp xoa bóp để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
- Người bệnh nằm ngửa, người chữa dùng hai ngón tay cái bấm rốn
rồi tách ra bấm huyệt hoang du, sau đó bấm 2 huyệt thiên khu.
Cuối cùng nhấc da bụng làm dạng sóng, làm trong 5 – 10 phút. Sau
đó dùng bàn tay day đùi trái, phải mỗi bên 10 lần rồi nhấc cẳng
chân trái, phải mỗi bên 10 lần.
- Người bệnh chuyển sang tư thế nằm sấp, người chữa day hai bên
lưng mỗi bên 15 – 20 lần, bóp cơ vùng lưng 10 lần, day thắt lưng
20 lần, day vùng hông 20 lần, day đùi bên trái, phải mỗi bên 20
lần.
Sau đó người chữa dùng hai bàn tay đẩy từ lưng trên xuống mặt
sau đùi người bệnh.
- Người bệnh ngồi dậy, một tay người chữa bấm 2 huyệt thái
dương, tay kia bấm huyệt phong trì rồi vê 20 lần. Sau đó người
chữa dùng hai tay nhấc vai người bệnh (chỗ huyệt kiên tỉnh) 5 lần.
Tiếp đến người chữa dùng hai ngón tay cái vê huyệt hợp cốc và
huyệt khúc trì bên trái, phải của người bệnh, mỗi huyệt vê 10 lần.
Các thủ pháp trên có tác dụng thư cân hoạt lạc, làm cơ thể bớt căng
thẳng, dưỡng sinh an thần. Nếu làm kiên trì thường xuyên có thể
đạt hiệu quả phòng bệnh, tăng cường sức khỏe.

Giải thích thủ thuật:
- Day: Bàn tay chuyển động theo hình tròn ở bề mặt cơ thể.


- Vê: Ngón tay cái đè trên bề mặt cơ thể làm động tác chuyển động
hình tròn.
- Nhấc: Ngón tay cái phối hợp với 4 ngón còn lại nhấc một bộ
phận nào đó trên bề mặt cơ thể, di động bằng động tác 1 nhấc 1
thả.
- Bấm (điểm): Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay khác bấm lên
huyệt vị trên kinh lạc.
- Đẩy: Dùng bàn tay hoặc cả bàn tay, ngón tay di động đi lại trên
phần cơ thể bị bệnh.
Vị trí các huyệt
- Hoang du: Từ rốn sang ngang 0,5 tấc.
- Thiên khu: Từ rốn sang ngang 2 tấc.
- Thái dương: Ở chỗ lõm cách điểm giữa đường nối đầu ngoài
lông mày và khoé mắt ngoài 1 tấc.
- Phong trì: Ở chỗ lõm giữa cơ ức đòn chũm và phần trên cơ
thang.
- Kiên tỉnh: Ở điểm giữa đường nối từ đốt sống cổ 7 đến mỏm
cùng vai.
- Hợp cốc: Chỗ lồi nhất của cơ khi ngón cái và ngón trỏ kẹp sát
nhau.
- Khúc trì: Nằm ở chỗ lõm đầu ngoài nếp khuỷu tay.


5: Thư giãn bằng bấm huyệt
Khi bị stress với các triệu chứng căng thẳng thần kinh, mệt mỏi,
mất ngủ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, giảm thị lực, đau vai, người

ta có nhiều cách khắc phục khác nhau. Bấm một số huyệt là phục
hồi nhanh chóng sự cân bằng của hệ thống thần kinh, điều hòa các
chức năng sống của cơ thể, ai cũng có thể tự thực hiện.

Phương huyệt chủ yếu thường được chọn là các huyệt Bách hội,
Ấn đường, Phong trì, Nội quan, Khúc trì, Túc tam lý, nhằm mục
đích tái lập sự cân bằng hệ thống thần kinh và các chức năng khác


của cơ thể... Có thể phối hợp phương pháp này với các phương
pháp thư giãn khác để nâng cao hiệu quả.
Vị trí và tác dụng của các huyệt
Bách hội là huyệt thuộc mạch đốc, có vị trí ngay chính giữa đỉnh
đầu, là giao điểm của đường chính trung và đường thẳng nối 2 đỉnh
vành tai. Còn có nhiều tên gọi khác như Tam dương ngũ hội, Nê
hoàn cung, Ðiên thượng, Thiên mãn... Là huyệt hội của Ðốc mạch
với 6 dương kinh. Huyệt Bách hội có tác dụng khai khiếu tinh
thần, bình can tức phong, thông dương cố thoát, cử được dương
khí bi hạ hãm, tiềm được can dương, thanh được thần chí, tiết được
nhiệt ở các dương kinh...
Ấn đường là kỳ huyệt, có vị trí nằm chính chỗ lõm giữa 2 đầu lông
mày hoặc là giao điểm của đường chính trung với đường nối 2 đầu
lông mày. Có tác dụng định thần chí, đuổi phong nhiệt. Theo kinh
nghiệm của tiền nhân, có thể phối hợp với Nội quan để chữa mất
ngủ, đau đầu hoặc phối hợp Khúc trì để chữa bệnh huyết áp cao.
Nội quan là huyệt thuộc kinh Thủ quyết âm tâm bào lạc, giao hội
với Thủ quyết âm và Âm duy mạch. Có vị trí nằm giữa 2 gân cơ
gan tay lớn và gan tay bé ở cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay về phía trên
2 thốn. Có tác dụng định tâm, an thần, hòa vị, thư trung, lý khí,
trấn thống. Nghiên cứu của Soulié de Morant - một châm cứu gia

người Pháp cho thấy nếu bổ huyệt Nội quan có tác dụng chữa bệnh
suy nhược thần kinh, mệt nhọc, mất ngủ, sợ sệt, buồn phiền...


Khúc trì là huyệt thuộc kinh Thủ dương minh Ðại tràng, là huyệt
hợp, thuộc Thổ, còn có tên gọi khác như Dương trạch, Qui cư. Có
vị trí ở chỗ lõm, đầu lằn chỉ khuỷu tay khi co lại. Khúc trì có tác
dụng sơ tà nhiệt, lợi quan tiết, thanh nhiệt, hòa vinh dưỡng huyết,
khu phong, giải biểu. Thường được áp dụng để chữa các bệnh đau
khuỷu tay, vai gãy, liệt chi trên, hội chứng cổ vai - cánh tay gây
đau mỏi ở cổ vai, cánh tay...
Theo trường phái châm cứu Trạch Ðiền, Khúc trì là yếu huyệt có
tác dụng làm cho sáng mắt (tăng thị lực), chữa các bệnh ngoài da
như dị ứng, ban chẩn, mề đay...
Phong trì là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương Ðởm, hội với
Dương duy mạch. Có vị trí nằm ở chỗ hõm nhất sau gáy. Có tác
dụng khu phong, giải biểu, sơ tà, thanh nhiệt, thông nhĩ (làm tỏ tai
- tăng thính lực), minh mục (làm sáng mắt - tăng thị lực). Thường
được áp dụng chữa các bệnh cảm mạo, hoa mắt, chóng mặt, các
bệnh về mắt, bệnh về tai... Kinh nghiệm của tiền nhân phối hợp với
huyệt Khúc trì để chữa đau đầu, huyết áp cao, bệnh về thần kinh...
Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vi, còn có các tên
như Quỷ tà, Hạ lăng, Hạ tam lý..., là huyệt hợp thuộc Thổ, là huyệt
đa khí đa huyết. Có vị trí nằm ở dưới đầu gối, cách hõm dưới ngoài xương bánh chè ngang 1 bàn tay, cách bồ xương chày
(xương ống chân) ngang 1 khoát ngón tay. Túc tam lý có tác dụng


lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường, tiêu trệ, sơ phong, hóa thấp,
thông điều kinh lạc và hành khí hoạt huyết, phù chính, khu tà, bồi
nguyên, bổ hư, dự phòng bệnh tật. Ðược áp dụng chữa các bệnh

suy nhược, thiếu máu, thần kinh suy nhược. Ngoài ra còn chữa các
bệnh về đường tiêu hóa... Người xưa cho rằng tác dụng của Túc
tam lý ví như độc sâm thang vậy.
Cách bấm huyệt
Trong thực hành bấm huyệt, thường dùng đầu ngón tay cái bấm
thẳng góc vào huyệt để tạo được lực tác động mạnh vào huyệt vị.
Các huyệt Khúc trì, Phong trì, Nội quan, Túc tam lý đều có ở cả 2
bên thân mình, nên bấm cả hai bên.
Thời gian bấm mỗi huyệt khoảng 1-3 phút. Mỗi ngày nên day bấm
1-2 lần. Nên làm sau khi lao động trí óc căng thẳng, mệt mỏi... để
phục hồi sức khỏe, trí tuệ, năng lực sáng tạo.
Chú ý: Các biện pháp thư giãn phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả
bấm huyệt là một vấn đề cần chú ý thực hiện. Khi day bấm huyệt,
nếu có điều kiện nên làm ở nơi yên tĩnh, cần tập trung tư tưởng, tập
thở, nới lỏng cơ bắp toàn thân... Ngoài ra, cần chú ý bố trí hợp lý
thời gian làm việc, xen kẽ giữa nghỉ ngơi và làm việc để tránh gây
sự căng thẳng thần kinh.
Đi bộ và tập thể thao cũng là những biện pháp thư giãn tích cực.




×