Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá ong căng terapon jarbua (forsskal, 1775) vùng ven biển thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 195 trang )

I HỌC HU
TRƢỜNG

I HỌC SƢ PH M

LÊ THỊ NHƢ PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU ẶC IỂM SINH HỌC
VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÁ ONG CĂNG –
Terapon jarbua (Forsskål, 1775)
VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HU

Chuyên ngành:
Mã số:

ộng vật học
9.42.01.03

LUẬN ÁN TI N SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Võ Văn Phú
PGS. TS. Nguyễn Quang Linh

HU , 2019


LỜI CAM OAN
Xin cam đoan luận án này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
do tôi thực hiện với sự hƣớng dẫn khoa học của Quý Thầy giáo và đồng nghiệp. Tất
cả các số liệu và kết quả đƣợc trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực, chƣa


đƣợc công bố trên bất cứ luận văn, luận án hoặc một công trình của ai khác. Việc sử
dụng các tài liệu để hoàn chỉnh luận án đã đƣợc dẫn nguồn hoặc chú thích bằng tài
liệu tham khảo. Các công trình công bố chung liên quan đến luận án đã đƣợc các tác
giả gửi xác nhận cho sử dụng.
Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án

NCS. Lê Thị Như Phương


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh học,
Phòng Đào tạo Sau đại học, cùng tập thể cán bộ Khoa Sinh học, trƣờng Đại học Sƣ
phạm, Đại học Huế đã tạo điều kiện để tôi thực hiện hoàn thành chƣơng trình
nghiên cứu sinh.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Văn Phú, PGS.TS. Nguyễn Quang
Linh, đã tận tình hƣớng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến về chuyên môn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để hoàn thành Luận án.
Xin cảm ơn Quý thầy, cô giáo, các anh chị trong Trung tâm Ƣơm tạo và
chuyển giao công nghệ, Viện Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Huế đã tạo điều
kiện cho tôi đƣợc tham dự đề tài Quỹ gen cấp Nhà nƣớc, hỗ trợ kinh phí thực hiện
nghiên cứu góp phần cho sự thành công của luận án.
Sau nữa tôi kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp, Gia đình và
những ngƣời thân đã động viên, chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ nhiều mặt trong suốt quá
trình học tập, thực hiện đề tài luận án.
Chúng tôi kính gửi lời chào trân trọng.
Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả


NCS. Lê Thị Như Phương


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................v
MỞ ẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về họ cá Căng (Teraponidae) trên thế giới .............4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................10
1.1.3. Một số nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá biển ở Việt Nam ..................14
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..........................18
1.2.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................18
1.2.2. Địa hình ....................................................................................................19
1.2.3. Khí hậu và thủy văn..................................................................................19
1.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................24
Chƣơng 2. ỐI TƢỢNG, ỊA IỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................27
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................27
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..........................................................................28
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................28
2.3.1. Địa điểm thu mẫu .....................................................................................28
2.3.2. Địa điểm phân tích mẫu............................................................................28
2.3.3. Địa điểm thăm dò khả năng nhân giống ...................................................28
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................31
2.4.1. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................31
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa ..................................................31

2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ...................................32
2.4.4. Thăm dò khả năng nhân giống của cá Ong căng......................................37
2.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................42
i


Chƣơng 3. K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN......................................43
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ ONG CĂNG ...........................................43
3.1.1. Đặc điểm sinh trƣởng của cá ....................................................................43
3.1.2. Đặc điểm dinh dƣỡng ...............................................................................51
3.1.3. Đặc điểm sinh sản.....................................................................................63
3.2. THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÁ ONG CĂNG .................81
3.2.1. Kích thích sinh sản và ấp trứng cá Ong căng ...........................................81
3.2.2. Kỹ thuật ƣơng từ cá bột lên cá hƣơng ......................................................89
3.2.3. Kỹ thuật ƣơng từ cá hƣơng lên cá giống ..................................................93
3.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG CÁ ONG CĂNG .....................98
3.3.1. Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ ......................................................99
3.3.2. Kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ và cho đẻ................................................100
3.3.3. Kỹ thuật thu, ấp trứng nở ra cá bột .........................................................102
3.3.4. Kỹ thuật ƣơng cá bột lên cá hƣơng ........................................................103
3.3.5. Kỹ thuật ƣơng cá hƣơng lên cá giống ....................................................105
K T LUẬN VÀ Ề NGHỊ ...................................................................................107
1. KẾT LUẬN......................................................................................................107
2. ĐỀ NGHỊ .........................................................................................................108
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Ã CÔNG BỐ ...........................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC ................................................................................................................ P1

iii



DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT
CMSD

Chín muồi sinh dục

Cs

Cộng sự

CT

Công thức

DO

Oxy hòa tan

D1

Vây lƣng thứ nhất

D2

Vây lƣng thứ hai

ĐH

Đại học




Giai đoạn

GSI

Gonadosomatic index: hệ số thành thục

HCG

Human Chorionic Gonadotropin: Hormone thai
kỳ đƣợc tiết bởi nhau thai.

KHCN

Khoa học công nghệ

KH và KT

Khoa học và kỹ thuật

KTSS

Kích thích sinh sản

L1(tb), L2(tb), L3(tb), L4(tb)

Chiều dài trung bình hàng năm của cá

NT


Nghiệm thức

R2

Hệ số tƣơng quan

UBND

Ủy ban nhân dân

T1(tb), T2(tb), T3(tb), T4(tb)

Mức tăng trƣởng chiều dài trung bình hằng năm

TĂCN

Thức ăn công nghiệp

TLS

Tỷ lệ sống

TSD

Tuyến sinh dục

TLTT

Tỷ lệ thành thục


TB

Trung bình

TP

Thành phố

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2016 tại các trạm quan trắc ở
tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................20
Bảng 1.2. Số giờ nắng trung bình tháng trong năm 2016 .........................................21
Bảng 1.3. Phân chia lao động theo khu vực kinh tế (ngƣời) .....................................24
Bảng 1.4. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong 5 năm (2012 – 2016) .......................25
Bảng 1.5. Sản lƣợng thủy sản 5 năm GĐ 2012 - 2016 .............................................25
Bảng 2.1. Địa điểm, thời gian thu mẫu và số lƣợng mẫu..........................................29
Bảng 2.2. Các loại và nồng độ chất kích thích sinh sản cá Ong căng.......................39
Bảng 2.3. Hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong các loại thức ăn (%) ..........................41
Bảng 3.1. Chiều dài và khối lƣợng cá Ong căng theo giới tính và theo nhóm tuổi ..43
Bảng 3.2. Chiều dài và khối lƣợng cá Ong căng theo giới tính trong các năm ........46
Bảng 3.3. Tỷ lệ đực cái của cá Ong căng theo nhóm tuổi trong các năm .................49
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trƣởng chiều dài trung bình hằng năm của cá Ong căng ......50
Bảng 3.5. Các thông số sinh trƣởng theo chiều dài và khối lƣợng ...........................51
Bảng 3.6. Thành phần các loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ong căng ...........52
Bảng 3.7. Khối lƣợng các nhóm thức ăn trong ống tiêu hóa cá Ong căng ...............54
Bảng 3.8. Độ no của cá Ong căng theo các tháng trong năm ...................................56

Bảng 3.9. Bậc độ no của cá Ong căng theo mùa .......................................................57
Bảng 3.10. Độ no của cá Ong căng trong từng năm .................................................58
Bảng 3.11. Độ no của cá Ong căng theo các GĐ CMSD .........................................59
Bảng 3.12. Độ no của cá Ong căng theo nhóm tuổi..................................................61
Bảng 3.13. Hệ số béo của cá Ong căng theo nhóm tuổi ...........................................62
Bảng 3.14. Đƣờng kính tế bào trứng và nhân qua 4 thời kỳ phát triển .....................66
Bảng 3.15. Các GĐ CMSD của cá Ong căng theo nhóm tuổi ..................................78
Bảng 3.16. Sức sinh sản tuyệt đối và tƣơng đối của cá Ong căng ............................80
Bảng 3.17. Các yếu tố sinh thái trong trong thí nghiệm nuôi vỗ ở các môi trƣờng
khác nhau...................................................................................................................81

iii


Bảng 3.18. Tỷ lệ thành thục của cá Ong căng theo thời gian ở các môi trƣờng nuôi
vỗ khác nhau (%) ......................................................................................................82
Bảng 3.19. Tỷ lệ thành thục của cá Ong căng đƣợc nuôi vỗ bằng các loại thức ăn
khác nhau (%) ...........................................................................................................83
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của LRH-A3 đến một số chỉ tiêu sinh sản ...........................84
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của nồng độ HCG đến một số chỉ tiêu sinh sản của cá Ong
căng ...........................................................................................................................85
Bảng 3.22. Sự phát triển phôi của cá Ong căng ........................................................87
Bảng 3.23. Các yếu tố sinh thái của môi trƣờng ƣơng cá Ong căng từ cá bột lên cá
hƣơng trong thí nghiệm về độ mặn ...........................................................................89
Bảng 3.24. Các yếu tố sinh thái ƣơng cá Ong căng từ cá bột lên cá hƣơng trong thí
nghiệm về thức ăn .....................................................................................................90
Bảng 3.25. Ảnh hƣởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống của cá Ong căng GĐ cá
bột lên cá hƣơng (%) .................................................................................................91
Bảng 3.26. Ảnh hƣởng của độ mặn đến tỷ sống của cá Ong căng GĐ cá bột lên cá
hƣơng (%)..................................................................................................................92

Bảng 3.27. Các yếu tố sinh thái của môi trƣờng ƣơng cá Ong căng từ cá hƣơng lên
cá giống trong thí nghiệm về thức ăn ........................................................................94
Bảng 3.28. Các yếu tố sinh thái của môi trƣờng ƣơng cá Ong căng từ cá hƣơng lên
cá giống trong thí nghiệm về độ mặn ........................................................................95
Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của độ mặn đến tăng trƣởng của cá .....................................95
Bảng 3.30. Ảnh hƣởng của các khẩu phần thức ăn đến tăng trƣởng của cá .............96
Bảng 3.31. Ảnh hƣởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống của cá Ong căng GĐ 15
đến 40 ngày tuổi (%) .................................................................................................97
Bảng 3.32. Ảnh hƣởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá Ong căng GĐ 15 đến 40
ngày tuổi (%) .............................................................................................................97

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cá Ong căng – Terapon jarbua (Forsskål, 1775) .....................................27
Hình 2.2. Các vùng/điểm thu mẫu trong khu vực nghiên cứu ..................................30
Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu của đề tài ......................................................................31
Hình 3.1. Biểu đồ chiều dài trung bình của cá Ong căng theo nhóm tuổi ................44
Hình 3.2. Biểu đồ khối lƣợng trung bình cá Ong căng theo nhóm tuổi ....................45
Hình 3.3. Đồ thị tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng cá Ong căng .................46
Hình 3.4. Biểu đồ thành phần nhóm tuổi (%) của cá Ong căng ...............................47
Hình 3.5. Biểu đồ giới tính theo nhóm tuổi của cá Ong căng ...................................48
Hình 3.6. Biểu đồ tăng trƣởng chiều dài hằng năm của cá Ong căng .......................50
Hình 3.7. Biểu đồ phổ thức ăn của cá Ong căng theo tỷ lệ (%) số nhóm thức ăn ....54
Hình 3.8. Biểu đồ số loại thức ăn của cá Ong căng theo nhóm kích thƣớc ..............55
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện các bậc độ no của cá Ong căng theo các tháng ..............57
Hình 3.10. Biểu đồ các bậc độ no theo mùa .............................................................58
Hình 3.11. Biểu đồ bậc độ no của cá Ong căng trong từng năm ..............................59
Hình 3.12. Biểu đồ độ no của cá Ong căng theo GĐ CMSD ...................................60

Hình 3.13. Biểu đồ các bậc độ no của cá Ong căng theo các nhóm tuổi ..................62
Hình 3.14. Ảnh tế bào trứng cá Ong căng thời kỳ tổng hợp nhân (x20) ..................64
Hình 3.15. Ảnh tế bào trứng cá Ong căng thời kỳ sinh trƣởng sinh chất (x20)........64
Hình 3.16. Ảnh tế bào trứng cá Ong căng pha không bào hóa (x20) .......................65
Hình 3.17. Ảnh tế bào trứng cá Ong căng thời kỳ chín (x20)...................................66
Hình 3.18. Lát cắt buồng trứng GĐ I (x20) ..............................................................68
Hình 3.19a. Cá Ong căng mang buồng trứng ở GĐ II ..............................................69
Hình 3.19b. Lát cắt buồng trứng cá Ong căng ở GĐ II (x20) ...................................69
Hình 3.20a. Cá Ong căng mang buồng trứng ở GĐ III.............................................70
Hình 3.20b. Buồng trứng cá Ong căng ở GĐ III (x20) .............................................70
Hình 3.21a. Cá Ong căng mang buồng trứng ở GĐ IV ............................................71
Hình 3.21b. Buồng trứng cá Ong căng ở GĐ IV (x20).............................................71
Hình 3.22. Lát cắt buồng trứng cá Ong căng GĐ V (x20) ........................................72

v


Hình 3.23. Lát cắt buồng trứng cá Ong căng GĐ VI - III (x20) ...............................73
Hình 3.24. Ảnh tinh sào cá Ong căng GĐ I (x100) ..................................................73
Hình 3.25a. Tinh sào cá Ong căng GĐ II ..................................................................74
Hình 3.25b. Ảnh tinh sào cá Ong căng GĐ II (x100) ...............................................74
Hình 3.26a. Tinh sào cá Ong căng GĐ III ................................................................75
Hình 3.26b. Ảnh tinh sào cá Ong căng GĐ III (x100) ..............................................75
Hình 3.27. Tinh sào cá Ong căng ở GĐ IV (x100) ...................................................76
Hình 3.28a. Bụng cá Ong căng đực GĐ V ................................................................76
Hình 3.28b. Tinh sào cá Ong căng ở GĐ V (x100) ..................................................76
Hình 3.29. Tinh sào cá Ong căng ở GĐ VI (x100) ...................................................77
Hình 3.30. Biểu đồ sự phát triển tuyến sinh dục theo nhóm tuổi..............................79
Hình 3.31. Các GĐ phát triển của phôi cá Ong căng ................................................88
Hình 3.32. Ảnh hƣởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá GĐ cá bột lên cá hƣơng...........93

Hình 3.33. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giống cá Ong căng .........................98
Hình 3.34. Vị trí đặt lồng nuôi tại xã Phú Thuận ......................................................99
Hình 3.35. Kiểm tra sự thành thục sinh dục của cá ................................................101
Hình 3.36. Tiêm LRH-A3 cho cá ............................................................................101
Hình 3.37. Bể đẻ cá Ong căng.................................................................................102
Hình 3.38. Bể ấp trứng ............................................................................................103
Hình 3.39. Bể ƣơng cá Ong căng từ cá bột lên cá hƣơng .......................................104
Hình 3.40. Bể ƣơng giai đoạn cá hƣơng lên cá giống .............................................105

vi


MỞ ẦU
Thừa Thiên Huế là tỉnh duyên hải miền Trung, có bờ biển dài hơn 127 km với
thềm lục địa biển Đông và hệ đầm phá rộng lớn, có hệ sinh thái đa dạng với nhiều
loài thủy sinh vật sinh sống. Hệ thống đầm phá và vùng ven biển Thừa Thiên Huế
có giá trị nhiều mặt về kinh tế xã hội, lịch sử văn hoá, đặc biệt là về sinh thái, môi
trƣờng và đa dạng sinh học. Các thủy sản nhƣ cá, cua, tôm, thân mềm, thực vật biển
là nguồn tài nguyên quan trọng cho các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản hợp lý trong vùng có một ý nghĩa quan
trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cá Ong căng – Terapon jarbua (Forsskål, 1775) thuộc họ cá Căng
(Teraponidae), nằm trong bộ cá Vƣợc (Perciformes), có nguồn gốc biển, di nhập
vào vùng đầm phá và vùng cửa sông – ven biển. Cá Ong căng đƣợc đánh giá là loài
có triển vọng phát triển để nuôi thả tại vùng đầm phá Thừa Thiên Huế vì sức đề
kháng tốt, khỏe, có giá trị thƣơng phẩm và giá trị dinh dƣỡng cao, đƣợc ngƣời dân
ƣu thích. Tuy nhiên, nghề nuôi cá Ong căng chƣa đƣợc phát triển do thiếu nguồn
giống, đặc biệt là giống đƣợc sản xuất nhân tạo để có thể cung cấp đƣợc số lƣợng
lớn cho nhu cầu nuôi.
Những năm gần đây, các dạng tài nguyên vùng cửa sông, ven biển bị khai thác

cạn kiệt, không đƣợc đặt trong một quy hoạch tổng thể, dẫn tới những hậu quả sinh
thái nghiêm trọng nhƣ hủy hoại nơi sống đặc trƣng của nhiều loài, gây sự suy giảm
đa dạng sinh học, giảm sút nguồn lợi của các đối tƣợng khai thác có giá trị trong
vùng, đặc biệt là cá Ong căng. Các công trình khoa học nghiên cứu về cá Ong căng
tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào mô tả, phân loại, một số đặc điểm sinh học của
cá, chƣa có nghiên cứu nào đề cập tới việc cho sinh sản nhân tạo.
Trƣớc nhu cầu nuôi và quản lý nguồn lợi cá Ong căng ở vùng đầm phá và ven
biển Thừa Thiên Huế, đòi hỏi có các nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm sinh học
và khả năng sinh sản của cá Ong căng để tiến tới việc sản xuất giống cá nhân tạo
nhằm chủ động trong việc cung cấp nguồn giống ổn định, chất lƣợng cho ngƣời
nuôi trồng thuỷ sản, góp phần vào việc bảo tồn và phát triển loài. Vì vậy, chúng tôi

1


chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống cá Ong
căng – Terapon jarbua (Forsskål, 1775) vùng ven biển Thừa Thiên Huế”.
1. Lý do chọn đề tài
Qua bƣớc đầu tìm hiểu về tình hình nghiên cứu về họ cá Căng nói chung và
loài cá Ong căng nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam cũng nhƣ hiện trạng khai
thác và đánh bắt cá Ong căng ở Việt Nam, đề tài này đƣợc lựa chọn với các lý do
sau:
- Việc nghiên cứu về họ cá Căng nói chung và cá Ong căng nói riêng trên thế
tập chung chủ yếu vào đặc điểm sinh học, phân bố và môi trƣờng sống của cá.
- Các công trình khoa học nghiên cứu về cá Ong căng tại Việt Nam chủ yếu
tập trung vào mô tả, phân loại, một số đặc điểm sinh học của cá, chƣa có nghiên cứu
nào đề cập tới việc cho sinh sản nhân tạo.
- Cá Ong căng đƣợc đánh giá là loài có triển vọng phát triển để nuôi thả tại
vùng đầm phá Thừa Thiên Huế vì sức đề kháng tốt, khỏe, có giá trị thƣơng phẩm và
giá trị dinh dƣỡng cao, đƣợc ngƣời dân ƣu thích. Tuy nhiên, nghề nuôi cá Ong căng

chƣa đƣợc phát triển do thiếu nguồn giống, đặc biệt là giống đƣợc sản xuất nhân tạo
để có thể cung cấp đƣợc số lƣợng lớn cho nhu cầu nuôi. Chính vì vậy việc nghiên
cứu về đặc điểm sinh học và khả năng nhân giống của cá Ong căng góp phần phát
triển nghề nuôi cá biển tại Thừa Thiên Huế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu rõ và xác định đƣợc các đặc điểm sinh học của cá Ong căng vùng ven biển
Thừa Thiên Huế.
- Thăm dò đƣợc khả năng nhân giống của cá Ong căng: thử nghiệm loại kích dục tố
và chất kích thích sinh sản thích hợp để kích thích sinh sản cá Ong căng, nghiên cứu
sự phát triển của cá Ong căng bột và biện pháp kỹ thuật ƣơng nuôi cá giai đoạn cá
bột lên cá giống.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Ong căng: đặc điểm sinh trƣởng, đặc điểm
dinh dƣỡng và đặc điểm sinh sản của cá.

2


- Nghiên cứu sử dụng các loại kích dục tố, chất kích thích sinh sản khác nhau để
kích thích cá Ong căng sinh sản nhân tạo và sự phát triển phôi cá Ong căng.
- Nghiên cứu ƣơng cá Ong căng bột lên cá giống ở các độ mặn và các loại thức ăn
khác nhau.
- Bƣớc đầu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá Ong căng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học:
+ Luận án góp phần cung cấp những dẫn liệu đầy đủ về đặc điểm sinh học của cá
Ong căng.
+ Nghiên cứu cũng xác định đƣợc loại và liều kích dục tố, chất kích thích sinh sản
nhân tạo cá Ong căng. Kỹ thuật ƣơng từ cá bột lên cá hƣơng và từ cá hƣơng lên cá
giống.

- Ý nghĩa thực tiễn: Những kết luận về sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá Ong
căng sẽ là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc hoàn thiện và phát triển nghề sản
xuất giống và ƣơng cá Ong căng, để chủ động cung cấp con giống cho nghề nuôi cá
biển, đa dạng hóa đối tƣợng và mô hình nuôi thủy sản, góp phần phát triển bền
vững nghề nuôi thủy sản vùng ven biển.
5. óng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên cung cấp đƣợc những dẫn liệu cơ bản và đầy đủ về những đặc
điểm sinh học, nhất là đặc điểm sinh sản của cá Ong căng ở vùng ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Cung cấp đƣợc quy trình sinh sản nhân tạo cá Ong căng để chủ động nhân
giống trong vấn đề nuôi thả cá ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế.

3


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về họ cá Căng (Teraponidae) trên thế giới
Trên thế giới, họ cá Căng (Teraponidae) có khoảng 52 loài nằm trong 16
giống. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ Ấn Độ Dƣơng và Tây Thái Bình
Dƣơng [77].
1.1.1.1. Các nghiên cứu về phân loại, hình thái
Các nghiên cứu về phân loại học của họ cá Căng đƣợc thực hiện ở nhiều vùng
khác nhau trên thế giới. Lourie và Ben-Tuvia A. (1970) lần đầu tiên đã ghi nhận
đƣợc loài Pelates quadrilineatus (Bloch) thuộc họ Teraponidae ở vịnh Haifa [62].
Almeida và cs (2001) khi nghiên cứu khu hệ cá ở các thảm cỏ biển tại Đảo Inhaca
(Mozambique) với các mẫu đƣợc thu tại ba trạm trong tháng 7 – 8/1993, đã xác định
đƣợc 66 loài cá thuộc 34 họ, trong đó có cá Ong bầu (P. quadrilineatus) chiếm 21% về
tỷ lệ số lƣợng và chiếm 11,4 % về sinh khối [44].

Cá Ong căng Terapon jarbua lần đầu đƣợc tìm thấy và đặt tên Scieana jarbua bởi
Forsskål (1775) ở vùng Djedda, Biển Đỏ [57]. Cá Ong căng còn có các synonym sau:
Sciaena jarbua (Forsskål, 1775); Holocentrus jarbua (Forsskål, 1775); Holocentrus
servus (Bloch, 1790); Grammistes servus (Bloch, 1790); Terapon servus (Bloch,
1790); Therapon servus (Bloch, 1790); Coius trivittatus (Hamilton, 1822); Terapon
timorensis (Quoy and Gaimard, 1824); Pterapon trivittatus (Gray, 1846); Therapon
farna (Bleeker, 1879); Stereolepis inoko (Schmidt, 1931) [96].
Theo Golani và Appelbaum (2010), mẫu vật cá T. jarbua từ Biển Đỏ và Biển
Địa Trung Hải khác với các mẫu vật thu đƣợc từ vùng Viễn Đông (Hồng Kông và
Nhật Bản) cho thấy cần phải tiến hành nghiên cứu phân loại phân tử để làm rõ nhận
dạng của taxon này [55].
Theo mô tả của Day (1878), Talwar và Jhingran (1991), T. jarbua có thân thon
dài, dẹp hai bên. Răng trên hàm thành dãy, nhỏ nhọn. Đỉnh đầu không phủ vẩy, mặt
bên đầu phủ vẩy, mỗi bên đầu có 2 lỗ mũi. Mắt to, tròn nằm lệch về nửa trên của
4


đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt tƣơng
đối phẳng, cạnh sau xƣơng nắp mang có 1 gai cứng nhọn. Lỗ mang rộng, màng
mang hai bên dính liến nhau và có phủ vẩy. Vẩy lƣợc phủ toàn thân, một phần đầu
và gốc vây lƣng, vây hậu môn và vây đuôi, vẩy phủ lên các vây nhỏ hơn vẩy ở thân
và đầu. Đƣờng bên hoàn toàn bắt đầu từ sau bờ trên của lỗ mang và chấm dứt ở gốc
vây đuôi. Mặt lƣng của thân và đầu cá T. jarbua có màu xám đen và nhạt dần
xuống phía bụng. Bụng cá và mặt dƣới của đầu có màu trắng sữa. Mỗi bên thân cá
có 03 sọc đen chạy dọc trên thân, trong đó sọc ở phía dƣới bụng liền mạch, 02 sọc
phía lƣng sậm mẫu hơn và có thể liền mạch hoặc đứt quãng tạo thành từ 2 đến 3
đoạn. Nhìn từ phía trên lƣng xuống sẽ thấy các sọc tạo thành các vòng tròn có màu
xám đen xen kẽ xanh lục đồng tâm ở lƣng cá. T. jarbua có hai vây lƣng. Vây lƣng
thứ nhất có 10 – 11 gai cứng rất nhọn và không có tia mềm, phần phiến vây lƣng 1
ở đầu mút các gai cứng 4, 5, 6 và 9, 10, 11 có màu nâu đen còn các điểm còn lại

có màu trắng sữa. Vây lƣng thứ 2 có 1 gai cứng và 9 – 11 tia mềm tia, các tia mềm
đầu phân nhánh, tia vây lƣng cuối cùng có thể là tia đơn hay tia đôi, phần phiến
vây lƣng hai có sự xen kẻ giữa màu trắng sữa và màu từ vàng đến nâu đen [53],
[83].
1.1.1.2. Các nghiên cứu về phân bố
T. jarbua phân bố rộng ở vùng ven biển nhiệt đới. Theo Vari R.P. (2001), cá
chủ yếu phân bố ở Đông Dƣơng, Khu vực Thái Bình Dƣơng [86]; gần đây, Daniel
Golani (2010) còn cho biết cá phân bố ở biển Địa Trung Hải [57]. Theo nghiên cứu
của Dahanukar N. (2011), loài cá này phân bố rộng rãi ở vùng ven biển Ấn Độ,
Bangladesh, Sri Lanka, Úc, Campuchia, Inđônêxia, Nhật Bản, Myanmar,
Madagascar, Nam Phi, Thái Lan và Việt Nam. Cá cũng đƣợc tìm thấy tại Biển Đỏ,
Đông Phi, Ả-rập Xê-út, Singapore, Phi-líp-pin, Trung Quốc và Hàn Quốc [54].
T. jarbua là loài rộng muối. Theo Wallace J.H. (1975) cá biệt có thể chịu đƣợc
độ mặn 70 o/oo [88]; Theo nghiên cứu của Rao (2000) cá có thể sống trong biển,
vùng ven biển, cửa sông, nƣớc ngọt và ở một số đầm phá ven biển [78]. Tuy T.
jarbua chủ yếu sống ở vùng biển, nhƣng có thể di chuyển một khoảng cách rất lớn

5


vào khu vực nƣớc ngọt để sinh sống [83]. Nó có thể đƣợc tìm thấy ở vùng nƣớc
nông, trong vùng lân cận của cửa sông [79], [93].
1.1.1.3. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học
Dinh dưỡng: Một số tác giả báo cáo rằng cá T. jarbua ăn tạp, trong khi một số
khác đã ghi nhận nó là loài ăn động vật. Lieske và Myers (1994) đã nghiên cứu và kết
luận thức ăn của T. jarbua là cá, tảo và động vật không xƣơng sống [63], trong khi Das
và cs. (2014) cho rằng thức ăn ƣa thích của cá là giun, giáp xác và tảo [52]. Theo
nghiên cứu của Whitefield và Blaber (1978), ấu trùng cá T. jarbua ăn các thức ăn chủ
yếu là Hymenoptera, Orthoptera và Coleoptera [89]. Theo Thangaraja và Ramamoorthi
(1983), zooplankton là thức ăn chủ yếu của ấu trùng T. jarbua [84]. Basheedruddin và

Nayar (1961) đã tìm thấy cá cùng với một số lƣợng nhỏ amphipoda, copepoda và ấu
trùng lamellibranch trong ruột ấu trùng T. jarbua từ bờ biển Madras [47]. Ở cá trƣởng
thành có sự tăng số lƣợng các loại thức ăn. Theo Whitefield và Blaber (1978), sự đa
dạng về thức ăn liên quan đến chiều rộng của hàm, các cá thể trƣởng thành có phổ thức
ăn rộng hơn cá con [90]. Manoharan và cs (2012) đã tiến hành nghiên cứu về thành
phần thức ăn trong dạ dày cá T. jarbua ở ven biển Parangipettai và đƣa ra kết luận cá
đực chủ yếu ăn động vật phù du, ngƣợc lại cá cái ăn thực vật phù du [67].
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng: Một số tác giả đã nghiên cứu về
mối quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng của T. jarbua ở các khu vực khác nhau.
Sanjeevan V.N. và Ali M. (1982) đã thu tổng cộng 297 mẫu cá ở vùng biển
Bombay (Ấn Độ) có chiều dài từ 97 – 152 mm và từ 15 – 51 g về khối lƣợng và tìm
ra đƣợc giá trị của a, b lần lƣợt là 1,0235 và 3,131 đối với con cái, còn cá đực giá trị
a là 1,0387 và b là 2,929 [82].
Năm 2000, Khan, M.A. và Imad A. đã ghi nhận T. jarbua là loài có vùng phân
bố rộng trong vùng biển gần bờ của Pakistan, đồng thời đƣa ra đƣợc chiều dài tối đa
của cá là 332 mm và có hệ số đƣờng cong tăng trƣởng (K) là 0,62. Các tác giả cũng
tính đƣợc hệ số tử vong tự nhiên của cá ở vùng nghiên cứu [58].
Zhang J., Song B. và Chen G. (2002) đã đƣa đƣợc phƣơng trình tƣơng quan
giữa chiều dài cơ thể (L) và khối lƣợng cơ thể (W) của T. jarbua là W = 3,8891 ×
10-2. L2,8761. Ngoài ra, các tác giả cũng tìm đƣợc các thông số ƣớc lƣợng là: L∞ =
6


359 mm, W∞ = 1153,7 g, k = 0,2376, to = 0,2115. Khối lƣợng đạt tối đa khi cá đạt
4,41 tuổi [95].
Năm 2012, Mansor M. và cs đã đƣa ra phƣơng trình tƣơng quan giữa chiều
dài và khối lƣợng của T. jarbua ở vùng cửa sông Merbok (Kedal) với hệ số b dao
động từ 2,793 đến 2,942 [65].
Manoharan J. và cs (2013) đã thu 210 mẫu cá T. jarbua ở giai đoạn (GĐ)
trƣởng thành ở vùng ven biển Parangipettai (Đông Nam Ấn Độ) để tìm ra phƣơng

trình tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng. Nghiên cứu đã đƣa ra phƣơng trình
Log W=0,4141+1,4229 log L với R2 = 0,9569 ở cá cái và Log W=0,0977+1,6745
log L với R2 = 0,9728 ở cá đực [68].
Cũng trong năm 2013, Lavergne E. đã nghiên cứu về sự tƣơng quan giữa
chiều dài và khối lƣợng của quần thể T. jarbua ở vịnh Aden, đảo Socotra và vùng
biển Hadramout. Tổng cộng có 620 mẫu đƣợc thu thập để điều tra trong hai năm
2007 và 2008. Phƣơng trình tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng của T. jarbua
là W=0,0288.L2,99 với r2=0,96 [60].
Moradinasab A. A. và cs (2014) đã tiến hành thu 1257 mẫu cá từ tháng 8 năm
2012 đến tháng 8 năm 2013 tại vùng ven biển Hormozgan (Iran) để phân tích.
Chiều dài và khối lƣợng nhỏ nhất và lớn nhất bắt đƣợc lần lƣợt là 51 mm và 288
mm (chiều dài) và 1,53 g và 373,07 g (khối lƣợng). Các tác giả cũng đƣa ra mối
quan hệ giữa chiều dài và khối lƣợng theo phƣơng trình y=0,008x3,2082 với x là
chiều dài và y là khối lƣợng cá [70].
Nandikeswari R., Sambasivam M., Anandan V. (2014) đã thu 370 mẫu cá
T.jarbua ở vùng biển Puducherry (Ấn Độ) để nghiên cứu về phƣơng trình sinh
trƣởng của cá. Các tác giả đã đƣa ra phƣơng trình tƣơng quan giữa chiều dài và khối
lƣợng ở từng GĐ phát triển của cá W=0,0050.L3,2742, W=0,0035L3,3616,
W=0,0736.L2,4076 , W=0,0098.L3,0807, W=0,0088.L3,0914, W=0,0038.L3,3776 cho cá
đực chƣa trƣởng thành, cá cái chƣa trƣởng thành, cá đực trƣởng thành, cá cái trƣởng
thành, tổng cá đực, tổng cá cái tƣơng ứng [72].

7


Ahmed Q., Qadeer M. A. và Sabri B. (2015) đã đƣa ra phƣơng trình tƣơng
quan giữa chiều dài và khối lƣợng T. jarbua ở vùng Karachi (Pakistan) là W =
0,0263. L2,6634 với r2 =0,9136 [45].
Nghiên cứu của Nuengruetai Y., Jes K., Nittharatana P., và Prasert T. (2017)
đã mô tả hình thái và xác định chiều dài ở GĐ cá con của T. jarbua và P.

quadrilineatus tại khu vực biển của tỉnh Trang (Thái Lan). Chiều dài ở GĐ cá con
của T. jarbua và P. quadrilineatus bắt đầu lần lƣợt là 23,16 mm và 18,24 mm [94].
Nandikeswari R., Sambasivam M. và Mohan P.M. (2017) đã so sánh chỉ số
Kn (W.100/L3) (Hệ số béo theo Fulton) của T. jarbua và Terapon puta ở vùng
Puducherry. Tổng số 208 con cái và 162 con đực T. jarbua, 250 con cái và 235
con đực T. puta đƣợc thu tại vùng biển Bengal, Puducherry (Ấn Độ) từ tháng 7,
2008 đến tháng 6, 2008 dùng để tính chỉ số Kn. Kết quả cho thấy Kn của cả hai loài
có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê, đồng thời giá trị Kn của cá đực và cá cái của
cả hai loài đều có giá trị lớn hơn 1 [74].
Đặc điểm sinh học sinh sản của T. jarbua đƣợc các tác giả nhƣ Prabhu M. S.
(1956), Miu Tsu – Chan và cs (1990), Chang Li – Mei, Joung Shoou – jeng và cs
(2008), Nandikeswari R., Sambasivam M., Anandan V. (2014) nghiên cứu.
Từ các kết quả nghiên cứu về các GĐ phát triển của buồng trứng của T.jarbua,
Prabhu M. S. (1956) đã kết luận T. jarbua là loài đẻ trứng một lần trong một năm, thời
gian sinh sản của T. jarbua ngắn và cá chỉ đẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Từ
tháng Hai đến tháng Ba, cá di cƣ ra biển để sinh sản [75].
Miu Tsu – Chan và cs (1990) đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của
T. jarbua ở cửa sông Tamshui phía Tây bắc Đài Loan. Thời gian sinh sản của T.
jarbua kéo dài từ tháng Tƣ đến tháng Mƣời. Tỷ lệ đực cái của T. jarbua là 1,8:1 với
cá cái chiếm đa số. Sức sinh sản tuyệt đối của cá từ 37.083- 480.400 trứng (trung
bình 145.816), sức sinh sản tƣơng đối từ 334 – 1.258 (520) trứng/g. Các tác giả
cũng chỉ ra mối quan hệ giữa hàm lƣợng lipid trong gan với chu kì sinh sản của T.
jarbua [69].
Chang L. M. và các cs (2008) đã có nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học
và sinh sản của T. jarbua ở vùng biển Tây Nam của Đài Loan và mối quan hệ của
8


chúng. Sức sinh sản tuyệt đối của T. jarbua dao động từ 13.476 – 115.920 trứng,
kích thƣớc của các cá thể cái đƣợc nghiên cứu dao động từ 173 – 278 mm (chiều

dài) và 65-298 g (khối lƣợng). Các tác giả đã chỉ ra đƣợc mùa sinh sản của T.
jarbua diễn ra từ tháng hai đến tháng bảy [51].
Ain M.U., và cs (2015) đã tiến hành nghiên cứu về hệ số thành thục GSI
(GSI=Khối lƣợng tuyến sinh dục/khối lƣợng của cá) của T. jarbua tại vùng biển
Karachi (Pakistan). Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12
năm 2014 với số lƣợng mẫu cá là 676. Hệ số GSI của con đực dao động từ 0,51 đến
1,85 trong năm 2013 và 0,47 – 1,61 trong năm 2014 trong khi của con cái dao động
từ 0,89 đến 3,12 trong năm 2013 và 0,90 đến 3,86 trong năm 2014. Nghiên cứu cho
thấy chỉ số GSI cao vào tháng 4 và tháng 7, đây là mùa sinh sản của cá T. jarbua
[46].
Hệ số thành thục GSI và tỷ lệ giới tính của T.jarbua ở vùng bờ biển
Pondicherry đã đƣợc nghiên cứu bởi Nandikeswari R. và cs (2014). GSI của cá dựa
trên các nhóm kích cỡ khác nhau cho thấy sự gia tăng dần dần từ 0,48283 đến
2,48615 đối với cá đực và từ 0,31981 lên đến 5,28722 đối với cá cái. Số liệu về tỷ lệ
giới tính của cá liên quan đến các nhóm chiều dài khác nhau cho thấy có 75% là cá
cái ở nhóm có chiều dài nhỏ nhất (120 – 140 mm). Các nhóm có chiều dài lớn nhất
(280 – 300 mm và 300 – 320 mm) chỉ đƣợc ghi nhận ở cá cái [71].
Nandikeswari R. (2016) đã nghiên cứu trên 140 con T. jarbua cá đực (chiều
dài từ 140 – 280 mm) và 140 cá cái (chiều dài 140 – 320 mm) ở vùng cửa sông
Pondicherry (Ấn Độ) tìm ra kích thƣớc của cá thành thục lần đầu là 208 mm với cá
đực và 218 mm với cá cái. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra đƣợc sự phát triển của
tuyến sinh dục T. jarbua theo từng tháng [73].
1.1.1.4. Các nghiên cứu về sinh sản nhân tạo
Chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo ở cá T. jarbua trên
thế giới. Có thể kể đến công trình của Koushik R. (2016) đã có nghiên cứu việc sử
dụng LHRHa trong việc nhân giống một số loài cá nƣớc lợ và cá biển ở Ấn Độ, trong
đó có T. jarbua. Để sinh sản nhân tạo thành công, tác giả đã sử dụng liều dùng

9



LHRHa là 75 μg/kg thể trọng đối với cá cái và 37,5 μg/kg cá đực, thời gian hiệu ứng
36 giờ [80].
Các tài liệu có đƣợc cho thấy, nghiên cứu về T. jarbua chủ yếu tập trung vào đặc
điểm sinh học, phân bố và môi trƣờng sống của cá.
Đặc biệt mối tƣơng quan giữa chiều dài và khối lƣợng của T. jarbua đƣợc
nhiều tác giả nghiên cứu ở Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Pakistan,…Các nghiên cứu
này đều chỉ ra rằng, GĐ đầu cá tăng nhanh về chiều dài, còn GĐ sau cá tăng nhanh
về khối lƣợng, phù hợp với tính thích nghi chung của nhiều loài cá ở vùng ven biển
nhiệt đới. Trong GĐ đầu, sự tăng nhanh kích thƣớc cơ thể là đặc điểm thích nghi
trong cạnh tranh cùng loài, nhằm hạn chế sức chèn ép của động vật dữ, đảm bảo sự
sinh tồn của loài. Sự tăng nhanh về khối lƣợng ở nhóm cá có kích thƣớc lớn liên
quan đến việc tích luỹ chất dinh dƣỡng để đạt đƣợc trạng thái thành thục sinh dục,
tham gia sinh sản trong quần thể.
Các nghiên cứu về dinh dƣỡng của T. jarbua có nhiều quan điểm tùy theo điều
kiện tự nhiên từng vùng nghiên cứu nhƣng đều khẳng định nhóm cá kích thƣớc lớn
có phổ thức ăn rộng hơn nhóm cá kích thƣớc nhỏ. Điều này phù hợp với đặc điểm
chung của các loài cá ở vùng nhiệt đới, ăn tạp, trong môi trƣờng có lƣới thức ăn
phức tạp. Sự phân hoá thức ăn theo nhóm chiều dài nhằm giảm sự cạnh tranh dinh
dƣỡng trong loài để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá nhỏ.
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của T. jarbua tập trung các GĐ
phát triển của tuyến sinh dục cá, sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tƣơng đối của
cá, hệ số GSI và mùa sinh sản. Qua các nghiên cứu, có thể thấy sức sinh sản của các
T. jarbua tƣơng đối lớn, mùa sinh sản tập trung trong khoảng thời gian Xuân – Hè.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, họ cá Căng đƣợc ghi nhận có 8 loài, 4 giống, phân bố chủ yếu ở
vùng cửa sông, ven biển [28]. Các công trình nghiên cứu về họ cá Căng chủ yếu tập
trung về phân loại và đặc điểm sinh học (cấu tạo giải phẫu, sinh trƣởng, phát triển,
dinh dƣỡng, sinh sản,..).


10


1.1.2.1. Các nghiên cứu về phân loại, hình thái
Các loài thuộc họ cá Căng đƣợc xác định là cá kinh tế trong một số nghiên cứu
trong nƣớc về phân loại và sinh thái.
Tại đầm Ô Loan (Phú Yên), Nguyễn Thị Phi Loan (2008) khi nghiên cứu về
thành phần loài đã xác định đƣợc 134 loài cá, 88 giống trong 55 họ thuộc 16 bộ
khác nhau. Họ cá Căng có 4 loài Terapon theraps, T. jarbua, P. quadrilineatus và
Helotes sexlineatus. Hai loài đƣợc xác định là cá kinh tế là P. quadrilineatus, H.
sexlineatus [15].
Võ Văn Phú, Trần Thụy Cẩm Hà (2008) đã nghiên cứu về thành phần loài cá ở
sông Bù Lu (Huế) trong 3 năm từ 2004 – 2007, xác định đƣợc 154 loài, 103 giống,
51 họ thuộc 14 bộ khác nhau. Ba loài trong họ cá Căng tại sông Bù Lu là T. jarbua,
P. quadrilineatus và Rhyncopelates oxyrhynchus [17].
Tại hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia (Quảng Nam), Vũ Thị Phƣơng Anh
(2011) đã xác định đƣợc 197 loài cá, nằm trong 121 giống thuộc 48 họ của 15 bộ,
họ cá Căng có 4 loài là T. theraps, T. puta, Terapon oxyrhynchus và T. jarbua [2].
Đến năm 2014, Nguyễn Thị Tƣờng Vi và cs khi nghiên cứu về thành phần loài khu
hệ cá cửa sông Thu Bồn đã xác định có hai loài cá Căng là T. jarbua, P.
quadrilineatus [38].
Tổng số 177 loài thuộc 129 giống của 73 họ trong 18 bộ đã thống kê đƣợc ở
phá Tam Giang – Cầu Hai trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Hữu
Dực (2012), trong đó họ cá Căng có 5 loài: Pelates sexlineatus (Helotes
sexlineatus), P. quadrilineatus, T. jarbua, T. theraps và R. oxyrhunchus [9].
Khi nghiên cứu thành phần loài ở lƣu vực sông Sài Gòn, Tống Xuân Tám
(2012) đã xác định đƣợc 264 loài thuộc 155 giống, 68 họ nằm trong 16 bộ. Hai loài
thuộc họ cá Căng là T. jarbua và T. theraps đều thu đƣợc số lƣợng mẫu rất ít [23].
Nguyễn Xuân Huấn và cs (2013) khi nghiên cứu về thành phần loài ở cửa
sông Ba Lạt đã thu đƣợc 111 loài thuộc 45 họ trong 15 bộ. Hầu hết là các loài cá

xƣơng, trong đó họ cá Căng chiếm 5 loài: T. jarbua, T. theraps, Rhyncopelates
oxyrhynchus, P. quadrilineatus và H. sexlineatus [10].

11


Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đồng, Kiên Thái Bích Nga (2014) tại hạ lƣu
sông Sài Gòn – Đồng Nai đƣợc tiến hành từ tháng 12/2009 đến tháng 12/2013 đã
xác định đƣợc 81 loài cá thuộc 56 giống, 32 họ của bộ cá Vƣợc. Các tác giả đã thu
đƣợc mẫu của 4 loài thuộc họ cá Căng, chiếm 4,94% tổng số loài là T. jarbua,
T .theraps, T. puta, T. quadrilineatus [6].
Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Thị Hƣơng Liên (2014) khi nghiên cứu về thành
phần loài và biến động nguồn lợi cá vùng rừng ngập mặn Phù Long (Hải Phòng) đã
xác định đƣợc 63 loài thuộc 42 giống trong 25 họ phân bố tại khu vực nghiên cứu,
trong đó có hai loài thuộc họ cá Căng là T. jarbua và T. theraps [20].
Trần Thị Hồng Hoa và cs (2014) đã nghiên cứu thành phần loài cá khai thác ở
vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), xác định đƣợc 351 loài cá thuộc 19 bộ, 100 họ và
215 giống. Bốn loài cá thuộc họ cá Căng là T. jarbua và T. theraps, T. puta, P.
quadrilineatus đều xuất hiện cả mùa vụ Bắc và Nam, đƣợc ngƣời dân chủ yếu bằng
giã cào, lƣới rạn, lƣới giũ và lƣới vây [8].
Tống Xuân Tám, Nguyễn Thị Nhƣ Hân (2015), đã phát hiện đƣợc 4 loài cá Căng
là T. puta, T. jarbua, T. therap và P. quadrilineatus khi nghiên cứu về thành phần loài
và đặc điểm phân bố cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) [24].
Nguyễn Xuân Huấn và cs (2015) đã nghiên cứu thành phần loài cá vùng
cửa sông Soài Rạp trong thời gian hai năm 2011 – 2012 đã xác định đƣợc 131
loài thuộc 102 giống, 58 họ trong 15 bộ cá. Họ cá Căng chỉ xuất hiện một loài là
T. jarbua [11].
Nguyễn Xuân Huấn và cs (2017) khi nghiên cứu về đa dạng thành phần loài cá
ở vùng cửa sông Cổ Chiên (Bến Tre) trong 3 năm 2011, 2012, 2015 đã xác định
đƣợc 142 loài thuộc 45 họ, 11 bộ của 2 lớp cá trong đó có ba loài thuộc họ cá Căng

(T. jarbua, T. puta, T. theraps ). Hai loài đƣợc xác định là có giá trị kinh tế là T.
jarbua, T. theraps [12].
Nguyễn Xuân Đồng, Phạm Thanh Lƣu (2017) đã nghiên cứu về thành phần
loài cá vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu từ tháng 01/2015 – 12/2016, xác định đƣợc
161 loài thuộc 68 họ nằm trong 18 bộ cá khác nhau. Họ cá Căng chỉ chiếm 2 loài
là T. jarbua và T. theraps [7].
12


Trong các nghiên cứu về thành phần loài cá nói trên, có thể thấy họ cá Căng
có số lƣợng loài ít. Hai loài thƣờng bắt gặp ở hầu hết các vùng là T. jarbua, T.
theraps. Từ các nghiên cứu trên có thể thấy cá Ong căng có vùng phân bố rộng,
phân bố ở vùng sông, cửa sông, ven biển và cả vùng nƣớc ngập mặn.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học
Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá Ong căng: Lê Thị
Nam Thuận (2001, 2015, 2016), Võ Văn Phú và Biện Văn Quyền (2009), Trần Trung
Thành và Trần Đức Hậu (2015).
Lê Thị Nam Thuận (2001) nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của cá
Ong (T. jarbua) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng phụ cận [30].
Võ Văn Phú, Biện Văn Quyền (2009) nghiên cứu về một số đặc điểm sinh
trƣởng của cá Ong căng ở đầm phá và vùng ven biển Thừa Thiên Huế nhƣ tƣơng
quan giữa chiều dài và khối lƣợng, cấu trúc tuổi của quần thể, tốc độ tăng trƣởng
chiều dài hàng năm, và đƣa ra phƣơng trình sinh trƣởng theo Von Bertalanffy của
cá Ong căng [18].
Nghiên cứu về ấu trùng, cá con loài cá Ong căng (T. jarrbua) ở một số cửa
sông Miền Bắc Việt Nam của Trần Trung Thành và cs (2015). Nghiên cứu này mô
tả hình thái ấu trùng, cá con (8,3 – 52,3 mm) và đánh giá mối quan hệ giữa phân bố
của chúng với các điều kiện nƣớc ở cửa sông. GĐ sớm của cá xuất hiện ở miền Bắc
Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 12, tập trung ở tháng 5 và 6. Chúng phân bố chủ yếu
ở xa cửa sông, nơi có độ mặn từ 4,5 đến 22,4 ‰ [26].

Lê Thị Nam Thuận (2015) nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của cá Ong
căng T. jarbua vùng ven biển tỉnh Quảng Bình. Cá Ong căng chƣa phân biệt đƣợc
giới tính ở nhóm tuổi 0+, cá bắt đầu có sự phân biệt giới tính rõ ràng ở các nhóm
tuổi 1+, 2+, 3+ và tỷ lệ cá cái nhiều hơn cá đực. Sức sinh sản tuyệt đối của cá khá
cao, dao động từ 11.008 đến 27.080 tế bào trứng, phụ thuộc vào kích thƣớc của cá
cái, trung bình 19.098 tế bào trứng. Sức sinh sản tƣơng đối của cá dao động từ 48 –
52 trứng/g cơ thể cá, đạt trung bình 50 trứng /g cơ thể cá [30].
Năm 2016, Lê Thị Nam Thuận và cs tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm tổ chức
học, tế bào – mô học trong quá trình phát triển tuyến sinh dục của cá Ong căng T.
13


jarbua ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy sự phát triển của tế bào
sinh dục vàtuyến sinh dục của cá ong căng có đặc điểm hình thái, tế bào học và mô
học tƣơng tự các loài cá xƣơng khác với 4 thời kỳ phát triển của tế bào và 6 GĐ
chín muồi sinh dục của buồng trứng và tinh sào. Đặc điểm tổ chức học, tế bào và
mô học cho thấy đây là loài sinh sản nhiều lần trong mùa sinh sản và trong đời sống
của cá [31].
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về họ cá Căng và Ong căng chủ yếu về
thành phần loài, xác định họ cá Căng bao gồm các loài cá có giá trị kinh tế, các
nghiên cứu tập trung chủ yếu ở một số vùng có cửa sông, ven biển. Việc nghiên cứu
về đặc điểm sinh học, sinh thái còn ít, chủ yếu ở các tỉnh ven biển miền Trung. Một
số nghiên cứu về nuôi để bảo tồn gen và nghiên cứu để bảo tồn và phát triển bền
vững đang đƣợc thực hiện.
1.1.3. Một số nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá biển ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, nghề nuôi cá biển đã có từ lâu đời, nhƣng con giống chủ yếu lấy
từ nguồn tự nhiên và nuôi theo hình thức truyền thống, chƣa áp dụng các tiến bộ
về khoa học công nghệ. Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu sản
xuất giống nhân tạo một số loài cá biển có giá trị kinh tế:
Trong khoảng thời gian cuối những năm 90, các nghiên cứu về sản xuất giống

nhân tạo, nuôi thƣơng phẩm cá biển chủ yếu đƣợc tiến hành tại Viện nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản I, Viện Nghiên cứu Hải sản và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản II. Các đối tƣợng đƣợc nghiên cứu gồm có cá Mú (Epinephelus spp.), cá
Đù đỏ, cá Tráp vây vàng [5].
Từ năm 1998 đến năm 2000, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và
nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam” do Đỗ Văn
Khƣơng chủ nhiệm đƣợc thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu xây dựng quy trình công
nghệ sản xuất giống nhân tạo cá Mú mỡ ( Epinephelus tauvina), cá Giò
(Rachycentron canadum), cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Tráp vây vàng (Mylio
latus) và xây dựng quy trình công nghệ nuôi. Nguyễn Tuần và cs (2000) đã báo cáo
công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo cá Chẽm, là một phần kết quả
của đề tài trên [34].
14


Tuy nhiên, trong GĐ này, gần nhƣ các nghiên cứu sản xuất giống cá biển ở
Việt Nam chƣa thực sự thành công trong việc sản xuất giống ở qui mô thƣơng mại.
Nguồn cá giống cung cấp cho nghề nuôi cá biển gần nhƣ nhập từ Trung Quốc, Đài
Loan hoặc từ khai thác tự nhiên.
Từ năm 1996 – 2006, đƣợc sự tài trợ của Hội đồng Đào tạo Đại học Na Uy
(NUFU), trƣờng Đại học Nha Trang thực hiện chƣơng trình “Nghiên cứu và Đào tạo
Sau Đại học về Nuôi trồng Hải sản tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án NUFU) với sự
tham gia của các nhà khoa học đến từ Na Uy, Bồ Đào Nha, Bỉ. GĐ 2 của dự án đã
tập trung nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất giống nhân tạo cá
chẽm (Lates calcarifer). Cuối năm 2003 đến nay, từ việc kế thừa các kết quả nghiên
cứu trƣớc, ứng dụng các thành quả nghiên cứu đƣợc của dự án, cá chẽm giống đã
đƣợc sản xuất ở qui mô thƣơng mại với qui trình sản xuất ổn định, cung cấp số
lƣợng lớn con giống cho nghề nuôi cá chẽm thƣơng phẩm, chuyển giao công nghệ
cho nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc.
Năm 2003, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về NTTS, Lê Xân đã có báo cáo

về kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá Song chấm nâu (Epinephelus coioides)
[42], Đỗ Văn Minh và cs có báo cáo hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Giò
(Rachycentron canadum) [16].
Nguyễn Tuần và cs (2002) đã sử dụng HCG ở liều 4.500IU/kg cá cái để kích
thích sinh sản nhân tạo cá Chẽm (Lates calcarifer). Kết quả sau từ 12 – 35 giờ cá
đẻ, tỷ lệ thụ tinh đạt từ 0 – 99%, tỷ lệ nở đạt 24 – 99,9%. Tỷ lệ sống của cá từ GĐ
cá bột lên cá hƣơng là 60% và từ cá hƣơng lên cá giống là 65,7% [34].
Khi nuôi vỗ và cho cá Giò sinh sản tự nhiên, Đỗ Văn Minh (2003) đã thu đƣợc
kết quả là tỷ lệ thành thục trong nuôi vỗ là 65 – 78%, tỷ lệ cá tham gia sinh sản đạt
từ 70% trở lên, tỷ lệ thụ tinh lớn hơn 60%, tỷ lệ nở lớn hơn 70% và tỷ lệ sống của
cá bột lên cá giống (50 – 60 mm) khoảng 5%. Ƣơng ấu trùng cá Giò ở độ mặn 1820‰ thì tỷ lệ sống đạt 3,75% sau 45 ngày [16].
Theo Ngô Trọng Lƣ và cs (2004), cá Giò nuôi vỗ đạt tỷ lệ thành thục 85 –
87%. Để kích thích sinh sản cá Giò có thể sử dụng LHRHa với liều 20 µg/kg thì sau
24 – 28 giờ, tỷ lệ cá đẻ đạt 66 – 75%, tỷ lệ trứng thụ tinh đạt 66 – 91%, tỷ lệ nở đạt
15


×