Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Khai thác thông gió tự nhiên trong nhà ở cao tầng tại các đô thị duyên hải nam trung bộ hướng đến tiết kiệm năng lượng phát triển bền vững tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.93 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------

PHAN TIẾN VINH

KHAI THÁC THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TRONG NHÀ Ở
CAO TẦNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ HƯỚNG ĐẾN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
- PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KIẾN TRÚC
Mã số: 9.58.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2019


Công trình đư ợc hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. KTS TRỊNH DUY ANH

Phản biện 1: ..............................................................................................
...................................................................................................................
Phản biện 2: ..............................................................................................
...................................................................................................................
Phản biện 3: ..............................................................................................


...................................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH
Vào hồi ……... giờ ……… ngày …….tháng ……. năm …….

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HỒ CHÍ MINH
THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP HỒ CHÍ MINH


1

MỞ ĐẦU
0.1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ giữa thế kỷ thứ XX, nhân loại đã phải đối diện với nhiều thách
thức mang tính toàn cầu về năng lượng, tài nguyên, môi trường, nghèo
đói, biến đổi khí hậu toàn cầu, ... Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững
(PTBV) nói chung và bền vững trong kiến trúc nói riêng đã trở thành
xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Kiến trúc bền vững (KTBV) là kiến trúc hướng đến tính thích ứng
và nhạy cảm với môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, năng
lượng, thân thiện và góp phần bảo tồn môi trường sinh thái trong suốt
vòng đời của công trình xây dựng. Có nhiều giải pháp thiết kế hướng
đến KTBV, trong đó, khai thác thông gió tự nhiên (TGTN) nhằm tiết
kiệm năng lượng, thân thiện môi trường là một trong những giải pháp
cơ bản, hiệu quả và quan trọng nhất.
Chung cư (CC) là một loại hình kiến trúc nhà ở phổ biến tại các đô
thị lớn trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay, việc khai thác TGTN hiệu

quả cho các dự án Nhà ở cao tầng (NOCT) đã và đang được triển khai
xây dựng ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Vùng Duyên hải Nam trung bộ (DHNTB) là vùng có các đô thị lớn
đang trong giai đoạn phát triển, nhiều dự án NOCT đã và đang được
triển khai đầu tư xây dựng. Đây là vùng có tiềm năng và nhu cầu rất lớn
trong sử dụng TGTN cho NOCT. Khai thác TGTN cho các công trình
NOCT cho vùng DHNTB nhằm tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần cho
sự PTBV của kiến trúc nói riêng và PTBV nói chung cho vùng DHNTB.
Xuất phát từ các lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) đã chọn đề tài
“Khai thác thông gió tự nhiên trong Nhà ở cao tầng tại các đô thị Duyên
hải Nam Trung Bộ hướng đến tiết kiệm năng lượng - phát triển bền
vững” làm Luận án tiến sĩ Kiến trúc.


2

0.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu nghiên cứu tổng thể: Khai thác TGTN trong NOCT tại
các đô thị DHNTB nhằm tiết kiệm năng lượng, hướng đến PTBV cho
loại hình kiến trúc NOCT nói riêng và mục tiêu PTBV nói chung của
Việt Nam.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận án: định hướng khai thác, các
nguyên tắc thiết kế và các kiến nghị về khai thác vận hành TGTN trong
NOCT tại các đô thị DHNTB.
0.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


- Kiến trúc NOCT.
- TGTN trong NOCT.
0.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Giới hạn về không gian: Các đô thị thuộc vùng DHNTB
- Giới hạn về thời gian: giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm
2050.
0.5.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học của Đề tài: Luận án đã đưa ra phương pháp luận
thiết kế, một số nguyên tắc chung về thiết kế TGTN cho kiến trúc
NOCT hướng đến tiết kiệm năng lượng và PTBV. Qua đó, góp phần bổ
sung cho lý luận về thiết kế TGTN cho công trình kiến trúc nói chung
và loại hình kiến trúc NOCT nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn của Đề tài: có thể ứng dụng vào thực tiễn thiết
kế hiện nay của khu vực, góp phần vào việc tiết kiệm năng lượng, sự
PTBV cho kiến trúc NOCT và sự PTBV chung cho vùng DHNTB. Là
tài liệu hữu ích cho công tác đào tạo kiến trúc sư, là tài liệu tham khảo
cho các nhà quản lý quy hoạch - kiến trúc, nhà thiết kế, nhà đầu tư, …


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THÔNG GIÓ TỰ
NHIÊN TRONG NHÀ Ở CAO TẦNG HƯỚNG ĐẾN TIẾT
KIỆM NĂNG LƯỢNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1.


PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

1.1.1. Bối cảnh ra đời và các khái niệm về Phát triển bền vững
Khi sự phát triển của nhân loại dẫn đến các thách thức mang tính
toàn cầu cho môi trường sinh thái, sự phát triển của các quốc gia, thậm
chí là ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các thế hệ tương lai, … các quốc
gia trên thế giới cần phải có những suy nghĩ và hành động để cứu trái
đất, đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển cho thế hệ tương lai.
PTBV là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà
không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương
lai. PTBV phải đảm bảo sự cân bằng của ba yếu tố: Xã hội - Môi trường
- Kinh tế.
1.1.2. Kiến trúc bền vững
KTBV là kiến trúc hướng đến sự hạn chế tối đa các tác động tiêu
cực đến môi trường của công trình xây dựng bằng việc sử dụng hợp lý
và hiệu quả vật liệu xây dựng, năng lượng và các không gian chức năng.
1.1.3. Phát triển kiến trúc bền vững tại Việt Nam
Trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam, từ xa xưa, cha ông ta
đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm như: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà
hướng Nam”, “trước trồng cau, sau trồng chuối”, sử dụng phên dậu để
che nắng, hiên nhà làm không gian chuyển tiếp, khai thác các yếu tố
cây xanh mặt nước để cải thiện vi khí hậu trong nhà, …
Trong lĩnh vực xây dựng, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, triển khai các hoạt động hướng
đến PTBV. Nhiều tổ chức nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực
KTBV đã được thành lập tại Việt Nam.


4


1.2.

KIẾN TRÚC NHÀ Ở CAO TẦNG

1.2.1. Nhà ở cao tầng
NOCT là CC cao tầng hoặc các phức hợp kiến trúc cao tầng có chức
năng nhà ở, có từ 9 tầng đến 40 tầng. Ưu điểm: Tiết kiệm đất; mật độ
xây dựng thấp; hệ số sử dụng đất cao; hiện đại; phù hợp lối sống đô thị,
hiện đại;… Nhược điểm: thoát người, kết cấu phức tạp; gây một số tác
động tiêu cực về môi trường và trạng thái tâm lý tiêu cực cho cư dân.
1.2.2. Kiến trúc nhà ở cao tầng trên thế giới, Việt Nam và các đô
thị Duyên hải Nam Trung Bộ
Từ cuối thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội - khoa
học - kỹ thuật, sự bùng nổ dân số và đặc biệt là quá trình đô thị hóa,
kiến trúc cao tầng đã trở thành một trào lưu kiến trúc thế giới.
Trong các loại hình Nhà ở, theo “Chiến lược phát triển Nhà ở quốc
gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, nhà CC - trong đó có
NOCT- là loại hình được “chú trọng phát triển” tại các đô thị Việt Nam.
Tại các thành phố thuộc khu vực DHNTB - đặc biệt là tại các thành
phố lớn, như: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, ... - nhiều dự án NOCT
đã và đang được đầu tư xây dựng
1.3.
1.3.1.

THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN TRONG CÔNG TRÌNH
Thông gió trong công trình

Thông gió (TG) trong công trình có chức năng làm cho môi trường
không khí bên trong công trình - với các thông số về: nhiệt độ, độ ẩm,

tốc độ chuyển động của không khí, thành phần không khí,… - đáp ứng
được yêu cầu về tiện nghi của người sử dụng.
Các hệ thống TG, gồm: TGTN và TG nhân tạo.
1.3.2. Thông gió tự nhiên trong công trình
TGTN là hiện tượng chuyển động của khối không khí trong công
trình dưới tác dụng của áp lực của gió hoặc sức đẩy nổi của không khí.


5

Gió là một hiện tượng vật lý có sự thay đổi liên tục và không theo
qui luật. Giá trị vận tốc gió thay đổi theo chiều cao và được xác định
theo quy luật hàm logarit hoặc quy luật hàm số mũ.
Các hình thức TGTN: TG nhờ áp lực khí động (wind driven
ventilation); và TG nhờ chênh lệch nhiệt độ (stack ventilation).
Vai trò của TGTN: tăng lưu lượng không khí trao đổi; tiết kiệm năng
lượng; tăng tốc độ chuyển động của không khí; hạn chế gió thổi vào
phòng khi điều kiện không đảm bảo; tăng tỷ lệ diện tích trong phòng có
gió thổi qua; tạo môi trường thân thiện; …
1.4.
1.4.1.

TIỆN NGHI NHIỆT TRONG CÔNG TRÌNH
Phương trình cân bằng nhiệt của cơ thể và môi trường

Trong cơ thể con người, hầu hết các quá trình sinh hóa liên quan đến
sản sinh tế bào, chuyển hóa năng lượng và làm việc cơ bắp đều sinh ra
nhiệt. Các hình thức trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường: đối lưu;
dẫn nhiệt; bức xạ và bay hơi.
Sự cân bằng nhiệt của cơ thể và môi trường thể hiện qua phương

trình: M = NBH ± NĐL ± NDN± NBX± NT
1.4.2.

Khái niệm tiện nghi nhiệt

Tiện nghi nhiệt (TNN) là “điều kiện của cảm giác thể hiện sự thõa
mãn với môi trường nhiệt và được quyết định bởi các đánh giá chủ quan
của con người”.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiện nghi nhiệt: nhiệt độ không khí, nhiệt
độ bức xạ, áp suất hơi nước, vận tốc chuyển động của không khí, nhiệt
trở quần áo, mức nhiệt sinh lý, độ tuổi, giới tính, chủng tộc, độ cao, thời
gian trong ngày, vị trí địa lý, chế độ ăn uống, …
1.4.3. Các mô hình dự đoán tiện nghi nhiệt: Mô hình trạng thái tĩnh;
mô hình hai cực; mô hình thích ứng.


6

1.5.

KHAI THÁC TGTN TRONG CÔNG TRÌNH HƯỚNG

ĐẾN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.5.1. Năng lượng sử dụng trong công trình
Năng lượng sử dụng trong công trình bao gồm năng lượng sử dụng
trong suốt vòng đời của công trình: giai đoạn xây dựng; giai đoạn sử
dụng; giai đoạn phá hủy.
1.5.2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công trình
xây dựng
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các công trình

xây dựng đã trở nên cấp thiết và là xu hướng tất yếu trong phát triển
xây dựng nhằm hướng đến sự PTBV.
1.5.3.

Vấn đề tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững trong

xây dựng
Tiết kiệm năng lượng có vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm an
ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường sinh
thái, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng của các quốc gia.
Do đó, tiết kiệm năng lượng là một trong những giải pháp then chốt
trong chiến lược PTBV của các quốc gia nói chung và trong lĩnh vực
xây dựng nói riêng.
1.5.4. Khai thác thông gió tự nhiên trong công trình hướng đến
tiết kiệm năng lượng - phát triển bền vững
Khai thác TGTN trong NOCT hướng đến tiết kiệm năng lượng PTBV, bao gồm các bước lựa chọn vị trí xây dựng, đưa ra giải pháp
thiết kế (quy hoạch và kiến trúc) công trình, lựa chọn chiến lược TG
cho công trình và giải pháp vận hành trong quá trình sử dụng công trình
nhằm khai thác tối đa các nguồn lực tự nhiên.


7

1.6.

TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.6.1. Trên các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học
và các tham luận hội thảo khoa học nghiên cứu về lý thuyết cơ bản,

mô hình, giải pháp thiết kế và tiêu chuẩn, ứng dụng TGTN.
1.6.2. Các luận án Tiến sĩ nghiên cứu về các vấn đề cơ bản; các
nguyên tắc và các mô hình; tiện nghi nhiệt; hiệu quả tiết kiệm năng
lượng; khuyến cáo về thiết kế và khai thác; sử dụng các mô hình và
phương pháp trong nghiên cứu TGTN; ...
1.6.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu có liên quan
đề tài: Chưa có nghiên cứu nào ở trong và ngoài nước về vấn đề “Khai
thác thông gió tự nhiên trong Nhà ở cao tầng tại các đô thị Duyên hải
Nam Trung Bộ hướng đến tiết kiệm năng lượng - phát triển bền vững”.
1.7.
CỨU

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CẦN ĐƯỢC NGHIÊN

1.7.1. Những vấn đề tồn tại về khai thác thông gió tự nhiên trong
Nhà ở cao tầng tại các đô thị Duyên hải Nam Trung bộ
- Khai thác TGTN chưa thật sự được quan tâm.
- Đánh giá về tiềm năng khai thác TGTN.
- Định hướng khai thác TGTN trong NOCT.
- Các nguyên tắc thiết kế nhằm khai thác hiệu quả TGTN cho NOCT.
- Các giải pháp vận hành hệ thống TGTN cho loại hình NOCT.
1.7.2. Những vấn đề nghiên cứu chính của Luận án
- Định hướng khai thác TGTN cho NOCT tại các đô thị DHNTB.
- Đề xuất một số nguyên tắc thiết kế quy hoạch và kiến trúc nhằm
khai thác hiệu quả TGTN cho NOCT tại các đô thị DHNTB.
- Đề xuất một số giải pháp vận hành hệ thống TGTN trong NOCT
tại các đô thị DHNTB.


8


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC CHO KHAI THÁC THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN
TRONG NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ DHNTB
2.1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng các phương pháp: khảo sát - quan trắc thực tế; điều tra xã
hội học; phân tích - tổng hợp; mô hình hóa; mô phỏng trên máy tính;
khảo sát thực nghiệm.
2.2.
CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC
2.2.1.

Cơ sở về pháp lý gồm các văn bản pháp quy về PTBV, văn

bản pháp quy về thiết kế kiến trúc hướng đến hiệu quả năng lượng, Quy
chuẩn và Tiêu chuẩn thiết kế về NOCT.
2.2.2.

Cơ sở về lý luận gồm các vấn đề về thiết kế kiến trúc NOCT,

tính toán TGTN, mô hình tiện nghi nhiệt, phân tích khí hậu trong thiết
kế kiến trúc, một số giải pháp thiết kế kiến trúc và kỹ thuật, tiện nghi
về gió và vận tốc gió, phương pháp Computational Fluid Dynamics và
sử dụng phần mềm mô phỏng trong nghiên cứu.
2.2.3. Cơ sở về thực tiễn gồm vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và đặc
điểm khí hậu, định hướng phát triển của NOCT trong quy hoạch chung,
thực trạng khai thác TGTN trong NOCT, áp dụng một số công cụ đánh

giá Công trình Xanh.
2.2.4.

Một số bài học kinh nghiệm về khai thác TGTN trong kiến

trúc nhà ở tại Việt Nam, Trung Quốc và Singapore.


9

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.
3.1.1.

ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN
Xác định thời điểm có điều kiện thời tiết thích hợp cho khai

thác thông gió tự nhiên trong công trình
- Thành phố Đà Nẵng: tổng thời gian trong năm cần khai thác TG
làm mát để đạt điều kiện tiện nghi là 5.124 giờ.
- Thành phố Quy Nhơn: tổng thời gian trong năm cần TG làm mát
để đạt điều kiện tiện nghi là 6.067 giờ.
- Thành phố Nha Trang: tổng thời gian trong năm cần TG làm mát
để đạt điều kiện tiện nghi là 6.863 giờ.
3.1.2. Đề xuất vận tốc gió tiện nghi nhằm khai thác thông gió tự
nhiên cho Nhà ở cao tầng tại các đô thị DHNTB
Vận tốc gió tiện nghi (VTGTN) cho cư dân vùng DHNTB - trong
điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao - là dải vận tốc từ 2.1m/s đến 2.4 m/s.
3.1.3. Đề xuất chiến lược thông gió làm mát cho Nhà ở cao tầng
tại các đô thị DHNTB: TG cả ngày và liên tục trong 12 tháng của năm.

3.2.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ NHẰM KHAI THÁC
HIỆU QUẢ TGTN CHO NOCT TẠI CÁC ĐÔ THỊ DHNTB
3.2.1. Sử dụng công cụ mô phỏng trong thiết kế
Với các công cụ mô phỏng, hiệu quả TGTN trong công trình được
đánh giá thông qua các số liệu định lượng và hình ảnh trực quan. Đây
là những cơ sở quan trọng để nhà thiết kế kịp thời có những điều chỉnh
ý tưởng thiết kế hướng đến hiệu quả tối ưu về TGTN cho công trình
trong quá trình vận hành thực tế. Vì vậy, trong các bước thiết kế cần
phối hợp việc đề xuất ý tưởng và sử dụng công cụ mô phỏng.
3.2.2. Thiết kế mặt bằng
- Hình dạng mặt bằng: chọn nhóm mặt bằng dạng hình chữ nhật.


10

- Các giải pháp phân khu chức năng trên mặt bằng tầng điển hình
(MBTĐH) - căn cứ theo cách bố trí lõi giao thông kỹ thuật: tập trung ở
giữa; phân tán ra 2 đầu mặt bằng; phân tán vào giữa mặt bằng.
- Các không gian trong căn hộ điển hình được bố trí vào các lớp:
+ Lớp không gian số 1: lô gia, ban công.
+ Lớp không gian số 2: phòng ngủ, phòng khách.
+ Lớp không gian số 3, 4: Phòng ngủ, phòng ăn, bếp, vệ sinh, ...
+ Lớp không gian số 5: bếp, vệ sinh, kho đồ dùng.
- Kích thước phòng: bề ngang a và chiều sâu b, tương quan kích
thước K (K = b/a). Giá trị K nên chọn là 1.5 hoặc lân cận giá trị này.
- Hình thức mặt bằng tầng điển hình: sử dụng hình thức Hành lang
giữa - mở hay bố trí bổ sung giếng trời cho hình thức này.
- Giải pháp sử dụng lô gia: nên bố trí các lô gia cho các căn hộ.
- Định hướng sử dụng vách ngăn không gian trong căn hộ: hạn sử

dụng tường; sử dụng các không gian ở dạng mở; vách thoáng; …
- Định hướng bố trí trang thiết bị nội thất: hạn chế sử dụng các vật
dụng tạo ra các mảng có diện tích lớn; sử dụng các vật dụng có các
khoảng trống để gió có thể đi qua; ...
3.2.3. Thiết kế hình khối
Nhằm khai thác hiệu quả TGTN, nên chọn hình khối dạng tấm cho
NOCT. Ngoài ra, cần có các giải pháp xử lý các khối cho NOCT, cụ thể
như: tạo các khoảng rỗng trên thân khối; tạo đế cho khối nhà, tạo các
góc bo cho khối ở đế công trình; …
3.2.4.

Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng

Lựa chọn hướng gió đến tối ưu cho hiệu quả TGTN trong
căn hộ: Chọn góc gió đến α từ 67.5° đến 78.75°.
Lựa chọn hướng nhà
- Các bước thực hiện trong lựa chọn hướng nhà:


11

+ Bước 1: phân tích hoạt động biểu kiến của mặt trời tại địa
phương. Lựa chọn hướng nhà để hạn chế ánh nắng mặt trời.
+ Bước 2: chọn hướng chính của CC để tổng trực xạ và tổng tán
xạ trên 2 mặt đứng của CC là nhỏ nhất.
+ Bước 3: Đề xuất hướng CC để tổng tần suất xuất hiện của gió
trên 2 mặt chính của CC là lớn nhất và giá trị góc gió đến α tối ưu.
+ Bước 4: Tổng hợp các lựa chọn ở các bước 1, 2 và 3 để lựa
chọn hướng tối ưu cho NOCT.
- Theo nghiên cứu minh họa, hướng nhà cho NOCT ở Đà Nẵng được

lựa chọn theo thứ tự: (1) Từ Nam Tây Nam - Nam - Nam Đông Nam;
(2) Từ Nam Đông Nam đến Đông Nam.
Xác định vùng quẩn gió sau các khối nhà cao tầng
Bằng phương pháp Computational Fluid Dynamics (CFD), Luận án
đã đưa ra các dữ liệu cho việc xác định vùng quẩn gió và đề xuất công
cụ tính kích thước vùng quẩn gió sau các khối NOCT.
Nguyên tắc chung và định hướng trong thiết kế tổng mặt
bằng khu nhà ở cao tầng nhằm khai thác hiệu quả TGTN
- Các hình thức bố cục tổng mặt bằng (TMB) và định hướng thiết kế
nhằm tăng cường hiệu quả TGTN: bố cục dạng đơn khối (gồm một khối
đơn độc lập); bố cục dạng tuyến (các đơn nguyên xếp thành tuyến, liên
tục hoặc tách rời); bố cục dạng nhóm (hình thức xếp hàng song song;
hình thức so le; hình thức chu vi; hình thức hỗn hợp; hình thức tự do).
- Một số nguyên tắc chung trong thiết kế TMB: phù hợp, khai thác
có hiệu quả và có tính thích ứng với tự nhiên; hài hòa với cảnh quan;
đáp ứng được ý đồ về tổ chức không gian; tạo khoảng cách hợp lý giữa
các khối nhà; đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ và các tiện nghi
khác, như: nhiệt độ, ánh sang, âm thanh, chất lượng không khí, …
- Định hướng thiết kế các hình thức bố cục TMB:


12

+ Bố cục dạng đơn và bố cục dạng tuyến: căn cứ trên các điều
kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng và ý tưởng thiết kế để chọn
hướng chính. Với các tuyến có hướng không tốt cho TGTN thì sử
dụng giải pháp: tách rời các khối, chỉnh hướng nhà cho tối ưu, mở
các khoảng trống trên thân CC, ...
+ Bố cục dạng nhóm: hình thức xếp hàng song song chọn α có
giá trị từ 22.5° đến 45°, và tốt nhất khi α = 22.5°; hình thức so le

chọn α có giá trị từ 45° đến 90°, và tốt nhất khi α = 67.5°; hình thức
chu vi chọn α có giá trị từ 67.5° đến 90°, các khoảng mở trên khối
hướng về hướng gió chủ đạo, tăng kích thước khoảng mở, …; hình
thức hỗn hợp và hình thức tự do là sự kết hợp của 3 hình thức xếp
hàng song song, hình thức so le và hình thức chu vi.
Một số giải pháp tăng cường hiệu quả TGTN trên TMB
- Tạo các khoảng rỗng trên khối nhà.
- Tạo khối đế cho công trình, bo (tròn hoặc vát xéo) các góc trên mặt
bằng của công trình, …
- Giải pháp quy hoạch chiều cao, bố trí khối nhà so le, chọn giá trị
góc gió thổi đến phù hợp với đặc điểm bố cụ TMB, …
- Giải pháp khai thác yếu tố cây xanh - mặt nước.
- Giải pháp khai thác yếu tố địa hình.
3.2.5.

Thiết kế vỏ bao che

Sử dụng vỏ bao che theo yêu cầu TGTN cần đảm bảo các yêu cầu
của chiếu sáng tự nhiên, tầm nhìn cho các căn hộ và thẩm mỹ kiến trúc
cho ngoại thất công trình; độ rỗng của lớp VBC giảm dần theo độ cao
của công trình - đề xuất sẽ biến đổi theo nhóm tầng; độ rỗng có thể thay
đổi hình dạng theo ý tưởng thiết kế; …
Với các trường hợp vỏ bao che có hình dạng khác nhau, cần sử dụng
phần mềm CFD để đánh giá hiệu quả TGTN và đưa ra giải pháp cụ thể.


13

3.2.6.


Giải pháp cửa cho căn hộ

Cửa mặt ngoài căn hộ
- Cửa sổ: sử dụng giải pháp bố trí cửa trên mặt bằng và mặt cắt là
phân tán, vị trí thấp. Góc xoay của cánh cửa nên chọn từ 45° đến 75°.
- Cửa đi: mở 1 cánh bố trí ở vị trí biên của phòng; mở nhiều cánh bố
trí tập trung vào vị trí giữa cửa hoặc phân tán đều về 2 biên của cửa.
- Diện tích cửa lấy gió: cần có sự thay đổi theo chiều cao công trình.
Nhà cao 40 tầng sẽ có 8 lần thay đổi diện tích cửa ở các nhóm tầng N1
(diện tích S1), N2, N3, N4, N5, N6, N7 và N8. Diện tích tương đối của các
nhóm tầng N2, N3, N4, N5, N6, N7 và N8 lần lượt là: 76%; 69%; 64%;
61%; 59%; 57%; 55% so với S1.
Cửa bên trong căn hộ
- Vị trí cửa: có tác dụng tạo nên trường gió trong phòng và ảnh hưởng
đến vận tốc gió trong phòng. Khi dòng không khí xuyên suốt thì vận tốc
sẽ cao hơn trong trường hợp không khí phải chuyển động quanh co.
- Diện tích cửa được tính toán để điều tiết trường gió và vận tốc gió
trong phòng. Với diện tích cửa gió vào không đổi, để trường gió trong
phòng rộng cần tăng diện tích cửa ra. Để vận tốc gió xuyên phòng lớn
cần giảm diện tích cửa gió ra.
3.3.
CÁC KIẾN NGHỊ VỀ KHAI THÁC VẬN HÀNH TGTN
TRONG NOCT TẠI CÁC ĐÔ THỊ DHNTB
3.3.1. Lựa chọn giải pháp vận hành khai thác
Có hai giải pháp vận hành hệ thống TGTN cho công trình: vận hành
thủ công và vận hành tự động.
Đối với loại hình NOCT, Luận án đề xuất sử dụng giải pháp vận
thành thủ công để đóng mở hệ thống các loại cửa (khoảng mở) đón gió
và thoát gió trong công trình.



14

3.3.2.

Các giải pháp về quản lý

- Việc khai thác sửa chữa, vận hành hệ thống kỹ thuật, bảo dưỡng
công trình nói chung giao cho Ban quản lý CC.
- Việc vận hành đóng mở cửa trong các không gian riêng tư: do cư
dân trong từng căn hộ thực hiện theo nhu cầu của cá nhân.
- Việc vận hành đóng mở cửa trong các không gian công cộng: do
Ban quản lý CC hoặc có sự tham gia của người dân.
- Việc vận hành hệ thống đóng mở cửa thông minh (nếu có): do đội
ngũ kỹ thuật thuộc Ban quản lý CC thực hiện.
3.3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho cư dân
Để khai thác vận hành TGTN cho NOCT đạt hiệu quả cao, đặc biệt
là khi chọn giải pháp vận hành thủ công, việc nâng cao nhận thức của
người dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Một số giải pháp: Cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản; tư vấn cho
người dân; nói chuyện chuyên đề kết hợp sinh hoạt cộng đồng; giới
thiệu các căn hộ điển hình trong khai thác TGTN; tư vấn cho người dân
về các giải pháp vận hành TGTN cho căn hộ; …


15

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CỦA LUẬN ÁN VÀO THỰC TIỄN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
NOCT TẠI CÁC ĐÔ THỊ DHNTB
Tiềm năng khai thác TGTN cho thiết kế NOCT ở vùng DHNTB là
rất lớn. Khảo sát thực tế cho thấy, cư dân có nhu cầu cao trong việc sử
dụng TGTN cho NOCT. Luận án đã đưa ra được một số nguyên tắc
mang tính khái quát chung về các giải pháp TGTN cụ thể, phương pháp
luận cho việc thiết kế TGTN cho kiến trúc NOCT. Các nguyên tắc và
phương pháp luận nêu trên - tùy vào đặc thù của mỗi dự án - có thể dễ
dàng được áp dụng vào quá trình thiết kế thực tế để đưa ra các phương
án thiết kế ban đầu đạt được hiệu quả cao về khai thác TGTN.
4.2.

HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ HƯỚNG

ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG KIẾN TRÚC KHI ÁP
DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Số giờ trong năm đạt tiện nghi của 3 thành phố Đà Nẵng, Qui Nhơn
và Nha Trang là: 3.207 giờ, 3.626 giờ và 4.137 giờ. Thêm vào đó, nếu
áp dụng các giải pháp TG hiệu quả, số giờ trong năm đạt tiện nghi của
3 thành phố Đà Nẵng, Qui Nhơn và Nha Trang có thể tăng thêm lần
lượt là: 1.917 giờ, 2.441 giờ và 2.726 giờ. Đây cũng chính là thời gian
tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho các thiết bị làm mát.
Loại hình kiến trúc NOCT có xu hướng phát triển mạnh và có số
lượng dự án được đầu tư xây dựng lớn tại các đô thị DHNTB. Với việc
áp dụng hợp lý các kết quả nghiên cứu của Luận án vào quá trình thiết
kế kiến trúc và vận hành khai thác TGTN trong NOCT, hiệu quả về tiết
kiệm năng lượng là rất lớn và tăng tỷ lệ thuận với số lượng căn hộ.


16


4.3.

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHO CÁC ĐÔ THỊ KHÁC Ở VIỆT NAM
Các đô thị ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy, các cơ sở
khoa học, nguyên tắc thiết kế chung và đặc biệt là phương pháp luận
trong thiết kế do Luận án đề xuất hoàn toàn có thể vận dụng cho thiết
kế trong thiết kế NOCT tại các đô thị khác ở Việt Nam.
Để việc áp dụng phương pháp luận và các kết quả nghiên cứu của
Luận án cho các đô thị khác tại Việt Nam có tính hợp lý và đạt hiệu quả
tối ưu, cần có các nghiên cứu bổ sung về vị trí địa lý, các đặc điểm về
tự nhiên, khí hậu, … của đô thị (địa điểm xây dựng).
4.4.
KẾT HỢP THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN VỚI SỬ DỤNG CÁC
THIẾT BỊ LÀM MÁT CÓ MỨC TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG
THẤP NHẰM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, HƯỚNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
TGTN là một giải pháp thiết kế thụ động. Vì vậy, giải pháp thiết kế
nhằm khai thác TGTN cho căn hộ sẽ không đạt được hiệu quả như thiết
kế ở một số thời điểm trong ngày và ở một số vị trí trong căn hộ.
Để tăng cường hiệu quả và thời gian áp dụng các giải pháp TGTN
thuần túy cho căn hộ, giải pháp kết hợp TGTN với việc sử dụng các
thiết bị làm mát có định mức tiêu thụ năng lượng thấp (như: quạt bàn,
quạt trần, …) là giải pháp hợp lý trong khai thác TGTN cho NOCT.
Thời điểm sử dụng các thiết bị này trong NOCT - với chiến lược TG cả
ngày và liên tục 12 tháng trong năm - là liên tục quanh năm.
4.5.


NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Các nghiên cứu được thực hiện trong các điều kiện biên nhất định.
Vì vậy, khi áp dụng vào thực tế, kết quả vẫn còn sai số so với thực tế.
- Kết quả nghiên cứu đạt được dựa trên các số liệu của các đô thị
vùng DHNTB (3 thành phố lớn: Đà Nẵng, Qui Nhơn và Nha Trang). Vì


17

vậy khi áp dụng cho các đô thị khác, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung
về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, xã hội, văn hóa, …
- Luận án đề xuất VTGTN cho vùng DHNTB - trong điều kiện nhiệt
độ và độ ẩm cao - là 2.1m/s đến 2.4m/s. Dải vận tốc này phù hợp với
cư dân sinh ra và lớn lên ở vùng DHNTB. Trong điều kiện vận tốc gió
lớn (lớn hơn 2m/s), cần lưu ý tình trạng mất nước của cơ thể có thể xảy
ra khi cư dân ở trong môi trường có vận tốc gió cao trong một thời gian
dài. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo về giới hạn thời gian tiện
nghi ứng với từng giá trị VTGTN ở các điều kiện cụ thể của nhiệt độ và
độ ẩm.


18

KẾT LUẬN
1. Tiềm năng khai thác TGTN cho kiến trúc NOCT tại các đô thị
DHNTB hướng đến tiết kiệm năng lượng
Các đô thị vùng DHNTB có tiềm năng lớn trong việc khai thác
TGTN cho công trình NOCT. Thời gian trong năm công trình đạt điều
kiện về TNN và thời gian cần TG để đạt TNN ở 3 thành phố lớn của

vùng DHNTB là rất lớn - xem Bảng KL1.
Bảng KL1: Tổng số giờ tiện nghi trong năm của Đà Nẵng, Qui Nhơn
và Nha Trang
S
T
T

Thành phố

Số giờ
trong
vùng tiện
nghi (TN)

Số giờ
cần TG
để tiện
nghi (TG)

Tổng số
giờ tiện
nghi (TN
+ TG)

1
2
3

Đà Nẵng
Qui Nhơn

Nha Trang

3.207
3.626
4.137

1.917
2.441
2.726

5.124
6.067
6.863

Tỉ lệ thời
gian tiện
nghi trong
năm khi có
TG
58.5%
69.3%
78.3%

Bằng các giải pháp thiết kế TGTN hợp lý, số giờ trong năm đạt tiện
nghi của các công trình NOCT tại vùng DHNTB có thể rất cao. Qua đó,
mang lại kết quả cao về TKNL sử dụng trong công trình hướng đến sự
PTBV cho kiến trúc NOCT tại vùng DHNTB.
2. Chiến lược TGTN cho công trình NOCT ở vùng DHNTB là
TG cả ngày và liên tục trong 12 tháng của năm.
3. Vận tốc gió tiện nghi cho người dân vùng DHNTB

NCS đề xuất giá trị VTGTN cho khu vực DHNTB - trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm cao - là dải vận tốc từ 2.1m/s đến 2.4 m/s.
4. Một số nguyên tắc thiết kế NOCT nhằm khai thác hiệu quả
TGTN


19

- Thiết kế mặt bằng:
+ Chọn nhóm mặt bằng có dạng hình chữ nhật cho NOCT để
đạt hiệu quả cao trong khai thác TGTN.
+ Giải pháp phân khu chức năng theo các tầng nhà, trên các
MBTĐH và trong các căn hộ phụ thuộc đặc điểm cụ thể của từng dự
án.
+ Tương quan kích thước K của phòng hình chữ nhật (là tỷ số
giữa chiều sâu và chiều ngang) trong thiết kế NOCT nên chọn là 1.5
hoặc lân cận giá trị này.
+ Hình thức MBTĐH phù hợp trong thiết kế NOCT cho điều kiện
tại các đô thị DHNTB nói riêng (và có thể áp dụng cho các đô thị ở
Việt Nam nói chung) là hình thức Hành lang giữa - mở. Tùy theo
điều kiện và yêu cầu thực tế của từng dự án, có thể tăng mức độ mở
trên mặt bằng hay kết hợp giếng trời cho Hình thức hành lang giữa
- mở.
+ Trong thiết kế NOCT, nên bố trí các lô gia cho các căn hộ. Vận
tốc gió trung bình tại cửa vào VTBx của giải pháp thiết kế có lô gia sẽ
cao hơn giải pháp không có lô gia và tăng tỷ lệ thuận với chiều cao
công trình.
+ Định hướng sử dụng vách ngăn không gian trong căn hộ: hạn
chế tối đa việc sử dụng tường để ngăn chia không gian; ưu tiên tổ
chức các không gian ở dạng mở; sử dụng các vách ngăn thoáng;

trong trường hợp phải dùng vách ngăn kín, cần tổ chức các cửa sổ ở
các vị trí hợp lý với yêu cầu công năng, yêu cầu thẩm mỹ và vị trí
hợp lý cho TGTN.
+ Định hướng bố trí trang thiết bị nội thất trong căn hộ: hạn chế
việc bố trí và sử dụng các vật dụng tạo ra các mảng có diện tích lớn;


20

cần chú ý các luồng gió vào và ra trong phòng; sử dụng các vật dụng
có các khoảng trống; …
- Thiết kế hình khối:
+ Chọn hình khối dạng tấm để đạt hiệu quả TGTN cao cho
NOCT.
+ Sử dụng các giải pháp tổ hợp hình khối sau: tổ hợp từ 1 khối
đơn; tổ hợp từ nhiều khối đơn; tổ hợp khối theo một trật tự hay hình
ảnh tượng trưng; tổ hợp khối một cách ngẫu nhiên.
- Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng:
+ Góc gió thổi đến bề mặt CC (α) mang lại hiệu quả TGTN cao
nhất cho NOCT khi có giá trị từ 67.5° đến 78.75°.
+ Lựa chọn hướng cho NOCT được thực hiện qua 4 bước: phân
tích hoạt động biểu kiến của mặt trời; xác định tổng trực xạ và tổng
tán xạ trên 2 mặt đứng của CC; đề xuất hướng của CC theo tổng tần
suất xuất hiện của gió trên 2 mặt chính của CC; tổng hợp các lựa
chọn ở các bước trên để lựa chọn hướng tối ưu. Theo nghiên cứu
minh họa, hướng nhà tối ưu cho NOCT tại Đà Nẵng là: từ Nam Tây
Nam - Nam - Nam Đông Nam hoặc từ Nam Đông Nam đến Đông
Nam.
+ Chiều rộng L của vùng quẩn gió sau các khối NOCT trong các
trường hợp thay đổi kích thước khối nhà được thể hiện trong Bảng

3.14, Bảng 3.15 và Bảng 3.16. Từ đó, Luận án đề xuất một công cụ
tính chiều rộng L bằng Excel.
+ Có 3 hình thức bố cục TMB cơ bản, gồm: bố cục dạng đơn, bố
cục dạng tuyến và bố cục dạng nhóm (gồm hình thức xếp hàng song
song; hình thức so le; hình thức chu vi; hình thức hỗn hợp; hình thức
tự do). Việc lựa chọn hình thức bố cục TMB cần căn cứ trên các điều
kiện tự nhiên, cảnh quan kiến trúc khu vực, đặc điểm công trình, ý


21

tưởng thiết kế, …Góc gió đến bề mặt khu NOCT sẽ có những ảnh
hưởng khác nhau đối với các hình thức bố cục TMB, cụ thể là: hình
thức xếp hàng song song có trường gió trên mặt bằng tốt nhất khi α
có giá trị từ 22.5° đến 45°, và tốt nhất khi α = 22.5°; hình thức so le
có trường gió trên mặt bằng tốt nhất khi α có giá trị từ 45° đến 90°,
và tốt nhất khi α = 67.5°; hình thức chu vi có hiệu quả TGTN tốt
nhất khi α có giá trị từ 67.5° đến 90°, các khoảng mở trên khối hướng
về hướng gió chủ đạo, tăng kích thước khoảng mở, …;
+ Một số giải pháp tăng cường hiệu quả TGTN trên TMB: tạo
các khoảng rỗng trên khối nhà để hạn chế vùng quẩn gió sau NOCT;
xử lý hiện tượng bất tiện nghi như trên TMB cho công trình, như:
tạo khối đế cho công trình, bo (tròn hoặc vát xéo) các góc trên mặt
bằng của công trình, …; giải pháp quy hoạch chiều cao cho các khối
nhà trong cụm NOCT là: về phía gió chủ đạo trong năm bố trí các
công trình thấp tầng rồi tăng dần độ cao tầng để hạn chế thấp nhất
vùng lặng gió cho các khối nhà nằm phía sau; khai thác yếu tố cây
xanh - mặt nước; khai thác yếu tố địa hình; …
- Thiết kế vỏ bao che:
+ Đặc điểm về hình dáng và kích thước của VBC quyết định đến

đặc điểm trường gió sau lớp VBC.
+ Vận tốc gió trung bình VTB tỷ lệ thuận với độ rỗng và phụ thuộc
vào độ dày của lớp VBC.
+ Thiết kế VBC cho NOCT theo yêu cầu TGTN cần đảm bảo các
yêu cầu của chiếu sáng tự nhiên, tầm nhìn và thẩm mỹ kiến trúc cho
ngoại thất công trình; độ rỗng của lớp VBC giảm dần theo độ cao
của công trình - đề xuất sẽ biến đổi theo nhóm tầng (có thể là 5
tầng/nhóm); độ rỗng có thể thay đổi hình dạng theo ý tưởng thiết kế;


22

hình dạng của VBC và độ rỗng có thể thay đổi nhờ hệ thống trục
xoay; …
- Thiết kế cửa mặt ngoài căn hộ:
+ Cửa sổ: trường gió và giá trị vận tốc gió thay đổi phụ thuộc vào
đặc điểm căn hộ, vị trí căn hộ, góc gió đến, vị trí cửa thoát gió, vị trí
mở cửa trên mặt bằng, … Khi bố trí cửa phân tán trên mặt bằng, sẽ
có trường gió đều, vận tốc gió trung bình thấp. Trên mặt cắt của cửa,
chọn phần mở ở vị trí thấp để có hiệu quả đối với người sử dụng
trong phòng và chọn cách bố trí phân tán để tạo trường gió đều cho
phòng. Trong trường hợp cửa lật, chọn góc xoay của cánh cửa từ 45°
đến 75°.
+ Cửa đi: đặc điểm trường gió phụ thuộc vào góc gió đến và vị
trí mở cửa. Trong trường hợp cửa mở 2 cánh, khi bố trí cửa tập trung
ở giữa hoặc phân tán, phòng có trường gió đều; khi mở cửa ở vị trí
biên của phòng, vận tốc sẽ đạt cực đại khi thổi vào phòng. Trong
hợp cửa đi mở 1 cánh, trường gió phụ thuộc vào góc gió đến và vị
trí mở cửa; khi mở cửa ở vị trí biên, vận tốc sẽ đạt cực đại khi thổi
vào phòng. Đề xuất giải pháp bố trí cửa đi trong NOCT: bố trí ở biên

của phòng khi cửa mở 1 cánh; bố trí tập trung ở giữa cửa hoặc phân
tán đều về 2 biên của cửa khi cửa mở nhiều cánh.
+ Diện tích cửa: Đối với NOCT, độ chênh lệch giá trị Vv giữa các
tầng là khá lớn. Khi thiết kế cửa cần có sự thay đổi diện tích phần
cửa lấy gió (Ac) theo sự thay đổi chiều cao công trình. Nhà cao 40
tầng có thể thiết kế 8 lần thay đổi diện tích cửa theo các nhóm tầng
N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7 và N8. Lấy diện tích cửa của nhóm tầng N1
là A1 làm cơ sở, diện tích tương đối (so với A1) của các nhóm tầng
lần lượt là 100%, 76%, 69%, 64%, 61%, 59%, 57% và 55%.
- Thiết kế cửa bên trong căn hộ:


23

+ Vị trí tương đối của cửa thoát gió so với cửa gió vào có tác
dụng tạo nên trường gió trong phòng và ảnh hưởng đến vận tốc gió
trong phòng. Khi dòng không khí xuyên suốt thì vận tốc dòng không
khí sẽ cao hơn trong trường hợp dòng không khí phải chuyển động
quanh co. Trong quá trình bố trí cửa, cần chú ý vị trí tương đối của
cửa thoát gió so với cửa đón gió - xem Bảng 3.36.
+ Diện tích của cửa ảnh hưởng đến lưu lượng TG trong phòng,
vận tốc dòng không khí xuyên qua phòng. Trong thiết kế, diện tích
cửa thoát gió được tính toán để điều tiết trường gió và vận tốc gió
trong phòng: với diện tích cửa gió vào không đổi, để trường gió trong
phòng rộng cần tăng diện tích cửa ra; để vận tốc gió xuyên phòng
lớn cần giảm diện tích cửa gió ra.
+ Định hướng thiết kế một số loại cửa trong căn hộ: cửa chính
thường có ảnh hưởng quyết định đến giải pháp TG cho căn hộ là TG
một mặt hay TG xuyên phòng. Vì vậy, cửa chính nên có cấu tạo 2
lớp, gồm: lớp thoáng và lớp kín. Các lớp cửa được đóng mở một

cách linh hoạt theo mục đích sử dụng để tạo sự TG xuyên phòng cho
căn hộ. Các cửa sổ hướng ra giếng trời hoặc ra hành lang là cửa có
vai trò thoát gió ra khi giải pháp TG trong phòng là do áp lực khí
động hoặc do chênh lệch nhiệt độ. Các cửa này nên có cấu tạo 2 lớp
như cửa chính để linh hoạt trong sử dụng và khai thác hiệu quả
TGTN cho căn hộ. Các cửa trên các vách ngăn giữa các phòng cần
bố trí hợp lý để đón gió vào, điều tiết trường gió và vận tốc gió trong
phòng, …
5. Giải pháp chính về vận hành - khai thác:
- Có hai giải pháp vận hành hệ thống TGTN cho công trình: vận
hành thủ công và vận hành tự động. Đối với NOCT tại vùng DHNTB,
Luận án đề xuất sử dụng giải pháp vận hành thủ công.


×