Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 13: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.11 KB, 6 trang )

Chương trình địa phương ( phần tiếng Việt)
I. Mục tiêu
- Củng cố một số nội dung của phần tiếng việt đã học ở học kì I
- Học sinh có ý thức tốt trong việc sử dụng Tiếng Việt để nói, viết
*Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức
- Biết được các phương châm hội thoại. Xưng hô trong hội thoại. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián
tiếp
- Hiểu các phương châm hội thoại. Xưng hô trong hội thoại. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
- Vận dụng được các phương châm hội thoại. Xưng hô trong hội thoại. Lời dẫn trực tiếp và lời
dẫn gián tiếp
2. Kĩ năng
- Biết một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời
dẫ trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
- Hiểu một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời
dẫ trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại,
lời dẫ trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
III. Đồ dùng dạy học
1. GV: Bảng phụ.
2. HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk .
IV. Phương pháp
- Vấn đáp, động não, phân tích mẫu, TLN.
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
H. Nêu các nội dung phần tổng kết từ vựng ?
TL: Một số phép tu từ từ vựng
So sánh,Ẩn dụ,Nhân hoá,Hoán dụ,Nói quá
Nói giảm, nói tránh,Điệp ngữ, Chơi chữ


TaiLieu.VN

Page 1


3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
HĐ của thầy và trò
HĐ1. Khởi động.

T.g

Nội dung chính

1’

Các nội dung học ở kì I, nhưng đã
được ôn tập ở phần “Tổng kết từ vựng”
là: Sự phát triển của từ vựng, Thuật
ngữ, Trau dồi vốn từ. Các nội dung ôn
tập trong bài này: Phương châm hội
thoại, Xưng hô trong hội thoại, Cách
dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
HĐ2. HD HS ôn tập.
- Mục tiêu: Các phương châm hội thoại,
Xưng hô trong hội thoại, Lời dẫn trực 37’
tiếp và lời dẫn gián tiếp
H. Nêu các phương châm hội thoại ?
Cho VD ?
+ Phương châm về lượng:
VD: - Anh đã ăn cơm chưa ?

- Tôi đã ăn cơm rồi. (đúng phương
châm về lượng)
- Từ lúc mặc cái áo mới thuộc loại
hàng hiệu này, tôi vẫn chưa ăn cơm. (sai
phương châm về lượng)

I. Các phương châm hội thoại

Câu 1
- Phương châm về lượng: Khi giao
tiếp cần nói cho đúng nội dung, nội
dung của lời nói phải đúng y/c của
cuộc giao tiếp, không thiếu, không
thừa.

+ Phượng châm về chất:
VD: - Con bò to bằng con trâu. (đúng
phương châm về chất)
- Con bò to gần bằng con voi.
(sai...)
+ Phương châm quan hệ:
VD: - Anh đi đâu đấy ?
- Tôi đi bơi. (đúng)
TaiLieu.VN

- Phương châm về chất: Khi giao tiếp
đừng nói những điều mà mình không
tin là đúng và không có bằng chứng
xác thực.
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp

cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh
nói lạc đề.
Page 2


- Con mèo đen đã chết. (sai)
+ Phương châm cách thức:
VD: - Con có ăn quả táo mẹ để trên bàn
không ?
Hai cách hiểu:

- Phương châm cách thức: Khi giao
tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành
mạch, tránh cách nói mơ hồ.

+ Con có thích ăn quả táo (mà) mẹ
để trên bàn không ?
+ Con có ăn vụng quả táo (mà) mẹ
để trên bàn không ?
-> Cần phải chọn 1 trong hai ý diễn đạt
trên.
+ Phương châm lịch sự:
VD: - Anh làm ơn cho tôi hỏi đường ra
ga Lao Cai đi lối nào ạ ?
- Bác đi đến ngã tư trước mặt, sau
đó rẽ tay phải và đi thẳng là tới ạ !
(đúng)

- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp
cần tế nhị và tôn trọng người khác.


- Tới ngã tư rẽ phải ! (chưa đúng)
H. Hãy kể 1 vài tình huống giao tiếp
trong đó có 1 hoặc 1 số phương châm
hội thoại nào đó không được tuân thủ ?

Câu 2

- GV yêu cầu HS lấy VD và phân tích.
- GV nhận xét

H. Xưng hô trong hội thoại là gì ?
VD:
- Đối với người trên : bác - cháu, anh em, chị –em …

II. Xưng hô trong hội thoại
Câu 1: Người nói cần căn cứ vào đặc
điểm của tình huống giao tiếp để
xưng hô cho thích hợp.

- Đối với bạn bè: bạn - tớ, cậu - tớ, bạn mình...

TaiLieu.VN

Page 3


H*. Trong Tiếng Việt, xưng hô thường
tuân theo phương châm “xưng khiêm,
hô tôn” em hiểu phương châm đó ntn ?

Cho VD ?
- Khi xưng hô người nói tự xưng mình 1
cách khiêm nhường và gọi người đối
thoại 1 cách tôn kính.
GV: Lưu ý : Đây không chỉ là phương
châm xưng hô riêng trong Tiếng Việt
mà còn là phương châm xưng hô trong
ngôn ngữ phương Đông, nhất là tiếng
Hán, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên.

Câu 2.

- Khi xưng hô người nói tự xưng
mình 1 cách khiêm nhường và gọi
người đối thoại 1 cách tôn kính.

- Riêng tiếng Việt thì trong các từ ngữ
xưng hô thời trước phương châm này
được thể hiện rõ hơn so với hiện nay.
VD: - Thời trước: Bệ hạ (từ dùng để gọi
vua, khi nói với vua, tỏ ý tôn kính)
- Hiện nay: quý ông, quý bà, quý
anh, quý cô.. (từ dùng để gọi người đối
thoại, tỏ ý lịch sự tôn kính). Trong
trường hợp người nói bằng hoặc nhiều
tuổi hơn người đối thoại vẫn xưng em ...
và gọi anh, chị ...
H*. Vì sao trong Tiếng Việt khi giao
tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến
sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ?

- TLN – 5’
- Trình bày - nhận xét - KL.

Câu 3

- Trong Tiếng Việt, để xưng hô, có thể
dùng không chỉ các đại từ xưng hô,
TaiLieu.VN

Page 4


H. Thế nào là lời dẫn trực tiếp và gián
tiếp ? Cho VD ?
- GV: Cho h/s lên bảng viết VD.
- Nhận xét - GV KL.
VD:
- Dẫn trực tiếp: Nhà thơ ấn Độ Ta-go
nói rằng: “Giáo dục 1 người đàn ông
được 1 người đàn ông, giáo dục 1 người
đàn bà được 1 gia đình, giáo dục 1
người thầy được cả xã hội”
- Dẫn gián tiếp: Khi bàn về giáo dục,
nhà thơ Ta-go cho rằng giáo dục 1
người đàn ông ...
GV. Yêu cầu học sinh tìm những đoạn
văn có sử dụng cách dẫn trực tiếp, cách
dẫn gián tiếp.

mà còn có thể dùng các danh từ chỉ

quan hệ thân thuộc, Danh từ chỉ chức
vụ, nghề nghiệp, tên riêng ... Mỗi
phương tiện xưng hô đều thể hiện tính
chất của tình huống giao tiếp (thân
mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa
người nói với người nghe: (thân hay
sơ, khinh hay trọng ...) hầu như không
có từ ngữ xưng hô trung hoà. Vì thế
nếu không chú ý để lựa chọn từ ngữ
xưng hô thích hợp với tình huống và
quan hệ thì người nói sẽ không đạt
được kết quả giao tiếp như mong
muốn.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn
gián tiếp
Câu 1
- Lời dẫn trực tiếp : Nhắc lại nguyên
vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc
nhân vật. Lời nói trực tiếp được đặt
trong dấu “”
- Lời dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói
hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật
có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn
gián tiếp không đặt trong ngoặc kép.

Câu 2
- HS chuyển từ lời thoại trong đoạn
trích thành lời dẫn gián tiếp
4. Củng cố: (1’)
H. Vì sao trong Tiếng Việt khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng

hô ?
5. HD HS học bài: (2’)

TaiLieu.VN

Page 5


- Ôn tập kĩ phần lí thuyết về các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại lời dẫn trực tiếp
và lời dẫn gián tiếp .
- Xem VD , lấy thêm các VD khác.
- Giờ sau kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt.

TaiLieu.VN

Page 6



×