Trường:………………………………………Thời gian:…...........
Lớp:…………………………..
BÀI KIỂM TRA Môn: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
Họ Và Tên Học Viên: Lê Thị Hằng
Sinh ngày :
Đề Bài:
Câu1: Giáo dục kĩ năng sống là gì? Vì sao phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học.
Bài Làm:
Giáo dục kĩ năng sống là định hướng cách sống tích cực trong xã hội, xây
dựng những hành vi, thói quen lành mạnh, thay đổi những hành vi thói quen tiêu
cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích
hợp.
Vì sao phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học? đây là nhu cầu
không thể thiếu dành cho các em. Trong giáo dục kĩ năng sống luôn cần sự quan
tâm của nhà trường cùng sự phối hợp giáo dục của gia đình
-
Ở tiểu học giáo dục kĩ năng giúp cho học sinh trang bị những kiến thức,
giá trị sống phù hợp.
Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực.
Học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình phát triển hài hòa về
theere chất tinh thần trí tuệ và đạo đức.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, góp phần phát triển bền vững
cho xã hội.
Học sinh biết được cách giải quyết các tình huống từ đơn giản đến phức
tạp diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 2: Chọn 1 bài học ở tiểu học xây dựng địa chỉ kĩ năng sống thông
qua nội dung bài học qua hoạt động dạy học của giáo viên.
Bài Làm:
Kế Hoạch Bài Học
Bài 3: “Tự làm lấy việc của mình” Đạo đức lớp 3 (tiết 1)
I. Mục tiêu:
•
Thế nào là tự làm lấy việc của mình? Ích lợi của việc tự làm lấy việc của
mình.
•
Tùy theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc
của mình.
•
Tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động v.v...
•
Có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. Đồ dùng:
•
Tranh minh họa tình huống.
•
Phiếu thảo luận, một số đồ vật cần cho trò chơi đóng vai.
III. Các hoạt động và phương pháp kĩ thuật dạy học:
Hoạt động của giáo
viên
A- Bài cũ: "Giữ lời hứa"
- Gọi HS nêu nội dung
bài.
- GV nhận xét – Ghi
điểm.
B- Bài mới:
Hoạt động 1: Xử lý tình
huống.
+ Gặp bài toán khó, Đạt
loay hoay mãi mà vẫn
chưa giải được. Thấy
vậy, An đưa bài đã giải
sẵn cho bạn chép.
+ Nếu là Đạt em sẽ làm
gì? Vì sao?
- GV kết luận: Trong
cuộc sống, ai cũng có
công việc của mình và
mỗi người cần phải tự
làm lấy việc của mình.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Hoạt động của học sinh
Phương pháp kĩ thuật
dạy học
- HS nêu phần ghi nhớ
- Kĩ năng tư duy phê
của bài.
phán: (biết phê phán
+ Giữ lời hứa là thực hiện đánh giá những thái độ,
đúng điều mình đã nói, đã việc làm thể hiện sự ỷ
hứa hẹn.
lại, không chịu tự làm
lấy việc của mình.).
- Kĩ năng ra quyết định
phù hợp trong các tình
huống thể hiện ý thức
tự làm lấy việc của
- Một số HS nêu cách giải mình
quyết của mình.
- Kĩ năng lập kế hoạch
- HS thảo luận, phân tích tự làm lấy công việc
và lựa chọn cách ứng xử
của bản thân.
đúng.
- Thảo luận nhóm
- Đóng vai, xử lí tình
huống
- HS làm bài tập 2, vở bài
tập.
- HS nhắc lại:
- GV phát phiếu học tập.
- Điền những từ: tiến bộ,
bản thân, cố gắng, làm
phiền, dựa dẫm vào chỗ
trống.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Xử lý tình
huống.
- GV nêu tình huống cho
HS xử lý.
* Hướng dẫn thực hành:
+ Tự làm lấy những công
việc hàng ngày của mình
ở trường, ở nhà.
+ Sưu tầm những mẫu
chuyện, tấm gương ... về
việc tự làm lấy công việc
của mình.
Củng cố - Dặn dò:
-Dặn xem lại bài ở nhà
-Nhận xét tiết học
* Tự làm lấy việc của
mình là cố gắng làm lấy
công việc của bản thân
mà không dựa dẫm vào
người khác.
- Bài tập 3, vở bài tập