Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập THI học kì II SINH 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.21 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II
MÔN SINH LỚP 10 CƠ BẢN
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm quá trình phân giải các chất của vi sinh vật?
Trả lời:
A. Quá trình tổng hợp:
-

Vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp
các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.

-

Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như:
prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ
môi trường.

B. Quá trình phân giải:
1. Phân giải prôtêin và ứng dụng:

-

Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế
bào nhờ vi sinh vật tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vi sinh vật
hấp thu và phân giải để tạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

-

Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …

2. Phân giải polisccharit và ứng dụng:


a) Lên men êtilic
-

Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2

-

Ứng dụng: Sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì

b) Lên men lactic
-

Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic

-

Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …

-

Ứng dụng: Làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc

c) Phân giải xenlulôzơ


-

Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực
vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.


Câu hỏi: Trình bày ứng dụng của quá trình lên men etilic và lên men lactic?
Trả lời:
a) Ứng dụng lên men etilic:
-

Sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì.

b) Ứng dụng lên men lactic:
-

Làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc.

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục?
Trả lời:
-

Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong
quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

-

Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào
trong quần thể tăng rất nhanh.

-

Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo
thời gian.

-


Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị
phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá
nhiều.

Câu hỏi: Trong nuôi cấy không liên tục, muốn thu sinh khối nên dừng lại ở pha nào? Vì
sao?
Trả lời:
-

Trong nuôi cấy không liên tục: thu sinh khối ở cuối pha lũy thừa dầu pha cân bằng
vì:
 Ở pha lũy thừa: TB phân chia, Tốc độ sinh trưởng lớn nhất, không đổi. Số
lượng tế bào tăng rất nhanh theo lũy thừa → cuối pha này số lượng tế bào
tạo ra lớn nhất.
 Ở pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại, không đổi.


 Vậy: nên thu sinh khối nhiều là ở cuối pha lũy thừa đầu pha cân bằng.

Câu hỏi: Virut là gì? Cấu tạo của một virut? Trình bày các giai đoạn nhân lên của phagơ
T2 trong tế bào chủ?
Trả lời:
a) Virut là:
- Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet)
và cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nucleic được bao bởi vỏ protein.
b) Cấu tạo của một virut:
-

Virut gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin

(gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit
nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit.

-

Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn
hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép.

-

Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.

-

Một số virut còn có thêm một vỏ ngoài, vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên
mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut
bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.

c) Các giai đoạn nhân lên của phagơ T2 trong tế bào chủ:
1. Sự hấp phụ
- Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của
tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào.
2. Xâm nhập
- Đối với phagơ : enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế
bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
-

Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó " cởi vỏ" để
giải phóng axit nuclêic.


3. Sinh tổng hợp
- Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin
cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham eia vào quá trình
tổng hợp.
4. Lắp ráp
- Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
5. Phóng thích


-

Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.

-

Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.

Câu hỏi: Trình bày các loại miễn dịch? Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không
đặc hiệu? Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?
Trả lời:
-

Có hai loại miễn dịch: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
 Miễn dịch tự nhiên: Có được một cách ngẫu nhiên, bị động ngay khi cơ thể vừa
mới sinh ra hay sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh
 Miễn dịch nhân tạo: Có được một cách chủ động

-

Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu:



Miễn dịch không đặc hiệu (bẩm sinh)

Miễn dịch đặc hiệu (thu được)

Hình thành tự nhiên, bẩm sinh

Chỉ hình thành khi đã tiếp xúc với kháng
nguyên

Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với Đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng
kháng nguyên
nguyên
Không có tính đặc hiệu (không phân biệt
kháng nguyên mà tác dụng với tất cả kháng
nguyên)

Có tính đặc hiệu (kháng nguyên nào thì có
kháng thể tương ứng)

Không có trí nhớ miễn dịch

Có trí nhớ miễn dịch

Tìm thấy ở nhiều dạng sinh vật

Chỉ được tìm thấy ở động vật có quai hàm

Có sẵn nên tác dụng thường xuyên liên tục

và kịp thời

Cần thời gian hình thành nên có tác dụng
chậm hơn

Không tạo ra miễn dịch lâu dài với mầm
bệnh

Tạo ra hệ miễn dịch lâu dài với mầm bệnh

-

Phân biệt miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch:
 Miễn dịch tế bào (cellular immunity): (miễn dịch qua trung gian tế bào) một cơ
chế đề kháng của cơ thể bằng hiện tượng thực bào.
 Miễn dịch thể dịch (humoral immunity): là cơ chế miễn dịch đặc hiệu thể hiện
bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với kháng nguyên.



×