Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập THI học kì II địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.98 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 10 (CTCB)
Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển
và phân bố công nghiệp
a) Đặc điểm của công nghiệp:
- Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
 Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.
 Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu
dùng.
 Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.
- Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và
lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ
và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
 Công nghiệp nặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất
 Công nghiệp nhẹ (nhóm B) sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời
sống của con người.
Câu hỏi: Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân.
Trả lời:
1. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân :
 Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Công nghiệp cung cấp
hầu hết tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả
các ngành, tạo ra sản phẩm tiêu dùng có giá trị...
 Công nghiệp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tốc
độ tăng trưởng công nghiệp ở trên thế giới, và nhất là ở Việt Nam
thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung.
 Công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngày sản xuất
vật chất nào sánh được.
Câu hỏi: Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
Trả lời:


Giống nhau:
 Đều là ngành sản xuất hàng hóa.
 Tạo ra sản phẩm mang nhiều lợi ích, phục vụ cho nhu cầu của con
người.
1


Khác nhau:
Đặc điểm

Sản xuất công nghiệp

Giai đoạn - Gồm hai giai đoạn, hai giai đoạn
sản xuất
này diễn ra đồng thời hoặc cách
xa nhau về măt không gian.

Sản xuất nông nghiệp
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp
là cây con, có sự sinh trưởng và phát
triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp, theo
quy luật sinh học.
⟹ Cần tôn trọng quy luật sinh học.

Mức độ
tập trung

- Sản xuất công nghiệp có tính
chất tập trung cao độ (trên một
diện tích đất nhất định có thể xây

dựng nhiều xí nghiệp, thu hút
nhiều lao động và tạo ra khối
lượng hàng hóa lớn.

- Sản xuất nông nghiệp phân tán trên
một không gian rộng lớn.
- Mang tính mùa vụ.

- Không có tính mùa vụ.

Sản phẩm

- Sản phẩm là những vật vô tri vô
giác (tư liệu sản xuất, vật phẩm
tiêu dùng).

- Sản phẩm là những cá thể sống (cây,
con).

Mức độ
phụ thuộc
tự nhiên
Tính
chuyên
môn hóa

- Ít phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự

nhiên.

- Tính chuyên môn hóa cao, hợp
tác hóa cao.

- Hình thành các vùng chuyên môn
hóa nông nghiệp.

- Sản xuất công nghiệp bao gồm
nhiều ngành phức tạp, được phân
công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa
nhiều ngành để tạo ra sản phẩm
cuối cùng.

- Không gồm nhiều ngành.

Câu hỏi: Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng
đối với sự phân bố công nghiệp.
Trả lời:
2


2. Trong điều kiện hiện nay, vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn
các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới. Cụ thể là vị
trí giáp biển, gần các trung tâm kinh tế năng động..tạo nhiều điều kiện giao
lưu trao đổi sản phẩm - nguyên nhiên liệu trong ngành công nghiệp, mở rộng
thị trường, thu hút lao động, tạo bàn đạp để các nước tiến dần ra biển.
Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp
I.
-


Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
Là ngành quan trọng, cơ bản.
Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.
Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
2. Cơ cấu
Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.
Khai thác than:
 Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được
cốc hóa), nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
 Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than
đá),sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu
(Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa liên bang
Đức, Ôxtrâylia,..)
Khai thác dầu mỏ:
 Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công
nghiệp hóa chất,...
 Trữ lượng, sản lượng, phân bố:Ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn
140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các
nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi Liên bang Nga, Mỹ La
Tinh, Trung Quốc,...
Công nghiệp điện lực:
 Vai trò:Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa
học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
 Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác
nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy
triều,...Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.
3. Đặc điểm phân bố công nghiệp điện trên thế giới
a) Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và

các nước CNH: Na uy: 23.500kWh/người, Ca na đa gần 16.000,
Thụy Điển 14.000, Phần Lan gần 14.000, Cô oét 13.000, Hoa Kì
3


gần 12.000, Châu Phi, Nam Á 100kWh/ người, Việt Nam năm
2004 là 561 kWh/ người.
II.

Công nghiệp điện tử - tin học
1. Vai trò
Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại
đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng
thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia
trên thế giới.
2. Phân loại (cơ cấu)
- Gồm 4 phân ngành:
 Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn
Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...
 Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng
Kông, Nhật BẢn, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan,
Malaixia...
 Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng
Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
 Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn
Quốc...
3. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim
loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động,
trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

III.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
1. Vai trò

4


- Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình
độ văn minh
2. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Đặc điểm sản xuất:
 Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
 Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn
vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
 Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị
trường tiêu thụ lớn.
 Cơ cấu ngành đa dạng:dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...
- Phân bố: Ở các nước đang phát triển
Ngành công nghiệp dệt may:
- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát
triển
- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ,
Nhật Bản,...
IV.

Công nghiệp thực phẩm
1. Vai trò

- Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.
- Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,
nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Làm tăng giá trị của sản phẩm.
- Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.
2. Đặc điểm - phân bố
5


- Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...
- Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.
 Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng,
mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
 Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản
phẩm công nghiệp.
Bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành
giao thông vận tải.
1. Vai trò
- Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
- Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế
giới.
2. Đặc điểm
- Sản phẩm: là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Các tiêu chí đánh giá:
 Khối lượng vận chuyển (số hành khách,số tấn hàng hoá).

 Khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km).
 Cự li vận chuyển trung bình (km).
6


- Công thức tính:
Khối lượng luân chuyển
+ Khối lượng vận chuyển = -----------------------------------Cự li vận chuyển
+ Khối lượng luân chuyển = Khối lượng vận chuyển × Cự li vận chuyển.
Khối lượng luân chuyển
+ Cự li vận chuyển = -------------------------------------Khối lượng vận chuyển
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận
tải.
 Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng.
 Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
 Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công
trình giao thông vận tải.
 Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện
vận tải.
 Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.
 Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.
b) Các điều kiện kinh tế-xã hội
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải

7



 Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông
vận tải.
 Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động
ngành giao thông vận tải.
 Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường
độ các luồng vận chuyển.
 Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm
đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).
Câu hỏi: Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, giao thông
vận tải phải đi trước một bước?
Trả lời:
- Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa
các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi
với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể "cô lập”, “tự cấp tự túc” của
nền kinh tế.
- Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình
thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô
thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
- Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu
kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế)
cũng có điều kiện phát triển.
Câu hỏi: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công
việc xây dụng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
Câu hỏi:
- Ở miền núi sông ngòi ngắn và dốc thì không thể nói đi sự phát triển ngành
giao thông vận tải đường sông; ở những nước nằm trên các đảo, chẳng hạn
như Anh và Nhật Bản, ngành vận tải đường biển có vị trí quan trọng. Ở
những vùng gần cực, hầu như quanh năm có tuyết phủ, thì bên cạnh các
phương tiện vận tải thô sơ như xe quệt, máy bay là phương tiện vận tải hiện
đại duy nhất.

8


- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông, nhưng
không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều
cầu. phà.... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.
- Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc và nước ta nổi tiếng với nhiều cây
cầu: cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền, cầu Mỹ Thuận, cầu Nhật Tân,..
- Ở hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và
đường sắt. Vận tải ô tô cũng trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc. Phương tiện
vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và đổ tránh ăn
mòn do cát bay. Vận tải bằng trực thăng có ưu việt. Vận tải bằng gia súc (lạc
đà) là phổ biến.
Câu hỏi: Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối
với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
Trả lời:
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định
đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao
thông vận tải.
 Các ngành kinh tế là khách hàng của giao thông vận tải. Những yêu
cầu về khối lượng vận tải, cự li, thời gian giao nhận, tốc độ vận
chuyển...của các ngành kinh tế là tiêu chí để lựa chọn loại hình vận tải
phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển.
 Sự phát triển và phân bố các hoạt động kinh tế, đặc biệt là công
nghiệp sẽ hình thành nên các mạng lưới giao thông vận tải khác nhau
nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu. Ở các
vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so
với vùng mới khai thác.
 Công nghiệp cơ chí chế tạo ra máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
(sản xuất ô tô, máy bay, tàu biển, đường ray, hệ thống logistic...); công

nghiệp xây dựng tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng về cầu cống đường
sá...cho giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị
có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

9


 Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư
rất lớn, hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao
thông vận tải thành phố.
 Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau:
tàu có đầu máy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch, taxi), xe điện ngầm,
các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy, ...)
Câu hỏi: Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương
tiện vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN
CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NƯỚC TA, NĂM 2003

Phương tiện vận tải

Khối lượng vận chuyển
(nghìn tấn)

Khối lượng luân chuyển
(triệu tấn.km)

Đường sắt

8385,0


2725,4

Đường ô tô

175 856,2

9402,8

Đường sông

55 258,6

5140,5

Đường biển

21 811,6

43 512,6

Đường hàng không

89,7

210,7

Tổng số

261 401,1


60 992,0

Trả lời:

10


CỰ LI VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ LOẠI PHƯƠNG TIỆN
VẬN TẢI NƯỚC TA, NĂM 2003
Phương tiện vận tải

Cự li vận chuyển trung bình (km)

Đường sắt

325

Đường ô tô

53,5

Đường sông

93

Đường biển

1994,9


Đường hàng không

2348,9

Tổng

2299,1

Bài 40: Địa lí ngành thương mại
I.

Khái niệm về thị trường
- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
- Hàng hóa: Sản phẩm(vật chất,tinh thần)đem ra mua bán trên thị trường
- Vật ngang giá:Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa(vật
ngang giá hiện đại là tiền).
- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:
 Cung > cầu:giá giảm, người mua lời.
 Cung < cầu:giá tăng,người bán lợi,kích thích sản xuất mở rộng.
 Cung = cầu: giá cả ổn định (vai trò của Maketting).

11


- Maketing: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội,nhờ đó mà các cá nhân
và tập thể có được những gì họ cần,mong muốn,thông qua việc tạo ra,chào
bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.
II.

Ngành thương mại

1. Vai trò
- Khâu nối giữa SX và tiêu dùng, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, giúp
SX mở rộng và phát triển.
 Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước,thúc đẩy chuyên
môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá
nhân.
 Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới,
góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị
trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước.
2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a) Cán cân xuất nhập khẩu.
- Khái niệm: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất
khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu).
- Xuất khẩu > Nhập khẩu: Xuất siêu.
- Xuất khẩu < Nhập khẩu: Nhập siêu.
b) Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu.
- Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ:
 Các nước phát triển: xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, nhập
nguyên liệu, năng lượng.
 Các nước đang phát triển: xuất nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng,
nhập nguyên liệu, máy móc.

12


Câu hỏi: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc
phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Câu hỏi:
- Thương mại: là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và
người mua trong một quốc gia hay giữa các quốc gia trên thế giới.

- Vai trò:
 Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển
hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
 Có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự
trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt
động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
 Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại
thương.
 Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một
quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa
sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
 Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị
trường thế giới rộng lớn.
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới.
Trả lời:
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu.
- Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế ở
các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đã
trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế
thế giới hiện nay.
- Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát
triển trên thế giới tăng liên lục trong những năm qua.

13


- Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa
phát triển. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và

Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức,
Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới. Đồng tiền của
những nước này là những ngoại tệ mạnh trong hộ thống tiền tệ trên thế giới
(đồng Đô la Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng, đồng Yên).
Câu hỏi: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ
CỦA HOA KÌ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN NĂM 2004

Quốc gia

Giá trị xuất khẩu

Dân số

(tỉ USD)

(triệu người)

Hoa Kì

819,0

293,6

Trung Quốc

858,9

1306,9


566,5

127,6

(kể cả đặc khu Hồng Công)
Nhật Bản

a) Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên.
b) Vẽ biểu đồ hình cột để thể hiện.
c) Rút ra nhận xét cần thiết.
Trả lời:
a) Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người
- Công thức: Bình quân gía trị xuất khẩu/người = Giá trị xuất khẩu/ Dân số
(USD/người)
 Chú ý: đổi tỉ USD thành triệu USD (ví dụ: 819 tỉ USD = 819000 triệu USD)
- Ta có kết quả sau:
Quốc gia

Giá trị xuất khẩu theo đầu người
(USD/người)

Hoa Kì

2 789,5
14


Trung Quốc
cả đặc khu Hồng Công)


(kể

Nhật Bản

657,2

4 439,6

b) Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia
năm 2004
c) Nhận xét:
- Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp theo là
Hoa Kì, sau đó là Nhật Bản.
- Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân
trên đầu người thấp nhất.
- Nhật Bàn có giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân
trên đầu người cao nhất.
Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I.

Môi trường
- Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái
Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
15


- Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có
ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.

- Môi trường sống của con người gồm:
 Môi trường tự nhiên: Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung
quanh con người,có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh
trưởng,phát triển và tồn tại của con người
 Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất,
trong phân phối, trong giao tiếp.
 Môi trường nhân tạo: Bao gồm các đối tượng lao động do con người
sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.
- Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:
 Môi trường tự nhiên: xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc
vào con người,con người tác động vào môi trường tự nhiên thay đổi,
nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên.
 Môi trường nhân tạo: là kết quả lao động của con người,phụ thuộc vào
con người,con người không tác động vào thì các thành phần của môi
trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.
II.

Chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã
hội loài người
1. Chức năng
- Là không gian sống của con người.
- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
2. Vai trò
- Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng
không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người (vai trò quyết
định sự phát triển xã hội là phương thức sản xuất bao gồm sức sản xuất và
quan hệ sản xuất).

III.


Tài nguyên thiên nhiên
16


- Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự
phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng
làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
- Phân loại:
 Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
 Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du
lịch.
 Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:
 Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản.
 Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, đất trồng.
 Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí,
nước.
Câu hỏi: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
Trả lời:
- Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con
người’. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các
thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.
- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn
phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì
các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.
Câu hỏi: Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta
phải có biện pháp bảo vệ môi trường?
Câu hỏi:
- Chức năng chủ yếu của môi trường địa lí
 Là không gian sống của con người.

 Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
 Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

17


- Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì: Môi trường có vai trò rất
quan trọng đối với xã hội loài người, là nơi sinh sống của con người, có tác
động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
I.

Sử dụng hợp lí tài nguyên,bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
a) Hiện trạng của tài nguyên và môi trường:

- Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật)
- Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, suy thoái, sự nóng lên của Trái Đất do
các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính.
b) Sự phát triển bền vững:
- Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội
hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền
tảng cho sự phát triển tương lai.
- Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con
người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao,trong môi trường sống
lành mạnh.
- Cơ sở của sự phát triển bền vững:
 Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường. Đảm bảo
sử dụng lâu dài các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh
lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới thay thế.
 Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử

dụng.
 Bảo vệ, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên,phục hồi lại các môi trường
đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái.
c) Hướng giải quyết các vấn đề môi trường:
- Phải có sự phối hợp,nỗ lực chung của các quốc gia,mọi tầng lớp trong xã
hội.
18


- Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh.
- Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường,
sử dụng hợp tài nguyên.
- Phải thực hiện các công tác quốc tế về môi trường, luật môi trường.
II.

Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển

- Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh,dẫn đến vấn đề môi trường toàn
cầu (mưa axit,..), chủ yếu ở Hoa Kì.
- Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước
mình, lại chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát
triển.
III.

Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển

1. Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát
triển
- Chiếm ½ diện tích các lục địa, ¾ dân số thế giới, giàu tài nguyên, môi

trường bị hủy hoại nghiêm trọng.
2. Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển
- Khai thác và chế biến khoáng sản:là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại
tệ.
- TLCH 165: Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm giảm chi phí sử dụng
nguyên nhiên liệu, tìm được các nguyên nhiên liệu rẻ tiền thay thế, làm cho
các nước đang phát triển giảm nguồn thu ngoại tệ,nợ tăng lên.
- Việc khai thác mỏ mà không chú ý đến bảo vệ môi trường, thì môi trường
dễ bị ô nhiễm.
- Các nước phát triển lợi dụng khó khăn ở các nước đang phát triển để bóc lột
tài nguyên.
3. Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
19


- Tài nguyên rừng rất phong phú
- Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở
rộng diện tích canh tác,... dẫn tới rừng bị suy giảm về diện tích, chất
lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.
Câu hỏi: Thế nào là sự phát triển bền vững?
Trả lời:
-

Phát triển bền vững là phát triển để thỏa mãn các nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương
lai. Phát triển bền vững hướng tới sự cân bằng giữa các mặt kinh tế - xã hội
và môi trường.

Câu hỏi: Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của
các quốc gia và toàn thể loài người?

Trả lời:
-

Môi trường là một thể thống nhất và không tách rời nhau trên toàn bộ bể mặt
Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người.

-

Các vấn đề môi trường nhìn chung đều có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến
nhiều quốc gia như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô dôn, mưa axit, ô
nhiễm nguồn nước sông, hiển... Vì vậy, việc giải quyết vấn đồ môi trường
đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người.

20


21



×