Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đề cương ôn thi môn luật dân sự 2 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.38 KB, 19 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN DÂN SỰ 2
Nùng Văn Đình

Câu 1 Nêu khái niệm nghĩa vụ dân sự sự,phân tích các đặc điểm của quan
hệ nghĩa vụ dân sự sự ?
* Khái niệm : điều 274 BLDS
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy
tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất
định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền)”.
* Đặc điểm :
NVDS là một loại quan hệ, trong đó phải có ít nhất là hai bên (bên có quyền,
bên có nghĩa vụ) mỗi bên có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia. Bên có
nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên có quyền, nếu không thực hiện, thực
hiện không đúng yêu cầu thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định.Tiếp đó,
NVDS là một loại quan hệ pháp luật dân sự, do vậy cũng mang những đặc điểm
chung của loại quan hệ này. Bên cạnh đó, NVDS vẫn có những nét đặc thù,
riêng biệt cụ thể:
hứ nhất, NVDS là một loại quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản được hiểu là mỗi
quan hệ giữa các bên thông qua một lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng
hướng tới. Từ Điều 280 BLDS có thể thấy hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là
sự chuyển dịch tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) giữa các bên hoặc
là một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi (vd: Bồi
thường thiệt hại, thực hiện công việc ủy quyền…). Tuy nhiên dù có là một quan
hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được
hưởng lợi thì về bản chất NVDS là một quan hệ tài sản.
Thứ hai, NVDS là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên chủ thể: Đặc
điểm trên cho thấy tính cưỡng chế thi hành của loại quan hệ này. NVDS khác
với Nghĩa vụ tự nhiên ở chỗ nó được Nhà nước công nhận và được đảm bảo thi
hành bởi pháp luật. Mặc dù nghĩa vụ dân sự là quan hệ giữa các bên nhằm


hướng tới một lợi ích nhất định, tuy nhiên lợi ích mà các bên hướng tới không
được trái với ý chí của nhà nước và nhà nước sẽ kiểm soát việc sự thỏa thuận
cũng như việc thực hiện NVDS thông qua việc quy định những quyền và nghĩa
vụ cụ thể đối với từng loại NVDS.


Thứ ba, hành vi thực hiện NVDS của chủ thể có nghĩa vụ luôn mang lại lợi
ích cho chủ thể có quyền: Xuất phát từ mục đích của các bên chủ thể khi tham
gia quan hệ NVDS là hướng tới một lợi ích nhất định (vật chất hoặc tinh thần)
do đó, thông qua hành vi thực hiện NVDS mà lợi ích của các chủ thể sẽ đạt
được.
Thứ tư, NVDS là một loại quan hệ đối nhân (quyền đối nhân): Quan hệ đối
nhân là quan hệ mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định
, hoặc cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau.
Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ NVDS vừa đối lập lại vừa
có mối quan biện chứng với nhau.
Câu 2. Nêu và phân tích các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự ?
* khái niêm :
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đẳng
với nhau về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên,
quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo thực
hiện.
* các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự
Điều 275 BLDS gồm có :
– Hợp đồng dân sự
– Hành vi pháp lý đơn phương
– Thực hiện công việc không có ủy quyền
– Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật
- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

– Những căn cứ khác do pháp luật quy định
* Phân các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra
dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định. Sự kiện pháp lý đó làm hình thành một
mối quan hệ pháp luật, được sự thừa nhận và bảo đảm thực hiện bởi pháp
luật. căn cứ quy định tại điều 275 .


Mỗi căn cứ pháp sinh này đều mang tính pháp lý nhất định làm phát sinh nghĩa
vụ dân sự nhất định.
1. Hợp đồng dân sự:
Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp
đồng dân sự. Ví dụ: Hai bên giao kết với nhau một hợp đồng thuê nhà thì kể từ
khi hợp đồng phát sinh hiệu lực thì hai bên sẽ hình thành quan hệ nghĩa vụ với
nhau như: nghĩa vụ giao nhà, nghĩa vụ trả tiền thuê,...Tuy nhiên, hợp đồng dân
sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khi hợp đồng đó có hiệu lực pháp lý.
2. Hành vi pháp lý đơn phương:
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ
thể, qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao
dịch dân sự thực hiện qua phương thức này chỉ thể hiện ý chí đơn phương của
một bên. Nghĩa vụ dân sự phát sinh trong trường hợp này khi ý chí của bên chủ
thể thể hiện trong hành vi pháp lý đơn phương không trái quy định của pháp
luật và đạo đức xã hội. Ngoài ra, trong trường hợp ý chí đó kèm theo một số
điều kiện nhất định thì chỉ khi những người khác thực hiện đúng các điều kiện
thì mới làm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa các bên.
Ví dụ: Mua hàng ở máy bán hàng tự động, người mua có trách nhiệm trả tiền
cho nhà sản xuất thông qua việc bỏ tiền vào máy.
3. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận

khi người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền
chiếm hữu, sử dụng tài sản đó. Vì vậy, trong trường hợp người không phải chủ
sở hữu hoặc không phải người được chủ sở hữu chuyển giao quyền mà chiếm
hữu, sử dụng tài sản thì bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ
pháp luật dẫn đến phát sinh quan hệ nghĩa vụ trong đó người chiếm hữu, sử
dụng không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu ( người được
chủ sở hữu chuyển giao quyền ) đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản ( nếu
có ).
Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật được
lợi từ tài sản thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hoàn trả khoản lợi kể từ khi biết
về khoản lợi và được hưởng khoản lợi đó.
4. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Nghĩa vụ dân sự pháp sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác, Nghĩa vụ
dân sự này còn được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung. Khi thực hiện việc bồi thường thiệt hại
thì người gây thiệt hại sẽ gánh chịu hâu quả bất lợi cho tài sản của mình.
5. Thực hiện công việc không có ủy quyền:
Một người khi thực hiện công việc vì lợi ích của người khác, làm phát sinh
nghĩa vụ của người đã thực hiện công việc đó thì phải có trách nhiệm thực hiện


công việc đến cùng và phải bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại xảy ra. Khác
với hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền xác
định được chủ thể ở cả 2 bên và phát sinh quan hệ nghĩa vụ với các chủ thể
được xác định.
Căn cứ này làm phát sinh nghĩa vụ giữa người thực hiện công việc với người
được thực hiện công viêc. Người thực hiện công việc phải mang lại kết quả cho
người được thực hiện nghĩa vụ, ngược lại người được thực hiện công việc có
nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí cho người thực hiện công việc không có

ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù lao cho người
thực hiện công việc trừ trường hợp người thực hiện công việc không yêu cầu
thanh toán cũng như trả thù lao.
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Đôi khi, nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh từ quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, quyết định của tòa án,...

Câu 3 phân tích các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự và lấy dv minh
họa ?
1 khái niệm :
* Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra
dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định. Sự kiện pháp lý đó làm hình thành một
mối quan hệ pháp luật, được sự thừa nhận và bảo đảm thực hiện bởi pháp
luật. căn cứ phát sinh nghĩa vụ quy định tại điều 275 .
2 Phân tích :
Mỗi căn cứ pháp sinh này đều mang tính pháp lý nhất định làm phát sinh nghĩa
vụ dân sự nhất định.
1. Hợp đồng dân sự:
Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp
đồng dân sự. Ví dụ: Hai bên giao kết với nhau một hợp đồng thuê nhà thì kể từ
khi hợp đồng phát sinh hiệu lực thì hai bên sẽ hình thành quan hệ nghĩa vụ với
nhau như: nghĩa vụ giao nhà, nghĩa vụ trả tiền thuê,...Tuy nhiên, hợp đồng dân
sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khi hợp đồng đó có hiệu lực pháp lý.


 Ví dụ: A (bên mua) ký kết hợp đồng mua bán tài sản với B (bên bán), đối
tượng tài sản của hợp đồng này là laptop. Theo đó khi hợp đồng có hiệu lực thì
bên bán (B) có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu cho bên mua (A),
bên mua (A) có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán (B) theo như thỏa thuận trong hợp
đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương:
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ
thể, qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao
dịch dân sự thực hiện qua phương thức này chỉ thể hiện ý chí đơn phương của
một bên. Nghĩa vụ dân sự phát sinh trong trường hợp này khi ý chí của bên chủ
thể thể hiện trong hành vi pháp lý đơn phương không trái quy định của pháp
luật và đạo đức xã hội. Ngoài ra, trong trường hợp ý chí đó kèm theo một số
điều kiện nhất định thì chỉ khi những người khác thực hiện đúng các điều kiện
thì mới làm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa các bên.
Ví dụ: 1 Mua hàng ở máy bán hàng tự động, người mua có trách nhiệm trả tiền
cho nhà sản xuất thông qua việc bỏ tiền vào máy.
vd: A từ chối nhận di sản thừa kế (hành vi thể hiện ý chỉ của cá nhân khi được
nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại). Như vậy khi A từ bỏ quyền thừa kế
của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật (chấm dứt quyền thừa kế) thì
phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa
kế còn lại. Điều này đồng nghĩa với việc người từ chối sẽ không còn được
hưởng di sản trong cả 2 hình thức thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật.
3. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận
khi người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền
chiếm hữu, sử dụng tài sản đó. Vì vậy, trong trường hợp người không phải chủ
sở hữu hoặc không phải người được chủ sở hữu chuyển giao quyền mà chiếm
hữu, sử dụng tài sản thì bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ
pháp luật dẫn đến phát sinh quan hệ nghĩa vụ trong đó người chiếm hữu, sử
dụng không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu ( người được
chủ sở hữu chuyển giao quyền ) đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản ( nếu
có ).
Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật được
lợi từ tài sản thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hoàn trả khoản lợi kể từ khi biết

về khoản lợi và được hưởng khoản lợi đó.


Ví dụ: B ăn cắp của C chiếc máy bơm nước và đến gửi A. Vậy việc A chiếm
hữu chiếc máy bơm nước là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, vì khi nhận giữ hộ B chiếc máy bơm nước đó A không biết và không thể
biết chiếc máy bơm nước đó không thuộc quyền sở hữu của B tức là không biết
và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

4. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Nghĩa vụ dân sự pháp sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác, Nghĩa vụ
dân sự này còn được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung. Khi thực hiện việc bồi thường thiệt hại
thì người gây thiệt hại sẽ gánh chịu hâu quả bất lợi cho tài sản của mình.
vd : A tham gia giao thông và đã vượt đèn đở thì gây tai nạn .
5. Thực hiện công việc không có ủy quyền:
Một người khi thực hiện công việc vì lợi ích của người khác, làm phát sinh
nghĩa vụ của người đã thực hiện công việc đó thì phải có trách nhiệm thực hiện
công việc đến cùng và phải bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại xảy ra. Khác
với hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền xác
định được chủ thể ở cả 2 bên và phát sinh quan hệ nghĩa vụ với các chủ thể
được xác định.
Căn cứ này làm phát sinh nghĩa vụ giữa người thực hiện công việc với người
được thực hiện công viêc. Người thực hiện công việc phải mang lại kết quả cho
người được thực hiện nghĩa vụ, ngược lại người được thực hiện công việc có
nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí cho người thực hiện công việc không có
ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù lao cho người
thực hiện công việc trừ trường hợp người thực hiện công việc không yêu cầu
thanh toán cũng như trả thù lao.

VD : A và B là hàng xóm do mẹ A bị ốm nặng nên cả nhà A lên hà nội thăm
mẹ .A chỉ kịp giao nhà cho B trông hộ , trong thời gian đi vắng vườn chị A đã
chín và dụng nên B đã thu hoạch và mang đi bán cho chị A .
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Đôi khi, nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh từ quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, quyết định của tòa án,...


Câu 4 Nêu và phân tích các căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự ?
1 các căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự:
quy định tại điều 372 BLDS 372.
2 Phân Tích :
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy
tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất
định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền). Khi nghĩa vụ dân sự chấm dứt là khi người có nghĩa vụ không phải thực
hiện nghĩa vụ cho người có quyền. Những trường hợp chấm dứt nghĩa vụ được
pháp luật quy định tại Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

Quy định các điều từ :373 đến 384 BLDS

Câu 5 Nêu khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ ,phân tích
những đặc điểm riêng của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân
sự ?
1 khái niệm :
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm
pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi
phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó
chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp

cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
2. Các đặc điểm của trách nhiệm dân sự:

* Như đã khẳng định ở trên, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm
pháp lý nói chung, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó
cũng có những đặc điểm chung sau đây:


- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi
vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.

- Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước áp dụng.

- Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.

* Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân
sự còn mang những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất: Căn cứ phát sinh TNDS phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự: Đó
là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự;
Thứ hai: TNDS là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản. Trong quan hệ nghĩa
vụ dân sự mục đích mà các bên hướng đến là lợi ích. Chính vì vậy, lợi ích mà
các bên hướng tới sẽ mang tính tìa sản và đó là trách nhiệm bù đắp cho bên bị vi
phạm một lợi ích nhất định từ bên vi phạm
Thứ ba: TNDS là trách nhiệm của bên vi phạm trước bên có quyền, lợi ích bị
xâm phạm
Thứ tư: Chủ thể chịu TNDS ngoài người vi phạm nghĩa vụ còn có thể là những
chủ thể khác như: Pháp nhân, cơ quan, tổ chức, người đại diện theo pháp luật

cho người chưa thành niên…
Thứ năm: Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là
việc phải thực hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có
thệt hại thực tế từ vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại.


Thứ sáu: TNDS nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Câu 6 Nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của Bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự ?
1 khái niệm :
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự
phòng do các bên chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền
bằng cách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu
của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ
đó bị vi phạm.

2 Phân tích đặc điểm :
Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lưu
quyền sở hữu; bảo lãnh; tín chấp; cầm giữ tài sản. Những biện pháp bảo đảm
này có các đặc điểm chung sau:
1. Mang tính chất là nghĩa vụ phụ bổ sung cho nghĩa vụ chính.
Khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện
pháp bảo đảm. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập.
Nội dung và hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa
vụ chính.
2. Đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa
vụ dân sự.

Các bên đặt ra biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa
vụ của bên có nghĩa vụ cũng như nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng
của cả hai bên. Mỗi biện pháp bảo đảm đều có những đặc điểm và chức năng
riêng nhưng nhìn chung đều có ba chức năng: tác động, dự phòng, dự phạt.


3. Đối tượng là những lợi ích vật chất.
Chỉ có lợi ích vật chất mới có thể bù đắp được các lợi ích vật chất, không thể
dùng quyền nhân thân làm đối tượng biện pháp bảo đảm. Lợi ích vật chất ở đây
thường là một tài sản có đủ các yếu tố mà pháp luật quy định đối với một đối
tượng của giao dịch dân sự.
4. Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định
trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính.
Phạm vi bảo đảm có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Trong thực tế, có
nhiều trường người có nghĩa vụ đưa một tài sản có giá trị lướn hơn nhiều lần giá
trị của nghĩa vụ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thực chất cũng là để người
mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định.
5. Chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ.
Đặc điểm này thể hiện chức năng dự phòng, các biện pháp bảo đảm chỉ được áp
dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nhằm đảm bảo quyền lượi cho bên có quyền. Nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa
vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ thì biện pháp bảo đảm đó cũng đk coi là chấm dứt.
6. Phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên (trừ biện pháp cầm giữ tài sản).
Có thể nói các biện pháp bảo đảm là một hợp đồng phụ đặt ra bên cạnh một hợp
đồng chính. Cách thức và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là
kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên. Trong một số giao dịch pháp luật quy
định phải có biện pháp bảo đảm những cũng không làm mất đi sự thỏa thuận
giữa các bên.
Nhìn chung các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý
thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đấy đủ của bên có nghĩa vụ. Mặt khác, các biện

pháp này cũng giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi


ích của mình trong các giao dịch đã ký kết. Trong trường hợp có sự tranh chấp,
đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác thì các biện
pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm.

Câu 7 Nêu và Phân tích các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng ?
1 khái niệm :
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế tài dân sự do cơ nhà nước có thẩm
quyền áp dụng nhằm để buộc người có hình vi trái pháp luật ,xâm hại đến tính
mang,sức khỏe ,uy tín ,tài sản ,quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân .xâm
hại đến danh dự ,uy tín,tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác phải bồi thường
những thiệt do mình đã gây ra .
2 các các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng gồm có :
1 Có Thiệt hại thực tế xảy ra
2 Có hình vi trái pháp luật gây thiệt hại
3 Có lỗi của người gây thiệt hại
4 Có mỗi quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hình vi trái pháp luật
3 Phân tích :
Phải có thiệt hại xảy ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có thiệt hại
thực tế xảy ra. Thiệt hại này bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần. Thiệt
hại về vật chất bao gồm: giảm sút hay mất mát về tài sản, lợi ích gắn với tài
sản…Thiệt hại về tinh thần bao gồm: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
uy tín…làm cho người bị thiệt hại phải chịu buồn phiền, hoặc làm giảm sút uy
tín…
Thiệt hại được gây ra bởi hành vi trái pháp luật

Những hành vi này xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác:
xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự…Đây là những hành vi làm những
việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực


hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ mà pháp luật quy định.
Có lỗi của người gây thiệt hại
Bộ luật dân sự 2015 đã không quy định yếu tố lỗi là yếu tố bắt buộc để làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là điểm mới so với
bộ luật dân sự 2005, theo quy định cũ thì người gây thiệt hại phải có lỗi cố ý
hoặc vô ý thì mới phải chịu trách nhiệm bồi thường. Do đó bộ luật dân sự 2015
đã mở rộng hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngay cả khi
không có lỗi. Ví dụ: bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
( điều 601 Bộ luật dân sự 2015)
Tuy nhiên, trong trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hay
hoàn toàn là do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi
thường.
Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu người chiếm hữu tài sản
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ( trừ trường hợp hoàn toàn do lỗi của
người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng). Ví dụ: trường hợp bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra…
Thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật đó
Thiệt hại xảy ra chính là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ
là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ
nguyên nhân và hậu quả chứ không phải do sự ngẫu nhiên .
Câu 8 Nêu khái niệm hợp đồng dân sự và Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
?
1 khái niệm hợp đồng dân sự :

quy định tại điều 385 BLDS: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân
sự được xác lập trên nguyên tắc: tự do giao kết hợp đồng, tức là các bên được tự
do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo
đức xã hội. Hợp đồng dân sự có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc hành vi cụ thể
2 Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự :
cơ sở pháp lý: điều 386 :


Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và
chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định
hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề
nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị
trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao
kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
* thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
Một lời đề nghị giao kết có hiệu lực trong trường hợp:


Do bên đề nghị ấn định

Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ
khi bên nhận được đề nghị nhận được đề nghị đó (trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác). Các trường hợp được coi là nhận được đề nghị giao kết là:
+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển
đến trụ sở, nếu bên nhận được đề nghị là pháp nhân
+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị

+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các hình thức
khác.
Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết,
Trong một số trường hợp, bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề
nghị giao kết hợp như sau:




Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị
trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị
có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới.
* Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong
đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi
người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
* Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:




Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;





Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;



Hết thời hạn trả lời chấp nhận;



Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;



Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;



Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên
được đề nghị trả lời.

Câu 9 Phân tích các thời điểm Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có hiệu lực
và lấy VD minh họa ?
Lời đề nghị giao kết hợp đồng là một sự mở đầu cho một giao kết hợp đồng. Đề
nghị giao kết hợp đồng được hiểu là việc một bên bày tỏ ý muốn tham gia giao
kết hợp đồng dân sự (bên đề nghị) với bên khác (bên được đề nghị). Pháp luật
dân sự có quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là thời
điểm phát sinh nghĩa vụ của bên đề nghị với bên được đề nghị.
Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 về Thời điểm đề nghị giao kết
hợp đồng có hiệu lực:
“1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể
từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp
đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được
chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các
phương thức khác“


Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng là thời điểm pháp luật ghi nhận sự hình
thành quyền và nghĩa vụ của bên đề nghị và bên được đề nghị. Do đó, kể từ thời
điểm này bên đề nghị chịu sự ràng buộc pháp lý, chịu trách nhiệm về toàn bộ
nội dung của lời đề nghị, không được giao kết hợp đồng với người thứ ba…
Nên pháp luật quy định, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được
xác định trên các cơ sở sau:
– Thứ nhất ,Thời điểm này là một khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định
: Trong lời đề nghị được gửi đi cho bên được đề nghị, thì bên đề nghị đã ấn định
rõ thời điểm đề nghị đó có hiệu lực. Đó có thể là thời điểm bên được để nghị
nhận được đề nghị hoặc là thời điểm lời đề nghị được gửi đi. Trường hợp này
thường có trong hình thức đề nghị giao kết hợp đồng bằng việc chuyển công
văn, giấy tờ qua đường bưu điện.
Thứ hai, nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng
có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị
nhận được đề nghị đó. Thời điểm này được xác định căn cứ theo khoản 2 Điều
388 Bộ luật dân sự 2015, đó là:



Trường hợp, đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển bằng công văn, giấy
tờ qua đường bưu điện, thì thời điểm bên đề nghị nhận được đề nghị giao kết
hợp đồng được xác định là thời điểm mà đề nghị được chuyển đến nơi cư trú
nếu là cá nhân hoăc trụ sở nếu là pháp nhân.



Trường hợp, đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên
được đề nghị. Hiện nay, hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp đều có những trang
web riêng. Đây là hình thức được thực hiện thông qua giao dịch điện tử, mạng
internet. Vậy nên, thời điểm lời đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực chính là
thời điểm lời đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên
được đề nghị.



Trường hợp bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông
qua các phương thức khác. Ví dụ như, hai bên gặp mặt trao đổi trực tiếp hoặc
qua điện thoại…. Thời điểm lời đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực tại thời
điểm bên được đề nghị biết được lời đề nghị của bên đề nghị.
Việc xác định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định trách nhiệm về đề nghị của bên đề nghị khi bên được
đề nghị biết đến lời đề nghị.


Câu 10 Nêu và Phân tích các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng
* các nguyên tắc : quy định tại điều 585 BLDS
1 Bồi thường toàn bộ và kịp thời .
2 Bồi thường một phần thiệt hại.

3 Thay đổi mức bồi thường thiệt hại

4 Nghĩa vụ hạn chế tôn thất

* Phân Tích:
Điều 858 Bộ luật Dân sự quy định ba nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng:

Thứ nhất: Bồi thường toàn bộ và kịp thiệt hại

Là việc người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả thiệt hại do hành vi trái
pháp luật của mình gây ra.
Nguyên tắc này được áp dụng khi:
+ Người gây thiệt hại có lỗi cố ý dù thiệt hại xảy ra lớn hơn hay nhỏ hơn so
với hoàn cảnh kinh tế của họ.
+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý nhưng họ có khả năng để thực hiện việc
bồi thường.
+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả
năng kinh tế trước mắt của họ nhưng về lâu dài họ lại có khả năng kinh tế
để thực hiện việc bồi thường.
Thứ hai: Bồi thường một phần thiệt hại.

– Bồi thường một phần thiệt hại được hiểu là mức bồi thường mà người
gây thiệt hại phải thực hiện nhỏ hơn so với thiệt hại đã xảy ra.


– Nguyên tắc này chỉ được áp dụng khi việc gây thiệt hại có đủ hai yếu tố:

+ Về mặt chủ quan: Người có hành vi trái pháp luật không thấy trước hành
vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể

biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc đã thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây thiệt hại nhưng do cẩu thả hoặc quá tự tin cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên đã thực hiện hành vi đó và
đã gây ra thiệt hại ngoài mong muốn của mình (lỗi vô ý).
+ Về mặt khách quan: Xét về hoàn cảnh hiện tại cũng như lâu dài, người
gây thiệt hại không có khả năng kinh tế để bồi thường toàn bộ thiệt hại vì
thiệt hại xảy ra quá lớn đối với khả năng kinh tế của họ.

Thứ ba: Thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

Mức bồi thường thiệt hại đã được ấn định theo thoả thuận của các bên
hoặc do Toà án quyết định có thể sẽ không còn phù hợp sau một thời gian
nhất định. Nếu mức bồi thường đó không còn phù hợp với thực tế thì Toà
án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có thể thay đổi mức bồi
thường khi có yêu cầu của một trong các bên đương sự.
Để việc thay đổi mức bồi thường được phù hợp, Toà án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác phải xem xét điều kiện thực tế của các bên,
xem xét về thời giá thị trường… Chẳng hạn, người được bồi thường có thu
nhập trở lại hoặc đã tăng thu nhập, người phải bồi thường quá khó khăn
về kinh tế...

Thứ tư : Nghĩa vụ hạn chế tôn thất ( điểm mới quy định tại điều 4,5 điều 585
):
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại
xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn,
hạn chế thiệt hại cho chính mình.’

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại nêu trên là nguyên tắc chung được pháp

luật dân sự quy định. Tuy nhiên, việc tính toán bồi thường thiệt hại rất
phức tạp vì nó có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực và cho những đối tượng
khác nhau.


Câu 11 Phân biệt Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và Bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng ?
1 khái niệm : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự
mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
2 Phân Biệt :
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là chế tài dân sự do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm buộc người có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm
phạm tinh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản quyền và lợi ích
hợp pháp khác của cá nhân hay xâm phạm uy tín, danh dự, tài sản của pháp
nhân hoặc chủ thể khác phải bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra.
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát
sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà người có nghĩa vụ
không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh
trách nhiệm dân sự với người có quyền theo quy định trong hợp đồng. Tuy
nhiên, nếu sự vi phạm này chưa gây thiệt hại, thì người vi phạm chỉ có trach
nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một
thiệt hại cho người bị vi phạm, thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.

Mục tiêu phân
biệt

Tính chất


Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại theo hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường th
ngoài hợp đồng

Là loại trách nhiệm dân sự mà theo
đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ
Là loại trách nhiệm dân sự chỉ đặ
theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho
thiệt hại và người có trách nhiệm
người khác thì phải chịu trách nhiệm
phải bồi thường những thiệt hại đó.
bồi thường những tổn thất mà mình
gây ra.


Cơ sở phát sinh

Do có sự vi phạm những thỏa thuận
Do sự vi phạm pháp luật của một b
đã có trong hợp đồng của một bên

Các bên cũng thỏa thuận đặt ra các
điều kiện phát sinh có thể bao gồm Có thiệt hại xảy ra có hành vi trái p
Điều kiện phát sinh
đầy đủ những điều kiện như bên vi mối quan hệ nhân quả giữa hành v
trách nhiệm
phạm hợp đồng không có lỗi vẫn phải luật và haaujq ảu xảy ra và có lỗi.

bồi thường thiệt hại.

Là người có hành vi trái pháp luật v
khác như cha mẹ của người chưa
người giám hộ đối với những ng
giám hộ, pháp nhân đối với ngườ
nhân, trường học, bệnh viện, c
nghề….

Chủ thể chịu trách Là bên tham gia hợp đồng mà không
Tuy nhiên, trách nhiệm BTTH theo
nhiệm
thể áp dụng với người thứ ba.
chỉ có thể áp dụng đối với các bê
hợp đồng mà không thể áp dụn
người thứ ba. Hay nói các khác, c
trong hợp đồng không thể thoả thuậ
không tham gia hợp đồng sẽ phải
nhiệm BTTH mà không được sự đ
họ.

Bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.
Mức bồi thường

Thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại Thiệt hại chỉ có thể được giảm tro
xảy ra
trường hợp đặc biệt như: người gâ
có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá
khả năng kinh tế trước mắt và lâu d




×