SỰ KIỆN OLYMPIC BẮC KINH 2008
1. Đôi nét về Olympic Bắc Kinh 2008
Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, hay còn được biết đến với tên gọi
“Thế vận hội mùa hè 2008”, là một sự kiện thể thao quốc tế vô
cùng trọng đại diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, diễn ra
từ ngày 08/08/2008 cho đến ngày 24/08/2008. Thế vận hội đã có
sự tham gia của hơn 11.000 vận động viên tranh tài với hơn 300
nội dung thi đấu thuộc 28 môn thể thao khác nhau.
Biểu tượng chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 là “Bắc Kinh
nhảy múa”, được lấy cảm hứng từ chữ “Jing” trong “Beijing” (Bắc
Kinh), ám chỉ thủ đô của Trung Quốc. Năm linh vật của sự kiện là
năm “Bé Phúc”, mà mỗi “Bé Phúc” sẽ có màu sắc tương ứng với
mỗi vòng tròn Olympic, đồng thời cũng chính là từng biểu tượng
của văn hóa Trung Hoa. Khẩu hiệu của Thế vận hội là “One World,
One Dream” (Chung một thế giới, chung một ước mơ). Bài hát của
Olympic 2008 được trình bày bởi rất nhiều nghệ sĩ Trung Quốc nổi
tiếng, có tựa đề “Beijing Huan Ying Ni” (Bắc Kinh chào đón bạn).
Olympic 2008 không chỉ đơn thuần là một giải đấu thể thao mang
tính toàn cầu, mà còn là sàn đấu của các quốc gia tham dự về sức
mạnh mềm. Sự kiện là nơi các quốc gia phô diễn những nét đẹp
trong văn hóa bản xứ, đồng thời mỗi huy chương vàng giành được
trong các môn thể thao cũng góp phần thể hiện thế mạnh về thể
chất, trí tuệ con người ở mỗi nước.
2. Các hệ giá trị văn hóa Trung Quốc thông qua Olympic 2008.
1
2.1.
Trân trọng quá khứ.
Nhắc đến đất nước Trung Quốc, ta nghĩ ngay đến những giá trị văn
hóa đa dạng, phong phú và đặc biệt là đã tồn tại từ rất lâu đời. Và
đây cũng chính là điều mà người Trung Quốc rất tự hào, một nền
văn hóa có truyền thống lâu đời với một bề dày lịch sử đáng kinh
ngạc. Chính vì lẽ đó, người Trung Quốc rất tôn trọng, giữ gìn và
phát huy các giá trị lịch sử. Họ luôn khéo léo kết hợp những thứ
cổ xưa, truyền thống với những gì mới mẻ, hiện đại.
Video ca nhạc Olympic 2008 với tựa đề “Bắc Kinh chào đón bạn”
chính là một trong những minh chứng tiêu biểu của tư tưởng trọng
quá khứ. Phần lớn các phân cảnh trong video đều không lấy từ
những khu đô thị xa hoa, lộng lẫy, mà lại được quay từ những
danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử rất cổ xưa gắn liền với
tên tuổi Trung Quốc như Vạn Lý Trường Thành (thời Chiến Quốc),
Thiên An Môn (có từ thời nhà Minh) và Tử Cấm Thành (có từ thời
nhà Minh). Ngoài ra, người xem còn dễ dàng bắt gặp những giá trị
văn hóa truyền thống khác của Trung Hoa như nghệ thuật trà đạo,
biểu diễn kinh kịch hay nghệ thuật ẩm thực với hình ảnh người
đầu bếp đang kì công chuẩn bị món vịt quay Bắc Kinh trứ danh,
món mỳ Zha Jiang Mian.
Bên cạnh đó, bộ năm linh vật của Olympic 2008 - gồm có Bối Bối
(BeiBei), Tinh Tinh (JingJing), Hoan Hoan (HuanHuan), Nghênh
Nghênh (YingYing) và Ni Ni (Nini) – cũng lấy cảm hứng từ những
giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của Trung Quốc. Chiếc “mũ”
trên đầu Bối Bối được thiết kế dựa trên hình tượng cá và sóng
nước, những trang trí phổ biến trong Tết Nguyên Đán của Trung
Hoa. Đặc biệt, chú cá chép lấy cảm hứng từ đồ tạo tác có từ thời
kì đồ đá mới, được khai quật từ Bàn Pha, một ngôi làng thời đồ đá
mới của văn hóa Ngưỡng Thiều. Tinh Tinh giống với chú gấu trúc
2
có bông hoa sen trên đầu mà thiết kế lấy cảm hứng từ các họa tiết
trang trí gốm sứ thời nhà Tống. Hoan Hoan tượng trưng cho ngọn
lửa Olympic nhưng lại mang dấu ấn của ngọn lửa từ hang đá Mạc
Cao, một kiến trúc chạm khắc đá nổi tiếng của Trung Quốc đã
được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới năm 1987.
Chiếc mũ của Nghênh Nghênh là sự kết hợp của các yếu tố trong
trang phục của Tây Tạng và Tân Cương. Chú chim én trên mũ của
Ni Ni chính là một biểu tượng của văn hóa Trung Quốc, được
người Trung Quốc coi là loài vật báo hiệu mùa xuân và mang đến
hạnh phúc. Ngoài ra chữ “Yến” (chim én) cũng ám chỉ Yến Kinh,
một tên gọi cũ của Bắc Kinh.
Ngoài ra, ở bộ môn Đua xe đạp tại Olympic 2008, Ban Tổ chức đã
rất khéo léo lựa chọn đường đua dựa theo Vạn Lý Trường Thành
và Tử Cấm Thành, hai địa danh vô cùng nổi tiếng gắn liền với nền
văn hóa Trung Quốc vốn có bề dày lịch sử hàng ngàn năm.
2.2.
Giá trị Triết học Trung Hoa cổ đại.
Một trong những giá trị tiêu biểu của Triết học Trung Hoa cổ đại
mà vẫn còn nhiều ý nghĩa cũng như ứng dụng trong thời đại ngày
nay phải kể đến đó là Thuyết Ngũ hành. Tư tưởng Ngũ hành có xu
hướng đi vào phân tích cấu trúc vạn vật và quy chúng về những
yếu tố khởi nguyên với các tính chất khác nhau và tương tác của
chúng với nhau (tương sinh, tương khắc). Và đó chính là năm yếu
tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Thật không quá khó để nhận ra rằng bộ năm “Bé Phúc” chính là
đại diện cho năm yếu tố tương ứng trong Ngũ hành. Bối Bối với
hình tượng cá và nước đại diện cho Thủy. Tinh Tinh giống với gấu
trúc và có biểu tượng hoa sen màu xanh lục, đại diện cho Mộc.
Hoan Hoan với ngọn lửa cháy đỏ rực đại diện cho Hỏa. Nghênh
Nghênh là chú sơn dương Tây Tạng, có tông màu vàng chủ đạo đại
3
diện cho Thổ. Và cuối cùng, Ni Ni đại diện cho yếu tố còn lại là
Kim.
Năm Bé Phúc – Olympic Bắc Kinh 2008
2.3.
Chủ nghĩa tập thể
Đối với Trung Quốc, chủ nghĩa tập thể luôn được đề cao, hay nói
một cách khác, ý niệm cá nhân luôn mơ hồ, cá nhân luôn chìm vào
trong tập thể.
Ca khúc “Bắc Kinh chào đón bạn” là một trong những minh chứng
khắc họa rõ nét chủ nghĩa tập thể mà người Trung Quốc muốn thể
hiện. Bài hát được sáng tác nhân dịp 100 ngày đếm ngược đến
Olympic Bắc Kinh 2008, với phần trình bày của 100 nghệ sĩ nổi
tiếng đến từ các nước Trung Hoa đại lục, Đài Loan, Hồng Kông,
Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Xuyên suốt toàn bộ bài hát,
khán giả không thể tìm thấy được đâu là ca sĩ hát chính. Bởi lẽ với
100 ca sĩ cùng thể hiện, mỗi câu hát sẽ được trình bày bởi một
hoặc nhiều ca sĩ khác nhau. Mỗi ca sĩ đều có vai trò như nhau, đều
cùng nhau góp giọng để làm nên ca khúc này, cũng như thành công
của bài hát không đến từ một cá nhân nào cả mà phải là sự chung
4
tay góp sức của cả một cộng đồng. Các ca sĩ cũng đến từ nhiều
nước khác nhau, thay vì chỉ có ca sĩ Trung Quốc, điều này cũng
phần nào khẳng định rằng Trung Quốc muốn được bạn bè quốc tế
nhìn nhận theo một chiều hướng tích cực hơn, một hình ảnh Trung
Quốc thân thiện, cởi mở và đoàn kết với các nước láng giềng.
Ngoài ra, chủ nghĩa tập thể còn được thể hiện qua cách mà Trung
Quốc sáng tạo ra bộ ngũ linh vật đại diện cho Olympic Bắc Kinh
2008. Phần lớn các mùa Olympic ở các quốc gia khác, linh vật
thường chỉ có một, đôi khi nhiều hơn. Nhưng với Trung Quốc, số
lượng linh vật chỉ trong mùa Olympic 2008 lên tới 5 linh vật,
mang 5 sắc thái khác nhau, và đây cũng là số lượng linh vật cao
nhất từ trước đến nay. Như vậy, chủ nghĩa tập thể đã thấm nhuần
trong mỗi con người Trung Quốc, trong từng suy nghĩ, hành động
và cử chỉ, bởi lẽ ngay cả những chi tiết như linh vật, người Trung
Quốc cũng không để cho biểu tượng này trở nên đơn lẻ mà vẫn
phải theo số đông.
2.4.
Quan niệm về sự hài hòa của thế giới.
Người Trung Quốc quan niệm rằng, “vũ trụ được hiểu như một cơ
thể mà ở đó mọi bộ phận đều tham gia vào quá trình tạo nên cái
chính thể; mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội đều tham gia vào quá
trình tạo thành một hệ thống thống nhất và tất cả đều ảnh hưởng
lẫn nhau”.
Câu slogan chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008: “One World,
One Dream” (Chung một thế giới, chung một ước mơ) đã nói lên
tinh thần “đại đồng” của người Trung Quốc. Khẩu hiệu vừa nêu
cao tinh thần Olympic – sự bình đẳng và tinh thần đoàn kết giữa
các quốc gia châu lục – đồng thời vừa nói lên ý chí, nguyện vọng
và mơ ước của cả thế giới nói chung cũng như Trung Quốc nói
riêng. Và ước mơ đó chính là Trung Quốc cùng tất cả các quốc gia
5
khác trên thế giới chung sống hòa thuận, cùng tương trợ lẫn nhau
để tiến tới một thế giới hòa bình hữu nghị trong tương lai.
Ngoài ra, bài hát chính thức của Olympic 2008 với tựa đề “You
and Me” (Bạn và Tôi), được trình bày bởi ca sĩ người Anh Sarah
Brightman và ca sĩ Trung Quốc Lưu Hoan, một lần nữa khẳng định
mong muốn về một thế giới đại đồng:
“Bạn và tôi, con tim chung nhịp đập, ta cùng sống trên một hành
tinh
Theo đuổi những ước mơ, ta vượt qua ngàn dặm, cùng hội ngộ tại
Bắc Kinh
Lại đây nào bạn ơi, hãy nắm lấy tay tôi
Bạn và tôi, con tim chung nhịp đập, ta mãi luôn là một gia đình.”
3. Thực tiễn ngoại giao văn hóa Trung Quốc qua Olympic 2008.
3.1. Công nghiệp văn hóa
6
Trong các cuộc thảo luận nằm tìm ra cốt lõi sức mạnh mềm Trung
Quốc nằm ở đâu, đại đa số cho rằng chính lịch sử lâu đời và nền
văn hóa truyền thống của Trung Quốc là thứ đã thu hút, hấp dẫn cả
thế giới. Điều này được thể hiện rất rõ ràng bởi lẽ phim ảnh, văn
học và ẩm thực Trung Quốc,… đang được bạn bè quốc tế đón nhận
rất hào hứng.
Nắm được lợi thế của mình, Trung Quốc coi Olympic 2008 như
một cơ hội thuận lợi để khuếch trương sức mạnh văn hóa đến với
tất cả mọi người trên thế giới.
Lại một lần nữa ta nhắc đến ca khúc “Bắc Kinh chào đón bạn”,
trong MV ca khúc đã có sự tham gia của 100 ca sĩ và những cảnh
quay bao quát vô vàn các biểu tượng văn hóa trên mọi lĩnh vực
như Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, nghệ thuật thư pháp,
kinh kịch, món vịt quay Bắc Kinh,… Nếu chỉ đơn thuần để thể
hiện tinh thần đại đồng, có lẽ đạo diễn có thể mời những người
dân thường với một số lượng lớn hơn, thay vì mời các ngôi sao có
tên tuổi. Các nghệ sĩ được mời tham gia (Thành Long, Huỳnh Hiểu
Minh, Jang Na-ra, Trần Khôn, Hà Nhuận Đông,…) đều có tên tuổi
và có lượng người hâm mộ không nhỏ, họ đều có sức ảnh hưởng
rất lớn tại thời điểm bấy giờ. Bằng cách khéo léo đưa các nghệ sĩ
vào những cảnh quay đầy các yếu tố văn hóa truyền thống, Trung
Quốc đã có những “công cụ” hữu hiệu giúp tăng sức phát tán văn
hóa. Thay vì Chính phủ trực tiếp quảng bá văn hóa, họ đã lựa chọn
những ngôi sao có tầm ảnh hưởng lớn thay họ làm việc này. Như
vậy, hình ảnh đất nước Trung Quốc với nền văn hóa truyền thống
lâu đời hòa quyện với tinh thần cởi mở chào đón thế giới sẽ dễ
dàng được khán giả tiếp nhận.
3.2. Công nghiệp truyền thông.
a) Nhật báo China Daily
7
Về sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008, phần lớn các bài báo của
China Daily đều tập trung vào phản ánh niềm hân hoan của người
dân Trung Quốc đối với sự kiện này, tình cảm yêu mến cởi mở
chào đón bạn bè quốc tế cũng như nêu cao tinh thần Olympic.
Trong bài báo “Smiles Without Borders” (Những nụ cười vượt qua
biên giới) có viết:
“Being a volunteer has meant a great personal sacrifice. Once she
was accepted, Dou resigned from her corporate accounting job
without hesitation, as this allowed her to devote herself to the
volunteer work.
"Many people asked me, 'Is it worth it? Volunteers don't get paid.'
I just realized that I had never thought about whether it would be
worthwhile or not. The only thing on my mind was: I will feel
fulfilled as long as I get this opportunity to contribute to the
country and the society."
Tạm dịch:
“Trở thành một tình nguyện viên cho Olympic có nghĩa là mỗi cá
nhân có một sự cống hiến rất tuyệt vời. Một khi đã chấp nhận trở
thành tình nguyện viên tức là Đậu đã phải bỏ công việc kế toán
mà không chút ngần ngại, để có thể cống hiến hết mình cho công
việc tình nguyện.
Nhiều người hỏi tôi rằng có đáng phải làm vậy không, làm tình
nguyện đâu được trả lương đâu. Tôi chợt nhận ra rằng tôi chưa
từng nghĩ xem có đáng hay là không. Trong tâm trí tôi chỉ có một
suy nghĩ duy nhất, đó là tôi cảm thấy rất mãn nguyện khi có cơ
hội được đóng góp công sức của mình cho đất nước và cho xã hội
này.”
8
Trong bài báo khác với tiêu đề “Beijingers cool with the world’s
new attention” (Bắc Kinh hấp dẫn mới lạ trong mắt thế giới), có
viết:
"Beijingers want foreigners to like them. That is the most obvious
thing about being here for the Games. This impression comes most
obviously from the hordes of volunteers, most of them students.
They are all still working hard and still smiling incessantly, even
though the novelty has worn off. Again, they are doing this not
because they have been told to, but because they want to."
There is also a changing of relationship between foreigners and
Chinese. Foreigners used to be strangers in China but the cool
Beijingers see that as a thing of the past. Beijing is full of
foreigners, and nobody turns a head at tall, white, bearded, blue
eyes from the other side of the earth.”
Tạm dịch:
“Bắc Kinh muốn hấp dẫn bạn bè quốc tế. Đó là điều dễ nhận thấy
nhất khi đến với Thế vận hội này. Những ấn tượng này thể hiện rất
rõ ràng qua các đoàn tình nguyện, phần lớn là các sinh viên. Họ
vẫn luôn làm việc chăm chỉ và không ngừng nở những nụ cười trên
môi, dù cho Thế vận hội có dần đi đến bế mạc. Một lần nữa, họ
làm những việc này không phải do ai ép buộc mà là vì họ muốn
thế.
Quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới cũng đang có
sự thay đổi. Bạn bè quốc tế từng là những người xa lạ đối với
Trung Quốc, thế nhưng điều này chỉ còn là quá khứ. Bắc Kinh hội
tụ đông đúc bạn bè quốc tế, giờ đây không còn ai cảm thấy quá
ngạc nhiên với một người quá cao, da trắng, rậm râu, mắt xanh
đến từ phía bên kia của địa cầu.”
9
b) Báo Xinhua
Các bài báo của Xinhua còn tập trung vào sự kiện bế mạc Olympic
Bắc Kinh 2008, bày tỏ sự luyến tiếc khi Thế vận hội đã đi đến hồi
kết, đồng thời khẳng định lại tinh thần Olympic và lòng trân trọng,
yêu mến của Trung Quốc đến với bạn bè thế giới.
Trong bài báo “Beijing Games close, but Olympic spirit here to
stay” (Thế vận hội khép lại, nhưng tinh thần Olympic vẫn còn đó)
có viết:
"I feel so sad I want to cry," said Wang Bin, a student from
Beijing Language and Culture University and volunteer for the
Games. "I really wish these 16 days could start all over again."
"Tonight, we come to the end of 16 glorious days which we will
cherish forever," Rogge said in a speech at the closing gala.
"Through these Games, the world learned more about China, and
China learned more about the world."
Tạm dịch:
“Tôi buồn tới mức muốn khóc”, Vương Bân, một sinh viên đến từ
Đại học Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh đồng thời là tình nguyện
viên Olympic cho biết. “Tôi thật lòng ước 16 ngày vừa qua có thể
bắt đầu lại lần nữa.”
“Tối nay, chúng ta đi đến hồi kết cho 16 ngày huy hoàng vừa qua,
những ngày mà ta sẽ mãi mãi trân trọng”, Ông Rogge phát biểu
trong diễn văn bế mạc Thế vận hội. “Qua Thế vận hội này, thế
giới đã học hỏi nhiều hơn từ phía Trung Quốc, cũng như Trung
Quốc đã có thêm nhiều hiểu biết về thế giới”
• Nguồn tài liệu tham khảo:
- Giáo trình “Ngoại giao văn hóa – Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
ứng dụng”, PGS.TS. Phạm Thái Việt, ThS. Lý Thị Hải Yến
10
- Bài giảng “Ngoại giao văn hóa Trung Quốc” – Giảng viên Trần Thị Hương
- Website Olympic Bắc Kinh 2008: />- Wikipedia – Thế vận hội mùa hè 2008: />%E1%BA%BF_v%E1%BA%ADn_h%E1%BB%99i_M%C3%B9a_h
%C3%A8_2008
- Nhật báo China Daily
- Báo Xinhua.net
- MV “Beijing Huan Ying Ni”
11