Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRUNG NGỌC MẪN

PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG KHÔNG HẠT
TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRUNG NGỌC MẪN

PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG KHÔNG HẠT
TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bích Hồng

Thái Nguyên, năm 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Phát triển cây hồng không hạt tại huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Đề tài hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin
sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích
dẫn đầy đủ.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019
Tác giả luận văn
Trung Ngọc Mẫn


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Bích Hồng, cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ Tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các
cơ sở, hộ nông dân sản xuất hồng tại huyện Ba Bể đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019
Tác giả luận văn
Trung Ngọc Mẫn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................ ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài........................... 3
5. Bố cục luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG
KHÔNG HẠT .......................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cây hồng không hạt................................. 5
1.1.1. Lý luận về phát triển sản phẩm nông nghiệp .................................. 5
1.1.2. Khái quát về cây hồng không hạt .................................................... 8
1.1.3. Nội dung của phát triển cây hồng không hạt ................................ 10
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây hồng không hạt ............ 13
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển cây hồng không hạt............................ 16
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển cây hồng tại một số quốc gia trên thế
giới........................................................................................................... 16
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển cây hồng tại một số địa phương trong
nước ......................................................................................................... 19
1.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .................... 22
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 23
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 23



iv
2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................. 23
2.2.1. Tiếp cận có sự tham gia ................................................................ 23
2.2.2. Tiếp cận theo loại hình hộ ............................................................. 23
2.2.3. Tiếp cận theo phương thức sản xuất ............................................. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 24
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 24
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................... 26
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................. 27
2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .............................................................. 27
2.4.1. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế ...................................... 28
2.4.2. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồng không
hạt ............................................................................................................ 29
2.4.3. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển hoạt động sản xuất hồng
không hạt ................................................................................................. 30
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG KHÔNG
HẠT TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN .................................... 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể ..................... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 34
3.1.3 Quá trình phát triển của cây hồng không hạt trên địa bàn ............. 37
3.1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể37
3.2 Thực trạng phát triển hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn .......................................................................................................... 40
3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất Hồng không hạt của Huyện ........... 40
3.2.2. Tình hình tiêu thụ hồng không hạt của huyện............................... 45
3.2.3. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất Hồng không
hạt của Huyện .......................................................................................... 46
3.3. Tình hình sản xuất hồng không hạt của các hộ điều tra ................... 51



v
3.3.1. Điều kiện sản xuất của các hộ ....................................................... 51
3.3.2. Tình hình tiêu thụ Hồng không hạt của các hộ ............................. 69
3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hồng không hạt tại huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 70
3.4.1 Nhóm nhân tố về kỹ thuật trong sản xuất hồng không hạt ............ 70
3.4.2 Nhóm yếu tố điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất ....................... 73
3.4.3 Nhóm yếu tố về thị trường, giá cả.................................................. 73
3.4.4 Nhóm yếu tố xã hội ........................................................................ 73
3.5. Những đánh giá chung về phát triển cây Hồng không hạt ở huyện
Ba Bể ....................................................................................................... 74
3.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 74
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ........................................ 75
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG
KHÔNG HẠT TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN ................... 79
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển cây hồng không hạt
của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn .............................................................. 79
4.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 79
4.1.2. Phương hướng ............................................................................... 79
4.1.3. Mục tiêu......................................................................................... 80
4.2. Một số giải pháp phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn ................................................................................................... 81
4.2.1. Giải pháp đối với khâu sản xuất.................................................... 81
4.2.2. Giải pháp đối với khâu thu hoạch và bảo quản sản phẩm ............ 88
4.2.3. Giải pháp về chế biến sản phẩm.................................................... 88
4.2.4 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm ...................................................... 89
4.2.5. Một số giải pháp khác ................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 92

1. Kết luận ............................................................................................... 92
2. Kiến nghị ............................................................................................. 93


vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 96
PHỤ LỤC ............................................................................................... 98


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KH-CN

:

Khoa học công nghệ

PTCS

:

Phổ thông cơ sở


THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Ủy ban nhân dân


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng phân vô cơ bón cho một cây hồng không hạt từ năm thứ
4 trở đi ..................................................................................... 10
Bảng 3.1. Diện tích trồng cây hồng không hạt phân theo đơn vị hành chính
thuộc huyện ............................................................................. 41
Bảng 3.2. Diện tích thu hoạch cây Hồng theo đơn vị hành chính thuộc
huyện Ba Bể ............................................................................ 42
Bảng 3.3. Sản lượng cây Hồng phân theo đơn vị hành chính thuộc
huyện ....................................................................................... 44

Bảng 3.4: Đặc điểm chung của các hộ điều tra ....................................... 52
Bảng 3.5: Tình hình sản xuất hồng không hạt của hộ phân loại theo điều
kiện kinh tế của hộ .................................................................. 54
Bảng 3.6: Tình hình sản xuất hồng không hạt của hộ phân loại theo phương
thức canh tác ........................................................................... 55
Bảng 3.7: Chi phí sản xuất hồng không hạt của hộ phân loại theo mức thu
nhập hộ .................................................................................... 57
Bảng 3.8: Chi phí sản xuất hồng không hạt của hộ phân loại theo phương
thức canh tác ........................................................................... 59
Bảng 3.9: Kết quả sản xuất hồng không hạt của hộ (phân loại theo mức
thu nhập) ................................................................................. 61
Bảng 3.10: Kết quả sản xuất hồng không hạt của hộ (phân loại theo
phương thức canh tác của hộ) ................................................. 62
Bảng 3.11: Bảng kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất hồng không hạt của
các hộ điều tra (phân loại theo điều kiện kinh tế hộ) .............. 63
Bảng 3.12: Bảng kết quả, hiệu quả kinh tế của các hộ trồng hồng không
hạt phân loại theo phương thức canh tác ................................ 64


ix
Bảng 3.13: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ dân về hiệu quả môi trường
trong sản xuất hồng không hạt tại huyện Ba Bể ..................... 66
Bảng 3.14: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ dân về hiệu quả xã hội trong
sản xuất hồng không hạt tại huyện Ba Bể............................... 68
Bảng 3.15. Tình hình tiêu thụ hồng không hạt tại các hộ điều tra .......... 69
Bảng 3.16: So sánh năng suất trung bình trồng hồng không hạt ............ 72
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn cây giống cho trồng mới quy định: 10TCN-2001 85

DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Tình hình tiêu thụ hồng không hạt tại huyện Ba Bể................... 69



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp Việt Nam luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền
kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần
ổn định chính trị-xã hội. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là yếu tố cơ bản, quan
trọng giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu lớn trên thế
giới. Trong đó, cây ăn quả tại Việt Nam cũng đã được chú trọng phát triển và
nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
Tại Bắc Kạn, cây hồng không hạt đã được cấp chỉ dẫn địa lý, trở thành
sản phẩm đặc sản của tỉnh. Từ việc duy trì giống hồng địa phương gần 100 năm
qua cùng chất lượng đảm bảo, hồng không hạt Bắc Kạn đã được Cục Sở hữu
trí tuệ (Bộ KH- CN) cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2010. Năm
2013, quả hồng không hạt của Bắc Kạn đón nhận thêm vinh dự mới - được
công nhận là sản phẩm nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam
do Trung ương Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam cùng Tạp chí Sở hữu trí tuệ và
sáng tạo phối hợp thực hiện. Điều đó đã tạo nên thuận lợi cho việc tiêu thụ loại
quả đặc sản này, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Trong những năm gần đây, huyện Ba Bể là một trong những địa phương
của tỉnh Bắc Kạn có diện tích trồng và sản lượng thu hoạch hồng không hạt lớn
nhất tỉnh. Cây hồng không hạt đã trở thành cây làm giàu cho nhiều nông hộ tại
huyện Ba Bể. Tuy nhiên tại một số xã của huyện Ba Bể, năng suất hồng không
hạt vẫn còn chưa cao do người dân chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào
chăm sóc cây dẫn tới cây hồng có nhiều sâu bệnh, kém phát triển. Việc sản xuất
cây giống hồng không hạt cũng gặp không ít khó khăn, dẫn tới cung không đủ
cầu. Tại một số vườn ươm cây giống tỷ lệ cây sống thấp. Cũng do thiếu giống
nên năm 2018 diện tích hồng không hạt toàn huyện mới chỉ đạt khoảng gần
30% so với kế hoạch đề ra. Trên địa bàn huyện, việc mở rộng diện tích trồng

hồng không hạt còn gặp nhiều khó khăn trong nhân giống, phòng trừ sâu bệnh
hại, kỹ thuật trồng và chăm sóc, biện pháp chống rụng quả cho cây.... cán bộ
khuyến nông huyện chưa xây dựng được các quy trình trồng và chăm sóc hồng


2
không hạt để hướng dẫn và khuyến cáo cho hộ dân. Từ đây dẫn đến tình trạng
diện tích hồng không hạt có năng suất thấp, quả bé, giống bị thoái hoá.... không
đáp ứng được nhu cầu của sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Việc nghiên
cứu phát triển diện tích trồng hồng, nâng cao năng suất, sản lượng thu hoạch
hồng không hạt huyện Ba Bể trở thành vấn đề cấp thiết.
Muốn phát triển cây hồng trong dài hạn, thực sự đem lại hiểu quả kinh
tế cao cho người dân huyện Ba Bể, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển
bền vững, cần phải có chiến lược cụ thể và giải pháp thích hợp cho các hộ nông
dân nơi đây. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát
triển cây hồng không hạt tại huyện Ba bể - tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Việc nghiên cứu thực trạng phát triển cây hồng không hạt và đề xuất các
giải pháp thiết thực để phát triển bền vững cây trồng này của đề tài nhằm thúc
đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và nâng cao đời sống của
các hộ nông dân tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây hồng không hạt.
- Đánh giá thực trạng phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây hồng không hạt tại
huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba
Bể - tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phát triển hồng không hạt tại huyện Ba Bể - tỉnh
Bắc Kạn trên các khía cạnh: diện tích trồng; năng suất và sản lượng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


3
3.2.1. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu tại các xã trồng cầy hồng không hạt trọng điểm của huyện
Ba Bể tỉnh Bắc Kạn bao gồm: xã Địa Linh, xã Khang Ninh, xã Quảng Khê.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2015 - 2017;
- Số liệu sơ cấp: Thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ hồng không
hạt của các nông hộ được điều tra năm 2018;
- Các giải pháp và chính sách được nghiên cứu và đề xuất cho giai đoạn
2019 - 2023.
3.2.3. Phạm vi về nội dung
- Tập trung nghiên cứu kết quả, hiệu quả kinh tế của cây hồng không hạt
tại huyện Ba Bể.
- Nghiên cứu vần đề phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng hồng
không hạt tại huyện Ba Bể
- Đề xuất các giải pháp và chính sách chủ yếu về kinh tế, tổ chức nhằm
phát triển sản xuất hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài
Phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn sẽ tác
động, đóng góp tích cực vào phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Ba Bể và của tỉnh Bắc Kạn. Từ thực tiễn đánh giá thực trạng phát
triển phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài sẽ xác định các giải pháp để phát triển

cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Các giải pháp được xây
dựng có thể được nhân rộng trong thực tiễn đối với các địa phương khác trong
tỉnh Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Luận văn còn là tài liệu tham khảo tốt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn và là bản báo cáo để lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn và huyện Ba Bể tham khảo,
xây dựng chiến lược phát triển cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể trong thời


4
gian tới.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bố cục luận
văn gồm 4 chương:
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG
KHÔNG HẠT
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG KHÔNG
HẠT TẠI HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG KHÔNG HẠT
TẠI HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG KHÔNG HẠT
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển cây hồng không hạt
1.1.1. Lý luận về phát triển sản phẩm nông nghiệp
1.1.1.1. Sản phẩm nông nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp bao gồm có các sản phẩm như: Gạo, Cà phê, Hạt
tiêu, Hạt điều, Hồng không hạt, Cao su, lạc nhân,… và rau quả các loại.

Các sản phẩm nông nghiệp thường là những hàng hóa thiết yếu đối với
đời sống và sản xuất của mỗi quốc gia. Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán
Sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ bởi vì các loại cây trồng sinh trưởng
và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định. Mặt khác, do sự biến thiên về
điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với
điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Vào những lúc chính vụ, Sản
phẩm nông nghiệp dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều
và giá bán rẻ. Ngược lại, lúc trái vụ, hàng nông sản khan hiếm, chất lượng
không đồng đều và giá bán thường cao.
Sản phẩm nông nghiệp chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các điều kiện
tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết. Chúng rất nhạy
cảm với các yếu tố ngoại cảnh. Mọi sự thay đổi về điều kiện tự nhiên đều tác
động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nếu điều kiện tự
nhiên thuận lợi thì cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường, cho sản
lượng thu hoạch cao, chất lượng tốt. Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên không
thuận lợi như: nắng nóng hoặc giá rét kéo dài gây hạn hán hoặc bão lụt… sẽ
gây sụt giảm sản lượng và chất lượng cây trồng.
Sản phẩm nông nghiệp có đặc tính tươi sống nên khó bảo quản được
trong thời gian dài. Ngoài ra, yếu tố thời vụ của hàng nông sản dẫn đến tính
không phù hợp giữa sản xuất và tiêu dùng, do đó phải quan tâm đến khâu chế
biến và bảo quản cho tốt. Đó là một khâu quyết định đến chất lượng hàng nông


6
sản xuất khẩu. Hàng nông sản thêm vào đó dễ bị hư hỏng, ẩm mốc, biến chất ;
chỉ cần để một thời gian ngắn trong môi trường không bảo đảm về độ ẩm, nhiệt
độ... thì mặt hàng nông sản sẽ bị hư hỏng ngay. [5]
1.1.1.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp
Nền nông nghiệp của mỗi quốc gia cũng đều phải trải qua giai đoạn phát
triển từ thấp đến cao, gắn liền với sự tiến hóa của loài người và sự gia tăng dân

số. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, nền nông nghiệp chủ yếu là săn bắt, hái
lượm. Khi loài người tích lũy được kinh nghiệm, công cụ sản xuất ra đời, nền
nông nghiệp được phát triển sang trồng trọt và chăn nuôi theo hướng du canh
hay du mục. Canh tác du canh, du cư gắn liền với nền canh tác đốt rẫy. Sau đó,
do sức ép về dân số và đất đai, nông nghiệp du canh, du cư vẫn tồn tại đến ngày
nay ở một số vùng do một số cộng đồng đồng bào dân tộc ít người thực hiện. Từ
nền nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tự cung
và tự cấp sang nông nghiệp hàng hóa là những xu hướng cơ bản của sự phát triển
nông nghiệp trong một thế kỷ qua ở các nước. Thuật ngữ phát triển nông nghiệp
được dùng nhiều trong đời sống kinh tế xã hội. Phát triển nông nghiệp thể hiện
quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó
và thường đạt ở trình độ cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Nền nông nghiệp
phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản
phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu
của xã hội về nông nghiệp.
Như vậy, phát triển sản xuất nông nghiệp là một quá trình không phải
trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chỉ sự tác động
của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của chính
phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản
phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực công nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển
là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp.


7
1.1.1.3. Những yêu cầu đối với phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn
hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0
- Nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông
nghiệp, đặc biệt chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông
nghiệp trên thị trường.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành nông nghiệp. Tăng
cường hút các nhà khoa học làm việc trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là lực
lượng cán bộ trực tiếp thực hiện ở cơ sở. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động
nông thôn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa
phương, từng vùng và sát với nhu cầu, gắn với giải quyết việc làm.
- Ðẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực
nông nghiệp; cải thiện giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học
và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao khả năng phòng
ngừa và khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi… Khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công
nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản…
- Cơ cấu lại thị trường nội địa, phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ; chú
trọng hơn nữa vào phát triển thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu
số theo hướng khuyến khích phát triển doanh nghiệp xã hội, bảo đảm lợi ích
người sản xuất trực tiếp. Đối với thị trường xuất khẩu, duy trì thị trường truyền
thống, tìm kiếm thị trường mới để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cần quan tâm đến hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản để nắm bắt thị hiếu tiêu dùng
từ đó có biện pháp cơ cấu lại sản phẩm, thực hiện sản xuất sản phẩm đáp ứng
nhu cầu thị trường.
- Tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức
sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Đẩy mạnh liên kết bốn nhà và liên kết chuỗi


8
sản xuất khép kín từ đầu vào đến đầu ra để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo
hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn. Hình thành
các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, phát
triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên kết dọc sản xuất, chế biến, kinh doanh
sản phẩm nông nghiệp, liên kết nông nghiệp với công nghiệp và kinh tế đô thị

1.1.2. Khái quát về cây hồng không hạt
1.1.2.1. Đặc điểm cây hồng không hạt
Hồng không hạt là cây ăn quả quý không chỉ đem lại thu nhập cao cho
người dân mà còn có giá trị tạo cảnh quan và góp phần bảo vệ môi trường sinh
thái bền vững. Phát triển cây hồng không hạt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,
xuất khẩu và góp phần trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa.
Hồng không hạt Bắc Kạn thuộc họ thị Ebenaceae, loài hồng trơn, có tên
khoa học là Diospyros kaki L. Cách gọi Hồng “không hạt” là nói tới điểm đặc
biệt của loại quả này là không có hạt do nhân của hạt bị thoái hóa, trong như
thạch. Vì vậy, không như các giống hồng khác, khi ăn, hồng không hạt Bắc
Kạn có độ giòn và ngọt. Vỏ quả màu vàng đỏ khi chín, tai quả to. Hồng không
hạt chín vào thời điểm khoảng cuối tháng 7, 8 âm lịch, khi chín, màu quả
chuyển từ xanh sang đỏ vàng sáng.
1.1.2.2. Điều kiện sinh thái cho cây hồng sinh trưởng
Cây hồng không hạt Bắc Kạn nói riêng thuộc loại cây ăn quả á nhiệt đới,
trong chu kỳ sống hàng năm đòi hỏi phải có một giai đoạn ngủ nghỉ có nhiệt độ
thấp để phân hoá mầm hoa, tạo quả. Những vùng có tổng số giờ có nhiệt độ
thấp 8-110C khoảng 800 giờ đều có thể trồng hồng tốt. Để nảy mầm hồng cần
nhiệt độ từ 13-170C sinh trưởng và phát triển cần nhiệt độ cao hơn từ 26-300C,
tốt nhất từ 22-260C, nở hoa từ 20-220C, giai đoạn phát triển quả 26-270C, giai
đoạn quả chín cần nhiệt độ thấp hơn từ 18-240C. Biên độ ngày đêm lớn sẽ tạo
phẩm chất tốt và mã quả đẹp. [13]
1.1.2.3. Thời vụ trồng và kỹ thuật chăm sóc cây hồng không hạt


9
* Thời vụ trồng
Thời vụ trồng tốt nhất trong tháng 1-2 dương lịch (trước và sau lập xuân).
Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên

dễ sống, khi trời ấm mầm sẽ bật nhanh và khoẻ
* Chăm sóc cây hồng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
Ở thời kỳ này, cây hồng cần có các hoạt động chăm sóc cơ bản như: tưới
nước, đốn tỉa tạo hình, bón phân. Trong tuần đầu tiên, các hộ dân cần tưới mỗi
ngày cho cây một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần 1 thùng nước/cây.
Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng. Khi cây đã phục hồi sẽ tưới thưa
hơn, tuy nhiên phải luôn tưới nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời
ủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm. Đối với việc đốn tỉa cây, năm thứ nhất chỉ
chọn để 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng làm khung, cắt các cành khung cấp 1 chỉ
để 2-3 cành khung cấp 2 vào vị trí thích hợp. Đến hết năm thứ ba, cây hồng đã
có bộ khung tán song song.
Trong ba năm đầu lượng phân bón cho một cây hồng/1 năm như sau:
Đạm ure 0,3-0,5kg; lân 0,4kg; kali 0,5kg. Thời gian bón: lần 1 bón vào tháng
1-2, lần 2 bón vào tháng 4-5, lần 3 bón vào tháng 10-11 hàng năm. [13]
* Chăm sóc cây thời kỳ cho quả
Hàng tháng các hộ dân cần kiểm tra làm sạch cỏ quanh gốc, 3 tháng làm
sạch cỏ giữa các hàng cây. Dùng cỏ ủ quanh gốc giữ ẩm cho cây. Thường xuyên
tưới đủ ẩm cho cây. Nếu không mưa thì tưới 2 lần/tháng và nếu có mưa thì
không cần tưới.
Lượng phân bón: bón một lần phân chuồng đã ủ kỹ, lượng từ 30-50kg/cây.
Về lượng phân bón vô cơ, có thể tham khảo bảng tổng hợp dưới đây.


10
Bảng 1.1: Lượng phân vô cơ bón cho một cây hồng không hạt
từ năm thứ 4 trở đi [13]
(ĐVT: kg)
Tuổi cây

Phân đạm ure


Super lân

KCl

4-5

0,2

0,3

0,2

6-7

0,3

0,4

0,2

8-10

0,4

0,6

0,3

11-14


0,6

0,8

0,4

15-20

0,8

1,2

0,6

>20

1,2

1,7

0,8

Khâu thu hoạch: Hồng ngâm Bắc Kạn chín vào rằng tháng 7 - tháng 8
âm lịch. Khi quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang đỏ vàng. Hái đúng độ
chín chất lượng quả sẽ tốt hơn, nên hái vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát.
Hồng chín đang ở trạng thái cứng, cắt quả, xếp quả nhẹ nhàng vào các sọt có
thể vận chuyển đi xa và bảo quản lâu. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, quả hồng
không hạt Bắc Kạn sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn rất chát phải ngâm trong
nước sạch ngập khoảng 15-20cm, ngâm trong 3 ngày 3 đêm (1,5 ngày phải thay

nước và không được ngâm bằng nước mưa). Sau khi ngâm vớt hồng ra rửa sạch
rồi hong cho ráo nước là có thể ăn được. [13]
1.1.3. Nội dung của phát triển cây hồng không hạt
1.1.3.1. Phát triển diện tích, năng suất, sản lượng
Những năm qua, xác định thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu, huyện
Ba Bể đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao theo
hướng sản xuất hàng hoá. Trong đó, huyện coi cây hồng không hạt là một trong
những cây trồng mũi nhọn, góp phần xoá đói, giảm nghèo.
Để phát triển cây hồng không hạt theo hướng chuyên canh hàng hoá, gia
tăng diện tích, năng suất, sản lượng, huyện Ba Bể đã khai thác tốt mọi nguồn
vốn nhằm cải tạo và trồng mới mỗi năm từ 20 - 30ha hồng không hạt. Đặc biệt,


11
là tăng cương sự hợp tác gắn bó chặt chẽ giữa: nhà nông, nhà khoa học, nhà
quản lý đem lại thu nhập cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân địa
phương. Huyện phấn đấu nâng tổng diện tích trồng hồng không hạt của huyện
lên 500ha vào năm 2020.
Theo thống kê của ngành chức năng huyện Ba Bể, năm 2018, toàn huyện
có khoảng gần 200 ha hồng không hạt, được trồng rải rác ở tất cả các địa
phương, với sản lượng quả ước đạt 1.000 tấn/năm.
Tuy nhiên cây hồng không hạt sau một thời gian thu hoạch nhiều năm,
đất trồng bị cẵn cỗi, cùng với đó người dân chưa quan tâm chăm sóc nên quả
dễ bị rụng, cho năng suất thấp, quả nhỏ. Chính vì vậy, để gia tăng sản lượng
hồng không hạt, việc thay thế những cây đã già cỗi bằng những cây giống mới
là rất quan trọng. Năm 2016, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
đã hỗ trợ 100% về giống cho xã Địa Linh, cung cấp cho người nông dân xã hơn
4000 cây giống hồng không hạt. Đồng thời, huyện trồng mới 54ha hồng không
hạt theo Chương trình 30 và 17ha theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
huyện. Địa Linh, Cao Trĩ…

1.1.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm hồng không hạt
Chất lượng quả hồng không hạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố chăm sóc
(thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ cho quả), bảo quản quả hồng sau khi thu
hái. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm hồng không hạt, người dân
cần nỗ lực trên nhiều mặt, từ khâu chọn giống, tưới nước, tỉa cành, bón phân,
thu hái. Bên cạnh đó, sau mỗi kỳ thu hoạch cây, việc chăm sóc, bổ sung các
chất dinh dưỡng kịp thời sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng quả cho cây
hồng không hạt. Việc nắm bắt được những kiến thức tiên tiến, những công nghệ
và tiến bộ khoa học là điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây
hồng trồng này.
1.1.3.3. Phát triển hồng không hạt bền vững theo tiêu chuẩn VietGap
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural
Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam.


12
Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau của ”Thực hành Nông nghiệp tốt”
(GAP), có nhiều quy trình GAP khác nhau. Ở mỗi nước, mỗi khu vực lại có
những quy định riêng để cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó. Trên thế giới
thì có tiêu chuẩn chung là GlobalGAP, khu vực châu Âu có EuroGAP và châu
Á có ASEANGAP,v.v...
Đứng trước những yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 28/01/2008, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nước ta đã ban hành quy định tiêu chuẩn riêng về sản xuất
nông sản an toàn của Việt Nam (VietGAP), được xây dựng trên cơ sở thừa kế
các tiêu chuẩn GAP đã ra đời trước đó: GlobalGAP, AseanGAP và các GAP
khác trên thế giới. Theo đó, VietGAP được hiểu như sau:VietGAP là những
nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ
chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội,
sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc dựa trên

4 tiêu chí như:
1. Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
2. An toàn thực phẩm (gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất
nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch);
3. Môi trường làm việc (mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức
lao động của nông dân);
4. Truy tìm nguồn gốc sản phẩm (tiêu chuẩn này cho phép xác định được
những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm). [12]
Với xu hướng phát triển chung của sự phát triển nông nghiệp bền vững
tại Việt Nam, việc phát triển hồng không hạt của Ba Bể theo tiêu chuẩn VietGap
là một hướng đi đúng đắn. Để đảm bảo phát triển bền vững, huyện Ba Bể đang
lên kế hoạch và có sự kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động sản xuất và mở rộng
diện tích hồng tại địa phương. Hoạt động sản xuất được chú trọng phát triển
theo hướng an toàn, đẩy mạnh khoa học - công nghệ gắn với đảm bảo an toàn


13
lao động, tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn thực phẩm. Không chỉ các
vùng hồng VietGAP, 100% diện tích trồng hồng của huyện được định hướng
theo quy trình sản xuất sạch, với quy trình chăm sóc (bón phân, phun thuốc) và
thu hoạch an toàn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao an toàn lao động cho
người dân.
1.1.3.4. Phát triển thị trường tiêu thụ
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để thâm canh, tăng năng
suất cho cây hồng không hạt, thì việc đẩy mạnh tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm
cũng là điều rất quan trọng trong nội dung phát triển hồng không hạt. Để giải
quyết tốt bài toán về đầu ra ổn định cho cây hồng, cũng như củng cố thương
hiệu cho sản phẩm hồng không hạt, đòi hỏi các cấp chính quyền huyện Ba Bể
cần phải có những chính sách mới, cụ thể và linh hoạt để mở rộng thị trường
hơn nữa. Hỗ trợ người dân thiết lập các kênh phân phối để các hộ dân không bị

phụ thuộc vào thương lái, dễ dẫn đến sản phẩm bị ép giá.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây hồng không hạt
*) Nhóm nhân tố về kỹ thuật trong sản xuất hồng không hạt
Giống cây: là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quả hồng
không hạt . Trong các tác động của khoa học công nghệ đến thu nhập của hộ từ
trồng cây hồng không hạt, thì giống cậy là một yếu tố rất quan trọng. Giống là
yếu tố tiên quyết đối với chất lượng quả (yếu tố chất lượng sẽ ảnh hưởng đến
thu nhập thông qua giá bán và số lượng bán ra).
Một quyết định đúng đắn hay sai lầm về giống cây sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây trong những năm sau. Giống cây ảnh hưởng đến năng suất,
chất lượng lượng quả do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
và cạnh tranh trên thị trường.
Phân bón: Phân bón liên quan đến yếu tố đầu vào, việc bón phân cho
cây ở thời kỳ kiến thiến cơ bản và thời kỳ cho quả là một biện pháp kỹ thuật
quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng quả hồng. Muốn
nâng cao được năng suất, chất lượng thì cần phải bón phân đầy đủ, hợp lý. Nếu


14
bón phân không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên,
thậm chí còn bị giảm xuống.
Biện pháp canh tác: không chỉ có đầu tư phân bón mà còn phải áp dụng
các biện pháp quản lý canh tác tổng hợp, bao gồm quản lý dinh dưỡng, nước,
áp dụng biện pháp quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, áp dụng quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP. Khi nghiên cứu, đánh giá cần tìm hiểu biện
pháp canh tác mà các hộ áp dụng so với biện pháp canh tác đã được khuyến
cáo, từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật, đồng thời nâng
cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng cây hồng không hạt.
*) Nhóm yếu tố điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất
Quy mô sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất chủ

yếu và khó thay thế. Do phần lớn thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất
nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là thủ công và dựa vào
đất nên quy mô đất đai sẽ quyết định thu nhập, việc không có hoặc ít đất sản xuất
làm hạn chế khả năng cải thiện thu nhập, bởi diện tích nhỏ hẹp thì sẽ khó áp dụng
kỹ thuật canh tác hiện đại, do đó sản phẩm có chất lượng thấp, không đồng đều
nên giá trị thấp nhưng giá thành cao (Manjunatha & cs, 2013).
Trình độ của chủ hộ: Trình độ học vấn quyết định lợi thế của mỗi người
trong việc tạo ra thu nhập bởi học vấn cao sẽ dễ tiếp thu, áp dụng kỹ thuật mới
vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Bên cạnh đó, học vấn
cũng giúp tăng cường khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường để tạo ra
cơ hội tham gia các hoạt động phi nông nghiệp, qua đó làm tăng thu nhập .Trình
độ của chủ hộ nói đến ở đây, được thể hiện qua trình độ văn hóa, sự am hiểu
khoa học kỹ thuật, khả năng tổ chức quản lý, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
của lao động trong hộ nông dân, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng
cao năng suất, chất lượng hồng không hạt.
Vốn sản xuất: vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu bởi nông hộ cần vốn
để mua vật tư, giống, máy móc, thuê lao động,… nhằm đảm bảo tính thời vụ


×