VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ HỒNG NGON
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN
VỀ CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ
VÀ SỰ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG TA TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
Ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số: 9 22 90 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2019
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng
2. TS. Nguyễn Đình Hoà
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Long
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Cương
Phản biện 3:PGS.TS. Hoàng Đình Cúc
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi……..giờ..…..phút, ngày…….tháng……năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
V.I.Lênin đã xây dựng và thực hiện lý luận về đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân, chế độ tập trung dân chủ được xem là nguyên tắc cốt lõi của
đảng cộng sản. Lý luận ấy được Đảng ta tiếp thu và vận dụng cho đến nay.
Tuy nhiên, từ những kinh nghiệm rút ra trong các Đại hội Đảng gần đây,
nhất là những hạn chế, khuyết điểm đã được Đảng ta chỉ rõ trong Nghị quyết
Trung ương 4 khoá XI và XII, cho thấy, có những chủ trương lớn, huy động cả
trí tuệ tập thể để bàn và biểu quyết theo đa số mà vẫn sai? Công tác đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ thực hiện đúng “quy trình” vẫn mắc nhiều khuyết điểm, gây bức
xúc, bất bình trong dư luận? Những bài học rút ra đều có nhấn mạnh đến
nguyên nhân vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Vì vậy, việc phải gấp rút
khắc phục hạn chế nhận thức nguyên tắc này là thật sự cấp bách.
Ý thức trách nhiệm và dưới giác độ triết học, nghiên cứu sinh quyết định
lựa chọn vấn đề “Quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ và sự
vận dụng của Đảng ta từ khi đổi mới đến nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận chứng, làm rõ giá trị lý luận của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân
chủ; đối chiếu vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn đổi mới, luận án đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, luận chứng làm rõ thực chất quan điểm của V.I.Lênin về chế độ
tập trung dân chủ.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng quan điểm của V.I.Lênin
về chế độ tập trung dân chủ của Đảng ta từ khi đổi mới đến nay.
Ba là, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vận
dụng quan điểm của V.I.Lênin trong xây dựng Đảng hiện nay.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu: tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin về dân chủ và
chế độ tập trung dân chủ; Nghị quyết của Đảng từ năm 1986 đến nay.
Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng chế độ tập trung dân chủ
trong Đảng, không đi sâu nghiên cứu các lĩnh vực khác.
Về thời gian, luận án tập trung vào giai đoạn hình thành và phát triển
quan điểm về chế độ tập trung dân chủ của V.I.Lênin. Nghiên cứu việc vận
dụng của Đảng ta giai đoạn đổi mới.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp logíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án góp phần hệ thống hoá quan điểm của V.I.Lênin về chế
độ tập trung dân chủ cũng như làm rõ thực chất, nội dung quan điểm này.
Hai là, luận án khái quát, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân chủ yếu khi vận dụng quan điểm của V.I.Lênin.
Ba là, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của
việc vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ chế độ tập trung dân chủ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Cung cấp luận cứ khoa học để nhận thức, vận dụng đúng đắn quan điểm
V.I.Lênin trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Luận án có thể được dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy
trong các chuyên ngành triết học, xây dựng Đảng...
7. Kết cấu của luận án: luận án gồm có bốn chương, 13 tiết.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu quan điểm của V.I.Lênin về tập trung
dân chủ và chế độ tập trung dân chủ
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nƣớc ngoài
Nghiên cứu của A.V.Xamôxuđốp (Liên Xô), Nguyên tắc tập trung dân
chủ và sự thống nhất của Đảng mácxít lêninnít; G.Vintecphen (Đức), Chế độ
tập trung dân chủ và các yêu cầu cao đối với đảng viên; V.Cơrípsích (Liên
Xô), Những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về sự lãnh đạo tập thể
của Đảng.
Các nhà khoa học cùng thống nhất nguyên tắc TTDC chủ do V.I.Lênin
đề ra là nguyên tắc cơ bản của Đảng. Trong đó, tập trung và dân chủ là hai mặt
thống nhất biện chứng. Chế độ hay nguyên tắc tập trung dân chủ có cùng cách
hiểu: đó là nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nƣớc
Rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và tập trung các khuynh
hướng sau đây:
Thứ nhất, Đảng phải có tổ chức và nhất thiết phải hoạt động theo chế độ
tập trung dân chủ. Tập trung sẽ làm cho Đảng có sức mạnh vô địch.
Thể hiện tư tưởng này có Nguyễn Văn Huyên, với công trình “Về các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng”; tác giả Nguyễn Bá Dương, với
bài “Ý nghĩa thời sự của học thuyết Lênin về xây dựng Đảng cầm quyền”.
Thứ hai, tập trung dân chủ là một chế độ, cơ chế lãnh đạo; thực hiện tốt
cơ chế này sẽ đảm bảo cho Đảng có sức mạnh thống nhất về tư tưởng, chính
trị và tổ chức.
Có Nguyễn Tiến Phồn, với công trình khoa học “Dân chủ và tập trung
dân chủ - lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Phú Trọng, với công trình “Xây dựng
chỉnh đốn Đảng-một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nhận xét, nếu phá vỡ chế
4
độ TTDC thì tính chất và bản chất của Đảng Cộng sản cũng bị tổn hại và Đảng
không thể trở thành đội tiền phong gương mẫu của giai cấp công nhân.
1.1.3. Những công trình bàn về các thuật ngữ: chế độ tập trung dân chủ
hay nguyên tắc tập trung dân chủ
Tác giả Mạch Quang Thắng, “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây
dựng Đảng - những vấn đề nhận thức thêm”; Bùi Phan Kỳ “Tập trung dân
chủ, nguyên tắc tổ chức cơ bản giúp đảng cộng sản loại bỏ mọi khuynh hướng
của chủ nghĩa cơ hội”; Vũ Như Khôi “Phát huy dân chủ trong Đảng vừa là
mục tiêu, vừa là động lực để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng”. Các tác giả cùng thống nhất: tư tưởng chế độ TTDC được C.Mác và
Ăngghen nêu và ghi vào “Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản”; được
V.I.Lênin kế thừa và phát triển trong học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp
công nhân và khẳng định, thực hiện chế độ TTDC trong Đảng là một tất yếu.
1.2. Những công trình nghiên cứu sự vận dụng quan điểm của V.I.Lênin
về chế độ tập trung dân chủ của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới
1.2.1. Hồ Chí Minh – một kiểu mẫu về sự vận dụng quan điểm của
V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ
Nghiên cứu của tác giả Lê Đức Bình, Tập trung dân chủ hay dân chủ tập
trung; của Hoàng Chí Bảo, Nét đặc sắc trong phương pháp tiếp cận, trong
quan điểm và quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ; của Nguyễn Minh
Tuấn, Quan điểm của Hồ Chí Minh về tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; của
Nguyễn Tiến Phồn,… Các tác giả nhận xét, Hồ Chí Minh đã vận dụng:
Thứ nhất, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ có một vị trí đặc biệt.
Thứ hai, đây là nội dung tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh.
Thứ ba, là một nhà dân chủ nguyên tắc, nhưng rất tinh tế trong ứng xử.
1.2.2. Thực hiện chế độ tập trung dân chủ phải có “điều kiện tiên
quyết”, mà thiếu nó thì không thể thực hiện đúng đắn đƣợc
Thể hiện mạnh mẽ quan điểm trên có tác giả Mạch Quang Thắng, trong
bài “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng - những vấn đề nhận
5
thức thêm”; tác giả Nguyễn Phú trọng, trong công trình Nâng cao năng lực và
sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, nhận xét: nếu chủ thể không biết
cách vận dụng hoặc thực hiện tùy tiện thì nguyên tắc tập trung dân chủ dễ bị
lợi dụng, bóp méo. Do đó, cần chú ý cơ sở, điều kiện thực hiện.
1.2.3. Thực hiện chế độ tập trung dân chủ phải gắn liền với đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng
Thể hiện tư tưởng này có Lưu Văn Sùng, với bài “Dân chủ trong Đảng
Cộng sản-những bài học kinh nghiệm từ cải tổ, cải cách và đổi mới ở các nước
xã hội chủ nghĩa”; đã luận giải, chủ nghĩa xã hội theo mô hình xôviết đã có
những cống hiến to lớn cho nhân loại, có giá trị vẻ vang cả một chặng đường
lịch sử, nhưng nó lại khó đứng vững trong điều kiện mới.
1.2.4. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu khi thực hiện chế độ tập
trung dân chủ của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới
Nghiên cứu nội dung này có tác giả Đặng Hữu Toàn, với công trình
“Quan điểm của V.I.Lênin về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây
dựng đảng cầm quyền”; tác giả Nguyễn Minh Tuấn “Nguyên tắc tập trung dân
chủ trong hoạt động của Đảng”; tác giả Đức Vượng “Thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ”, Trần Vũ Triêu “Về nguyên tắc tập trung dân chủ của
Đảng”, đã nhận xét: trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã thổi luồng sinh khí dân
chủ nên sinh hoạt đảng dân chủ được mở rộng hơn.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu đã khẳng định: sự vận dụng quan
điểm của V.I.Lênin về chế độ TTDC, của Đảng ta, trong thời kỳ đổi mới là
sáng tạo chứ không theo lối rập khuôn, máy móc. Việc vận dụng nguyên tắc
xây dựng đảng gắn với đổi mới tư duy lãnh đạo của Đảng cầm quyền, thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước toàn diện, đã đem lại những thành tựu rất to
lớn. Các tác giả cũng nhìn thấy những hạn chế, khuyết điểm khi vận dụng.
1.3. Những công trình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng
quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ
1.3.1. Giải pháp đề cao giáo dục nhận thức, thể chế hoá nguyên tắc
6
thành quy chế, quy định cụ thể, tăng cƣờng tự phê bình và phê bình
Tác giả Nguyễn Văn Huyên trong bài “Về các nguyên tắc và hoạt động
của Đảng Cộng sản Việt Nam” tác giả đề xuất 5 giải pháp:
Một là: Quán triệt nhận thức đúng để tổ chức thực hiện đúng.
Hai là: Cụ thể thành chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn.
Ba là: Nâng cao chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng.
Bốn là: Thực hiện nghiêm túc nền nếp chế độ tự phê bình và phê bình.
Năm là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
1.3.2. Giải pháp đề cao kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, thực
hiện nghiêm pháp chế, đề cao tinh thần thƣợng tôn pháp luật
Điển hình có tác giả Lưu Văn Sùng, với bài “Dân chủ trong Đảng Cộng
sản - những bài học kinh nghiệm từ cải tổ, cải cách và đổi mới ở các nước xã
hội chủ nghĩa”, đã nêu 4 giải pháp chủ yếu:
Một là, xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Hai là, xây dựng thể chế dân chủ, nhất là thể chế quy hoạch cán bộ.
Ba là, xây dựng nhà nước pháp quvền và tăng cường pháp chế.
Bốn là, hoàn thiện thể chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
1.3.3. Giải pháp đề cao dân chủ, bảo đảm dân chủ đầy đủ trong Đảng
Phản ánh tư tưởng này có Nguyễn Phú Trọng, Xây dựng chỉnh đốn
Đảng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp:
Một là, hiểu đúng và có nhận thức thống nhất về vấn đề dân chủ.
Hai là, có quy chế, quy định cụ thể về dân chủ trong Đảng.
Ba là, cơ chế giám sát, kiểm tra, đấu tranh bảo đảm thực hiện dân chủ.
1.4. Đánh giá khái quát về các công trình nghiên cứu đã có và những vấn
đề cần nghiên cứu tiếp
Các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước đã tiến hành khảo cứu khá sâu
quan điểm của V.I.Lênin về tập trung dân chủ và chế độ tập trung dân chủ và
nhất trí rằng, V.I.Lênin là người đã nêu và chỉ ra các nội dung cụ thể của
nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
7
Các nhà khoa học trong nước đặt trọng tâm nghiên cứu vào phương diện
tổ chức và hoạt động cụ thể hoá nguyên tắc nói trên, đồng thời khẳng định
nguyên tắc tập trung dân chủ với tư cách một chế độ, cơ chế lãnh đạo, chính là
cái bảo đảm sự thống nhất và tạo nên sức mạnh của Đảng.
Tuy nhiên, chưa một nghiên cứu nào đi sâu, tập trung vào vấn đề này
trên phương diện triết học, khách quan. Do đó nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến đảng chính trị nói chung và đảng của giai cấp vô sản nói riêng sẽ là cái có
thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn toàn diện, chỉnh thể hơn. Chính vì thế,
đòi hỏi phải có một nghiên cứu từ góc độ triết học về vấn đề này, quán triệt các
nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn; nhìn nhận phân tích sự vật trong tính
chỉnh thể. Để làm được điều đó, luận án tiến hành khảo sát, phân tích làm rõ
thực chất nội dung quan điểm của V.I.Lênin về tập trung dân chủ và sự vận
dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, chỉ ra những vấn
đề đang phải đối mặt, đồng thời gợi ý những giải pháp hữu ích nhằm giải quyết
cơ bản vấn đề đó.
Tiểu kết Chƣơng 1
Trong các nghiên cứu của mình, các nhà khoa học cùng thống nhất,
C.Mác, Ph.Ăngghen đã đặt nền móng tư tưởng chế độ tập trung dân chủ,
V.I.Lênin tiếp thu, phát triển thành học thuyết khoa học, cách mạng về xây
dựng đảng mácxít kiểu mới của giai cấp công nhân.
Các tác giả phát hiện những yếu kém, hạn chế và đưa ra nhiều giải pháp
khắc phục. Tuy nhiên, những đề xuất có lúc quá thiên “tả” hoặc thiên “hữu”
khiến chúng chưa thật sự thuyết phục khi vận dụng nguyên tắc ấy trong thực
tế.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận án xác định phải tiếp tục giải quyết
các vấn đề cơ bản sau đây: thứ Thứ nhất, phải khảo cứu lại những nội dung cơ
bản trong quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề này; Thứ hai, phải tiến hành phân
tích, đánh giá quá trình vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập trung
8
dân chủ của Đảng ta trong sự nghiệp cách mạng, nhất là từ khi đổi mới đến
nay; và Thứ ba, cố gắng đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả vận dụng quan điểm của V.I.Lênin trong giai đoạn cách mạng mới của
Việt Nam.
CHƢƠNG 2
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN
VỀ CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ
2.1. Quan điểm của V.I.Lênin về tập trung và dân chủ trong Đảng
2.1.1. Quan điểm của V.I.Lênin về tập trung trong Đảng
Thứ nhất, để có được tập trung phải có một tổ chức chặt chẽ.
Biểu hiện sức mạnh của tập trung là ở một tổ chức, nhưng đó phải là tổ
chức cách mạng chặt chẽ, cố kết và kỷ luật sắt, là Đảng Cộng sản. Trên cơ sở
phân tích sâu sắc chế độ kinh tế - xã hội của nước Nga cuối thế kỷ XIX,
V.I.Lênin đã xác định nhiệm vụ cơ bản phải thành lập một đảng mácxít kiểu
mới, đây cũng là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất. Trong bài Bắt đầu từ
đâu? V.I.Lênin đã chỉ ra cách thức giải quyết vấn đề này.
Thứ hai, với các cá nhân trong tổ chức, tập trung thể hiện ở sự phục tùng,
chịu sự lãnh đạo tuyệt đối, vô điều kiện đối với tổ chức đảng
Tập trung là sự phục tùng tuyệt đối, vô điều kiện. Người đòi hỏi trong
Đảng phải thực hiện kỷ luật tập trung, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới
phải phục tùng cấp trên, toàn Đảng phải phục tùng Trung ương.
Tóm lại, về mặt nhận thức, V.I.Lênin chỉ ra rằng tập trung trong Đảng
phải gắn liền với tính tổ chức, tính kỷ luật và sự phục tùng tuyệt đối, có ý thức,
trách nhiệm. Về hành động, phải toàn tâm, toàn ý thực hiện những mục tiêu,
nhiệm vụ của Đảng; vì Đảng là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, tự giác, ý chí
thống nhất, hành động thống nhất, kỷ luật thống nhất, có lãnh đạo.
2.1.2. Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ trong Đảng
9
Thứ nhất, theo V.I.Lênin, dân chủ thì phải thật sự được tự do. Nhưng đó
là tự do trong tổ chức.
Thứ hai, dân chủ trong Đảng cũng có nghĩa là phải đề cao trách nhiệm,
tính chịu trách nhiệm về quyền dân chủ của mình.
Thứ ba, dân chủ trong Đảng còn là sự quý trọng những người hiểu biết
rộng, có ý kiến xây dựng, thậm chí suy nghĩ khác - trái ý kiến lãnh đạo.
Thứ tư, dân chủ phải gắn liền với công khai.
Tóm lại, dân chủ trong Đảng là tự do trong tổ chức, tự do thảo luận nhưng
hành động phải thống nhất. Nhưng để có dân chủ thật sự thì mọi công việc của
Đảng phải được công khai, minh bạch.
2.1.3. Quan điểm tập trung và dân chủ thể hiện trong tƣ tƣởng của
V.I.Lênin về chính đảng vô sản kiểu mới
Thứ nhất, đảng phải được xây dựng trên cơ sở chế độ tập trung dân chủ,
Tập trung nhằm tạo ra sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng, quan điểm,
đường lối, về tổ chức và hành động, làm cho Đảng thống nhất.
Thứ hai, chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là một trong những
nội dung quan trọng trong chế độ tập trung dân chủ.
V.I.Lênin chỉ rõ mối liên hệ khăng khít trong hoạt động lãnh đạo của
Đảng, “Thảo luận thì thảo luận chung, nhưng trách nhiệm là của từng người”.
Thứ ba, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng.
Bởi vì, tự phê bình và phê bình thực chất là tự nhận thức mình, tự kiểm
tra, đánh giá, nhằm tìm ra những thiếu sót, hạn chế làm cho Đảng mạnh lên.
Thứ tư, Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Trong điều kiện có chính quyền, càng phải xây dựng Đảng thật vững
mạnh, đủ sức nắm giữ chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên xã hội mới.
đảng Thứ năm, đảng Đảng là một bộ phận có tổ chức, là hạt nhân lãnh
đạo, là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân.đản
V.I.Lênin chỉ ra rằng: Đảng không thể hoà lẫn toàn bộ giai cấp, mà phải
có những điều khoản lựa chọn bao gồm những phần tử tiên tiến và giác ngộ
10
nhất. Đảng là đội tiên phong của giai cấp nên phải có tổ chức mới hướng được
mọi người đấu tranh vì một mục đích chung. Đảng phải có trách nhiệm liên hệ
mật thiết với quần chúng mới hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
2.2. Chế độ tập trung dân chủ với tƣ cách một nguyên tắc trong xây dựng
Đảng kiểu mới và với tƣ cách một chế độ nhà nƣớc
2.2.1. Chế độ tập trung dân chủ với tƣ cách là là một nguyên tắc trong
xây dựng Đảng kiểu mới
Quan điểm về “chế độ tập trung dân chủ” trong thư “Gửi đồng chí bí thư
liên minh tuyên truyền xã hội chủ nghĩa”
Đây là tác phẩm năm 1915 – 1916, phản ánh giai đoạn mâu thuẫn giai cấp
gay gắt, quyết liệt của thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin gọi là giai đoạn tột
cùng của chủ nghĩa tư bản.
Quan điểm “Chế độ tập trung dân chủ” trong “Kết luận bản báo cáo của
Ban Chấp hành Trung ương ngày 30 tháng ba”
Đây là thời kỳ tạm ngừng chiến ngắn ngủi, bắt đầu từ đầu năm 1920, sau
những thắng lợi quyết định của quân đội Xôviết chống những lực lượng liên
hợp của khối Đồng minh và bọn phản cách mạng ở trong nước.
2.2.2. Chế độ tập trung dân chủ với tƣ cách một chế độ nhà nƣớc
Quan điểm “Chế độ tập trung dân chủ” trong tác phẩm: “Những nhiệm
vụ trước mắt của chính quyền Xô viết”
Tác phẩm viết năm 1918, thời kỳ tạm ngừng chiến lần đầu tiên, sau khi ký
kết hòa ước Brét.
Quan điểm “Chế độ tập trung dân chủ” trong phê phán thuyết “tập trung
dân chủ” của Xaprônốp, Mácximốpxki và Ôxinxki.
2.3. Bảo vệ “ngƣời yếu thế”, “phái thiểu số” trong chế độ tập trung
dân chủ
2.3.1. V.I.Lênin quan niệm về “ngƣời yếu thế”, “phái thiểu số”
Trong Đảng, “Người yếu thế” là những người có ý kiến thuộc thiểu số.
“Người yếu thế” trong các thành phần khác của xã hội.
11
2.3.2. Cách hành xử của V.I.Lênin với “ngƣời yếu thế”, “phái thiểu
số”
Không phân biệt đối xử, trù dập, trả thù, hành xử thô bạo người thế yếu
Cải tạo tư sản dân tộc, nhưng không triệt hạ sinh kế của họ; nghiêm cấm
mọi hành vi chiếm đoạt tài sản công dân
Khách quan trong việc bắt giữ người thuộc giới trí thức; bảo vệ, sử dụng
người có năng lực, có chuyên môn sâu
Quan tâm hết mực đến trẻ em, người già, nhân viên thuộc quyền, giới trí
thức, nông dân, người bị tàn tật do chiến tranh
2.3.3. V.I.Lênin là một hình mẫu cho phong cách làm việc nghiêm
túc, theo dõi xử lý công việc đến tận cùng trong bảo vệ “ngƣời yếu thế”
Trực tiếp liên lạc hối thúc giải quyết công việc. Với mình, V.I.Lênin cũng
đề ra nguyên tắc làm việc nghiêm túc.
2.3.4. V.I.Lênin kiên quyết xử lý tổ chức, cá nhân gây hại
Những cán bộ thoái hoá, biến chất, tham nhũng, V.I.Lênin kiên quyết xử
lý, phải “dốc hết sức ra để tóm cổ và xử bắn những tên đầu cơ và ăn hối lộ”.
2.4. Chế độ tập trung dân chủ,: những nội dung cơ bản cần quán triệt
Chế độ tập trung dân chủ trên hết và trước hết là chế độ tổ chức và
nguyên tắc tổ chức của Đảng, mọi tổ chức, cá nhân của Đảng phải phục tùng
Chế độ tập trung dân chủ đòi hỏi phải thực hiện một kỷ luật chặt chẽ và
thống nhất, đó là “kỷ luật sắt”của Đảng
Thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong Đảng phải hướng đến dân chủ
Thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tăng cường tự phê
bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng
Đảng gắn bó chặt chẽ với nhân dân, kiên quyết đấu tranh để ngăn ngừa và
khắc phục bệnh quan liêu, xa rời nhân dân
Tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân vào đảng,
kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn và phần tử cơ hội ra khỏi đảng
12
Tiểu kết Chƣơng 2
V.I.Lênin là người xác định cụ thể và rõ ràng nhất chế độ tập trung dân
chủ trong xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong các tác
phẩm, V.I.Lênin lúc thì dùng nguyên tắc tập trung dân chủ, lúc dùng chế độ
tập trung dân chủ, song thực chất đó là nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây
dựng Đảng. Cốt lõi của nguyên tắc này là kết hợp hữu cơ giữa chế độ tập trung
với chế độ dân chủ một cách triệt để. Sự kết hợp này bắt nguồn từ vai trò sáng
tạo lịch sử của quần chúng nhân dân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Do vậy, tập trung là nhằm hướng đến dân chủ và bảo vệ dân chủ.
Để thực hiện đúng đắn chế độ tập trung dân chủ V.I.Lênin đòi hỏi phải
thực hiện nghiêm các nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên
tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới
phục tùng cấp trên… đây là những nội dung cụ thể hoá của chế độ tập trung
dân chủ. Người cho rằng, thực hiện chế độ tập trung dân chủ chính là cách
thức để bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương và đoàn kết, thống nhất trong Đảng,
làm cho Đảng thực sự vững chắc và phát huy được tối đa sức mạnh của toàn
Đảng. Nghiên cứu tác phẩm của V.I.Lênin, phát hiện điểm mới, đó là chế độ
bảo vệ người yếu thế.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG
DÂN CHỦ CỦA ĐẢNG TA TỪ KHI ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
Qua 30 năm đổi mới và trưởng thành, với vị thế cầm quyền, Đảng ta đã
tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu, có những bổ sung, phát triển lý luận phù
hợp trong điều kiện mới. Tổng kết nhằm chỉ ra một số kết quả, thành tựu nổi
bật, những bài học kinh nghiệm cho công tác xây dựng Đảng là cần thiết.
3.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tập trung dân chủ
3.1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tập trung trong Đảng
Theo Hồ Chí Minh, tập trung trong Đảng được hiểu là thiểu số phục tùng đa
13
số, cấp dưới phục tùng cấp trên, bộ phận phải phục tùng toàn thể, tất cả các
đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng. Người nhấn
mạnh: “Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”.
3.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong Đảng
Là việc khuyến khích nói hết, nói thẳng trong nội bộ Đảng, làm cho mọi
người mạnh dạn có ý kiến, làm cho Đảng tập trung được trí tuệ, tăng cường
sức mạnh của Đảng; đồng thời phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên..
3.1.3. Những phát triển mới của Hồ Chí Minh về chế độ tập trung
dân chủ
Một là, Hồ Chí Minh coi tập trung và dân chủ phải luôn luôn đi đôi với
nhau: dân chủ phải đi đến tập trung và tập trung trên cơ sở dân chủ
Hai là, Hồ Chí Minh đề cao nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách
Ba là, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng là cách thức để thực hiện
có chất lượng tự phê bình và phê bình
Bốn là, quan điểm chế độ dân chủ tập trung trong tư tưởng Hồ Chí Minh
thể hiện một cách sâu sắc tinh thần văn hoá Đảng
Năm là, thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong Đảng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh tạo nên sức sống của Đảng
Sáu là, Hồ Chí Minh có sự sáng tạo khi vận dụng nguyên lý kinh điển
mácxit về dân chủ
3.2. Những thành công của Đảng ta trong vận dụng quan điểm của
V.I.Lênin về “chế độ tập trung dân chủ” từ khi đổi mới đến nay
3.2.1. Về phƣơng diện nhận thức
3.2.1.1. “Tập trung dân chủ” - nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng
Toàn bộ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, đều thể hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trên từng mặt hoạt động của Đảng. Trong hoạt động của Đảng từ
Trung ương tới cơ sở, nguyên tắc tập trung dân chủ luôn được coi trọng.
3.2.1.2. Quan điểm Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, hoạt
14
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật - Bước bước phát triển mới
về tư duy dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ
Thực hiện bước chuyển từ quan điểm Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
theo kiểu mệnh lệnh sang lãnh đạo và phục vụ.
Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một nội dung mới: Đảng Cộng sản Việt
Nam phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân. Từ một đảng với trọng
trách chủ yếu là lãnh đạo, nay đã xác định rõ chức năng phục vụ.
Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật-Một biểu hiện
sinh động của quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, dân chủ với tập trung
Đảng lãnh đạo để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, giữ vững
chế độ tập trung dân chủ. Đảng lãnh đạo, nhưng cũng không đứng trên Nhà
nước. Đảng lãnh đạo với phong cách dân chủ, chấp hành pháp luật.
Đảng luôn dựa vào dân, lấy dân làm gốc, đó là cội nguồn sức mạnh tập
trung dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.2.2. Về phƣơng diện hành động
3.2.2.1. Mở rộng dân chủ, tăng cường đoàn kết, phát huy tác dụng
nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng làm khâu đột phá
Đảng ta nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của phát huy dân chủ. Từ Hội
nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đến nay, Đảng đã yêu cầu mở rộng dân
chủ và ban hành nhiều nghị quyết về thực hành cơ chế tập trung dân chủ. Sự
hình thành đường lối, chính sách của Đảng có xuất phát từ thực tế cuộc sống.
3.2.2.2. Thực hiện dân chủ hóa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đã
giúp Đảng củng cố thêm sức mạnh đoàn kết dân tộc
Quá trình phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định. Các quyền dân chủ
trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và các lĩnh vực khác từng bước được xác lập.
3.2.2.3. Tổng kết thực tiễn, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những lệch lạc
trong nhận thức và tổ chức thực hiện nguyên tắc xây dựng Đảng
15
Thứ nhất, giải quyết tốt quan hệ giữa tập trung dân chủ trong Đảng với
tập trung dân chủ của cả hệ thống chính trị và trong xã hội; tôn trọng và có
phương pháp ứng xử đúng đắn, linh hoạt trong thực hiện nguyên tắc xây dựng
Đảng.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ðảng ta đã đút kết kinh
nghiệm: trong điều kiện là Ðảng duy nhất cầm quyền, việc thực hiện nghiêm
túc, đúng đắn nguyên tắc TTDC trong Ðảng có ý nghĩa quyết định đối với việc
thực hiện TTDC trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ hai, xác định điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện đúng đắn, đầy
đủ nguyên tắc tập trung dân chủ.
Từ thực tế chấp hành kỷ luật đảng, đòi hỏi khi vận hành nguyên tắc tập
trung dân chủ, ngoài tính tự giác, cần chú ý các cơ sở, điều kiện đảm bảo.
3.3. Một số hạn chế của Đảng ta trong vận dụng quan điểm của V.I.Lênin
về chế độ tập trung dân chủ từ khi đổi mới đến nay
3.3.1. Sự bất cập trong nhận thức của Đảng ta về chế độ tập trung
dân chủ
Một là, hiểu không đúng bản chất dân chủ.
Hai là, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa kịp thời.
Ba là, còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể, phù hợp.
3.3.2. Hạn chế trong vận dụng quan điểm của V.I.Lênin về chế độ tập
trung dân chủ
3.3.2.1. Tình trạng tập trung quan liêu, độc đoán chuyên quyền, dân
chủ hình thức chưa được khắc phục triệt để
Quan liêu trong việc trong xây dựng nghị quyết, quyết định, cơ chế
chính sách cũng như tổ chức thực hiện các quyết định ấy
Do cán bộ, đảng viên không thật sự tích cực tham gia ý kiến nên chủ
trương, nghị quyết của Đảng nghị quyết thường không sát thực tế.
Hành động tuỳ tiện, kỷ luật lỏng lẻo, kém tinh thần trách nhiệm
16
Dân chủ không đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, nói và làm tùy tiện, chấp
hành kỷ luật không nghiêm.
3.3.2.2. Việc thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
của Đảng vẫn còn hình thức, cứng nhắc, có lúc bị lợi dụng
Trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ðảng, có sự thiếu
rõ ràng trong ranh giới giữa “lãnh đạo” và “phụ trách”. Chế độ lãnh đạo tập
thể chưa khuyến khích người lãnh đạo phải năng động, sáng tạo, dám chịu
trách nhiệm; Nghị quyết TW4, khóa XI, khoá XII đã phân tích, kết luận.
3.3.2.3. Việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình còn hời
hợt, lỏng lẻo; mượn tự phê bình và phê bình cốt để “lấy lòng nhau”
Do thực hiện “Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn mang tính hình thức, hiệu
quả làm theo chưa đạt yêu cầu”; “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội,
chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục”; “Tình trạng thiếu trách
nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến”.
3.3.2.4. Hạn chế trong công tác nhận xét, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm
cán bộ
Quyết định về cán bộ ở không ít trường hợp tiêu cực, lợi dụng, dẫn đến
tình trạng độc đoán, kéo bè, kéo cánh, trù dập cán bộ… Điều này đã, đang gây
ra tâm trạng bức xúc, bất bình.
3.3.2.5. Hạn chế trong công tác phát triển đảng viên: chất lượng đảng
viên thấp, sự phai nhạt lý tưởng, thoái hóa do kém tu dưỡng, rèn luyện
Tỷ lệ đảng viên là công nhân trong cơ cấu chung của toàn Đảng chưa
tương xứng với vị trí, vai trò của giai cấp công nhân trong điều kiện Đảng cầm
quyền có nguy cơ làm suy giảm bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Đảng viên giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt, cán bộ cấp chiến lược chưa đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ
17
3.3.2.6. Dân chủ trong công tác kiểm tra, giám sát hạn chế
Một là, các đại hội Đảng từ cấp huyện trở lên, không trực tiếp bầu cơ
quan Uỷ ban Kiểm tra mà do cấp uỷ khoá mới thực hiện. Hai là, do trực thuộc
cấp uỷ cùng cấp, nên nhiều vụ việc tiêu cực, khuyết điểm của cấp uỷ, của
người đứng đầu… cơ quan kiểm tra của Đảng không thể hiện sự trung thực.
3.3.2.7. Chưa có cơ chế bảo vệ người yếu thế thật hữu hiệu
Hạn chế này thể hiện ở một số điểm sau:
Thứ nhất, nhận thức về nội dung này chưa được thống nhất.
Thứ hai, chưa có cơ chế ủng hộ, đấu tranh bảo vệ người yếu thế.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, hạn chế về mặt nhận thức. Do hiểu tách rời hai mặt của
nguyên tắc TTDC; do thói quen ỷ lại, dựa dẫm cấp trên.
Thứ hai, do chậm ban hành quy định cụ thể, chưa đề cao trách nhiệm và
chế tài thật nghiêm người đứng đầu.
Thứ ba, việc tổ chức để nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền ở nhiều nơi còn thực hiện mang tính hình thức.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội có nhiều vấn đề mới đặt ra
khiến cho việc nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn hạn
chế nhất định đã dẫn đến phạm sai lầm, khuyết điểm. Tuy nhiên tất cả những
hạn chế, khuyết điểm này đều có nguyên nhân là vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ, là nguồn gốc cho tệ quan liêu, tham nhũng, bè phái, cục bộ địa
phương; gây tổn hại uy tín và phá hoại Đảng từ bên trong, làm giảm sút ý chí
chiến đấu của cán bộ, đảng viên và niềm tin của quần chúng nhân dân.
Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta đã tỏ thái độ kiên quyết, kiên trì sữa
chữa, khắc phục căn bệnh đó. Tuy nhiên, đây cũng là công việc hết sức khó
khăn, bởi lẽ, đó là “tự chữa bệnh cho mình”. Việc tìm ra những liều thuốc chữa
trị phù hợp sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công cuộc chỉnh đốn,
18
xây dựng Đảng hiện nay đang trở thành một đòi hỏi bức bách. Luận án sẽ đề
xuất, gợi ý một số giải pháp trong chương tiếp theo.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN
VỀ CHẾ ĐỘ TẬP TRUNG DÂN CHỦ
Nhiều tác giả kiến giải và gợi ý nhiều giải pháp xây dựng, tuy nhiên,
theo chúng tôi nên tập trung vào hai nhóm chính: nhận thức và vận dụng.
4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến nhận thức về chế độ tập trung dân chủ
4.1.1. Nhận thức đúng về chế độ, nguyên tắc tập trung dân chủ
Quán triệt công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Xác định
những hạn chế, khuyết điểm vừa qua có nguyên nhân trực tiếp “Nguyên tắc tập
trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình
thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo vệ người phê bình”. Vì vậy,
giáo dục cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn về nguyên tắc tập trung dân
chủ, một mặt, nâng cao nhận thức, mặt khác, nâng cao trách nhiệm đấu tranh
góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.
4.1.2. Đề cao ý thức tự giác học tập lý luận chính trị, nâng cao năng lực
thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ
Quán triệt tinh thần, nội dung nguyên tắc, điều kiện phát huy, các dấu
hiệu nhận biết nguyên tắc bị bóp méo để kịp thời chấn chỉnh
Khi quán triệt cần làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân
chủ; kết hợp giữa tổ chức bồi dưỡng với việc tự học tập, bồi dưỡng nâng cao
nhận thức, ý thức, trách nhiệm, giữ nghiêm kỷ luật đảng và tự giác thực hiện.
Quán triệt việc nhận thức và thực hiện đúng nguyên tắc, tức là đi đúng
đường lối của Đảng, phục vụ lợi ích của nhân dân
Thực chất làm cho các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật và
chính sách của Nhà nước được xây dựng sát đúng và được triệt để chấp hành.
19
Khắc phục nhận thức lệch lạc, phê phán mạnh mẽ, nghiêm trị các hành
vi cố ý làm sai lệch nguyên tắc
Nhận thức thống nhất về nguyên tắc, chỉ ra những biểu hiện, khuynh
hướng lệch lạc và những hành động làm biến dạng nguyên tắc. Quy định việc
học tập; đa dạng các hình thức, phương pháp học tập, phù hợp.
4.1.3. Quán triệt những yêu cầu chung, cần thiết đối với các cấp ủy
trong quá trình tổ chức học tập nâng cao trình độ nhận thức
Thực hiện phương châm cấp uỷ cấp trên bồi dưỡng cho cấp uỷ cấp
dưới, tổ chức đảng ở cơ sở bồi dưỡng cho đảng viên
Bồi dưỡng nhận thức, khuyến khích việc tự kiểm điểm và xây dựng kế
hoạch, chương trình khắc phục khuyết điểm, hạn chế
Khuyến khích việc nêu gương của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu làm
động lực cho toàn Đảng cùng tự giác nhìn nhận hạn chế để khắc phục
4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến thực hiện chế độ tập trung dân chủ
4.2.1. Thể chế hóa chế độ tập trung dân chủ thành quy chế, quy định cụ
thể
Thứ nhất, coi trọng việc soạn thảo và ban hành quy định, quy chế làm
việc
Khắc phục tình trạng “sao y” quy chế của cấp ủy cấp trên. Quy chế phải
được thảo luận kỹ lưỡng, rộng rãi và đạt tới sự thống nhất cao.
Xem chấp hành quy định, quy chế là căn cứ, tiêu chuẩn để đánh giá vai
trò, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả của công tác lãnh đạo, điều hành
Nêu cao ý thức trách nhiệm và gương mẫu của cấp ủy. Xây dựng chế độ
làm việc, đi cơ sở. Cụ thể các quy định của Trung ương năm 2017, 2018.
Thứ hai, chế độ tập trung dân chủ phải được thể chế thành chức trách.
Nghiêm trị các hành vi lạm quyền, lộng quyền
4.2.2. Thực hiện nghiêm túc chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách
Thứ nhất, tôn trọng, cầu thị ý kiến tập thể, quy luật khách quan
20
Xây dựng thái độ cầu thị trong tiếp thu, lắng nghe ý kiến qua các tổ chức
đại diện, kênh thông tin đại chúng. Những lĩnh vực quan trọng phải có sự tham
vấn, phản biện của các chuyên gia, nhà khoa học.
Thứ hai, phát huy vai trò cá nhân, khuyến khích sáng tạo nhưng không
được trái với chủ trương, nghị quyết của Đảng, quyết định của tập thể
Khi đã có nghị quyết, phải phân công nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi việc cụ thể
phải có con người cụ thể chịu trách nhiệm. Quy định về quy chế phối hợp.
Thứ ba, đề cao trách nhiệm, đồng thời cũng phải xử lý đúng mức trách
nhiệm người đứng đầu vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
Triển khai, quán triệt kỹ Quy định 102- QĐ/TW ngày 15/11/2017 của
Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Kiên quyết không bổ nhiệm lại
hoặc khuyến khích từ chức do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
4.2.3. Thực hiện tự phê bình và phê bình, phát huy vai trò của cấp ủy và
ngƣời đứng đầu, nâng cao chất lƣợng sinh hoạt đảng
Thứ nhất, là thực hiện nghiêm túc, duy trì nền nếp tự phê bình và phê
bình, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng
Xây dựng thái độ tự giác, trung thực và tình đồng chí trong sáng. Thực
hiện tự phê bình từ trên xuống; bí thư cấp uỷ, người đứng đầu phải gương mẫu;
chỉ rõ trách nhiệm và nêu biện pháp, lộ trình khắc phục.
Thứ hai, duy trì nền nếp chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ, phát huy dân
chủ, nâng cao chất lượng chi bộ, ngăn ngừa sai phạm từ gốc
Sinh hoạt chi bộ là quy định bắt buộc, đúng kỳ. Xây dựng quy chế, quy
định trách nhiệm tham gia ý kiến đảng viên. Coi trọng phát huy dân chủ qua
việc gợi ý, khuyến khích ý kiến phát biểu của đảng viên mới kết nạp.
Thứ ba là nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, giữ vững vai trò trung
tâm đoàn kết nội bộ đảng và phát huy, kiểm soát quyền lực người đứng đầu
Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu; chống hiện
tượng dựa dẫm, lạm dụng quyền lực. Thực hiện cơ chế công khai, minh bạch;
chế độ chất vấn, trả lời chất vấn; hoàn thiện, phát huy phản biện xã hội.
21
4.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; tăng cƣờng
kỷ cƣơng, kỷ luật; khuyến khích quần chúng tham gia xây dựng Đảng
Trước hết, đổi mới việc xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát
Các cấp ủy chủ động lập kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm. Phương
châm: đa phương, nhiều chiều, có trọng tâm, trọng điểm; giám sát theo chuyên
đề, giám sát trực tiếp, gián tiếp; tập trung những nơi có vấn đề nóng, bức xúc.
Thứ hai, tăng cường kỷ luật, xiết chặt kỷ cương trong nội bộ Đảng
Mọi hành vi vô tổ chức, vô kỷ luật, gây chia rẽ bè phái, vi phạm kỷ luật
Đảng đều phải xử lý nghiêm minh. Hằng năm, người đứng đầu và từng cán bộ,
đảng viên có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống.
Thứ ba, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân, dựa vào dân để giám sát cán bộ, công chức, đảng viên
Cụ thể hóa quan điểm của Đảng, xây dựng cơ chế nhân dân giám sát cán
bộ, đảng viên; quán triệt và thực hiện nghiêm Quyết định số 217- QĐ/TW và
Quyết định số 218- QĐ/TW.
4.2.5. Thực hiện nghiêm công tác phát triển đảng viên, công tác cán bộ;
Xây dựng cơ chế bảo vệ ngƣời yếu thế
Thứ nhất, thực hiện nghiêm công tác phát triển đảng viên.
Tích cực động viên đảng viên đã nghỉ hưu cống hiến. Chăm lo bồi
dưỡng, kết nạp và thực hiện chiến lược cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân.
Thứ hai là thực hiện nghiêm công tác cán bộ
Xác định là khâu quan trọng, tất yếu, cơ bản, xuyên suốt; do đó, giải
pháp là xây dựng tiêu chí đánh giá lượng hoá tối đa, gắn với chất lượng, hiệu
quả hoàn thành nhiệm vụ. Quán triệt Kết luận 12-KL/TW về quy trình giới
thiệu, bổ nhiệm; Quy định 105-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ.
Thứ ba là xây dựng cơ chế bảo vệ người yếu thế
Quán triệt thống nhất nhận thức, xây dựng cơ chế phát hiện, cơ chế nhận
diện và phương pháp đấu tranh; nghiêm trị người có chức vụ vi phạm.
22
4.2.6. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế kiểm
soát quyền lực, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, bảo đảm thực
hiện cơ chế phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền
Trước hết, cần bổ sung, điều chỉnh cơ chế kiểm soát quyền lực theo
hướng tăng thêm quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên
Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật hiện nay
theo hướng xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu, thừa
hành pháp luật
Thứ ba, cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế bảo đảm thực hiện dân
chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền
Tiểu kết cChƣơng 4
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc vận dụng quan điểm của
V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ như đã nêu trong Chương 4 này về cơ
bản là một hệ giải pháp có sự thống nhất, bổ trợ cho nhau. Các giải pháp về
nhận thức và hành động là không thể tách rời, bởi để hành động đúng trước hết
phải nhận thức đúng và ngược lại. Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý rằng: công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên là khâu quan trọng, quyết
định trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Cùng với đề cao trách nhiệm của
cấp ủy, người đứng đầu trong quá trình giáo dục nâng cao nhận thức, thực hiện
phương châm cấp uỷ cấp trên bồi dưỡng cho cấp uỷ cấp dưới, tổ chức đảng ở
cơ sở bồi dưỡng cho đảng viên; quán triệt, thể chế hoá các quy định mới của
Đảng thành quy chế, quy định cụ thể nhằm nâng cao năng lực thực hành dân
chủ; thực hiện nghiêm chế độ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, nâng cao
trách nhiệm người đứng đầu trong sinh hoạt đảng, trong tự phê bình và phê
bình… là những giải pháp cụ thể.
Thông qua chế độ thật sự công khai, minh bạch mọi khâu, mọi công việc
trong quá trình vận hành thực hiện, cũng như xác định rõ trách nhiệm của các
23
tổ chức đảng và đảng viên; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo vận dụng đúng và có hiệu quả nguyên
tắc tập trung dân chủ, tăng cường sức mạnh và khả năng lãnh đạo của Đảng.
KẾT LUẬN
Với tư cách một công trình nghiên cứu khoa học, xuất phát từ lập trường
khoa học và cách mạng như trên, luận án mà chúng tôi thực hiện đạt được một
số kết quả cơ bản như sau:
1. Luận án đã tiến hành luận chứng cơ sở khoa học quan điểm của
V.I.Lênin về chế độ tập trung dân chủ. Ở đây, luận án đã chỉ ra tiến trình
V.I.Lênin kế thừa tư tưởng này ở C.Mác và Ph.Ăngghen, đồng thời hoàn chỉnh
quan điểm của mình về chế độ tập trung dân chủ với tư cách nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của chính đảng của giai cấp công nhân. Những điểm cốt lõi
trong quan điểm của V.I.Lênin về tập trung dân chủ là cơ sở, kinh nghiệm quý
báu để các Đảng Công nhân mácxít sau này có thể nghiên cứu, vận dụng trong
quá trình thành lập, xây dựng và hoạt động của mình.
2. Luận án đã chỉ ra sự kế thừa và vận dụng quan điểm về chế độ tập
trung dân chủ của V.I.Lênin ở Hồ Chí Minh. Trong phần này, luận án tập trung
khắc họa những nét đặc sắc trong tư duy, phương pháp vận dụng lý luận
V.I.Lênin của Hồ Chí Minh. Có thể nói, đây là hình mẫu vận dụng sáng tạo
tuyệt vời một lý luận khoa học vào bối cảnh xây dựng Đảng tại một nước thuộc
địa nửa phong kiến. Một mặt, nó chứng minh tính đúng đắn của quan điểm tập
trung dân chủ do V.I.Lênin khởi xướng; mặt khác, nó cho thấy giá trị và sức
sống mãnh liệt của quan điểm này qua thực tế đấu tranh cách mạng.
3. Tổng kết quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện hai nhiệm
vụ, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, của Đảng Cộng
sản Việt Nam, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, luận án đã khắc họa
những thành công cũng như những hạn chế mà Đảng ta đút kết những bài học
kinh nghiệm quý giá rút ra từ thực tiễn lãnh đạo đất nước. Qua đó, luận án đã