VỊNH HẠ LONG - KỲ QUAN HUYỀN ẢO - MỖI ĐẢO LÀ MỘT KỲ QUAN
Tổ chức NewOpenWorld đã phát động chương
trình bầu chọn bảy kỳ quan thiên nhiên của thế
giới, trong đó vịnh Hạ Long của VN được giới
thiệu. Nhiều người đã vào trang web
www.natural7wonders.com để đề cử vịnh Hạ
Long, đề cử cho một vẻ đẹp huyền ảo của đất
nước và cũng là đề cử cho một kỳ quan thiên
nhiên không chỉ của VN
Hạ Long không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên, trong mình nó còn có những
giá trị khác có thể nhiều người chưa biết, những giá trị mà người đời sau càng
bồi đắp càng làm đẹp thêm cho kỳ quan này.
Vịnh Hạ Long rộng 1.533km2. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các
trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi, vách đứng
tương phản nhau.
Năm 1994, Hội đồng Di sản thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế
giới về cảnh quan, và đến năm 2000 vịnh Hạ Long lại vinh dự được Hội đồng
Di sản thế giới lần thứ hai công nhận về giá trị thiên nhiên huyền ảo của nó.
Những ai đã từng đến vịnh Hạ Long đều có cảm giác như đi giữa một thế giới
động vật trải qua hàng triệu năm hóa đá, mỗi đảo có một hình thù kỳ lạ. Theo
thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, hiện nay trên vịnh có 1.969 hòn đảo,
trong đó có 900 hòn đảo được đặt tên. Đảo trên vịnh Hạ Long có chỗ quần tụ
lại, nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang,
xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômet như một bức tường
thành vững chãi ngăn khơi với lộng nối mặt biển với chân trời.
Ông Nguyễn Thanh Sĩ, nguyên giám đốc Sở VH-TT tỉnh Quảng Ninh, và
cũng là một nhà nghiên cứu về vịnh Hạ Long, cho rằng sở dĩ năm 1994 vịnh
Hạ Long được công nhận là di sản thế giới lần thứ nhất vì giá trị thẩm mỹ,
vịnh Hạ Long có vẻ đẹp tạo dáng cực kỳ phong phú của các đảo đá với qui
mô khác nhau phân bố trên diện rộng hàng ngàn kilômet vuông. Bên cạnh đó
là vẻ đẹp của các hang động, hệ sinh thái đa dạng quí hiếm.
Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong số 1.969 đảo của vịnh Hạ
Long có đến 1.921 đảo đá. Mỗi đảo đá ngoài dáng vẻ kỳ lạ trầm mặc như một
phác thảo tượng đài soi bóng xuống mặt vịnh, còn mang trên mình một thảm
thực vật đặc trưng, phong phú và tJuyệt diệu mà cho đến nay vẫn là tấm màn
bí mật với nhiều người.
Báo cáo của Văn phòng tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế cho biết thảm
thực vật trên đảo đá của Hạ Long gồm 1.000 loài. Thiên nhiên đá vôi với môi
trường biển độc đáo cho thấy bảy loài thực vật chỉ thích nghi với điều kiện
sống trên các đảo Hạ Long mà chưa thấy nơi nào khác trên thế giới như: thiên
tuế Hạ Long, cọ Hạ Long, khổ cử đại nhung...
Đặc biệt, trên đảo đá của vịnh Hạ Long, mấy năm gần đây các nhà khoa học
đã phát hiện một giống trúc mọc ngược, khác với các cây trúc khác khi mọc
cành chĩa lên trời, còn cây trúc Hạ Long khi mọc lại chĩa cành xuống đất.
Loài trúc này gần đây thường được dân vạn chài dùng làm cần câu hải sản rất
chắc chắn.
Các đảo đá đổ bóng râm xuống vịnh và chân đảo nhiều hang hốc nên các loài
cá đáy, cá lớn, cá dữ sống gần bờ thường cư ngụ, quanh quẩn trong rừng đảo.
Tài liệu của Phân viện Hải dương học Hải Phòng cho thấy Hạ Long có 1.151
loài động vật thì đã gần 500 loài cá, 57 loài cua... Tài liệu lưu giữ ở Bảo tàng
Quảng Ninh cho biết vào năm 1898, tờ Tin Tức Hải Phòng xuất bản bằng
tiếng Pháp đưa tin: “Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long!”.
Theo lời kể của viên thiếu uý Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence, có
gặp một đôi rắn biển khổng lồ trên vịnh Hạ Long. Mỗi con vật kỳ lạ này dài
20m, trong đó đầu và cổ dài chừng 4m, thân con vật phủ một lớp lông ngắn và
màu nâu. Còn trong tập du ký Hải Long của ông Nguyễn Tiến Phước là nhân
viên hải quan của Pháp trên tàu Espadon thường xuyên tuần tiễu trên vùng
biển Hạ Long, ông Phước kể lại rằng ông cùng thủy thủ đoàn đã ba lần chứng
kiến đôi rắn biển này xuất hiện trên vịnh Hạ Long vào các năm 1898, 1900 và
1902.
Đảo trên vịnh Hạ Long không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển VN, đó là
một thế giới sống động những sinh linh ẩn hiện trong biết bao hình hài bí ẩn
bằng đá.
Đảo này giống ông già ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), đảo kia tựa như nhà sư
đứng giữa mặt vịnh bao la chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư), đảo nọ y hệt đôi
gà chọi nhau trên sóng nước hay gọi là hòn Trống Mái hoặc hòn Gà Chọi...
Tưởng chừng như các đảo đá đều có nội tâm.
Du ngoạn trên vịnh Hạ Long, du khách thường chú ý vào chân các đảo đá,
chỗ mấp mé mặt nước. Ở đây bao đời qua biển cả đã cần cù chạm khắc vào
chân đảo nhiều hình thù kỳ dị, tầng tầng lớp lớp, trông xa tựa bức phù điêu
lượn quanh chân đảo.
Trải qua hàng triệu năm, với sự tác động của nước biển, hình thù chạm khắc
quanh chân đảo hằn sâu khiến nhiều chân đảo trở nên muôn hình muôn vẻ.
Điểm xuyết giữa thế giới điêu khắc kỳ lạ còn ở dạng phác thảo ấy là những
khối kiến trúc uy nghi tạo dựng bởi bàn tay của tạo hóa. Nhà thơ Reuy Alay
(New Zealand) khi đến thăm các đảo đá trên vịnh Hạ Long đã làm một bài thơ
có tựa đề Hạ Long. Bài thơ có câu: “Trên mặt biển Đông Nam/Mỗi đỉnh một
kỳ quan”.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa vịnh Hạ Long Nguyễn Thanh Sĩ, các đảo của
vịnh Hạ Long có tên gốc là tên chữ nôm do những người làm nghề chài lưới,
sơn tràng, lính đồn trú sinh sống trên vùng biển Hạ Long từ xa xưa phát hiện
và đặt tên như hòn Oản, hòn Dù Dì, hòn Ghềnh Đám…
Trải qua bao biến cố của tự nhiên và lịch sử, một số không ít đảo mất tên nôm
gốc, mang tên âm mới Hán Việt hoặc tên tiếng Hoa và tiếng Pháp như Tuần
Châu, Minh Châu, Cẩu Thầu Chảy, Cống Tàu, Êcăng, Latáp…
Đảo trên vịnh Hạ Long được đặt tên căn cứ vào hình dáng (giống người hoặc
vật nào thì đặt tên của người hoặc vật đó); hay căn cứ vào sự tích dân gian,
những sự kiện lịch sử (núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ); hoặc căn cứ vào những
Hơn 600 năm trước,
Nguyễn Trãi sau khi từ
quan để về Côn Sơn ở ẩn
đã có một chuyến chu du
dài ngày tới vùng non
nước Đông Bắc. Nguyễn
Trãi đã sửng sốt trước vẻ
đẹp kỳ vĩ, thơ mộng của
vịnh Hạ Long và thốt
lên: “Thiên khôi địa thiết
phó kỳ quan” (Kỳ quan
đất dựng giữa trời cao).
đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo để đặt tên (Ngọc Vừng, hòn
Kiến Vàng, đảo Khỉ...).
Hang động vịnh Hạ Long cũng nổi tiếng bậc nhất thiên hạ. Báo cáo của ban
quản lý vịnh Hạ Long cho biết hiện nay vẫn chưa thể thống kê hết được tất cả
hang động trên 1.969 đảo. Từ đầu thế kỷ 20, các nhà thám hiểm địa chất
người Pháp khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đã khẳng định hang động vịnh
Hạ Long được kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn
năm trước.
Trong những hang động đã phát hiện và khai thác phục vụ tham quan du lịch
mới chỉ có 10 hang động như hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, hang Trinh
Nữ... Có hang rộng thênh thang như tòa lâu đài lộng lẫy, có hang như một địa
đạo chật hẹp, dicdăc, trần vòm cuốn lô nhô những nhũ đá to nhỏ... Không
hang nào giống hang nào. Mỗi hang đem lại cho người xem sự kỳ thú khác
nhau, sự phát hiện mới lạ khác nhau.
Trở lại hòn đảo đặt tên mình sau gần 40 năm, Ghecman Titôp - người anh
hùng phi công vũ trụ của Liên Xô (cũ) - rưng rưng nước mắt.
ST