Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.43 KB, 5 trang )

Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Tố Hữu
I. Nhà thơ Tố Hữu
Cuộc đời Tố Hữu (1920-2002)
Con đường cách mạng gắn chặt với con đường thơ Tố Hữu:
Phong cách thơ Tố Hữu
Mở bài:
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đường đời
và đường thơ của ông luôn song hành với con đường Cách mạng của đất nước với
những vần thơ trữ tình Chính trị và đậm tính dân tôc.

Thân bài:
I. Nhà thơ Tố Hữu
Cuộc đời Tố Hữu (1920-2002)
Tố Hữu sinh tại Quảng Nam. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha trở về sống và học tập
ở Thừa Thiên Huế. Cha Tố Hữu là một nhà nho nghèo, tuy cuộc sống chật vật
nhưng rất thích ngâm vịnh, sưu tầm thơ ca. Mẹ Tố Hữu là một người phụ nữ hiền
hậu, thuộc nhiều ca dao và các làn điệu trữ tihf xứ Huế. Chính cha và mẹ là những
người hình thành nên hồn thơ của Tố Hữu ngay từ thuở ban đầu.

Năm 12 tuổi, mẹ Tố Hữu qua đời vì bệnh tật. Sự ra đi của mẹ khiến Tố Hữu vô
cùng đau thương. năm sau, ông vào học tại trường Quốc học Huế. Tại đây, ông
được học với nhiều thầy giáo nổi tiếng và có tinh thần cách mạng. Bởi thế, ông
sớm tiếp xúc với sách báo cách mạng và nhanh chóng giác ngộ lý tưởng cộng sản.

Năm 16 tuổi, Tố Hữu đã đứng trong hàng ngũ Đoàn thành niên Dân chủ Đông
Dương và nhiệt tình tham gia vào các phong trào đấu tranh dân chủ của tổ chức.
Đến năm 18 tuổi, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Hoạt động


chưa được bao lâu thì đầu năm 1939, ông bị bắt tại Huế. Tố Hữu bị giặc tra tấn dã
man và lưu đày hết nơi này đén nơi khác nhằm làm lung lay ý chí cách mạng của


ông. Thế nhưng, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục
hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh. Ông lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu, cổ vũ
tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ.

Tháng 3-1942, ông vượt ngục Đắc Glêi (nay thuộc Kon Tum)[2][3] rồi tìm ra
Thanh Hóa, bắt liên lạc với Đảng (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn
Tâm Quy, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách
mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa
Thiên – Huế.

Từ sau năm 1946, cho đến khi qua đời năm 2002, ông vừa giữ những chức vụ quan
trọng trong cơ quan tỉnh, trung ương, tổ chức Đảng, tổ chức văn nghệ và nhiệt tình
sáng tác văn nghệ để phục vụ cho đất nước. Năm 1996, ông được Nhà nước phong
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).

Con đường cách mạng gắn chặt với con đường thơ Tố Hữu:
Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những
chặng đường Cách mạng của dân tộc. Đồng thời cũng là những chặng đường vận
động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.

Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)

Là chặng đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người
thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Tập thơ gồm 3 phần: “Máu lửa”,
“Xiềng xích”, “Giải phóng”.


Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)

Được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp; là tiếng ca hùng tráng về

cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến, ca ngợi Đảng và
Bác Hồ…

Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)

Được sáng tác trong thời kì miền Bắc đã được giải phóng. Tập thơ tập trung thể
hiện niềm vui, tự hào về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xả hội ở miền Bắc; thể
hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam; ý chí đấu tranh thống nhât đất nước của
nhân dân hai miền Nam, Bắc.

Tập thơ “Ra trận” (1962-1971), “Máu và hoa” (1972-1977)

Thể hiện khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chông Mỹ và niềm vui toàn thắng:
“Ra trận”: bản hùng ca về nhân dân miền Nam anh dũng. “Máu và hoa”: ghi lại
chặng đường cách mạng gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin vào tương lai; biểu
hiện niềm tin tự hào khi quê hương toàn thắng.

Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992), và “Ta với ta” (1999)

Là 2 tập thơ đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, thể hiện những
chiêm nghiệm về cuộc đời và con người. Giọng thơ trầm lắng, thắm đượm suy tư,
kiên định lý tưởng cách mạng


Phong cách thơ Tố Hữu
Về nội dung: thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tính chính trị sâu sắc

Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm
vui lớn của con người cách mạng, cảu dân tộc.


Thơ Tố Hữu đậm đà tính sữ thi: coi những sự kiện lớn của đất nước là đối tượng
thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất
toàn dân. Cảm hứng chủ đạo của thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử-dân tộc, chú
không phải cảm hứng thế sự đời tư.

Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra: giọng điệu rất tự nhiên, đằm thắm,
chân tình.

Về nghệ thuật: thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc

Thể thơ: sử dụng nhiều thể thơ, nhưng thành công hơn cả là thơ ca truyền thống
của dân tộc (lục bát, thất ngôn,…)

Ngôn ngữ: thường sử dụng từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Phát huy
cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt, sử dụng tài tình các từ láy, các thanh
điệu, các vần thơ….

Kết bài:
Tố Hữu là một nhà thơ lớn, là cánh chim đầu đàn của dòng văn học cách mạng Việt
Nam thế kỉ 20. Những tác phẩm của Tố Hữu có giá trị thức đẩy cuộc đấu tranh


cách mạng của dân tộc. Thơ ông nóng hổi bám sát từng sự kiện của đất nuwocs. Có
thể nói, Tố Hữu đã dành cả cuộc đời cho thơ ca, cho cách mạng, cho đất nước.



×