Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 14: Viết bài tập làm văn số 3 Văn tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.76 KB, 3 trang )

BÀI VIẾT SỐ 3
I. Mục tiêu
*Trọng tâm kiến thức kĩ năng.
1. Kiến thức
- HS biết viết 1 bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố
miêu tả nội tâm và nghị luận.
- HS vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố
miêu tả nội tâm và nghị luận.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày.
- Vận dụng kĩ năng phân tích ,diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức tự lập, trung thực khi kiểm tra.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
III. Đồ dùng dạy học
1. GV: Ra đề, làm đáp án, biểu điểm
2. HS: Chuẩn bị vở viết văn, ôn lại lí thuyết văn thuyết minh
IV. Phương pháp
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định
2. Kiểm tra
3. Tổ chức các hoạt động dạy học
* Khởi động.
Để củng cố lí thuyết về văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận mà
chúng ta đã được học. Hôm nay chúng ta cùng vận dụng lí thuyết để viết bài văn số 3 tại lớp.
I. ĐỀ BÀI
Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy (cô ) giáo .
II. ĐÁP ÁN
TaiLieu.VN



Page 1


Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm bài theo đúng kiểu bài
mà đề bài yêu cầu. Chủ động định lượng được bài viết, bố cục hợp lí, chính xác, viết lưu loát,
mạch lạc, thuyết phục và đảm bảo các nội dung cơ bản sau.
a, Mở bài
- Giới thiệu sơ qua về kỉ niệm định kể.
b. Thân bài
+ Đối tượng nghe kể chuyện: Các bạn cùng trang lứa.
+ ND: Có thể mỗi người có rất nhiều kỉ niệm với các thầy cô giáo nhưng phải chú ý lựa
chọn 1 kỉ niệm đáng nhớ nhất, điển hình nhất.
- Kỉ niệm về việc gì ? thời gian ? diễn biến ?

(3 điểm )

- Tại sao đáng nhớ ?

(1 điểm )

- Bài học về tình cảm, đạo lí ( miêu tả nội tâm )

(3 điểm )

- Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống ( nghị luận )

(3 điểm )

c. Kết bài

- Cảm xúc của em khi mỗi lần nhớ về kỉ niệm đó.
* Hình thức
- Bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
- Chính xác về chính tả, ngữ pháp.
III. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 9-10: - HS nắm được yêu cầu của đề bài, Xác định ngôi kể phù hợp.
- Giọng văn chân thành, chữ viết sạch, đẹp, lưu loát, dễ hiểu.
- Điểm 7-8: - Nắm được yêu cầu của đề.
- Biết xây dựng cốt chuyện và xác định được ngôi kể.
- Kết hợp được 3 phương thức biểu đạt. Cảm xúc chưa chân thành
- Mắc vài lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 5- 6: - Chưa thể hiện được đầy đủ 3 phương thức biểu đạt .
- Diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, mắc lỗi chính tả, Bài làm còn sơ sài.
- Điểm 3- 4: - Kể chuyện còn đơn thuần, diễn đạt lủng củng, bài làm quá sơ sài.
- Điểm 1- 2: - Không đạt các yêu cầu trên.
TaiLieu.VN

Page 2


4. Giáo viên thu bài, nhận xét.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

TaiLieu.VN

Page 3




×