Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 14: Viết bài tập làm văn số 3 Văn tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.68 KB, 3 trang )

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A-MỤC TIÊU BÀI DẠY
Giúp HS : -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng
yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
-Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày.
B-CHUẨN BỊ.
GV: Bài soạn ( đề, đáp án).
HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
C-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
*Hoạt động 1: Khởi động.
1-Tổ chức:
2-Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ viết bài
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm … với việc tạo lập văn bản tự sự. giờ
học này các em vận dụng kiến thức đã học và tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu.
*Hoạt động 2:

Bài mới.
I-Đề bài .

-HS đọc đề bài

Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình
với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận
đại phá quân Thanh.
II-Yêu cầu chung.

?Xác định yêu cầu của đề bài .
(kiểu văn bản cần tạo lập? Sự dụng
các yếu tố nghị luận , đối thoại ,


độc thoại , độc thoại nội tâm…
trong văn bản này như thế nào? )

1-Tìm hiểu đề.
- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố
miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại…
- Nội dung
Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình
với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận
đại phá quân Thanh.

?Trong bài viết ta cần đưa ra các ý 2-Lập dàn ý:
nào , sắp xếp các ý đó ra sao .
TaiLieu.VN

Page 1


a- Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhân vật Nguyễn
Huệ.
b- Thân bài :
+ Những cảm nhận về nhân vật( ngoại hình to
cao, oai phong, trang phục kiểu tướng võ xưa, lời
nói sang sảng, ấm áp,nét mặt hiền hậu, bao dung
…)
+ Nhân vật Nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân
thần tốc và trận đại thắng quân Thanh.(theo các sự
việc chính trong văn bản)
+ Nhận xét của bản thân về nhân vật qua lời nhân

vật kểchuyện,: tài trí, quyết đoán, có tầm nhìn xa
trông rộng, tài dùng binh như thần, lẫm liệt, oai
phong trong trận chiến.
c-Kết bài:
+ Kết thúc sự việc .
+ Nhấn mạnh hình ảnh người anh hùng yêu nước,
tài trí.
3-Hình thức
-Nêu yêu cầu về hình thức trình - Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , không
bày trong bài viết của HS .
viết tắt , viết số .
- Nêu yêu cầu về thái độ làm bài - Bài viết trình bày khoa học
trong giờ với học sinh .
4-Thái độ làm bài.
-Cần có thái độ nghiêm túc trong giờ .
-Tích cực viết bài
-Thể hiện được những kiến thức đã học từ văn
bản “Hoàng Lê nhất thống chí” và những kiến
thức được học từ văn bản tự sự .
III-Đáp án chấm bài
1-Mở bài (1điểm )
Giới thiệu hoàn cảnh gặp nhân vật Nguyễn Huệ .
2- Thân bài
TaiLieu.VN

Page 2


-Kể lại những cảm nhận về nhân vật (2 điểm )
- Nhân vật nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân

thần tốc và trận đại phá quân Thanh (3 điểm )
- Nhận xét của bản thân về nhân vật Nguyễn Huệ
(2 điểm )
3- Kết bài (1 điểm )
- ấn tượng về lần gặp gỡ .
-Nhấn mạnh hình ảnh gnười anh hùng yêu nước
tài trí Nguyễn Huệ .

*Hoạt động 3: Luyện tập
-GVgiao bài tập về nhà cho HS : + Đọc lại văn bản (Hoàng Lê nhất thống chí) .
+Viết lại phần thân bài cho đề văn trên .
*Hoạt động 4 : Củng cố , dặn dò
-GV : +Thu bài
+ Nhận xét giờ viết bài .
-Hướng dẫn HS về nhà : +Hoàn thành bài tập .
+Sọan : “ Người kể chuyện trong văn bản tự sự”.

TaiLieu.VN

Page 3



×