Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 14: Viết bài tập làm văn số 3 Văn tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.45 KB, 3 trang )

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I -Mục tiêu bài học.
1-Kiến thức.
-Vận dụng các kiến thức đã học để viết bài tập làm văn hoàn chỉnh về văn bản tự sự.
-Viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
-Khuyến khích cách viết độc lập sáng tạo có suy nghĩ cá nhân sâu sắc.
2-Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng viết bài văn có đan xen yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
3-Thái độ: giáo dục thói quen tự giác làm bài.
II -Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, ra đề.
-Trò: giấy bút
III -Cách thức tiến hành
-Làm bài kiÓm tra
IV -Tiến trình bài dạy.
A -Ổn định:
B -Kiểm tra:
C - Bài mới.
1-Đề bài: Kể về một cuộc gặp gỡ với anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt
Nam (22/12). Trong buổi gặp gỡ đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế
hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
2-Đáp án- thang điểm.
a-Mở bài: (1,5 đ)
-Giới thiệu tình huống truyện: Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có tổ
chức mít tinh chào mừng, ca ngợi tôn vinh những người lính Cụ Hồ qua cuộc kháng chiến bảo vệ
Tổ quốc. Trong buổi lễ, chúng tôi được gặp gỡ và nghe ông cựu chiến binh nói về tình yêu quê
hương đất nước của người lính năm xưa đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.
-Lời phát biểu của em: Thật vinh dự và tự hào nói lời tri ân về người lính, em đại diện cho gần bốn
trăm bạn học sinh trong trường phát biểu cảm nghĩ của mình về truyền thống yêu nước của cha
ông ta ngày trước đã một thời máu lửa xông pha. Và đã làm nên những trang sử vẻ vang của dân


tộc.
b-Thân bài (7 đ):
TaiLieu.VN

Page 1


- Trình bày diễn biến cuộc gặp gỡ đó với anh bộ đội Cụ Hồ và phát biểu những suy nghĩ của thế hệ
trẻ về thế hệ cha anh hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
*Diễn biến:
-Buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đến trường từ rất sớm. Cô tổng đội tập hợp học sinh thành những
hàng dài thẳng tắp, nghiêm trang chào cờ. Trong không khí trang nghiêm, dường như tâm trạng
của ai cũng hồi hộp, xúc động chuẩn bị được đón nhận những tình cảm của người lính năm xưa.
Mở đầu buổi gặp gỡ, thầy hiệu trưởng giới thiệu ông cựu chiến binh về dự, cả trường hưởng ứng
nhiệt liệt. Sau đó, chúng tôi được nghe người lính năm xưa –người đã một thời trực tiếp cầm súng
chiến đấu -ôn lại những chiến công lững lẫy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Giọng
ông kể rành mạch, dõng dạc về trận đánh ở núi rừng Trường Sơn trong một đêm mưa rừng tầm tã.
Khi kể đến đây, tôi thấy ông xúc động, lặng im một hồi lâu, rồi đưa tay vào túi lấy chiếc mùi soa
lau nước mắt. Khuôn mặt đã từng phải nếm trải cái nắng, cái gió của núi rừng Tây nguyên và súng
đạn của quân thù bây giờ đang hiện lên những nếp nhăn xô lại, trông rất đáng thương. Thì ra,
trong trận ấy, biết bao đồng đội của ông đã nằm lại chiến trường. Trong số ấy, có người để lại mẹ
già không nơi nương tựa, và có người còn lại vợ trẻ, con thơ…Tôi quay lại phía sau thấy tất cả đều
im lặng, xúc động, còn tôi, trên khuôn mặt đọng lại giọt nước mắt trên khóe mi. Giá như chúng ta
được sống trong hòa bình? Giá như cha ông ta không bị tổn thương mất mát hi sinh? Và dân tộc ta
không phải chịu cảnh chia li tang tóc đau thương? Hàng loạt câu hỏi trong đầu tôi nén lại cảm xúc
trong lòng.
+ Tiếp theo, ông kể về những binh đoàn vận tải Trường Sơn tiếp viện tiền tuyến về lương thực,
thực phẩm, thuốc men, quân trang, súng đạn…đã băng qua suối sâu, vực thẳm, đèo cao. Và đặc
biệt là họ phải qua những mưa bom bão đạn của quân thù. Ấy thế mà họ không hề chùn bước.
Thậm chí còn băng qua tất cả để làm nên chiến thắng. Kể đến đây, tôi thấy khuôn mặt ông rạng rỡ

hẳn lên, nụ cười trên môi người lính thật đáng tự hào biết bao. Đến đây, em hiểu đã có lần bà em
kể cho nghe về những cô gái thanh niên xung phong vừa phá bom vừa cất cao tiếng hát. Đó là
tiếng hát át tiếng bom. Tinh thần ấy của những người lính được thể hiện qua lời kể của ông cựu
chiến binh làm cho chúng em xúc động, ngưỡng mộ, rất đáng tự hào. Phải chẳng, lúc ấy, với họ,
tiếng hát vang động núi rừng xua đi những không khí bàng hoàng của bom đạn, máu lửa, hiểm
nguy.
-Cuối cùng, ông kể về tình đoàn kết gắn bó keo sơn của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến
đường Trường Sơn. Có những đêm phải vượt qua chuông, qua suối hết sức nguy hiểm mà trên
lưng họ là cả những bao đạn, thuốc men…..
-Cảm xúc của em qua bài phát biểu: Sau lời kể của ông cựu chiến binh là lời phát biểu cảm nghĩ
của em về thế hệ cha anh. Em vô cùng xúc động và cảm kích một thế hệ đã từng hi sinh cho Tổ
quốc.
c-Kết luận: Ấn tượng của em qua buổi được dự mít tinh ngày thành lập quân đội nhân dân Việt
Nam: Cuối cùng thầy hiệu trưởng nói lời cảm ơn về buổi nói chuyện hôm nay của ông cựu chiến
binh. Buổi gặp gỡ ấy làm cho em càng khâm phục tự hào về thế hệ cha anh.
D-Củng cố:
TaiLieu.VN

Page 2


-GV nhận xét giờ kiểm tra.
-Thu bài
E-Hướng dẫn học bài:
-Ôn lại kiểu bài tự sự có đan xen yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận.

TaiLieu.VN

Page 3




×