Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài 7 cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền nam đối với chủ tịch hồ chí minh trong bài viếng lăng bác của nhà thơ viễn phương bài 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.01 KB, 2 trang )

Bài 7 Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam
đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn
Phương Bài 4)
Bình chọn:

Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót
xa, cả niềm mong ước được ở bên Bác của Viễn Phương cũng như của nhân dân miền Nam đối với
Bác.



Bài 2: Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với...



Bài 3: Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với...



Bài 4: Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với...



Bài 6: Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam đối với...

Xem thêm: Viếng Lăng Bác - Viễn Phương

Năm 1976, Viễn Phương cùng đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thăm lăng Bác, mang theo
tình cảm kính yêu tha thiết, thành kính đối với Người. Những tình cảm ấy không chỉ là của riêng
tác giả mà còn là của toàn nhân dân miền Nam. Và những tình cảm ấy đã được thể hiện thật
trọn vẹn trong bài thơ Viếng lăng Bác.


Bao trùm lên bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn
nỗi xót xa, cả niềm mong ước được ở bên Bác của Viễn Phương cũng như của nhân dân miền
Nam đối với Bác. Đoàn người mang theo cảm xúc ấy trong suốt cuộc hành trình viếng Bác, và
cho đến khi ra về, nỗi niềm ấy cứ trào dâng không nguôi.
Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu gần gũi và quen thuộc biết mấy:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Giọng thơ sao mà thật gần gũi, nó ấp ủ những niềm nhớ thương, những tình cảm chan chứa
của những người con xa về thăm cha: ngắm lại hình bóng thân yêu của vị cha già dân tộc.
Những người con xa của Bác đang một lòng hướng về Người, những tấm lòng đang thổn thức
một niềm xúc động xao xuyến, bồi hồi không thể nào kìm nén lại được khi tiến gần đến lăng
Bác. Đứng trong dòng người, tác giả đã nhìn thấy hàng tre Việt Nam, hàng tre tượng trưng cho
quê hương, đất nước biết mấy thân quen:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Hàng tre ấy được nhìn thấy trong làn sương vì Viễn Phương đến thăm lăng Bác từ rất sớm.
Nhưng phải chăng hình ảnh trong sương ấy chính là nước mắt nhà thơ trào ra trong tình cảm
xúc động dồn nén, bỗng bật lên khi đứng trước một hình ảnh quá đỗi thân quen? Và hàng tre
ấy, trong mắt Viễn Phương cũng như tất cả những người con miền Nam có mặt trong đoàn
người hôm ấy như đang bao bọc, ôm lấy hình bóng người cha già vĩ đại của dân tộc. Hàng tre


đứng thẳng trong bão táp mưa sa tượng trưng cho những con người Việt Nam với biết bao
phẩm chất đẹp đẽ, những con người luôn kiên cường, bất khuất, không lùi bước trước khó
khăn, gian khổ, chấp nhận hi sinh. Dù có vất vả khó khăn đến đâu, họ cũng không hề gục ngã.
Sang đến khổ thơ thứ hai, chúng ta bắt gặp một hình ảnh thật ấn tượng, thật độc đáo mà Viễn
Phương đã dùng để nói về Bác với tất cả lòng kính yêu của ông cũng như của nhân dân miền
Nam đối với Người:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Với hình ảnh ấy, Viễn Phương đã thay mặt nhân dân miền Nam cũng như toàn thể nhân dân

Việt Nam, tôn vinh công lao to lớn của Người đối với dân tộc. Người được ví với mặt trời, là
nguồn sáng rực rỡ đem niềm tin, sự sống đến cho nhân dân Việt Nam. Sự so sánh ấy như nói
lên tình cảm thành kính của nhân dân miền Nam đối với Ngư

Xem thêm tại: />


×