Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SỔ THỰC tập lâm SÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.14 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA SÀI GÒN
KHOA DƯỢC

SỔ THỰC TẬP
DƯỢC LÂM SÀNG

Họ và tên: Mai Minh Phụng
Mã số học sinh: 215180026
Lớp: 02DS08B1
Thời gian: 17/7-11/08/2017
Địa điểm: Phòng 302
Giáo viên: Phạm Diễm Thu


Năm: 2017


LỜI MỞ ĐẦU
Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Đó là một chuyên
khoa y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy
việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế.
Mục tiêu chung của các hoạt động dược lâm sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật
dụng y tế đúng và hợp lý nhằm:

- Phát huy tối đã hiệu quả của thuốc, ví dụ dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho
-

từng đối tượng bệnh nhân.
Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, ví dụ giám sát liệu trình


-

điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị.
Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho
bệnh nhân, ví dụ đưa ra các điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh
nhân.

Do đó Dược sĩ có nhiệm vụ tư vấn cho bác sĩ về các loại thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ
điều trị, tư vấn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc sao cho an toàn, giảm thiểu tối đa các
tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn. Để làm tốt trách nhiệm của mình, người dược
sĩ phải tự trao dồi nâng cao kiến thức cho bản thân mình để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Là một người Dược sĩ trong tương lai, tôi rất ý thức rằng đây là một môn học cực kỳ
quan trọng, chính vì thế mà trong quá trình học tôi rất cố gắn nắm vững kiến thức từ các
thầy cô đã truyền đạt và học hỏi kinh nghiệm các đàn anh/chị đi trước.
Thông qua bài báo cáo này, tôi muốn trình bày những hiểu biết của mình sau khi học và
thực hành môn này. Tuy nhiên thời gian thực hành không được nhiều nên còn rất nhiều
điều cần phải học hỏi và thực hành thêm. Do đó sẽ không ngừng cố gắn học hỏi thêm để
hoàn thiện bản thân hơn.

Tp.HCM, ngày 11 tháng 08 năm 2017
HỌC SINH THỰC HIỆN
(Ký tên)

Mai Minh Phụng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt môn học thực tập dược lâm sàng này, ngoài sự nỗ lực cố gắn học tập
của bản thân, còn có sự giúp đỡ của các thầy cô, các anh chị đi trước, của tập thể lớp.
Chính vì thế mà em xin gửi lời tri ân của mình đến tất cả mọi người:


- Đầu tiên em muốn nói lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô trong khoa Dược
của trường trung cấp Bách Khoa Sài Gòn, chính thầy cô đã nhiệt tình truyền đạt

-

kiến thức quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt cảm ơn rất nhiều đến cô giáo Phạm Diễm Thu, người đã trực tiếp giảng

-

dạy, hướng dẫn tận tình cung cấp kiến thức cũng như kinh nghiệm.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và tập thể lớp 02DS08B1 đã quan tâm
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi rất nhiều để, tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
của mình.

Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 11 tháng 08 năm 2017
HỌC SINH THỰC HIỆN
(Ký tên)

Mai Minh Phụng


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM ĐIỂM
BÀI THU HOẠCH
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

ĐIỂM

Tp.HCM, ngày ….tháng….năm 2017
GIÁO VIÊN CHẤM ĐIỂM
(Ký tên)



MỤC LỤC


Báo cáo thực tập Dược lâm sàng

1. Phân tích 02 ca lâm sàng
1.1. Ca lâm sàng loét dạ dày tá tràng
1.1.1. Thông tin chung
Ông B, 57 tuổi, nhập viện vì đi ngoài phân đen. Cách đây 2 ngày, ông bị đau
dạ dày nặng. Trong vài tháng gần đây ông thỉnh thoảng có triệu chứng khó
tiêu. Ông hút thuốc đã nhiều năm, suy tim mạn tính nhẹ và đang dùng
Enalapril 5 mg x 2 lần/ngày và Furosemid 40mg/ ngày được 2 năm. Gần đây,
ông viêm khớp và dùng Naproxen 500 mg x 2 lần/ngày.
Hôm qua, ông làm xét nghiệm và có kết quả như sau:
• Hgb 10.3 g/dL (12 – 18 g/dL)
• Plt 162.109/ L (150-450. 109/ L)
• INR 1.1 (0.8-1.2)
• HR 87 nhịp/ phút
• BP 115/77 mmHg
Ông đã được truyền 1.5 L dung dịch sinh lý.
Ông vừa được nội soi đường tiêu hóa sáng nay và được chẩn đoán loét tá
tràng xuất huyết. Ngày mai ông sẽ được kê toa các thuốc ông đang dùng nếu
ông ăn uống bình thường.

1.1.2. Thông tin chủ quan
- Tên: Ông B
Tuổi: 57
Giới tính : Nam

Nghề nghiệp: K/rõ
- Tiền sử bệnh:
 Suy tim mạn tính nhẹ
 Gần đây viêm khớp
 Vài tháng gần đây có triệu chứng khó tiêu
 Cách đây 2 ngày bị đau dạ dày nặng
 Đi ngoài phân đen
- Tiền sử dùng thuốc:
 Suy tim mạn tính: Enalapril 5 mg x 2 lần/ngày và Furosemid

-

40mg/ ngày
 Viêm khớp: Naproxen 500 mg x 2 lần/ngày
Tiền sử gia đình: Không có
Lối sống: Hút thuốc nhiều năm

1.1.3. Thông tin khách quan
- Lâm sàng:
 Thỉnh thoảng có triệu chứng khó tiêu
 Đi ngoài phân đen
- Cận lâm sàng:
• Hgb 10.3 g/dL (12 – 18 g/dL): Thấp so với giới hạn ->Thiếu máu
• Plt 162.109/ L (150-450. 109/ L): Bình thường
• INR 1.1 (0.8-1.2): Bình thường
Mai Minh Phụng_215180026

7



Báo cáo thực tập Dược lâm sàng

• HR 87 nhịp/ phút: Bình thường
• BP 115/77 mmHg: Bình thường
1.1.4. Xác minh đánh giá
- Vấn đề của bệnh nhân:
 Suy tim mạn tính nhẹ
 Viêm khớp
 Loét tá tràng có xuất huyết
 Xét nghiệm cho thấy thiếu máu
- Yếu tố nguy cơ:
 Sử dụng Naproxen
 Cao tuổi
 Hút thuốc lá
- Điều trị của bác sỹ: Chế độ điều trị của ông B đến thời điểm này chưa
thích hợp vì vẫn cho sử dụng Naproxen vì thuốc này có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến dạ dày hoặc ruột, bao gồm chảy máu hoặc
thủng (tạo thành một lỗ).

1.1.5. Kế hoạch điều trị
- Tạm ngưng sử dụng Naproxen thay bằng thuốc giảm đau mạnh có
chứa codein như Paracetamol Codeine

- Dùng thuốc kiểm soát loét tá tràng xuất huyết có thể chọn lựa một
trong hai nhóm thuốc sau:
 Nhóm trung hòa Acid (Aluminium hydroxide, Magnesium
hydroxide)
 Nhóm ức chế tiết Acid: Nhóm ức chế bơm proton
(Lanzoprazole, Omeprazole, Esomeprazol,…) và đối kháng
thực thể H2 (Cimetidin, Ranitidine, Famotidine,…)

Trong trường hợp này nên cho ông B sử dụng nhóm ức chế bơm
proton: Omeprazole uống trước bữa ăn 30-45 phút, nếu ông B có
trào ngược dạ dày thì uống trước khi đi ngủ.

- Sử dụng thêm thuốc giảm co thắc cơ trơn Spasmaverine chỉ uống khi đau
- Khi xuất viện:
 Sử dụng tiếp thuốc suy tim mạn tính
 Omeprazol
 Paracetamol Codeine
 Spasmaverine
- Chế độ không dùng thuốc:
 Chống stress
Mai Minh Phụng_215180026

8


Báo cáo thực tập Dược lâm sàng

Hạn chế ăn cay, nóng, chua
Giảm hút thuốc
Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, trà, cafe, rượu bia
Ăn uống điều độ đúng bữa, đủ chất đinh dưỡng
Vận động tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức
Hết thuốc quay trở lại Bác sỹ tái khám








-

1.2. Ca lâm sàng Eczema (Chàm)
1.2.1. Tình huống chung
Anh A, 27 tuổi, đã sử dụng thuốc trị hen suyễn trong 12 năm nay gồm
Salbutamol dạng xịt (100µg/nhát xịt, 1-2 nhát theo nhu cầu), và
Beclometason dipropionat dạng xịt (100µg/nhát xịt, 2 nhát/lần x 2 lần/ngày).
Thỉnh thoảng anh A bị bệnh Eczema, nhất là vào mùa đông và khi bị stress.
Hôm nay anh A đến nhà thuốc của bạn mua kem bôi ngoài da Betnovate. 1
tuần sau, anh A quay lại nhà thuốc than phiền bệnh nặng hơn. Sau khi kiểm
tra, bạn nhận thấy vùng da bôi thuốc bị đỏ và chốc lở. Bạn giải thích với anh
A sở dĩ triệu chứng bệnh nặng thêm là do nhiễm trùng và khuyên anh A nên
đi gặp bác sĩ.

1.2.2. Thông tin chủ quan
- Tên: Anh A Tuổi: 27
Giới tính: Nam
Nghề nghiêp: K/rõ
- Tiền sử bệnh:
 Hen suyễn trong 12 năm
 Thỉnh thoảng bị bệnh Eczema, nhất là vào mùa đông và khi bị stress
 Eczema lại tái phát 1 tuần gần đây
 Hiện tại Eczema nặng thêm bị đỏ và chốc lở nhiễm trùng
- Tiền sử dùng thuốc:
 Hen suyễn: Salbutamol dạng xịt (100µg/nhát xịt, 1-2 nhát theo nhu
cầu), và Beclometason dipropionat dạng xịt (100µg/nhát xịt, 2
nhát/lần x 2 lần/ngày)
 Eczema: Kem bôi ngoài da Betnovate

Tiền sử gia đình: Không có
Lối sống: Không thấy nêu

1.2.3. Thông tin khách quan

Lâm sàng: Vùng da bôi thuốc bị đỏ và chốc lở.

1.2.4. Xác minh đánh giá
- Vấn đề của bệnh nhân:
 Đang bi hen suyễn
 Eczema nặng thêm bị đỏ và chốc lở có dấu hiệu nhiễm trùng
- Yếu tố nguy cơ:
 Hen suyễn
Mai Minh Phụng_215180026

9


Báo cáo thực tập Dược lâm sàng

 Stress
 Thay đổi thời tiết
1.2.5. Kế hoạch điều trị
-

Điều trị triệu chứng là chủ yếu:
Kháng histamine H1 bằng đường uống có thể chọn một trong các thuốc

-


sau: Cetirizin, Loratadin, levoCetirizin, desLoratadin
Kháng viêm trong trường hợp này nên dùng nhóm kháng viêm có chứa
corticoid là tốt nhất. Vì corticoid vừa có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng
vừa ức chế miễn dịch. Dùng các chế phẩm dạng kem:
 Loại tác dụng vừa: Hydrocortisone 1%, 2,5%; Dexamethasone 0,1%;
Clobetasone butyrate 0,05%
 Loại tác dụng mạnh: Amcinonide 0,1%; Betamethasone dipropionate
0,05%, 0,25%; Desoximethasone 0,05%, 0,25%
 Loại tác dụng khá mạnh: Betamethasone valerate 0,01%, 0,1%;
Desonide 0,05%; Flumethasone privalate 0,03%
Chú ý: Nếu sử dụng các chế phẩm corticoid dạng bôi sau 4 tuần không bớt
thì chuyển sang dạng uống.

- Sử dụng kháng sinh vì trường hợp Anh A đã bội nhiễm (nếu vết thương nhỏ
thì dùng dạng bôi, vết thương nặng hơn thì sử dụng đường uống). Không
dùng quá 7 ngày. Có thể sử dụng một trong các kháng sinh sau: Ampicillin,

-

-

Amoxcillin, Cephalosporin thế hệ đầu.
Dùng thêm các sản phẩm kem bôi đặc trị: Vaselin, chế phẩm có chứa acid
linolenic, cholesterol
Điều trị không dùng thuốc:
 Không nên tắm thường xuyên: Để tránh khô da, mỗi lần chỉ nên tắm
trong 15-20 phút và không tắm nước quá nóng.
 Chọn những loại xà phòng dịu nhẹ để không làm mất chất nhờn ở da
 Kỳ cọ nhanh bằng tay và thấm khô nhẹ nhàng sau khi tắm xong.
 Giữ ẩm cho da bằng kem giữ ẩm hoặc dầu nhờn.

 Tránh các tác nhân gây dị ứng
 Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn
 Chống stress
Đùng hết thuốc quay trở lại Bác sỹ tái khám

Mai Minh Phụng_215180026

10


Báo cáo thực tập Dược lâm sàng

2. Trình bày những tác dụng phụ thường gặp và các tai biến do

dùng thuốc xảy ra trong các ca lâm sàng trên. Cách xử lý và
phòng ngừa các tai biến
2.1. Các thuốc điều trị của ca lâm sàng loét tá tràng
STT
Tên thuốc
1
Omeprazol

2

Paracetamol
Codeine

3

Spasmaverine


Tác dụng phụ/Tai biến
Xử lý và phòng ngừa
- Có thể gặp: Tiêu chảy, - Không dùng cho
táo bón, buồn nôn, nôn những trường hợp loét
mửa, nhức đầu, mẩn da… ác tính.
- Không nên dùng cho
trẻ em và phụ nữ có
thai.
- Thông báo cho bác sỹ
những tác dụng không
mong muốn gặp phải
khi sử dụng thuốc
- Thường gặp: Đau đầu, – Codeine chỉ nên được
chóng mặt, hồi hộp, buồn sử dụng ở liều thấp nhất
ngủ, buồn nôn, nôn, táo mà có hiệu quả và trong
bón, tiểu ít…
thời gian ngắn nhất.
- Hen, khí phế thũng.
Suy gan, suy thận.
- Tránh uống rượu khi
đang dùng thuốc.
- Không dùng cho phụ
nữ mang thai hoặc đang
cho con bú.
- Thông báo cho bác sỹ
những tác dụng không
mong muốn gặp phải
khi sử dụng thuốc
- Mề đay, phù thanh quản, - Không dùng cho phụ

sốc. Có thể gây ra tình nữ đang nuôi con bú,
trạng hạ huyết áp, đau người bị huyết áp thấp,
đầu, chóng mặt.
cho trẻ em, người bị tắc
ruột, liệt ruột
- Thông báo cho bác sỹ
những tác dụng không
mong muốn gặp phải
khi sử dụng thuốc

2.2. Các thuốc điều trị của ca lâm sàng Eczema
STT
Tên thuốc
1
Cetirizin,
Mai Minh Phụng_215180026

Tác dụng phụ/Tai biến
Xử lý và phòng ngừa
- Có thể xảy ra: Đau đầu; - Tuyệt đối không uống
11


Báo cáo thực tập Dược lâm sàng

Loratadin,
levoCetirizin,
desLoratadin

2


Corticoid

3

Ampicillin
Amoxicillin
Cephalosporin

đau dạ dày; hoa mắt; viêm rượu khi dùng thuốc
họng; khô miệng; đau cơ; kháng histamin H1 nói
cực kỳ mệt mỏi
chung.
- Thông báo cho bác sỹ
những tác dụng không
mong muốn gặp phải
khi sử dụng thuốc
- Không dùng cho trẻ
em dưới 12 tuổi
- Làm nặng thêm bệnh - Dị ứng với thành phần
nhiễm trùng và nhiễm của thuốc.
nấm
- Không dùng đang bị
- Viêm da do các thành bệnh loét da.
phần trong công thức bào - Không khi da đang bị
chế
nhiễm trùng, nhiễm
- Hội chứng Cushing hoặc nấm, nhiễm ký sinh
ức chế hệ Tuyến dưới đồi trùng, nhiễm virus.
– Tuyến yên – Tuyến

thượng thận
- Lâu lành vết thương Dễ
bầm tím dưới da
- Tăng hoặc giảm sắc tố
- Tăng đường huyết
- Tăng huyết áp
- Chứng rậm lông (ở nữ)
- Thay đổi nhãn khoa: đục
thủy tinh thể, glaucoma,
tăng nhãn áp
- Phát ban dạng mụn
trứng cá
- Teo da
- Giãn mạch
- Mề đay, phù Quincke, - Mẫn cảm với các
khó thở, kích ứng da. penicillin,cephalosporin.
- Thiếu máu, tăng bạch - Bệnh nhân bị tăng
cầu ưa Eosin, giảm tiểu bạch cầu đơn nhân
cầu và bạch cầu thuận nhiễm khuẩn
nghịch (ít gặp).
- Thận trọng: Khi bị suy
- Viêm thận kẽ cấp.
thận, liều dùng phải
giảm đi khi có suy gan
và suy thận phối hợp
- Thông báo cho bác sỹ
những tác dụng không
mong muốn gặp phải
khi sử dụng thuốc.


3. Trình bày 01 điều học viên tâm đắc nhất khi thực hành Dược lâm

sàng
Mai Minh Phụng_215180026

12


Báo cáo thực tập Dược lâm sàng

Điều em tâm đắc nhất khi thực hành Dược lâm sàng đó chính là: Biết phân tích được
các ca lâm sàng theo mô hình SOAP, dựa trên diễn biến của bệnh nhân để thấy rõ mối
liên hệ giữa chỉ định điều trị và diễn biến của bệnh, từ đó giúp Dược sĩ biết cách sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Mai Minh Phụng_215180026

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×