Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 25 bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.17 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
LUYỆN TẬP NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: : Giúp học sinh nắm được những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt
ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và
phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Kĩ năng: Học sinh vận dụng được những yêu cầu đó vào sử dụng Tiếng
Việt, phân tích được sự đúng, sai, sửa chữa được những lỗi khi dùng Tiếng
Việt.
-Thái độ : Học sinh có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi
nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực
hành.
- Trò: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức ( phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ ( phút): Em hãy nhắc lại những yêu cầu về sử dụng
tiếng Việt?
IVTIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Hoạt động của thầy trò

Mục tiêu cần đạt


Hoạt động 1:Hướng dẫn
học sinh ôn lại kiến thức

Bài tập 1. Lựa chọn những từ ngữ viết
đúng trong các trường hợp sau (SGK).


làm bài tập

Gợi ý :
Những từ ngữ viết đúng là: bàng hoàng;
chất phác; bàng quan; lãng mạn; hưu trí;
uống rượu; trau chuốt; nồng nàn; đẹp đẽ; chặt
chẽ.
Bài tập 2. Phân tích tính chính xác và tính biểu
cảm của từ "lớp" (thay cho từ "hạng") và của
từ "sẽ" (trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh (trong bản thảo Di chúc, lúc đầu
dùng các từ "hạng", "phải", sau đó gạch bỏ)
(Văn bản trích, xem SGK).
Gợi ý:

Hoạt động 2: Hướng dẫn
học sinh giải các bài tập.

- Từ "lớp" phân biệt người theo tuổi tác,
thế hệ, không có nét nghĩa xấu nên phù hợp
với câu văn này. Từ "hạng" phân biệt người
theo phẩm chất xấu, tốt, mang nét nghĩa xấu
khi dùng với người nên không phù hợp.
- Từ "phải" mang nét nghĩa bắt buộc,
cưỡng bức nặng nề không phù hợp với sắc thái
nghĩa nhẹ nhàng, vinh hạnh của việc "đi gặp
các vị cách mạng đàn anh", Do đó, câu văn
này cần dùng từ "sẽ".
Bài tập 3. Phân tích chỗ đúng, sai của các



câu trong đoạn văn và của đoạn văn (xem đoạn
văn trong SGK).

\

Gợi ý:
Các câu trong đoạn văn đều nói về tình
cảm của con người trong ca dao, nhưng vẫn có
những lỗi sau:
- ý của câu đầu và các câu sau không nhất
quán. Câu đầu nói về tình yêu nam nữ, những
câu sau lại chỉ nói về những tình cảm khác.
- Quan hệ thay thế của đại từ "họ” ở câu 2
và câu 3 không rõ.
- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng.
Đoạn văn có thể chữa lại như sau:
Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về
tình yêu nam nữ là nhiều nhất nhưng số bài
thể hiện những tình cảm khác cũng không phải
ít. Những con người trong ca dao yêu gia đình,
yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi
chôn nhau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu
từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm,
ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm
và sâu sắc.
Gợi ý: Bài tập 5
- Đọc lại bài văn số 4

Bài tập 4. Phân tích tính hình tượng và

tính biểu cảm của câu văn sau:


thật kĩ từng câu, từng chữ.
- Phát hiện ra những
lỗi sai (nếu có).
- Phân tích nguyên
nhân của những lỗi mắc
phải trong bài và suy nghĩ
cách chữa lại cho đúng,
cho hay.
- Viết lại bài văn sau khi
đã chữa hết lỗi.

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này,
nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi
quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Theo
Anh Đức- Hòn Đất)
Bài tập 5. HS tự xem lại bài văn số 4 của
mình, phát hiện lỗi (nếu có) và sửa lại.



×