Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Xây dựng mô hình quản lý điều hành giao thông công cộng đô thị Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.24 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN THIỆN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 85.80.205

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN CAO THỌ

Phản biện 1: GS.TS. VŨ ĐÌNH PHỤNG

Phản biện 2: TS. PHAN LÊ VŨ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông họp tại
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 11 năm
2018.


* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
-Thư viện Khoa kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Trường
Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh
Quảng Ngãi, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi; thành phố
Quảng Ngãi nằm vị trí gần trung độ của tỉnh; cách thành phố Đà
Nẵng 123 km; cách thành phố Quy Nhơn 170 km; cách thành phố Hồ
Chí Minh 821 Km và cách Thủ đô Hà Nội 889 Km.
Thành phố Quảng Ngãi nằm ở trung đoạn giữa thủ đô Hà nội
và thành phố Hồ Chí Minh, là đầu mối giao thông của khu vực Trung
trung bộ và Tây nguyên; nằm trên các trục giao thông đường bộ,
đường sắt của quốc gia như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24, đường sắt
thống nhất Bắc Nam gắn với sân bay Quốc tế Chu Lai và cảng biển
nước sâu Dung Quất nên thuận lợi trong việc giao với các tỉnh, thành
phố trong cả nước và Quốc tế. Có đường tỉnh lộ 623B đi Thạch
Nham liên hệ các huyện phía Tây; đường Quốc lộ 24 nối liền thành
phố Quảng Ngãi với các huyện Minh Long, Ba Tơ và tỉnh Kom
Tum, tỉnh Gia Lai; đường tỉnh lộ 623C và Quốc lộ 24B thành phố
Quảng Ngãi đi Cổ Lũy liên hệ phần phía Đông ra biển và nối liền với
đường chiến lược vùng ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh.
Hiện nay, theo thống kê số lưu lượng phương tiện giao thông
tại thành phố Quảng Ngãi năm 2017 tăng khoảng 12%, đặc biệt số xe

ô tô tăng khoảng 25% so với năm 2015 (theo Báo cáo tổng kết năm
2017 của Ban ATGT tỉnh). Trước nhu cầu đi lại và số lượng phương
tiện cá nhân ở thành phố sẽ tăng nhanh, áp lực dòng xe trong thành
phố đang đương đầu với những vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng giao
thông. Đồng thời, xu thế người dân chuyển sang ô tô sẽ tăng nhanh
trong thời gian đến sẽ làm tăng sự lưu thông trong thành phố Quảng
Ngãi. Nhu cầu đi lại ngày càng tăng, trong khi cơ sở hạ tầng khó đáp
ứng kịp thời và bắt đầu xuất hiện ùn tắc giao thông trên một số nút
giao thông khu vực Trung tâm. Trong chiến lược phát triển thành
phố Quảng Ngãi đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ
hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý chặt chẽ nhu cầu
giao thông và đẩy nhanh tiến độ phát triển hệ thống GTCC đô thị liên


2
kết với mạng lưới tuyến xe buýt liên huyện trong tỉnh. Do vậy đề tài
nghiên cứu “Xây dựng mô hình quản lý điều hành giao thông cộng
cộng đô thị Quảng Ngãi” là cần thiết nhằm giúp cho việc quản lý
giao thông đô thị nói chung và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống GTCC thành phố nói riêng hướng đến mục tiêu xây dựng
thành phố thông minh trong tương lai.
2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống giao thông công cộng và mô hình quản lý điều hành
ứng dụng vào giao thông đô thị Quảng Ngãi.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các mô hình áp dụng trong công tác quản lý điều hành giao
thông đường bộ trong nước và trên thế giới.
Hiện trạng hệ thống giao thông công cộng tại đô thị thành phố
Quảng Ngãi.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

a) Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng mô hình quản lý GTCC và các bài toán ứng dụng hệ
thống giao thông công cộng cho hoạt động quản lý, điều hành hệ
thống giao thông đô thị Quảng Ngãi.
b) Mục tiêu cụ thể:
Giới thiệu tổng quan về GTCC và hệ thống GTCC; nghiên cứu
mô hình quản lý của các nước trên thế giới và của Việt Nam; sự phối
hợp các cơ quan chức năng, áp dụng bài toán tổ chức, giải pháp công
nghệ và phương thức quản lý điều hành, khai thác hệ thống giao
thông công cộng;
Đánh giá thực trạng các điều kiện đường, điều kiện giao thông,
tổ chức và điều khiển giao thông công cộng và hệ thống GTCC tại
Thành phố Quảng Ngãi;
Từ đó, xây dựng và lựa chọn mô hình quản lý, điều hành
GTCC phù hợp đô thị Quảng Ngãi cho hiện nay và tương lai; Ứng
dụng các bài toán để tính toán, tổ chức vận hành mô hình quản lý
GTCC.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý


3
thuyết.
Nghiên cứu thực nghiệm:
- Thu thập số liệu về hiện trạng giao thông, các nút giao thông,
các tuyến đường trục chính đô thị và khu vực;
- Tìm hiểu hoạt động GTCC: Hành trình các tuyến vận
chuyển, số lượng xe, cự ly, khoảng thời gian hoàn thành chuyến đi,
Phương pháp xử lý dữ liệu của thông tin lữ hành hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Bố cục của luận văn được tổ chức thành 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống giao thông công
cộng trong đô thị
Chương 2. Thực trạng hạ tầng giao thông và xu hướng phát
triển giao thông tại đô thị thành phố Quảng Ngãi
Chương 3. Xây dựng các bài toán và mô hình điều hành
giao thông công cộng cho thành phố Quảng Ngãi
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
CÔNG CỘNG TRONG ĐÔ THỊ
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIAO THÔNG
CÔNG CỘNG HIỆN NAY
1.1.1. Giao thông công cộng và hệ thống quản lý GTCC là
gì?
Giao thông công cộng là hệ thống giao thông trong đó người
tham gia giao thông không sử dụng các phương tiện giao thông thuộc
sở hữu cá nhân. Các dạng giao thông công cộng thường gặp bao
gồm: Xe kéo tay,Xe ngựa, xe thổ mộ, Xe xích lô, Đò ngang, Ghe,
thuyền, Xuồng, tắc ráng, vỏ lải, Xe buýt, Tàu điện, Tàu hỏa,Tàu
thuỷ, Máy bay,Taxi, Phà,…
Hệ thống quản lý giao thông công cộng là cơ quan quản lý nhà
nước về giao thông công cộng, trực thuộc Sở GTVT của địa phương
gọi tắt là cơ quan tổ chức giao thông (AOT), thực hiện xây dựng quy
hoạch, nghiên cứu khoa học và quản lý điều hành VTHKCC. Hiện
nay ở Việt Nam VTHKCC chủ yếu là bằng xe buýt.


4
1.1.2. Khái niệm giao thông công cộng trong hệ thống giao
thông vận tải đô thị

Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) là hình thức tham
gia giao thông bằng các phương tiện có khả năng chuyên chở lớn,
thường chạy theo tuyến cố định, quy hoạch từ trước để phục vụ
chung cho toàn đô thị như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên
cao,...
Vận tải hành khách cá nhân là hình thức tham gia giao thông
bằng các phương tiện cá nhân sử dụng cho riêng mình như xe máy,
oto, xe đạp,...
1.1.3. Vai trò giao thông công cộng trong hệ thống giao
thông vận tải đô thị
1.1.4. Đặc điểm và phân loại hình phương tiện tham gia giao
thông công cộng
1.1.5. Đánh giá loại hình VTHKCC bằng xe buýt so với các
phương tiện giao thông công cộng
1.2 XU HƯỚNG TOÀN CẦU VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
CÔNG CỘNG TRONG TƢƠNG LAI
1.2.1. Định hƣớng giao thông công cộng
1.2.2. Quá trình phát triển loại hình VTHKCC bằng xe buýt
ở các thành phố lớn ở Việt Nam
a) Hệ thống GTCC bằng xe buýt thường ở Hà Nội
b) Hệ thống GTCC bằng xe buýt thường ở TP.HCM
c) Hệ thống GTCC bằng xe buýt thường TP. Quảng Ngãi
1.2.3 Một số mô hình quản lý điều hành giao thông công
cộng trên thế giới và ở Việt Nam.
Tham khảo mô hình quản lý GTCC đô thị trên thế giới, tác giả
tóm tắt một số mô hình điển hình như sau:
- Mô hình cơ quan quản lý GTCC ở Singapore: Singapore là
quốc gia rất thành công với mô hình quản lý giao thông tích hợp, toàn
bộ các hoạt động về giao thông và sử dụng đất được quản lý trực tiếp
dưới quyền cơ quan LTA (Land Transport Authority), trong đó bao

gồm nhiều đơn vị chức năng thực hiện quản lý cả mạng lưới đường bộ


5
(gồm cả đường cao tốc và đường đô thị) và hệ thống VTHKCC, cũng
như cung cấp các thông tin và dịch vụ giao thông.
- Mô hình cơ quan quản lý GTCC ở TP Đài Bắc, Đài Loan:
Được quản lý tập trung dưới quyền chỉ đạo của Sở GTVT và được
chia nhỏ chức năng quản lý cho 4 đơn vị trực thuộc.
- Mô hình cơ quan quản lý GTCC ở TP Seoul, Hàn Quốc:
Trung tâm quản lý giao thông tập trung trực thuộc chính quyền TP
Seoul được chia thành 4 tổ kỹ thuật chính.
- Mô hình chung của cơ quan quản lý GTCC ở Việt Nam hiện
nay:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: cơ quan quản lý hoạt động vận tải
hành khách công cộng được thành lập ngày 26/1/2018, là cơ quan trực
thuộc và chịu điều hành trực tiếp từ Sở GTVT
Bảng 1.3. So sánh mô hình một số nước trên thế giới
* Nhận xét: Qua tham khảo các mô hình quản lý GTCC trên
thế giới hiện nay, tại đây nhu cầu đi lại của người dân rất lớn, mật độ
dòng xe rất cao,.. nhưng việc xảy ra UTGT là rất hiếm khi xảy ra. Do
đó, việc giải quyết bài toán UTGT, nhu cầu đi lại luôn kèm với nó là
một mô hình quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả và phù hợp với từng địa
phương và đô thị áp dụng.
1.2.4 Một số bài học kinh nghiệm và giải pháp cho phát
triển mô hình quản lý điều hành VTHKCC cho các thành phố ở
Việt Nam
a) Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển xe buýt
Một là, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và ý chí quyết tâm
của lãnh đạo Thành phố cùng với việc lựa chọn mô hình phát triển,

bước đi phù hợp là nhân tố quyết định sự thành công của xe buýt Hà
Nội trong các năm qua. Đầu tư của Thành phố chỉ để tạo cú hích ban
đầu sau đó là từng bước xã hội hoá nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước.
Hai là, muốn phát triển VTHKCC, ngoài đầu tư về phương tiện,
cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần, BDSC cũng như hệ thống thiết bị quản
lý, điều hành tiên tiến, còn phải phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xe


6
buýt như: Làn ưu tiên, dành riêng, điểm đầu, điểm cuối, điểm trung
chuyển…
Ba là, người dân ở các đô thị lớn nước ta hiện không thiếu
phương tiện đi lại nên muốn hạn chế phương tiện cá nhân và tăng
cường sử dụng xe buýt công cộng thì việc đổi mới toàn diện, nâng cao
chất lượng dịch vụ theo nguyên tắc “cung cấp dẫn đầu”là nhân tố
mang tính quyết định.
Bốn là, Thành phố có cơ chế chính sách phát triển phù hợp với
từng giai đoạn, chính sách về cơ sở hạ tầng VTHKCC nói chung và xe
buýt nói riêng. Chính sách về trợ giá lâu dài là nhân tố đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của xe buýt công cộng.
b) Giải pháp phát triển VTHKCC ở các Thành phố Việt Nam
Giải pháp cơ bản để giải quyết tận gốc bài toán về GTĐT ở các
Thành phố là phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD):
- Coi GTĐT là chủ thể của qui hoạch phát triển đô thị và qui
hoạch sử dụng đất. Lấy VTHKCC khối lớn làm xương sống cho phát
triển đô thị;
- Qui hoạch phương tiện đi lại phải đi trước qui hoạch hạ tầng
giao thông;
- Khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng và

kiểm soát tốt việc sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân, đặc biệt là ô
tô con.
Bổ sung các tiêu chuẩn, quy định về dành hạ tầng cho
VTHKCC trong các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng các
khu đô thị mới. Đường tiếp cận các khu dân cư đảm bảo tối thiểu là có
2 làn xe ô tô tiêu chuẩn (từ 7,5m trở lên). Các khu tập trung dân cư từ
5000 người trở lên phải dành diện tích đất cho điểm đầu cuối xe buýt
không dưới 1.000m2.
Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ và hiện đại hóa hệ thống điều
hành mạng lưới nhất là hệ thống vé xe buýt.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến VTHKCC nhanh
khối lớn như: BRT, Metro… vì năng lực của xe buýt chỉ có giới hạn.
Để phát huy hiệu quả của các phương thức VTHKCC khối lớn (BRT,


7
Metro) thì hệ thống xe buýt phải là công cụ tạo sự tích hợp và kết nối
của cả hệ thống, cụ thể là:
- Về giao thông: Tạo sự kết nối của tuyến BRT, Metro với các
tuyến buýt thông thường và tạo ra các điểm trung chuyển đa phương
thức giữa BRT, Metro với xe buýt, taxi cùng với việc bố trí nơi trông
giữ phương tiện cá nhân (xe con, xe máy, xe đạp) cho hành khách.
- Về vận tải: Có sự phối hợp biểu đồ vận hành hợp lý giữa BRT,
Metro và xe buýt ở các điểm trung chuyển để hành khách không phải
chờ đợi lâu khi chuyển tuyến và một hệ thống điều hành, giám sát chất
lượng dịch vụ thống nhất (cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
của từng phương thức vận tải và chung cho cả hệ thống).
- Về thể chế: Cần phải có một cơ quan quản lý điều hành chung
thống nhất và đặc biệt là một hệ thống vé điện tử liên thông chung cho
BRT, Metro với xe buýt và các dịch vụ GTCC khác trong Thành phố.

Có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng VTHKCC; hạn chế
phương tiện cá nhân cùng với chính sách trợ giá lâu dài và ổn định cho
phát triển VTHKCC.
1.3. KẾT LUẬN
Thông qua việc giới thiệu tổng quan về giao thông đô thị, sự
phát triển của loại hình GTCC bằng xe buýt, trong đó:
1. Có thể nhận thấy rõ ưu, nhược điểm của các loại hình GTCC
hiện nay, đặc biệt là tính ưu việt của loại hình phương tiện bằng xe
buýt thường đối với thành phố lớn ở Việt Nam; đồng thời cũng có thể
tham khảo mô hình quản lý điều hành GTCC của các nước và các đô
thị lớn ở Việt Nam. Các bài học kinh nghiệm và các giải pháp quản lý
trong quá trình phát triển loại hình VTHKCC bằng xe buýt để phát
triển mô hình GTCC cho các thành phố hiện nay.
2. Trên cơ sở mô hình quản lý đã được ứng dụng rộng rãi của
các nước trên thế giới và một số thành phố lớn ở Việt Nam, trong đó
nhấn mạnh để phát triển hệ thống GTCC và giảm UTGT chúng ta cần
ưu tiên phát triển hệ thống CSHT hiện đại đồng thời phải xây dựng mô
hình quản lý GTCC chuyên nghiệp và hiệu quả.


8
Từ những kết luận trên, thành phố Quảng Ngãi cần tập trung
xây dựng phương thức, mô hình quản lý phương tiện GTCC bằng xe
buýt.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ XU HƢỚNG
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TẠI THÀNH
PHỐ QUẢNG NGÃI
2.1. MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TRONG ĐÔ
THỊ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃİ

2.1.1 Thực trạng về hạ tầng giao thông và giao thông công
cộng
2.1.2. Hệ thống giao thông công cộng
2.1.3. Đánh giá thông số khai thác của các tuyến đƣờng
trong đô thị
2.1.3.1. Vận tốc dòng xe trên đường, vận tốc lưu thông của
xe buýt
2.1.3.2. Khả năng thông hành của đường và tỷ lệ chiếm
dụng đường khi có xe buýt
2.1.3.2. Tần suất giao thông
2.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC GIAO THÔNG CÔNG CỘNG,
THÔNG TIN LỮ HÀNH VÀ BÃI ĐẬU XE CÔNG CỘNG
2.2.1. Hệ thống điểm dừng đổ, trạm chờ xe buýt
2.2.2. Biểu đồ tiến độ chạy xe
2.2.3. Hệ thống thông tin lữ hành:
2.2.4. Các bến bãi đỗ xe kết hợp trạm sữa chữa, bảo
dƣỡng, các depot:
2.3. MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG CÔNG
CỘNG TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI HIỆN NAY
2.3.1 Mô hình quản lý điều hành GTCC hiện nay
Sở GTVT là đơn vị quản lý nhà nước về vận tải nói chung và
VTHKCC bằng xe buýt nói riêng trên địa bàn thành phố, là cơ quan
tham mưu cho UBND Tỉnh ra các quyết định về hoạt động
VTHKCC đường bộ trên địa bàn như quyết định công bố mở tuyến,
biểu đồ chạy xe... Những nhiệm vụ của Sở GTVT đó là: quản lý


9
luồng tuyến xe buýt, thẩm định giá vé; kiểm tra theo dõi hoạt động
xe buýt đảm bảo an toàn, trật tự trong vận tải; tổ chức triển khai và

hướng dẫn các đơn vị vận tải thực hiện các quy định của Nhà nước
về lĩnh vực vận tải xe buýt; theo dõi, đề xuất giải quyết các vướng
mắc trong hoạt động xe buýt; và tổng hợp báo cáo tình tình hoạt
động xe buýt của thành phố.

UBND Tỉnh Quảng Ngãi

Sở
Tài
chính
(Quản lý
về Giá,
trợ giá,
vé và
vốn ,…)

Sở
GTVT
(Quản lý
về cơ sở
hạ tầng,
phương
tiện vận
tải,…)

Công
an
tỉnh
(Quản lý
pháp

chế,…)

Sở,
Ban
ATGT


Tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng
dịch vụ

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VTHKCC

2.3.2. Phƣơng thức quản lý điều hành của Chính quyền đô thị
2.3.3. Phƣơng thức tổ chức, vận hành của doanh nghiệp xe buýt:
2.4. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ DỰ BÁO SỰ GIA
TĂNG PHƢƠNG TIỆN TRONG TƢƠNG LAI
2.4.1. Các phƣơng tiện giao thông trên địa bàn thành phố
2.4.2. Dự báo sự phát triển giao thông trong tƣơng lai
Một số hình ảnh hiện trạng hệ thống xe buýt tại Quảng Ngãi
hiện nay


10

Ùn tắt xe ở nội đô TP.Quảng Ngãi và trên các tuyến đường tỉnh

Hình 2.4. Điểm dừng xe buýt kết
hợp vạch sơn


Hình 2.5. Trạm chờ xe buýt hiện
nay

Bãi đỗ xe buýt kết hợp Bến xe dùng chung
2.5. KẾT LUẬN
Từ những nội dung nêu trên, tác giả nêu hiện trạng hệ thống
GTCC và phương thức quản lý GTCC tại Thành phố Quảng Ngãi,
trong đó đưa ra nhận xét như sau:


11
Muốn hạn chế xe máy, xe thô sơ tại các thành phố lớn nói
chung và Quảng Ngãi nói riêng đều xem việc phát triển loại hình
GTCC bằng xe buýt là chủ đạo và trước tiên bên cạnh nghiên cứu
tích hợp nhiều loại phương tiện trong tương lai như: Tàu điện ngầm
(MRT), Buýt nhanh (BRT), buýt đường sông,…; tuy nhiên ở Quảng
Ngãi hiện nay do CSHT và đường xá chưa hoàn thiện nên tác giả chỉ
phát triển 1 loại hình xe buýt trong tương lai gần mà thôi.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống GTCC tại Quảng
Ngãi hiện nay, việc tổ chức vận hành khai thác xe buýt và phát triển
VTHKCC còn nhiều bất cập, lõng lẻo, nhiều cơ quan cùng quản lý
liên quan đến hệ thống xe buýt, tuy nhiên chất lượng dịch vụ giảm
dần về xe buýt và mức độ phục vụ,…về cơ sở vật chất và hạ tầng
giao thông, phương tiện phục vụ,… đều đang dần xuống cấp, hiện tại
xe buýt không mang tính hấp dẫn cho người dân từ bỏ xe máy đi
bằng GTCC, không có thông tin lữ hành các chuyến đi, người dân
tiếp cận phương tiện khó khăn; bên cạnh đó phương thức quản lý
GTCC lỗi thời không hướng đến chất lượng phục vụ và thiếu ý tưởng
một khi phát triển mạng lưới lớn hơn.
Vì vậy, cũng như các hệ thống GTCC khác để phát triển xe

buýt và giải bài toán UTGT khi tốc độ đô thị hóa nhanh, Thành phố
Quảng Ngãi cần nghiên cứu xây dựng ngay mô hình quản lý điều
hành giao thông công cộng phù hợp với thực tế hiện nay, có tính
chuyên môn cao từng bước làm chủ công nghệ quản lý, điều hành
trong lĩnh vực GTCC; tiến đến là hoàn thiện quy hoạch và lộ trình
đầu tư hệ thống các CSHT cho xe buýt tích hợp đa phương tiện trong
tương lai.
CHƢƠNG III
XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH GIAO
THÔNG CÔNG CỘNG CHO THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Để có thể đề xuất các giải pháp hợp lý cho mô hình quản lý
GTCC trong hệ thống GTĐT thành phố Quảng Ngãi thì xuất phát từ
nhu cầu của hành khách, dựa trên hiện trạng của mạng lưới GTCC và
cơ sở hạ tầng đồng thời căn cứ vào các văn bản pháp luật (Quyết
định, quy hoạch hệ thống GTCC của địa phương…) và tham chiếu


12
các tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật và một số lý thuyết
tính toán, ngoài ra tham khảo kinh nghiệm của các đô thị trên thế
giới về các giải pháp phát triển GTCC bằng xe buýt
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN
LÝ GTCC TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
3.1.1. Căn cứ pháp lý
Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng
Chính Phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt;
Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2015
của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, giai đoạn 2016

– 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3.1.2. Cơ sở thực tế đề xuất xây dựng mô hình quản lý điều
hành GTCC tại Thành phố Quảng Ngãi:
* Cơ sở thực tế:
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết để giải quyết bài toán UTGT và
những bất cập trong quản lý, điều hành mạng lưới xe buýt tại thành
phố Quảng Ngãi hiện nay (như đã nêu ở Chương II) và quy hoạch, xây
dựng phát triển mạng lưới xe buýt trong tương lai
Cơ sở để xây dựng các bài toán và mô hình điều hành giao
thông công cộng tại thành phố Quảng ngãi thì cần xác định loại
phương tiện để giải bài toán này là xe buýt, dựa trên các ưu điểm của
loại hình phương tiện: chi phí thấp, dễ thực hiện, có khả năng giải
quyết bài toán chống ùn tắc xe,...và các chỉ tiêu, chỉ số để đánh giá mô
hình quản lý điều hành mang tính thuyết phục hơn, theo chiều hướng
tốt hơn,...
* Mục tiêu và định hướng phát triển loại hình VTHKCC
bằng xe buýt giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Dựa trên cơ sở Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày
09/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Quy hoạch phát triển
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2016-2025 trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với quan điểm và mục tiêu phát triển như
sau:


13
1. Quan điểm quy hoạch:
- Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (sau
đây viết tắt là VTHKCC) là nhiệm vụ quan trọng để phát triển giao
thông đô thị, nhằm xây dựng thành phố Quảng Ngãi văn minh, hiện
đại, xứng tầm đô thị loại II vào năm 2020, phát huy vai trò quản lý

nhà nước trong hoạt động VTHKCC theo đúng các quy định của
pháp luật hiện hành.
- Hiện thực hóa quan điểm VTHKCC là phương thức chủ yếu
phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đến năm 2020 cần đảm bảo
nguyên tắc “xe buýt an toàn nhất, rẻ hơn xe máy, nhanh hơn xe đạp”
để tạo dự văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ xe buýt công cộng.
- Đảm bảo duy trì tối đa lượng hành khách đi lại bằng phương
thức VTHKCC hiện hữu, mở rộng vùng phục vụ của loại hình dịch
vụ vận tải này. Việc phát triển VTHKCC bằng hình thức huy động
xã hội hóa từ các thành phần kinh tế là cơ bản, kết hợp với nguồn
lực hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó: ngân sách nhà nước đầu tư hạ
tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt và thực hiện các cơ chế, chính sách
khuyến khích phát triển VTHKCC theo quy định của Nhà nước.
- Hoạt động VTHKCC phải phù hợp với đặc điểm mạng lưới
giao thông, kết nối với các khu trung tâm thương mại, khu du lịch,
khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học, bến xe, bến cảng, nhà ga
đường sắt, các khu vực phát sinh nhu cầu đi lại cao và thường xuyên
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ VTHKCC
của người dân và du khách.
2. Mục tiêu quy hoạch:
- Tạo thói quen sử dụng phương tiện VTHKCC để đi lại của
người tham gia giao thông, giảm lưu lượng xe cá nhân lưu thông trên
đường bộ, giảm nguy cơ ùn tắc giao thông trong đô thị, góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông. Phấn đầu đến năm 2020 VTHKCC sẽ
đáp ứng khoảng 9,5% - 10% và đến năm 2025 khoảng 11% - 12%
nhu cầu đi lại của người dân.
- Xây dựng và duy trì mạng lưới tuyến VTHKCC đồng bộ,
tương thích, kết nối hài hòa với các loại hình vận tải khác; phủ kín
các khu vực quan trọng đảm bảo cho mọi đối tượng tham gia giao



14
thông dễ tiếp cận như: khu vực đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, nhà
ga, bến xe, bến cảng, sân bay và các thị trấn, thị tứ trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn, chủng loại, có
sức chuyên chở với trọng tải lớn đến 60 chỗ, hoạt động an toàn, thân
thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển hệ thống
giao thông vận tải đô thị bền vững, phù hợp với tầm nhìn phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn mới.
- Từng bước tiếp cận với phương tiện kỹ thuật mới để phục vụ
tốt nhu cầu đi lại của người dân và người tàn tật, phấn đấu có 10% số
lượng phương tiện sàn thấp, thiết bị hỗ trợ phục vụ cho người khuyết
tật.
3.1.3. Một số giải pháp hữu hiệu để phát triển GTCC hiện
nay cho Thành phố Quảng Ngãi
3.1.4. Dự báo nhu cầu sử dụng GTCC bằng xe buýt tại Thành
phố Quảng Ngãi
3.2. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH QUẢN LÝ GTCC CỦA CÁC
THÀNH PHỐ LỚN Ở VIỆT NAM , ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH
QUẢN LÝ GTCC CHO THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
3.2.1 Mô hình quản lý GTCC của các Thành phố lớn ở
Việt Nam
1. Trung tâm quản lý GTCC Thành phố Hồ Chí Minh
( />2. Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà
Nội ()


15
3. Phân tích, so sánh ƣu, nhƣợc điểm mô hình
3.2.2. Lựa chọn mô hình quản lý GTCC tại Thành phố

Quảng Ngãi
Từ những ưu nhược điểm nêu trên cho thấy hệ thống GTCC
tại Quảng Ngãi hiện nay còn thiếu là chưa có cơ quan quản lý
chuyên trách về GTCC; vì vậy, việc xây dựng mô hình quản lý
GTCC cho Thành phố Quảng Ngãi là hết sức cần thiết nhằm phát
triển hệ thống GTCC và giải quyết bài toán UTGT (trong đó mô hình
quản lý GTCC của TP.HCM hiện đại, hoàn chỉnh, mang tính ứng
dụng công nghệ hơn cả, tuy nhiên cần khắc phục những hạn chế đã
nêu); Do đó, trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm tình hình
của từng vùng, cơ sở hạ tầng hiện nay; tác giả nghiên cứu và đề xuất
mô hình quản lý GTCC cho Thành phố Quảng Ngãi theo các các giai
đoạn như sau:
1. Mô hình quản lý điều hành GTCC cho Thành phố Quảng
Ngãi
Cơ quan quản lý, điều hành giao thông cộng cho thành phố
Quảng Ngãi (lấy tên gọi là Trung tâm quản lý giao thông công
cộng) chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và Sở GTVT có
nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu thực hiện các chức năng: Xây dựng
quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển VTHKCC, Quản lý cơ sở
hạ tầng kỹ thuật phục vụ VTHKCC; Nghiên cứu kế hoạch về phát
triển mạng lưới và tổ chức điều hành VTHKCC, ứng dụng khoa học
kỹ thuật và công nghệ mới; Chức năng quản lý điều hành VTHKCC
thành phố; Phát hành và quản lý vé xe buýt; Tỏ chức khai thác nguồn
thu liên quan đến VTHKCC,…(các chức năng liên quan đều quy về
01 đầu mối thực hiện, không như mô hình hiện tại).


16
Mô hình quản lý, điều hành giao thông cộng cho thành phố
Quảng ngãi đề xuất thể hiện ở 03 cấp: cấp chính trị, cấp chiến lược

và cấp vận hành, khai thác. Trong đó:
 Cấp chính trị:
Không trực tiếp tham gia trong quá trình quy hoạch GTVT
nhưng chịu trách nhiệm ra quyết định quy hoạch và cung cấp các
thông tin hỗ trợ.
Đảm bảo hoặc huy động các nguồn tài chính để thực hiện các
dự án quy hoạch. Ra quyết định trợ giá VTHKCC.
 Cấp chiến lược (chức năng): Chịu trách nhiệm chính trong tổ chức
và quản lý nhà nước các dịch vụ VTHKCC.Thực hiện quy hoạch.
 Vận hành: Cung cấp các dịch vụ VTHKCC theo thỏa thuận với
các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
2. Mô hình quản lý điều hành GTCC cho Thành phố
Quảng Ngãi định hƣớng đến năm 2030:
Mục tiêu hướng tới khi xây dựng mô hình quản lý, điều hành
giao thông công cộng cho đô thị Quảng Ngãi là quản lý chuyên
nghiệp và quản lý, phát triển loại hình VTHKCC bằng các hệ thống xe
buýt (có xem xét đến sự tích hợp của loại hình VTHKCC khác),...
cùng với đó là sự tích hợp với hệ thống thông tin di động, dữ liệu từ
thiết bị giám sát hành trình.


17
Sau khi đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ và cán bộ của
Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng được đào tạo bài bản và có
kinh nghiệm trong về quản lý giao thông; thì chức năng của Trung
tâm Quản lý Giao thông công cộng lúc này là: Hoàn thiện quy hoạch,
chiến lược, kế hoạch phát triển VTHKCC, Quản lý và sữa chữa cơ sở
hạ tầng kỹ thuật phục vụ; Nghiên cứu kế hoạch về phát triển mạng
lưới đối với các tỉnh lân cận và tổ chức điều hành VTHKCC nâng
cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, ứng dụng khoa học kỹ

thuật và công nghệ mới; Phát hành và quản lý vé xe buýt điện tử và
UBND tỉnh Quảng Ngãi

SỞ GTVT Quảng Ngãi

Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng

Quản lý
Mạng
lưới
tuyến

Quản lý
CSHT
phục vụ,


Quản lý
tích hợp
đa
phương
thức

Đội quản
lý vận
hành, sữa
chữa

Hợp đồng mua/bán dịch vụ


Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VTHKCC, vận hành
depot và phát hành vé

Bộ phận
thông tin
dịch vụ,
ứng dụng
KHCN


18
hướng đến nhiều đối tượng; Phát triển và tích hợp các loại hình
GTCC khác,....
3.3. XÂY DỰNG CÁC BÀI TOÁN TÍNH TOÁN, TỔ
CHỨC VẬN HÀNH GTCC ỨNG DỤNG CHO MÔ HÌNH
QUẢN LÝ GTCC TẠI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
3.3.1. Bài toán tổ chức điều khiển và quản lý hệ thống giao
thông công cộng.
3.3.1.1. Sơ đồ vận hành, tổ chức điều kiển: [Nguồn 7]
3.3.1.2. Bài toán tổ chức điều khiển và quản lý hệ thống giao
thông
1. Xác định nhu cầu về dịch vụ
2. Xác định công suất sử dụng phù hợp với nhu cầu dịch
vụ
3. Xác định số xe cần thiết để vận hành trên tuyến
4. Xác định các chỉ tiêu cho chƣơng trình vận hành các
tuyến ở Quảng Ngãi.
* Tuyến TP. Quảng Ngãi – Dung Quất
* Tính toán cho các tuyến buýt còn lại:
Theo số liệu tính toán sơ bộ trên, thời gian vòng xe tăng thì

phản ánh lưu lượng HK tăng không đáng kể và không tương xứng
với số xe đưa vào khai thác, điều này sẽ không hiệu quả, Doanh
nghiệp khai thác lỗ=> Cần tính toán, điều độ lại dãn cách chạy xe,
giảm, tăng số lượng xe và tăng vận tốc khai thác.
5. Bố trí biểu đồ chạy xe: Tuyến TP. Quảng Ngãi – Dung
Quất (đề xuất): thể hiện giờ xuất bến và về bến đối với tần suất lớn,
rõ ràng, dễ hiểu và tránh tình trạng trùng lắp tuyến,..
3.3.2. Bài toán ứng dụng hệ thống thông tin lữ hành
1. Mục tiêu: Đảm bảo cho hành khách và các đối tượng đi xe
buýt nắm, tiếp cận thông tin về chuyến đi một cách thuận tiện, đơn
giản và chính xác
* Đảm bảo về tiếp cận về thông tin tuyến đi cần hướng đến các
đối tượng: thường xuyên, HK theo lịch trình cố định và HK đến
thành phố cần thông tin về mạng lưới, các hướng dẫn khác về dịch
vụ, bảng giá…


19
* Đảm bảo thông tin tại ga và trên xe buýt: tên tuyến, bản đồ
mạng lưới tuyến, sơ đồ tuyến, tên các ga và điểm trung chuyển; Biểu
đồ chạy xe trên các tuyến; Bảng giá vé,..
* Đảm bảo thông tin tại nơi công cộng và phương tiện thông
tin đại chúng, internet
2. Yêu cầu bài toán ứng dụng thông tin lữ hành
* Mô hình hệ thống ứng dụng hệ thống thông tin lữ hành:

Kết nối đồng bộ hệ thống
– Trên xe buýt
– Trung tâm QLĐH, Sở GTVT và Doanh nghiệp khai thác
– Bến bãi, nhà chờ.


Hệ thống phần mềm trung tâm
– Quản lý thông tin mạng xe buýt: Lịch trình, biểu đồ chạy xe,
giờ xuất bến về bến của tuyến buýt,…đến khách hàng xe buýt
– Giám sát và điều hành trực tuyến: thông qua cảm biến của xe
và hệ thống GPS, GPRS => truyền về Trung tâm xử lý, điều hành và
giám sát theo biểu đồ được duyệt.
– Thông tin phục vụ hành khách – Phân tích tình trạng GT:
3. Sơ đồ thuật toán
Nguyên lý xác định toạ độ của hệ thống GPS được dựa trên
công thức tính:
S (quãng đường) =V( vận tốc) xT(thời gian) [Nguồn 12]

Chức năng giám sát:
Hiển thị vị trí chính xác các phương tiện trên bản đồ.
Thường xuyên update vị trí của phương tiện. Quan sát được lộ
trình của phương tiện.
Xử lí thông tin và gửi thông báo đến người đi xe buýt thời gian dự
đoán xe buýt tới trạm.
Gửi thông tin xuống xe buýt để thông báo đến người đi xe buýt.

Chức năng điều cảnh báo:
Thông qua kết nối GPRS Server kết nối và nhận dữ liệu từ thiết
bị, thông qua dữ liệu nhận về Server thực hiện tính toán các giá trị
như: Vị trí, tốc độ, tình trạng xe... từ đó đưa ra những cảnh báo cho
phương tiện như: Quá tốc độ, cảnh báo khi xảy ra tắc đường...


20


Chức năng quản lý thông tin: Bao gồm chức năng theo
dõi thông tin vị trí, tốc độ, nhiệt độ, và các trạng thái khác của
phương tiện.
* Bài toán hiển thị thông tin
Phần mềm xây dựng trên sơ đồ ba lớp
Trong đó:
Lớp hiển thị: hiển thị thông tin về vị trí, vận tốc của xe buýt trên
bản đồ online.
Lớp dữ liệu: dữ liệu về vị trí, vận tốc của xe buýt được lưu trong
SQL Server.
Lớp kết nối: kết nối server với client và SQL Server; SQL Server
với bản đồ online.

Hình 2: Xây dựng các lớp trong phần mềm giải thuật và Sơ đồ thuật
toán
* Bài toán dự đoán thời gian
Do đặc trưng của từng đoạn đường giữa các trạm khác nhau
nên trên mỗi đoạn đường xe buýt chạy với vận tốc khác nhau. Vì vậy
để đưa ra dự đoán thời gian ta tiến hành khảo sát thực tế nhiều lần
vận tốc trung bình của xe buýt trên từng đoạn đường giữa các trạm
với nhau và thời gian xe buýt di chuyển giữa từ trạm này đến trạm kế
tiếp tương ứng theo các khoảng thời gian.


21
Giờ không cao điểm các ngày trong tuần: Vận tốc trung bình
(VT1), thời gian trung bình: TT1. Giờ cao điểm các ngày trong tuần:
Vận tốc trung bình (VT2), thời gian trung bình: TT2. Giờ không cao
điểm các ngày cuối tuần: Vận tốc trung bình (VT3), thời gian trung
bình: TT3. Giờ cao điểm các ngày cuối tuần: Vận tốc trung bình

(VT4), thời gian trung bình: TT4.
Sau khi khảo sát nhiều lần ( khoảng 1 tháng) ta lấy giá trị trung
bình của VT1, VT2, VT3, VT4 và TT1, TT2, TT3, TT4 trong tất cả
các lần khảo sát, ta được:
Giờ không cao điểm các ngày trong tuần: Vận tốc trung bình
(V1), thời gian trung bình: T1 Giờ cao điểm các ngày trong tuần:
Vận tốc trung bình (V2), thời gian trung bình: T2. Giờ không cao
điểm các ngày cuối tuần: Vận tốc trung bình (V3), thời gian trung
bình: T3. Giờ cao điểm các ngày cuối tuần: Vận tốc trung bình (V4),
thời gian trung bình: T4.

Sơ đồ thuật toán thời gian
Gọi các trạm xe buýt theo chiều đi lần lượt là trạm 1, trạm 2,
trạm N và thời gian đi từ trạm 1 đến các trạm tiếp theo tương ứng là


22
T1, T2,… TN. Khi xe buýt ở vị trí giữa trạm X-1 và trạm X ta gọi là
xe buýt đang ở vị trí A, thời gian xe buýt đi từ trạm X-1 đến vị trí A là
TXa, ta có thời gian dự đoán xe buýt đi từ X đến trạm X là TXb=
T(X-1) – Txa.
Ta có công thức dự đoán thời gian xe buýt tới trạm Y ( Y>X)
là: Thời gian dự đoán xe buýt tới trạm T(Y) = T(Y-1)+ … +T(X) +
T(X-1) – Txa
Sơ đồ thuật toán di chuyển của xe buýt

3.3.3. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng VTHKCC
cho mô hình quản lý điều hành GTCC từ một số chỉ tiêu cơ bản.
Một mô hình quản lý điều hành GTCC được đánh giá hoạt
động hiệu quả thì cần có một bộ tiêu chí hoàn chỉnh để trong không

chệch hướng mục tiêu khi xây dựng, quy hoạch, phát việc phát triển
loại hình VTHKCC. Sau khi nghiên cứu các tiêu chí được áp dụng
của các nước trên thế giới, tác giả đề xuất, lựa chọn một số tiêu chí
cần có để xây dựng cho mô hình, như sau:
3.4. NHẬN XÉT, KẾT LUẬN
Trong chương này, mục tiêu luận văn là cơ sở lý thuyết và mô
hình quản lý điều hành GTCC áp dụng cho Thành phố Quảng Ngãi
phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó nêu ra các giải
pháp kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cần đầu tư, nâng cấp theo quy hoạch,
lộ trình đầu tư để hoàn thiện hệ thống quản lý GTCC trong tương lai.


23
1. Tác giả đưa ra được cơ sở đề xuất là căn cứ thực hiện, hoàn
thiện CSHT hệ thống xe buýt đưa ra các giải pháp kỹ thuật, hoàn
thiện quy hoạch làm cơ sở để xây dựng mô hình quản lý.
2. Xây dựng mô hình quản lý điều hành GTCC áp dụng cho
Thành phố Quảng Ngãi.
3. Các bài toán ứng dụng và tính toán tổ chức vận hành hệ
thống GTCC, xác định tần suất HK và số lượng xe buýt cần thiết,..
cho mô hình quản lý.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Luận văn đã tiến hành phân tích các số liệu hiện nay về giao
thông công cộng tại Thành phố Quảng Ngãi, qua đó tham khảo các
mô hình quản lý điều hành của các nước trến thế giới thông qua phát
triển loại hình VTHKCC đối với xe buýt và nghiên cứu được những
giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của hành khách, nâng
cao năng lực cập nhật thông tin lữ hành cho các đối tượng sử dụng
GTCC tại các trạm chờ, trung chuyển của xe buýt,…từ đó đề xuất

mô hình quản lý, điều hành cho Thành phố Quảng Ngãi phù hợp với
thực trạng hiện nay và cho tương lai.
Các kết quả chính đạt đƣợc của luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu tổng quan về hệ thống giao thông công cộng và
làm rõ khái niệm về tiếp cận trong giao thông nói chung và giao
thông công cộng nói riêng và các thành tố của nó; đồng thời tham
khảo, giới thiệu một số mô hình quản lý của các nước, trong đó so
sánh sự phát triển loại hình VTHKCC của các nước và các thành phố
ở Việt Nam; đánh giá tích cực từ việc xây dựng mô hình quản lý
GTCC đến việc giải quyết bài toán UTGT.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác, tổ chức và khả năng
tiếp cận các loại hình GTCC và tìm hiểu tần suất lưu thông tại thành
phố Quảng Ngãi, qua đó chỉ rõ sự bất cập về hệ thống GTCC hiện
nay dựa trên các thành phần chính đó là: Thông tin lữ hành, chất
lượng phục vụ và mô hình quản lý, giám sát, điều hành.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng tỷ lệ sử dụng GTCC thông qua
tiếp cận các trạm chờ, trung chuyển, khả năng kết nối của loại hình


×