Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 31 bài: Thực hành biện pháp tu từ phép điệp và phép đối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.94 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
Tiết 90 - THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
(Tiết 1)
A. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.
- Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác
phẩm nghệ thuật.
- Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết.
B. PHƯƠNG TIỆN.
- SGK, SGV.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10.
C. PHƯƠNG PHÁP : Đọc, Vấn đáp, Trao đổi thảo luận
D. LÊN LỚP.
I. Ổn định tổ chức.
Lớp
10A
10D
10H
10I
10A3

Tiết

Thứ

Ngày

Sĩ số

Vắng




10A4
II. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật
được thể hiện ntn trong bài thơ Bánh trôi nước?
III- Bài mới:
I. Luyện tập về phép điệp ( Điệp ngữ )
Đọc ngữ liệu.

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

Trao đổi nhóm để trả lời a. Ngữ liệu 1: Bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.
các câu hỏi SGK.

- (1) "nụ tầm xuân" được lặp lại nguyên vẹn ở câu
thứ hai và câu thứ ba có tác dụng làm cho ý thơ, nhịp
thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt
hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi
được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.
Nếu thay thế bằng:
+ Hoa tầm xuân: không gợi được hình ảnh người con
gái ở độ tuổi cập kê.
+ Hoa cây này: không còn là hình ảnh được giữ mãi
trong kí ức.
-(2) Lặp lại cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” ở
bốn câu cuối của bài ca dao đã góp phần nhấn mạnh
nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân,
tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến.
b. Ngữ liệu 2: Các câu tục ngữ này có hiện tượng lặp



từ, tạo tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói để
câu nói dễ nhớ, dễ thuộc hơn, ko mang màu sắc tu từ.
2. Kết luận:
- Khái niệm: Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một
Em hiểu như thế nào về
phép điệp?

yếu tố ng«n ng÷ trong v¨n b¶n (vần, nhịp, từ, cụm từ,
câu) để nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo nên
tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.
- Mô hình: nếu gọi a là một nhân tố của phép điệp
trong chuỗi lời nói, ta có:
a + a + b + c + d…

Xây dựng mô hình cho hay : a + b + c + a + d…
phép điệp?
- Phân loại:
+ Điệp cách quãng: là điệp ngữ mà giữa các từ ngữ
được lặp lại có chen các từ ngữ khác
Nhớ lại kiến thức đã VD: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ
học ở THCS, phân loại đồng lúa chín (Thép Mới).
phép điệp.

+ Điệp nối tiếp: là điệp ngữ mà các từ ngữ được lặp
lại được đặt liền nhau.
VD: Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…
(Nguyễn Bính)

+ Điệp chuyển tiếp (điệp vòng): là loại điệp ngữ
thường thấy trong thơ, trong đó những từ ngữ lặp lại


có vị trí cuối câu thơ trước và đầu câu thơ sau
VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
(Chinh phụ ngâm, Đoàn thị Điểm)
3. Bài tập:
a. Tìm 3 VD về phép điệp không có giá trị tu từ:
- Anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu hơn và
đọc sách nhiều hơn.
HS thảo luận, làm bài - Tác giả viết bài thơ này khi tác giả đi thực tế ở chiến
trường.
tập a, b SGK.
b. Tìm 3 VD về phép điệp trong các bài văn đã học:
- Bài ca dao Khăn thương nhớ ai
- Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích: Buồn trông…
- Bài Nhớ rừng:
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
IV. Củng cố: Khái niệm, mô hình, phân loại phép điệp. Phân biệt với lặp từ ngữ
thông thường.
V. HDVN: Làm bài tập 3c.


Ngày soạn : 24 / 3 / 2012
Ngày kí


: 26 / 3 / 2012

Tiết 91 - THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
(Tiết 2)
I. Ổn định tổ chức.
Lớp

Tiết

Thứ

Ngày

Sĩ số

Vắng

10A
10D
10H
10I
10A3
10A4
II. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là phép điệp? Làm bài tập 3c SGK tr 125.
III. Bài mới:
II. Luyện tập về phép đối
Đọc ngữ liệu.


1. Tìm hiểu ngữ liệu:

Trao đổi nhóm để trả lời * Ngữ liệu (1), (2):
các câu hỏi SGK.

+ Sắp xếp từ ngữ thành 2 vế, số lượng từ bằng nhau,
từ loại tương ứng với nhau
+ Hai vế cân đối, được gắn kết với nhau nhờ những từ


ngữ trái nghĩa (đói-rách, tiên-hậu), cùng trường nghĩa
(chim-người, tổ-tông, sạch-thơm, nên-vững, lễvăn…), dùng vần (sạch-rách, nên-nền) ở (3) sử dụng
cách đối bổ sung. Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối theo
kiểu câu đối.
- Ở mỗi vế, từ loại của vế này tương ứng với từ loại
của vế kia -> cân đối về thông tin và thẩm mĩ.
* Ngữ liệu (3), (4):
- Ngữ liệu (3): Đối trong 1 câu
- Ngữ liệu (4): Đối giữa các câu
* Tìm một số VD khác:
- Hịch tướng sĩ:
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối…
- Đại cáo bình Ngô:
Đánh một trận …./ Đánh hai trận…
- Truyện Kiều:
Khi tỉnh tượu/lúc tàn canh…
Sớm đưa Tống Ngọc/tối tìm Trường Khanh…
- Thơ Đường luật:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

- Câu đối:


+ Da trắng vỗ bì bạch/Rừng sâu mưa lâm thâm.
+ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
2. Kết luận:
- Khái niệm: Phép đối là biện pháp tu từ sắp đặt từ
ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo hiệu
Em hiểu như thế nào về
phép đối?

quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, nhằm mục đích
gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn
đạt, để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó.
- Mô hình:
+ Trong một câu: A+B+C, A’+B’+C’.
Giữa các câu: A+ B + C

Xây dựng mô hình cho

A’+ B’+ C’

phép đối?
- Phân loại:

+ Đối thanh (trắc đối bằng)
Nhớ lại kiến thức đã

+ Đối về nghĩa.


học ở THCS, phân loại + Đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh
từ…)
phép đối.
3. Phân tích ngữ liệu:
- Tác dụng của phép đối trong tục ngữ:
HS thảo luận, làm bài + khiến cách nói của tục ngữ trở nên ngắn gọn, tác
động nhanh, trực tiếp đến người nghe. Mỗi từ chứa
tập 2 SGK.
đựng một thông tin cô đúc & chính xác. Chính vì thế


mà tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng
rộng…
+ từ ngữ đối xứng, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu. Sự
gắn kết giữa hai vế nhờ sử dụng các từ trái nghĩa hoặc
các từ cùng một trường nghĩa. Vị trí của các danh từ,
động từ, tính từ tạo ra sự cân đối khiến cho người đọc
không chỉ được thoả mãn về thông tin, mà còn thoả
mãn về cả thẩm mĩ -> dễ nhớ và được lưu truyền rộng
rãi.
- Không thể thay thế các từ đã cho trong câu tục ngữ
vì các từ đó đã đối nhau về thanh điệu, về nghĩa.
- Những biện pháp ngôn ngữ đi kèm với phép đối: lặp
lại vần, đối lập hoặc cùng trường nghĩa, lặp cấu trúc
câu.
4. Bài tập:
a. Tìm mối kiểu đối một VD: Tham khảo phần hướng
dẫn đọc thêm Nỗi thương mình.


HS thảo luận, làm bài
tập 3a SGK.


IV. Củng cố: Khái niệm, mô hình, phân loại phép đối.
V. HDVN: Làm bài tập 3b.
Soạn: Nội dung và hình thức của VBVH.



×