7 nàng thơ trong cuộc đời Picasso
Các danh họa như Rembrandt, Goya, Bonnard hay Stanley Spencer cũng đều có những tác
phẩm để đời được lấy cảm hứng từ gương mặt, cơ thể vợ và người tình của họ. Nhưng
không ai “tận dụng” phụ nữ như Pablo Picasso. Cuộc triển lãm lớn có tên Challenging The
Past, trưng bày các tác phẩm của họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20, sẽ khai mạc vào ngày 25/2 tới
đây tại London (Anh) là dịp để báo giới một lần nữa tốn giấy mực về 7 mối tình đáng nhớ
nhất trong cuộc đời Picasso (1881-1973).
“Phụ nữ là những cỗ máy gây đau khổ”, Picasso từng nói như vậy với người tình Francoise Gilot
hồi năm 1943. Song khi họ bắt đầu mối quan hệ kéo dài 9 năm, danh họa lúc đó đã 61 tuổi cảnh
báo cô sinh viên nghệ thuật 21 tuổi rằng: “Đối với tôi chỉ có hai loại phụ nữ: hoặc là nữ thần, hoặc
là thảm chùi chân”.
Trong số 7 nàng thơ trong cuộc đời danh họa Tây Ban Nha này, có hai người tự kết liễu đời mình
và hai người bị điên. Một người khác chết vì những nguyên nhân tự nhiên chỉ sau bốn năm “làm
bạn” với họa sĩ. Mặc dù Picasso có quan hệ với hàng trăm phụ nữ, nhưng 7 nhân vật nói trên mới
là những người tạo cho ông nhiều cảm xúc nhất trong sáng tạo nghệ thuật. Picasso thực sự đam
mê những người phụ nữ này và đã thể hiện điều đó ở nhiều tác phẩm, khi ông không chỉ cố gắng
mô tả chân dung các nàng thơ, mà còn bộc lộ cảm xúc của mình đối với họ.
Fernande Olivier là mối tình lớn đầu tiên của Picasso, người mà
ông gặp hồi năm 1904. Tuy vừa lười vừa cẩu thả, nhưng lại năng
nổ và độc lập nên người đàn bà đẹp như tượng này đã trở thành
người mẫu trong nhiều tác phẩm Thời kỳ Hồng của danh họa. Đối
với chàng trai trẻ Picasso mới tới Paris 2 năm và chỉ có trải
nghiệm cùng những phụ nữ ngoan đạo hoặc gái làm tiền khi ấy thì
người đẹp cấp tiến này là một thách thức. Năm 1906, Olivier cùng
ông tới ngôi làng Gosol. Ấn tượng về kiến trúc lập thể truyền
thống ở nơi đây và ngoại hình đầy nhục cảm của người tình đã
truyền cảm hứng để Picasso cho ra đời bức tranh có ảnh hưởng
vào loại lớn nhất thế kỷ 20
- Les Demoiselles d’Avignon.
Song khi Olivier quan hệ với một nghệ sĩ Italia để buộc Picasso phải nổi cơn ghen thì ông quay
sang kết cặp với cô bạn thân của bà là Eva Gouel. Thời gian này, Picasso đã theo đuổi trường
phái Lập thể. Yếu đuối và mảnh mai, cá tính của Gouel hiện vẫn là một bí ẩn. Tuy chưa bao giờ vẽ
chân dung Gouel, nhưng ông thường tôn vinh nàng thơ này trong nhiều bức tranh với những lời lẽ
như “Người đàn bà đẹp của tôi” mà có lẽ đây là cử chỉ nghệ thuật trìu mến nhất mà Picasso dành
cho một phụ nữ. Mặc dù vô cùng đau khổ với việc Gouel qua đời vì bệnh lao hồi năm 1915, song
ông vẫn không kìm được cảm xúc của mình khi gặp Gaby Depeyre.
Fernande Olivier
Olga Khokhlova
Cuộc hôn nhân của Picasso với nghệ sĩ ballet Ukraina Olga Khokhlova vào năm 1918 là lúc ông
thay đổi hoàn toàn chiều hướng nghệ thuật của mình - từ trường phái Trừu tượng chuyển sang
Tân cổ điển. Trong những bức chân dung mô tả Khokhlova, Picasso thể hiện rõ sự ảnh hưởng của
bậc thầy thế kỷ 19 Jean Auguste Dominique Ingres. Cuộc hôn nhân đầy xung đột của họ sứt mẻ
do Khokhlova thuộc tầng lớp xã hội cao và thích tham gia các sự kiện “chính quy” trong khi
Picasso lại là người tự do phóng túng. Khi Khokhlova mắc chứng hoang tưởng ngày càng nặng,
Picasso đã thể hiện rõ cảm giác căm ghét trong những bức tranh mô tả bà và phụ nữ nói chung.
Khi đã thành danh và giàu có, Picasso có thể làm bất cứ điều gì
mình thích. Tuy không chung thủy nhưng ông không rời bỏ vợ và
duy trì mối quan hệ bí mật với Marie-Therese Walter, lúc đó mới
17 tuổi. Có mái tóc vàng và ngoại hình khỏe khoắn, nhưng hoàn
toàn không quan tâm đến nghệ thuật, Walter trở nên bất tử trong
những hình ảnh đầy nhục cảm của Picasso. Nếu Walter khá cục
mịch thì Dora Maar - nàng thơ kế tiếp của danh họa - lại tỏ ra “cân
xứng” nhất với ông về nghệ thuật bởi bà là một nhiếp ảnh gia kiêm
nghệ sĩ mỹ thuật theo chủ nghĩa Siêu thực. Cuộc chạm trán giữa
hai nghệ sĩ này cũng thật đặc biệt. Khi Picasso làm cho Dora Maar
chảy máu tay, ông đã xin giữ đôi găng tay dính máu của bà. Hai
người gắn bó với nhau vào cuối những năm 1930 và đầu thập
niên 1940. Là một người tình lâu năm trong cuộc đời Picasso,
song Dora Maar đã suy sụp tinh thần và sống cuộc đời ẩn dật như
một nữ tu khi năm 1944, ông bỏ rơi bà để đi theo cô gái trẻ
Francoise Gilot.
Gilot là một nghệ sĩ trẻ đầy khao khát và gặp danh họa khi mới 21
tuổi. Nhưng khi đến với Picasso, dường như cô gái trẻ này “câm
điếc” trước tính cách ngang tàng và tàn nhẫn của ông. Trong số 7
phụ nữ Picasso có tình cảm sâu nặng nhất thì Gilot là người duy
nhất tự rời bỏ ông. Bà sinh cho Picasso hai người con và họ sống
với nhau êm ả trong 9 năm. Picasso đã làm nổi bật những nét đẹp
của Gilot trong một loạt các bức tranh rực rỡ và những bản khắc
a-xit. Đây là thời kỳ đỉnh cao danh vọng của Picasso.
Mối tình lớn cuối cùng của họa sĩ tài danh này là Jacqueline Roque. Bà đã kết hôn với Picasso
năm 1961 và là nguyên mẫu trong hơn 400 tác phẩm của danh họa. Rốt cuộc Roque là người phụ
nữ đã nhận được sự đối xử tử tế của Picasso. Mối quan hệ của họ là một cơ sở yên bình cho
những năm cuối đời của danh họa. Tuy nhiên, câu chuyện của bà đã kết thúc trong bi kịch. Năm
1986, bà tự vẫn - 13 năm sau cái chết của chồng.
1. Fernande Olivier (1881-1966): Quan hệ với Picasso từ năm 1904 đến 1911), ở giai đoạn nghệ thuật
mang tính cách mạng nhất của ông.
Marie-Therese Walter
Francoise Gilot
2. Eva Gouel (1885-1915): Quan hệ với Picasso từ năm 1911 đến 1915,
tên thật là Marcelle Humbert. Picasso từng thừa nhận rằng ông cảm thấy
“mãn nguyện nhất” khi ở bên người phụ nữ này.
3. Olga Khokhlova (1891-1954): Quan hệ với Picasso từ năm 1917, là người vợ đầu tiên của ông. Bà đã
sinh ra cậu con trai cả Paulo (1921-1975) của danh họa. Sau khi chia tay hồi năm 1935, bà “tra tấn” ông
bằng những bức thư đầy hận thù. Hai người không ly hôn sau khi Picasso từ chối chia tài sản cho bà.
4. Marie-Therese Walter (1909-1977): Quan hệ với Picasso từ năm 1927 đến 1936. Walter sinh hạ cho
Picasso cô con gái Maia vào năm 1935. Một năm sau, danh họa bắt đầu thay lòng đổi dạ. Walter đã treo cổ
tự vẫn năm 1977.
5. Dora Maar (1907-1997): Quan hệ với Picasso từ năm 1936 đến 1944,
tục danh là Henriette Theodora Markovitch, mang trong mình dòng máu Croatia và Pháp. Là một nghệ sĩ
mỹ thuật kiêm nhiếp ảnh gia tài năng, song thần tượng thuộc trường phái Siêu thực này lại không có khả
năng sinh con. Dora Maar trở lại với việc vẽ tranh và triển lãm ở Paris ngay sau khi Picasso rời bỏ bà.
Những năm cuối đời, Dora Maar sống ẩn dật, chết trong nghèo khó và đơn độc.
6. Francoise Gilot (sinh năm 1921): Quan hệ với Picasso từ năm 1944 đến 1953. Cô sinh viên luật này đã
bỏ học để theo đuổi nghệ thuật và bắt đầu quan hệ với danh họa khi 21 tuổi. Gilot sinh cho Picasso 2 người
con, gồm Claude (1947) và Paloma (1949). Nản lòng với thói trăng hoa của họa sĩ và bản tính thô lỗ nơi
ông, bà đã chủ động rời bỏ Picasso. Mối quan hệ 9 năm của họ đã được kể lại trong cuốn sách best-seller
Life With Picasso, xuất bản 11 năm sau khi hai người chia tay nhau. Năm 1970, bà kết hôn với nhà khoa
học Mỹ Jonas Salk, nhưng vẫn theo đuổi đam mê hội họa.
Eva Gouel