Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

phân tích các yếu tố tác động đến mức cung tiền tệ và ảnh hưởng của sự biến động mức cung tiền đến tổng cầu ( tổng chi tiêu dự kiến ) và sự thay đổi mức cung tiền của việt nam trong những năm gần đây và tác động đến mức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.04 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................2
Phần I. Cơ sở lí thuyết............................................................................................3
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ.......................................................3
1.1.Khái niệm mức cung tiền tệ ............................................................................3
1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ....................................................3
2. Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu......................................................5
2.1.Khái niệm tổng
cầu.........................................................................................5.
2.2.Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu...................................................6
a.Ảnh hưởng của mức cung tiền đến chi tiêu đầu tư............................................7
b. Ảnh hưởng của mức cung tiền đến chi tiêu tiêu dùng......................................8
c. Ảnh hưởng của mức cung tiền đến xuất khảu ròng..........................................9
Phần 2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................9
I. Mức cung tiền của Việt Nam trong những năm gần đây................................9
II. Tác động của mức cung tiền đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.................12
Phần 3.Kết luận......................................................................................................14
Tài liệu tham khảo .................................................... .........................................15

1


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với
sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Theo Milton Friedman thì “Tiền
là bất cứ cái gì được xã hội chấp nhận chung dùng trong việc thanh toán để lấy
hàng hóa và dịch vụ hoặc hoàn trả các món nợ”.
Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu trong xã hội hiện đại, bất kỳ ai dù ít hay
nhiều họ đều có nhu cầu về tiền tệ để sinh hoạt, trang trải cuộc sống của mình.
Trong nền kinh tế vĩ mô và thị trường xã hội không có tiền thì mọi giao dịch sẽ khó
có thể thực hiện được, không có sự lưu hành của tiền tệ trong thị trường thì mọi


giao dịch và trao đổi đồng loạt sẽ bị gián đoạn. Nền kinh tế sẽ khó kiểm soát và
khủng hoảng khi đồng tiền mất giá, hàng loạt vấn đề sẽ phát sinh: giá cả lên cao,
lạm phát xuất hiện, xã hội rối loạn và dần đi đến thời kì đen tối từ kinh tế đến
chính trị.
Vì vậy, tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng cả nền kinh tế vi mô lẫn vĩ mô. Với vai
trò đó của mình, để ổn định nền kinh tế vĩ mô nhà nước đã tác động vào cung tiền
tệ thông qua chính sách tiền tệ. Sự thay đổi mức cung tiền tệ có tác động trực tiếp
đến lãi suất thị trường rồi từ đó tác động đến đầu tư, xuất khẩu hay chính là tổng
cầu. Ở Việt Nam, cung tiền trong những năm vừa qua luôn là một trong những yếu
tố tác động đến hiệu quả điều hành các chính sách kinh tế của đất nước.
Do đó, để hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng của tiền tệ và sự ảnh hưởng của các
nhân tố đến mức cung tiền cũng như ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu,
nhóm 4 chúng em xin được trình bày những hiểu biết của mình về đề tài:
“PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN TỆ VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BIẾN ĐỘNG MỨC CUNG TIỀN ĐẾN TỔNG CẦU (
TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN ). VÀ SỰ THAY ĐỔI MỨC CUNG TIỀN CỦA
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM”.

2


Phần I: Cơ sở lý thuyết
1.Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ
1.1.Khái niệm mức cung tiền (MS)
Mức cung tiền (hay còn gọi là cung ứng tiền tệ hoặc cung tiền) là một khái niệm
kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu
cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản,...của các cá nhân (hộ gia đinh) và doanh nghiệp
(không kể các tổ chức tín dụng).
Mức cung tiền là tổng là tổng số tiền có khả năng thanh toán nhanh và dễ dàng.

Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các
ngân hàng thương mại.
Ta có

H = M0 + R

Trong đó: H : tiền cơ sở (tiền do ngân hàng TW phát hành)
M0 : tiền mặt lưu hành
R : tiền dự trữ trong các ngân hàng
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền
Thứ nhất là ảnh hưởng từ hoạt động của ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, một tổ chức môi
giới tài chính. Hoạt động của nó cũng như hoạt động của các tổ chức môi giới tài
chính khác như quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm vv,..là nhận số tiền của người gửi
này( cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,…) và đem số tiền đó cho người khác
vay để sinh lợi. Ngân hàng thương mại cũng được coi là tổ chức tài chính trung
gian, đứng ra thu thập các khoản tiền tiết kiệm của dân cư, những người muốn để
3


dành một phần giá trị thu nhập cho tiêu dùng tương lai, cũng như thu nhập các
khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội, và đem khoản tiền này cho những người cần
vay để chi tiêu cho hiện tại. Ngân hàng thu lợi nhuận trên cơ sở lãi suất cho vay
lớn hơn lãi suất tiền gửi.
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã cho phép mỗi ngân hàng riêng biệt không
cần phải lưu trữ đầy đủ mọi giá trị các khoản tiền vào, ra một ngày của ngân hàng.
Thông qua một hệ thống thanh toán của ngân hàng nhà nước mà ở đó mỗi Ngân
hàng thương mại đều có 1 tài khoản của mình, công việc thanh toán bù trừ được
tiến hành và cuối ngày chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch gữa toàn bộ số tiền gửi
và rút ra trên tạo tài khoản của ngân hàng thương mại mở tại hệ thống thanh toán.

Điều này mở ra khả năng hạ thấp mức dự trữ của NHTM, tăng tốc độ thanh toán,
đẩy nhanh các hoạt động giao dịch, sự thanh toán ngân hàng không chỉ diễn ra
trong một nước. Mối quan hệ giữa ngân hàng nước này làm chị nhánh cho ngân
hàng nước khác, với công nghệ ngân hàng hiện đại như hệ thống máy tính,… đã
làm cho quá trình thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng thuận lợi và bớt rủi ro.
Qúa trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi được thực hiện bởi hệ
thống các ngân hàng thương mại.
Mỗi ngân hàng sẽ nhận được một khoản tiền gửi, bắt buộc phải để lại dự trữ theo
một tỉ lệ % nào đó ( ví dụ 10% số tiền gửi) như Ngân hàng Trung ương quy định.
Số tiền dự trữ này dùng để đảm bảo khả năng ổn định cho việc chị trả thường
xuyên của Ngân hàng thương mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của Ngân hàng trung
ương. Tùy theo loại tiền gửi và quy mô của chúng mà Ngân hàng trung ương quy
định những tỉ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau. Một phần tiền dự rữ được dự trữ tại
ngân hàng dưới dạng tiền mặt, còn một phần được gửi vào tài khỏan của mình tại
Ngân hàng trung ương.
4


Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ là: rb= Rb/ D
Trong đó: rb – tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Rb– dự trữ (tiền) bắt buộc
D – tiền gửi
Một khoản tiền gửi mới đưa vào hệ thống ngân hàng sẽ tạo thêm một khoản dự trữ
mới ,và cho phép tạo một lượng tối đa khoản cho vay mới. Những khoản cho vay
được đưa trở lại hệ thống ngân hàng, lại trở thảnh những khoản tiền gửi mới ( D)
bằng 1/rb.
Thứ hai là ảnh hưởng từ ngân hàng trung ương:
Chức năng của Ngân hàng trung ương:
 Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: Ngân hàng trung ương giữ khoản
dự trữ cho các ngân hàng thương mại, thực hiện tiến trình thanh toán cho các

ngân hàng thương mại và hoạt động như người cho vay của phương sách
cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại trong trường hợp khẩn cấp
 Ngân hàng chính phủ: Ngân hàng trung ương giữ các tài khoản cho chính
phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách
tài khóa của chính phủ bằng việc mua bán tín phiếu của chính phủ.
 Kiểm soát mức cung tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và
phát triển kinh tế.
 Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của ngân hàng thương mại.
 Thực thi chính sách tiền tệ
 Ngân hàng trung ương điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng
nhiều công cụ khác nhau, nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số
nhân tiền tệ.
Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng của Ngân hàng trung ương gồm:
5


+ Hoạt động thị trường mở:
Muốn tăng mức cung tiền ngân hàng trung ương mua trái phiếu ở thị trường mở.
Kết quả là họ đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở bằng cách tăng dự
trữ của các ngân hàng thương mại, dẫn đến tăng khả năng cho vay, tăng mức tiền
gửi nhờ số nhân tiền tệ. Kết quả cuối cùng là mức cung tiền đã tăng gấp bội so với
số tiền mua tín phiếu của ngân hàng trung ương. Để có kết quả ngược lại, ngân
hàng trung ương sẽ bán trái phiếu của chính phủ.
+ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ
bắt buộc đối với ngân hàng thương mại. Tỷ lệ dữ trữ càng thấp, số nhân tiền gửi
càng lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền.
+ Lãi suất chiết khấu:
Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của Ngân hàng trung ương khi họ cho Ngân
hàng thương mại vay tiền. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và

điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ là tín hiệu khuyến khích các Ngân hàng thương mại
vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên.
Tóm lại, Ngân hàng trung ương có nhiều khả năng thực tế để ấn định mức cung
tiền theo dự kiến, có thể tăng hoặc giảm bớt nó bằng các công cụ điều tiết của
mình, chủ động thực hiện chính sách tiền tệ đã hoạch định.

2. Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu
6


2.1.Khái niệm tổng cầu
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ (tổng sản phẩm quốc dân)mà các
tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ưng với mức giá cả,thu nhập và các
biến số kinh tế khác đã cho. Tổng cầu phụ thuộc vào giá cả,thu nhập của công
chúng,vào dự đoán của các hãng kinh doanh về tình hình kinh tế cũng như các biến
chính sách khác như thuế, chi tiêu của chính phủ,khối lượng tiền tệ và lãi suất.
Tổng cầu bao gồm 4 bộ phận cấu thành :
 Chi tiêu tiêu dùng (C): Tổng cầu về hàng tiêu dùng và dịch vụ
 Chi tiêu đầu tư (I): Các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của các
doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế bao gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư
vốn lưu động ,xưởng, máy móc và những đầu vào khác của sản xuất
 Chi tiêu của chính phủ (G) :Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hóa và
dịch vụ của chính phủ
 Xuất khẩu dòng(NX): chi tiêu của nước ngoài ròng về hàng hóa dịch vụ
trong nước
2.2.Ảnh hưởng của mức cung tiền đến tổng cầu
Sự tác động của tiền tệ tới hoạt động kinh tế được thể hiện thông qua sự tác động
tới các bộ phận của tổng cầu bao gồm những tác động tới chi tiêu đầu tư, chi tiêu
tiêu dùng và buôn bán quốc tế.
Đầu tiên là chi tiêu đầu tư :

- Sự thay đổi của MS đối với I thông qua chi phí đầu tư
Việc thu hẹp mức cung tiền tệ của NHTW sẽ đẩy lãi suất tăng lên, chi phí tài trợ
cho các hoạt động đầu tư có thể tăng lên dẫn tới giảm lượng đầu tư, AD suy
giảm làm giảm sản lượng và giá cả.Ngược lại khi NHTW mở rộng tiền tệ, lãi
suất cân bằng của thị trường giảm đi, chi phí đầu tư rẻ hơn có thể mở rộng đầu
tư, tổng cầu tăng làm tăng sản lượng và giá cả. Tuy nhiên lãi suất không thể đại
diện đầy đủ cho chi phí đầu tư nên những tác động này có thể không rõ ràng.

7


- Sự sẵn có của các nguồn vốn
Khi chính sách tiền tệ là thắt chặt, mức cung tiền giảm, mặc dù lãi suất có thể thay
đổi rất ít nhưng khả năng cho vay của các ngân hàng có thể giảm (rD tăng).
Việc hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại làm cho chi tiêu đầu tư giảm
xuống dẫn tới AD giảm. Khi NHTW mở rộng tiền tệ có thể làm tăng khả năng cho
vay của các ngân hàng thương mại, làm cho chi tiêu đầu tư tăng lên.
Tuy nhiên khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại được mở rộng không
đồng nghĩa với việc nguồn vốn này sẽ được tận dụng ngay, nó còn tuỳ thuộc vào
khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Việc hạn chế khả năng cho vay của hệ thống
ngân hàng có tác dụng tốt hay không còn tuỳ thuộc giới hạn của việc kiểm soát vốn
quốc tế.
Ngoài ra, sự thay đổi của cung tiền tệ có tác dụng đến giá cổ phiếu, khi dân chúng
giữ nhiều tiền hơn họ muốn chẳng hạn, chi tiêu vào thị trường cổ phiếu có thể tăng
lên làm tăng giá cổ phiếu; giá trị ròng của các hãng tăng lên có nghĩa là những
người cho vay sẽ được đảm bảo nhiều hơn cho các khoản vay của mình, như vậy
khuyến khích cho vay để tài trợ cho chi tiêu đầu tư, tổng cầu tăng thúc đẩy sự gia
tăng sản lượng và giá cả.
Thứ hai là Chi tiêu tiêu dùng:
- Ảnh hưởng đối với lãi suất

Do chi tiêu tiêu dùng hàng lâu bền thường được tài trợ một phần bằng đi vay,
do vậy lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích người tiêu dùng tăng chi tiêu tiêu dùng
lâu bền.
Cũng tương tự như đối với ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư, sự ảnh hưởng của lãi
suất đến chi tiêu tiêu dùng lâu bền có thể là nhỏ.
- Ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu
Chi tiêu tiêu dùng cho hàng hoá lâu bền và dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn
vào thu nhập cả đời của họ chứ không phải chỉ là thu nhập hiện tại. Khi giá cổ
phiếu tăng lên, giá trị tài sản tài chính tăng lên làm thu nhập cả đời của người tiêu
dùng và tiêu dùng sẽ tăng.
Cơ chế tác động này như sau:
Khi giá cổ phiếu tăng, giá trị các tài sản tài chính tăng, người tiêu dùng có khả
8


năng tài chính đảm bảo hơn sẽ đánh giá những khó khăn tài chính ít xảy ra hơn.
Việc chi tiêu về hàng hoá lâu bền của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những khó
khăn tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Khi những khó khăn này xảy ra, họ sẽ
phải bán các tài sản của mình để tăng thêm tiền mặt, việc bán các tài
sản tài chính như cổ phiếu sẽ thuận lợi cho việc bán các hàng hoá tiêu dùng lâu bền
như vật dụng tiêu dùng, phương tiện đi lại, nhà ở…Do vậy giá cổ phiếu tăng có thể
khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho hàng tiêu dùng lâu bền.
Và cuối cùng là ảnh hưởng tới xuất khẩu ròng:
Trong bối cảnh nền kinh tế mở của các quốc gia và việc áp dụng chế độ tỷ giá thả
nổi, sự ảnh hưởng này thông qua tác động vào tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong
nước giảm (lạm phát chưa thay đổi) tiền gửi bằng nội tệ sẽ kém hấp dẫn hơn so với
tiền gửi ngoại tệ, kết quả là nhu cầu về ngoại tệ cao hơn so với nội tệ làm cho giá
đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ và làm cho hàng nội địa rẻ hơn so với hàng ngoại,
xuất khẩu ròng tăng lên và vì vậy tổng cầu tăng lên.
Như vậy: Sự thay đổi của mức cung tiền tệ có tác động tới các hoạt động kinh tế

thông qua các tác động tới những bộ phận của tổng cầu như chi tiêu đầu tư, chi
tiêu tiêu dùng, xuất khẩu ròng. Tuy nhiên sự tác động này mạnh hay yếu còn tuỳ
thuộc vào sự phản ứng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát
triển và linh hoạt thì chính sách tiền tệ có hiệu quả lớn hơn. Trong trường hợp nền
kinh tế trì trệ, các nguồn tài chính được tạo ra có thể không được tận dụng đầy đủ
và chính sách tiền tệ ít có hiệu lực hơn.
Phần II : Cơ sở thực tiễn
1. Mức cung tiền của Việt Nam trong những năm gần đây
Tỷ lệ cung tiền M2/GDP của Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua . Về
nguyên tắc, tỷ lệ cung tiền M2/GDP thường phải nhỏ hơn 1 (100%). Nhưng cung
tiền của Việt Nam được nới lỏng quá mức. Tỷ lệ M2/GDP từ 50% năm 2000 tăng
lên 168% vào khoảng cuối năm 2018. So sánh với các nước trong khu vực, tỷ lệ
M2/GDP của Việt Nam đang cao nhất trong khối ASEAN và cao thứ hai khu vực
châu á chỉ sau Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô tín dụng so với nền kinh tế thì đứng
thứ 4 sau Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
9


Chính sách tiền tệ được nới lỏng tới mức tốc độ cung tiền đạt mức bình quân rất
cao 26,7%/năm giai đoạn 2001-2007, trong khi GDP tăng tương ứng 7,5%/năm.
Năm trước khi bùng nổ lạm phát, 2006, tốc độ mở rộng cung tiền đạt tới 33,59%,
tín dụng cao kỷ lục là 51,54%. Cung tiền tăng đột biến, việc quản lý cứng nhắc tỷ
giá, giá nhập khẩu tăng cao… dẫn tới lạm phát tăng cao trở lại sau giai đoạn ổn
định 2000-2003. Từ mức 9,5% (năm 2004), 8,4% (năm 2005), lạm phát giảm nhẹ
xuống 6,6% (năm 2006) rồi tăng mạnh tới 12,6% năm 2007 và lên tới 19,89%
trong năm 2008.
Thời điểm năm 2007, lượng cung tiền M 2 lên tới 46,12% (tăng gần gấp rưỡi lượng
tiền hiện có), sang năm 2008 giảm xuống còn 20,31%. Tuy vậy, trong hai năm tiếp
theo, lượng cung tiền M2 vẫn trên dưới 30% (năm 2009 là 28,99%, năm 2010 là
33,3%).

Từ năm 2011 trở đi, tốc độ tăng cung tiền M 2 dưới mức 20%. Trung bình giai đoạn
2011 – 2015, GDP tăng trưởng 5,9%/năm và giai đoạn 2007 – 2015 là 6,01%/năm.
Trong những năm gần đây tốc độ tăng cung tiền ở nước ta đã có những điều kiện
tích cực nhờ vào những nỗ lực kiểm soát của ngân hàng trung ương.
Mức cung tiền trong những năm gần đây (theo Tổng cục thống kê):
Năm
Cung

2010
2.789.18

2011
3.125.96

2012
3.519.37

2013
4.400.69

2014
5.179.21

2015
6.019.60

2016
7.125.80

2017

8.192.54

2018
9.121.58

tiền(tỉ

4

1

5

2

6

9

1

8

3

VNĐ
)

10



Ta có thể hình dung mức tăng lên nhanh chóng của cung tiền qua biểu đồ sau đây:
( Đơn vị: tỉ VNĐ)
10000000
9000000
8000000
7000000
6000000
5000000
4000000
3000000
2000000
1000000
0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017


2018

Biểu đồ : Mức cung tiền của Việt Nam giai đoạn 2010-2018

Để khống chế mức lạm phát và hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng
trung ương đã thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt tuy mức cung tiền vẫn tiếp
tục tăng trong năm 2012 và 2013 nhưng tình trạng lạm phát đã giảm đáng kể. Nếu
lạm phát của 2010 là 7,78% thì lạm phát của năm 2018 chỉ ở mức 1,54%.

11


2.Tác động của mức cung tiền đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 Mức cung tiền trong nền kinh tế thay đổi cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến
tăng trưởng kinh tế:

Ta có bảng số liệu sau:
2010

2011

2012

2013

2014

2015


2016

2017

2018

Cung
tiền
M2(%
)

33,3

12,1

12,59

4,4

17,7

16,23

18,38

14,97

11,34

Cung

tiền
M2(tỉ
VND)

2789184

3125961

3519375

4400

5179216

6019609

7125801

8192548

9121583

Tín
dụng(
tỉ
VND)

2689527

3062549


328594

3876350

4475804

4656890

3090902

6509858

7375669

Lạm
phát

bản

7,78

13,62

8,19

4,77

3,31


2,05

1,83

1,41

1,54

GDP

6,78

6,24

5,25

5,42

5,98

6,68

6,71

6,81

7,08

Cung tiền là một trong những công cụ của NHTW nhằm duy trì và ổn định kinh tế
vĩ mô với việc vận dụng các kiến thức về cung tiền từ đó đưa ra các chính sách tiền

tệ thận trọng, linh hoạt và có nhiều đổi mới sáng tạo đã truyền đến nền kinh tế sự
hiệu quả. Kết quả đó được thể hiện rõ nét qua từng năm với những thông số ở bảng
trên.
a. Tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP:
12


Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình quân năm ước đạt 5,9% và là
mức tăng thấp nhất kể từ năm 2000 đến nay. Nhờ tăng lượng cung tiền
làmcho tổng cấu tăng lên và theo đó là sự gia tăng của GDP. Đặc biệt, năm
2018 GDP tăng đến 7,08%, là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.

b.Tỉ lệ lạm phát được kiềm chế, giảm đều và hiện đang ở mức thấp:
- Tỉ lệ lạm phát tăng cao trong năm 2010-2011 đã được giảm xuống và dần ổn
định cho đến nay. Cụ thể năm 2011, tỉ lệ lạm phát tăng 13,62% xuống còn
8,19% vào năm 2012 và cho đến năm 2015 thì chỉ còn < 2%.
- Ngoài ra, tăng trưởng cung tiền và tín dụng kể từ 2012 đến nay không còn
tạo áp lực cho lạm phát tăng như thời kỳ trước đó.
- Từ năm 2011 đến nay, NHTW đã điều hành quyết liệt, chủ động, đồng bộ
các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng phù hợp với
mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
c. Theo đó, thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất nhanh chóng giảm, hỗ trợ cho việc
sản xuất. Với những nỗ lực trong công tác điều hành lãi suất chỉ trong thời gian
ngắn, lãi suất cho vay đã giảm hơn 1 nửa từ 20-24% /năm xuống chỉ còn 9%-11%
và 6,5% /năm đối với các lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD
cũng giảm ổn định, mặt bằng lãi suất hiện nay đã góp phần làm giảm giá thành sản
phẩm, tăng thêm khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường.
d. Tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ xu thế phục hồi chất lượng cải thiện bình quân
2011-2015 tộc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,91% là mức tăng trưởng tương

đối tốt, xu hướng phục hồi rõ nét kể từ 2013, tốc độ tăng trưởng năm 2015 đạt tới
6,68%. Cơ cấu thu chi ngân sách đó có những chuyển biến tích cực bền vững. thị
trường chứng khoán tiếp tục phát triển theo hướng ổn định và tích cực hơn so với
giai đoạn trước đó. Thanh khoản thị trường được cải thiện; số lượng nhà đầu tư
nước ngoài tăng mạnh, năng lực và tính chuyên nghiệp được nâng cao.
e. Tăng trưởng tín dụng hợp lý, đạt được mục tiêu điều hành, phù hợp với tốc độ
tăng trưởng kinh tế hằng năm.
13


Trong năm 2011, NHTW phải áp dụng chính sách .. để kiềm chế tốc độ tăng
trưởng tín dụng >30% thì trong năm 2012, khi tăng trưởng tín dụng có dấu
hiệu ngưng trệ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. NHTW đã nhanh chóng
thay đổi mục tiêu điều hành theo hướng tăng trưởng tín dụng. Nhờ đó mà
tăng trưởng tín dụng phục hồi, cụ thể năm 2012 là 6,1%, năm 2013 là 19,3%
và năm 2017 là 13,3%.
f.Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng
dự trữ ngoại hốinhà nước, nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam, hỗ trợ tích cực đô la
hóa. Bên cạnh đó, lạm phát có xu hướng giảm đã góp phần ổn định tâm lí thị
trường, sự giảm giá VNĐ được hạn chế, vị thế và lòng tin vào đồng Việt Nam ngày
càng được củng cố.
Phần 3: Kết luận
Với những phân tích ở trên về sự tác động của các yếu tố đến mức cung tiền tệ
và ảnh hưởng của sự biên động mức cung tiền đến tổng cầu chúng ta có thể
thấy được vai trò và ý nghica hết sức quan trọng của mức cung tiền ,tổng cầu
đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta .Để từ đó nhà nước có thể đưa ra
được những chính sách phù hợp trong mỗi hoàn cảnh cụ thể giúp nền kinh tế
định hướng đúng ,luôn ổn định và tăng trưởng qua mỗi giai đoạn .
Trong bối cảnh quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và sự phát triển không
ngừng nghỉ của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì sự cần

thiết của những chính sách vĩ mô đối với mức cung tiền càng được khẳng định
hơn nữa và chắc chắn rằng trong thời gian tới mức cung tiền tệ của Việt Nam sẽ
đóng góp một vai trò rất quan trong việc phát triển đất nước và từng bước giúp
đất nước ta nâng cao được vị thế của mình trong mắt bạn bè quốc tế về nhiều
mặt .

14


Tài liệu tham khảo:
 Luận văn nghiên cứu của Phan Văn Hải,Tạ Thị Khuyên lớp
XH10A1 về đề tài : Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dịch
chuyển cơ cấu ngành nghề và tạo việc làm của lao động nông thôn
 Tin kinh tế tài- chính của BÁO MỚI
 Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Mỹ Duyên –học viên cao học khóa
18 ngành kinh tế phát triển –Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
về đề tài : Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân
viên – trường hợp công ty cổ phần BETON 6 pot
 Tổng quan kinh tế -xã hội của Việt Nam năm 2018 của Tổng cục
Thống kê
 Giáo trình kinh tế vĩ mô trường ĐH Thương Mại.
Mặc dù tất cả thành viên trong nhóm chúng em đều cố gắng hoàn thiện tốt nhất bài
thảo luận.Tuy nhiên bài thảo luận không thể tránh khỏi những thiếu sót ,nhóm
chúng em rất mong nhận được những góp ý từ phía cô ,các nhóm cùng đề tài thảo
luận cũng như các nhóm khác trong lớp .
Nhóm 4 xin chân thành cảm ơn !

15



16



×