Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.59 KB, 4 trang )

TUẦN 2 - TIẾT 7: LÀM VĂN: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:- Các nội dung cần tìm trong một đề bài văn.
- Cách xác lập luận điểm, luạn cứ cho bài văn nghị luận.
- Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý của một bài văn nghị luận.
- Một số vấn đề xã hội, văn học.
2. Kỹ năng: - Phân tích đề văn nghị luận.
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
3. Thái độ tư tưởng: Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4 '
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
3. Các hoạt động dạy học :40 '
Hoạt động của GV và HS

Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy,

1'

ND Giới thiệu qua tầm quan trọng của phân
tích đề và lập dàn ý khi viết bài văn.

2'



Phân tích đề

+ PP giới thiệu: thuyết trình...
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung
dạy:
• Mục tiêu: - Nắm được cách thức phân
tích đề;
- Biết cách lập dàn ý bài văn
nghị luận.

Lập dàn ý
Và luyện tập phân tích đề và lập dàn ý




Phương pháp:Phát vấn

- Công việc của GV:Đặt câu hỏi gợi ý học
sinh trả lời.
- Công việc của HS: Học sinh đọc bài,
suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1: ND 1:
- GV: đưa ra bài tập trong sgk cho học sinh
thảo luậ ví dụ 1,2.
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

20' I. Phân tích đề

1. Ví dụ: Đề 1 và Đề 2 (SGK)
* Đề1:
- Thuộc dạng đề có định hướng cụ thể, nêu rõ
các yêu cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng
- Vấn đề cần nghị luận:Việc chuẩn bị hành
trang vào thế kỷ mới
- Yêu cầu về nội dung: Từ ý kiến của Vũ
Khoan có thể suy ra
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh:
Thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu:
Thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực
hành và sáng tạo hạn chế
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỷ
21
- Yêu cầu về phương pháp; sử dụng thao tác
lập luận bình luận, giải thích, chứng minh;
dùng dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu
* Đề 2: Thuộc dạng đề mở
- Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của Hồ Xuân
Hương trong bài Tự tình II
- Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của
mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của Hồ
Xuân Hương
- Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác


lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ,
dẫn chứng thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu

* Phân tích đề là:
+ Xác định yêu cầu về nội dung
+ Xác định yêu cầu về hình thức
+ Phạm vi tư liệu sử dụng
II. Lập dàn ý

Thao tác 2:
- GV:cho học sinh gạch ý và lập dàn ý cho
bài tập trong sgk. Em cho biết lập dàn ý
trải qua những bước nào?
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

* Khái niệm Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo
trình tự lôgíc. Lập dàn ý giúp cho người viết
không bỏ sót những ý quan trọng, đồng thời
loại bỏ được những ý không cần thiết . Lập
dàn ý tốt, có thể viết dễ dàng hơn, nhanh nhẹn
hơn.
* Quá trình lập dàn ý bao gồm:
1. Xác lập luận điểm
Ví dụ: Đề 1 có 3 luận điểm
+ Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh:
Thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu:
Thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực
hành và sáng tạo hạn chế
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỷ
21
Đề 2 Tâm trạng của HXH buồn tủi cô đơn

và khao khát được hưởng hạnh phúc
2. Xác lập luận cứ: Tìm những luận cứ làm
sáng tỏ cho từng luận điểm VD kuận cứ cho
luận điểm 1 là : Hiểu nhanh , có khả năng học
hỏi bằng nhiều cách qua sách vở, trường lớp,
cuộc sống môi trường làm việc, háo hức với
cái mới - có khả năng vượt thoát ra khỏi 1 số
nếp nghĩ và thói quen bảo thủ lạc hậu.


3. Sắp xếp luận điểm, luận cứ
a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng
b. Thân bài : Triển khai vấn đề
c. Kết bài: Đánh giá vấn đề
4. Để dàn ý mạch lạc cần có ký hiệu trước đề
mục

Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:

15' Bài tập 1 trang 24 Gợi ý:

- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn
học sinh làm bài.

Đề thuộc dạng đề định hướng rõ nội dung
nghị luận

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm
bài.


Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu
sắc của đoạn trích
Yêu cầu về nội dung:
+ Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa
hoa nơi phủ chúa
+ Thái độ của tác giả
Yêu cầu về phương pháp: Thao tác lập luận
phân tích kết hợp nêu cảm nghĩ. dùng dẫn
chứng trong văn bản.

4. Củng cố, dặn dò: 1'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung chính của bài
Gv chốt lại: Phân tích đề và lập dàn ý.
* Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Em hãy phân tích bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn
Khuyến(yêu cầu phân tích đề và lập dàn ý)
2. Tiết học tiếp theo: Thao tác lập luận phân tích.



×