Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

các định chế tài chính phi ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.77 KB, 22 trang )

Contents
1.
Phân loại và đặc điểm định chế tài chính phi ngân hàng:...................................................... 4
1.1

Khái niê ̣m ......................................................................................................................... 4

1.2

Đă ̣c điể m .......................................................................................................................... 4

1.3

Phân loa ̣i ........................................................................................................................... 4

2.1

Khái niệm ......................................................................................................................... 4

2.2

Các loại công ty tài chính ................................................................................................. 5

2.3

Hình thức thành lập .......................................................................................................... 5

2.4

Các hoạt động của công ty tài chính ................................................................................ 6


Quỹ tương hỗ ......................................................................................................................... 7

3.

3.1

Định nghiã ........................................................................................................................ 7

3.2

Cấ u trúc ...........................................................................Error! Bookmark not defined.

3.3

Các loa ̣i quỹ...................................................................................................................... 8

3.3.1

Dựa vào năng lực trả nơ ̣ của cổ đông .................................................................... 8

3.3.2

Quỹ cổ phiế u ......................................................................................................... 8

3.3.3

Dựa trên các loa ̣i quỹ tương hỗ ............................................................................. 9

3.3.4


Các loa ̣i quỹ khác ................................................................................................ 10

3.4

Ưu và nhươ ̣c điể m .......................................................................................................... 10

4.

Công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí ......................................................................................... 11

4.1

Sơ lược ............................................................................................................................... 11
4.1.1

Công ty bảo hiểm là gì?....................................................................................... 11

4.1.2

Phân loại công ty bảo hiểm ................................................................................. 11

4.1.3

Phí bảo hiểm ........................................................................................................ 11

4.1.4

Hình thức đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm .................................................. 12

4.2


5.

Quỹ hưu trí là gì ............................................................................................................. 13

4.2.1

Khái niệm ............................................................................................................ 13

4.2.2

Phân loại các chương trình hưu trí ...................................................................... 13

4.2.3

Hình thức hoạt động của các quỹ trợ cấp hưu trí ............................................... 14

Nghiên cứu về các định chế tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam ...................................... 14
5.1

Công ty tài chính ............................................................................................................ 14

5.2

Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam ..................................................................... 15

2


5.2.1


Thị trường bảo hiểm nhân thọ ............................................................................. 15

5.2.3

Quỹ hưu trí .......................................................................................................... 19

5.3

Các quỹ đầu tư tại Việt Nam ............................................................................................... 20

5.3.1

Quỹ nội tại Việt Nam .......................................................................................... 20

5.3.2

Các quỹ ngoại trên thị trường Việt Nam ............................................................. 22

3


1. Phân loại và đặc điểm định chế tài chính phi ngân hàng:
1.1 Khái niêm
̣
-Các đinh
̣ chế tài chính phi ngân hàng là mô ̣t phầ n của các tổ chức tài chiń h trung gian
-Do đó chúng không tham gia quá trình tạo tiền gửi và không bị điều hành chặt chẽ của Ngân
hàng Trung ương như các Ngân hàng Thương mại, chúng đã đưa các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ vào
phục vụ quá trình sản xuất và đời sống theo các hoạt động thế mạnh của mình như: chứng khoán,

cho vay tiêu dùng, thế chấp đồng thời làm các dịch vụ như: môi giới, đại lý
-Các hoạt động của các tổ chức tài chính phi ngân hàng đem lại các hợp đồng bảo hiểm, các
dịch vụ cung cấp thông tin… cho các khách hàng, giúp họ được bảo vệ tài chính và phân tán rủi ro.
Đây là một khía cạnh đặc thù mà các tổ chức này đem lại.
1.2 Đặc điể m
Tổ chức phi tài chính

Các ngân hàng khác :

-không nhận tiền gửi không kỳ hạn,

-Có thể nhận tiền gửi không kỳ ha ̣n

chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn nhất
định

-Làm những dich
̣ vu ̣ thanh toán cầ n
làm .

- không được làm các dịch vụ thanh
toán như các ngân hàng
1.3 Phân loa ̣i
+ Các trung gian đầ u tư : Đặc trưng của loại này là huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư
vào một số lĩnh vực, gồm 2 loại hình cơ bản: Công ty tài chính và các quỹ tương hổ .
+ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Gồ m 2 loa ̣i : các Công ty Bảo hiểm và các quỹ trợ cấp
và các công ty chứng khoán , Tại đây, tài sản nợ của tổ chức được hình thành từ các hợp đồng, bằng
cách nhận được các khoản nộp theo định kỳ và có trách nhiệm chi trả khi có sự kiện nảy sinh. Sự
chênh lệch thời gian thu và chi tạo cơ hội cho các tổ chức này sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư.
2. Công ty tài chính

2.1 Khái niệm
- Công ty tài chính là Doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, huy động
vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệnhưng nguyên tắc không được làm
dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm

4


2.2 Các loại công ty tài chính
- Công ty tài chính bán hàng (Sale finance company): Các công ty tài chính này gián tiếp cấp
tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào
đó. Các công ty tài chính loại này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ
(retailling or manufacturing company) thành lập nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá
của mình. Ví dụ tại Mỹ, General Motors Acceptance Corporation chuyên tài trợ cho khách hàng mua
ô tô của hãng GM.
- Công ty tài chính tiêu dùng (Consumer finance company): Công ty tài chính loại này cung
ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá
tiêu dùng như các đồ đạc nội thất (giường, tủ¼) và các đồ gia dụng (tủ lạnh, máy giặt...) hoặc sửa
chữa nhà cửa. Hầu hết các khoản cho vay đều được trả góp định kỳ. Một cách cho vay khác là cấp
thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ. Do các khoản vay của loại
công ty tài chính này khá rủi ro nên công ty thường chỉ cho vay những khoản tiền nhỏ và với lãi suất
cao hơn lãi suất thị trường. Khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng vì vậy cũng thường là
những người không thể tìm được khoản tín dụng từ những nguồn khác và do vậy họ thường phải
chịu lãi suất cao hơn thông thường. Các công ty tài chính loại này có thể do các ngân hàng thành lập
nên hoặc hoạt động độc lập dưới hình thức công ty cổ phần.
- Công ty tài chính kinh doanh (Business finance company): Công ty tài chính loại này cấp tín
dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như: Bao thanh toán (Nghiệp vụ Factoring và
Forfating) - Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua lại (chiết khấu) các khoản phải thu của doanh
nghiệp; Cho thuê tài chính (Nghiệp vụ Leasing) - Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua các máy
móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách hàng thuê; v.v...

2.3 Hình thức thành lập
Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
1. Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ
chức quản lý hoạt động kinh doanh.
2. Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn
theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.

5


3. Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín
dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán
độc lập và có tư cách pháp nhân.
4. Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên
Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm
một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
5. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của
một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhưng hiện nay, theo dự thảo sửa đổi nghị định hướng dẫn của Chính phủ, thì công ty tài
chính được chia thành ba loại hình sau:
+ Công ty tài chính TNHH một thành viên
+ Công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên
+ Công ty tài chính cổ phần
2.4 Các hoạt động của công ty tài chính
- Huy động vốn: Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới sự ổn định, phát
triển, mở rộng kinh doanh của công ty. Do đó, hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau là vô
cùng cần thiết. Hoạt động huy động vốn của công ty tài chính gồm:
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân có kỳ hạn từ một năm trở lên theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước.
+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cùng với chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị khác

để huy động nguồn vốn của cá nhân trong nước và ở nước ngoài.
+ Tiếp nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc của chính phủ.
+ Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngoài nước hay các tổ chức tài chính quốc tế
-Hoạt động cho vay
Công ty tài chính được phép cho vay dưới các hình thức:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
+ Cho vay tiêu dùng thông qua hình thức cho vay mua trả góp
+ Cho vay theo sự ủy thác của Chính phủ, hay của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

6


Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá
khác:
Công ty tài chính cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức chiết khấu, cầm cố
thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu
và các giấy tờ có giá khác cho nhau.
-Các hoạt động khác
Theo quy định hiện hành, các công ty tài chính còn có thể thực hiện các hoạt động sau:
+ Góp vốn mua cổ phần cho các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp
+ Hoạt động đầu tư
+ Tham gia thị trường tiền tệ
+ Kinh doanh vàng, thực hiện các dịch vụ kiều hối
+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư
+ Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, cho thuê tủ két, cầm đồ, giấy tờ có giá.
+ Được phép trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá khác cho
các công ty, doanh nghiệp
+ Được quyền nhận ủy thác, trở thành đại lý trong các lĩnh vực liên quan tới tài chính ngân
hàng, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức theo hợp đồng.

3. Quỹ tương hỗ
3.1 Định nghiã
Quỹ tương hỗ (mutual fund) là một loại phương tiện đầu tư tập thể được quản lý chuyên
nghiệp mà hồ tiền từ nhiều nhà đầu tư để mua các chứng khoán.
- Một quỹ tương hỗ được đăng ký với Ủy ban chứng khoán và hối đoái (SEC) và được giám
sát bởi một ban giám đốc (nếu được tổ chức như một công ty) hoặc hội đồng quản trị (nếu tổ chức
như một tín thác).
- Người quản lý quỹ, còn được gọi là nhà hỗ trợ quỹ hoặc công ty quản lý quỹ, trao đổi (mua
và bán) các khoản đầu tư của quỹ phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ. Một nhà quản lý quỹ phải là
một nhà tư vấn đầu tư có đăng ký. Các quỹ được quản lý bởi cùng một người quản lý quỹ và có cùng
một tên thương hiệu được gọi là một "gia đình quỹ" hay "phức hợp quỹ".

7


3.2 Các loa ̣i quỹ
3.2.1 Dựa vào năng lực trả nơ ̣ của cổ đông
Quỹ mở :Các quỹ tương hỗ mở phải sẵn sàng mua lại cổ phần của họ từ các nhà đầu tư của họ
vào cuối mỗi ngày làm việc theo giá trị tài sản ròng tính cho ngày hôm đó.
- Hầu hết các quỹ mở cũng bán cổ phần cho công chúng mỗi ngày kinh doanh; các cổ phần
này cũng có giá trị tại giá trị tài sản ròng.
- Một nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp giám sát danh mục đầu tư,mua bán chứng khoán cho
phù hợp.
- Tổng đầu tư trong quỹ này sẽ khác nhau dựa trên mua cổ phần, mua lại cổ phần và biến động
giá trị thị trường. Không có giới hạn pháp luật về số lượng cổ phần có thể được phát hành.
- Các quỹ mở là loại phổ biến nhất của quỹ tương hỗ.
Quỹ đóng : Các quỹ đóng thường phát hành cổ phần ra công chúng chỉ một lần, khi chúng
được tạo ra thông qua một chào bán công chúng lần đầu (IPO).
- Cổ phần của chúng sau đó được niêm yết để trao đổi trên một sàn giao dịchchứng khoán.
- Nhà đầu tư không còn muốn đầu tư vào quỹ này không thể bán cổ phần của họ trở lại quỹ

(như họ có thể với một quỹ mở).
- Thay vào đó, họ phải bán cổ phần cho nhà đầu tư khác trên thị trường, mức giá mà họ nhận
được có thể khác đáng kể so với giá trị tài sản ròng.
- Nó có thể có một "cao cấp" với giá trị tài sản ròng (nghĩa là nó là cao hơn so với giá trị tài
sản ròng), hoặc thường hơn, tại một "giảm giá" so với giá trị tài sản ròng (nghĩa là nó là thấp hơn so
với giá trị tài sản ròng). Một nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp giám sát danh mục đầu tư, mua bán
chứng khoán cho phù hợp.
Bên ca ̣nh đó, dựa vào viê ̣c phát hành cổ phiế u
- Quỹ thu phí bán
- Quỹ không thu phí bán
3.2.2 Quỹ cổ phiế u
Các quỹ cổ phiếu đầu tư vào các cổ phiếu phổ thông mà đại diện cho cổ phần sở hữu (hoặc
vốn cổ phần) trong các công ty. Các quỹ cổ phiếu được đầu tư chủ yếu vào chứng khoán Mỹ (trong
nước hoặc quỹ Mỹ), trong cả chứng khoán Mỹ và nước ngoài (các quỹ toàn cầu hay thế giới), hoặc

8


chủ yếu là chứng khoán nước ngoài (các quỹ quốc tế). Họ có thể tập trung vào một ngành công
nghiệp hoặc lĩnh vực cụ thể.
Một quỹ cổ phiếu có thể được phân tiểu loại theo hai kích thước: (1) vốn hóa thị trường và (2)
phong cách đầu tư (tức là, tăng trưởng vs. pha trộn/cốt lõi vs. giá trị). Hai kích thước thường được
hiển thị trong một mạng lưới được biết đến như một "hộp phong cách".
Vốn hóa thị trường ("VHTT") cho biết quy mô của các công ty mà một quỹ đầu tư trong đó,
dựa trên giá trị cổ phiếu của công ty. Vốn hóa thị trường của mỗi công ty bằng số lượng cổ phiếu lưu
hành nhân với giá thị trường của cổ phiếu. Vốn hóa thị trường thường được chia thành các loại như
sau:


VHTT cực nhỏ




VHTT nhỏ



VHTT trung bình



VHTT lớn

Các quỹ cổ phiếu cũng được phân tiểu loại theo phong cách đầu tư của họ: tăng trưởng, giá trị,
pha trộn (hoặc cốt lõi). Các quỹ tăng trưởng tìm cách đầu tư vào cổ phiếu của các công ty đang phát
triển nhanh chóng. Các quỹ giá trị tìm cách đầu tư vào cổ phiếu xuất hiện giá rẻ. Các quỹ pha trộn sẽ
không thiên về tăng trưởng cũng như giá trị.
3.2.3 Dựa trên các loa ̣i quỹ tương hỗ
- Quỹ tương hổ theo trái phiế u
Các quỹ trái phiếu đầu tư vào các chứng khoán thu nhập cố định hoặc chứng khoán nợ. Các
quỹ trái phiếu có thể được phân tiểu loại theo loại hình cụ thể của trái phiếu nắm giữ (chẳng hạn như
lợi suất cao hoặc trái phiếu rác, trái phiếu công ty cấp đầu tư, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị)
hoặc bằng sự trưởng thành của trái phiếu được tổ chức (ngắn, trung hoặc dài hạn
VD : Quỹ đầu tư thu nhập, quỹ đầ u tư miễn thuế ,quỹ đầ u tư trái phiế u lơ ̣i suât cao
- Quỹ tương hổ theo thi ̣trường tiề n tề
Các quỹ thị trường tiền tệ đầu tư vào các công cụ thị trường tiền tệ, là các chứng khoán thu
nhập cố định với một thời gian rất ngắn để trưởng thành và chất lượng tín dụng cao. Các nhà đầu tư
thường sử dụng các quỹ thị trường tiền tệ như một sự thay thế cho các tài khoản tiết kiệm ngân hàng,

9



mặc dù các quỹ thị trường tiền tệ không được chính phủ bảo hiểm, không giống như tài khoản tiết
kiệm ngân hàng.
3.2.4 Các loa ̣i quỹ khác
Các quỹ giao dịch trao đổi hay ETF thường được cấu trúc như một công ty đầu tư mở, mặc dù
các ETF cũng có thể được cấu trúc như các tín thác đầu tư đơn vị, quan hệ đối tác, tín thác đầu tư, tín
thác hay trái phiếu chỉ định (như là một giấy tờ giao dịch trao đổi). Các ETF kết hợp các đặc điểm
của cả quỹ đóng và quỹ mở. Giống như các quỹ đóng, các quỹ ETF được trao đổi trong ngày trên
một sàn giao dịch chứng khoán tại một mức giá xác định bởi thị trường. Tuy nhiên, như với quỹ mở,
các nhà đầu tư thường nhận được một mức giá gần với giá trị tài sản ròng. Để giữ giá thị trường gần
với giá trị tài sản ròng, các ETF phát hành và mua lại các khối lớn cổ phần của mình với các nhà đầu
tư tổ chức.
Hầu hết các quỹ ETF là các quỹ chỉ số. Các ETF đã được phổ biến
VD : Quỹ đầu tư mạo hiểm , quỹ cổ phần riêng (Quỹ đầu tư PE),quỹ trục lợi (Quỹ kền
kền),quỹ đầu tư thanh khoản,quỹ tín thác bất động sản (REITs)
3.3 Ưu và nhươ ̣c điể m
Quỹ tương hỗ có lợi thế so với đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán cụ thể.
Ưu điể m :


Tăng cường đa dạng hóa



Thanh khoản hàng ngày



Quản lý đầu tư chuyên nghiệp




Khả năng tham gia trong các đầu tư mà có thể chỉ dành cho các nhà đầu tư lớn



Dịch vụ và tiện lợi



Giám sát Chính phủ



Dễ so sánh

Nhươ ̣c điể m :


Tốn phí



Ít kiểm soát thời gian của sự công nhận những lợi ích



Thu nhập ít dự đoán được




Không có cơ hội để tùy chỉnh

10


4. Công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí
4.1 Sơ lược
4.1.1 Công ty bảo hiểm là gì?
Công ty bảo hiểm (insurance company) là định chế tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo
hiểm khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tổn thất tài chính bằng
cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm.
4.1.2 Phân loại công ty bảo hiểm
Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình BH chủ yếu tập trung tới sức khỏe, tuổi thọ của con người.
Khách hàng khi sử dụng BH nhân thọ, nếu không may xảy ra rủi ro về sức khỏe (tuổi thọ) thì sẽ
được công ty BH đền bù theo điều khoản trong hợp đồng đã ký trước đó. Thời gian đóng BH ít nhất
là 5 năm.
Nếu trong khoảng thời gian đóng BH không gặp rủi ro thì khi kết thúc hợp đồng, khách hành
sẽ nhận được một phần hoặc toàn bộ số tiền BH đền bù theo điều khoản trong hợp đồng đã ký.
Việc sử dụng BH nhân thọ mang ý nghĩa bảo đảm cho sự sống và giúp bạn tiết kiệm một
khoản đảm bảo tài chính cho cuộc sống sau này.
Bảo hiểm phi nhân thọ
BH phi nhân thọ là loại BH đảm bảo tất cả những rủi ro liên quan tới con người như : tai nạn,
sức khỏe, du lịch.. và những tài sản xung quanh bạn. Các loại hình BH phi nhân thọ bao gồm: Bảo
hiểm tài sản, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Bảo hiểm con người phi nhân thọ.
Hợp đồng này thường kéo dài trong vòng một năm. Trong thời gian quy định BH, nếu đối
tượng không gặp rủi ro thì khách hàng không nhận lại được số tiền đã đóng.
4.1.3 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là số tiền cần phải thu của công ty bảo hiểm để công ty bảo hiểm đảm bảo trách
nhiệm của mình khi có các sự kiện bảo hiểm được xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm như: chết,
hết hạn hợp đồng, thương tật và đảm bảo cho việc hoạt động của công ty. Đây cũng là sự thể hiện
trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm với công ty bảo hiểm nhằm nhận được sự bảo đảm trước
những rủi ro đã được nhà bảo hiểm nhận bảo hiểm.

11


Phí bảo hiểm có thể nộp một lần ngay sau khi ký hợp đồng hoặc có thể nộp định kỳ trong năm.
Phí nộp một lần sẽ phải đóng góp ít hơn so với tổng số chi phí đóng góp hàng kỳ do hiệu quả đầu tư
của việc đóng phí một lần cao hơn và chi phí quản lý thấp hơn.
Nguyên tắc tính phí được dựa trên biểu thức cân bằng giữa trách nhiệm của công ty bảo hiểm
và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm tính theo giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Trách nhiệm của người được bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng bằng trách nhiệm của công
ty bảo hiểm tại thời điểm ký hợp đồng
Phí bảo hiểm gồm hai phần: phí thuần và phụ phí.
+ Phí thuần là những khoản phí dùng để chi trả cho người được bảo hiểm.
+ Phụ phí gồm:
- Chi phí khai thác chi cho tuyên truyền, quảng cáo, môi giới, chi cho đại lý...
- Chi phí quản lý hợp đồng trong thời hạn hợp đồng đang thu phí, kể cả chi phí thu phí BH ...
- Chi phí quản lý liên quan đến các khoản chi trả bồi thường.
4.1.4 Hình thức đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm
Cho vay có thế chấp
Đối với DNBH nhân thọ, hoạt động đầu tư thông qua cho vay có vai trò rất quan trọng thể hiện
ở những đặc điểm sau: Tuân thủ các tiêu chuẩn tài chính, tạo thu nhập ổn định cho DNBH, cung cấp
cho xã hội một kênh huy động vốn, góp phần khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm bảo hiểm.
Với tính chất là một công cụ đầu tư, khi tiến hành cho vay, các công ty bảo hiểm cũng phải
chịu một số hạn chế nhất định như hạn chế đối với số tiền tối đa được phép cho vay hay hạn chế về
đồng tiền cho vay.

Hiện nay, các khoản cho vay có thế chấp của các DNBH chủ yếu đảm bảo bằng bất động sản.
Đầu tư chứng khoán
Đây là một công cụ đầu tư được các DNBH sử dụng rộng rãi nhất.
Ngoài ra, đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản cao vì DNBH có thể nhanh chóng bán
các loại chứng khoán ra thị trường nếu nhu cầu chi trả tiền mặt là cần thiết. Chứng khoán mà các
DNBH đầu tư thường là cổ phiếu và trái phiếu .
Đầu tư bất động sản
Hình thức đầu tư này cũng có vai trò quan trọng vì:

12


-Duy trì sự ổn định giá trị, việc đầu tư vào bất động sản ít chịu ảnh hưởng bởi tác động của yếu
tố lạm phát.
-Phát huy tác dụng khuếch trương, quảng cáo, nâng cao hình ảnh của công ty.
-Cung cấp nơi làm việc thuận lợi cho khách hàng để thắt chặt thêm mối quan hệ với họ.
Chính vì những lý do trên mà hiện nay nhiều DNBH chiếm vị trí vững chắc trên thị trường bất
động sản. Ví dụ như ở Đài Loan, công ty bảo hiểm nhân thọ Cathay Life vào cuối những năm 90 sở
hữu tới 189 tòa nhà tại Đài Loan, trong đó công ty chỉ sử dụng 106 toà nhà, còn lại là cho thuê.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào bất động sản có rủi ro thị trường cao và có tính thanh khoản thấp.
Đầu tư khác
Ngoài những hình thức đầu tư trên, DNBH còn có thể đầu tư dưới các hình thức khác như: góp
vốn liên doanh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cầm cố, thế chấp, ký cược ký quỹ dài hạn … tuỳ
theo luật pháp của từng quốc gia.
4.2 Quỹ hưu trí là gì
4.2.1 Khái niệm
Quỹ hưu trí (pension fund) là định chế tài chính quản lý tiền hưu trí tự nguyện và theo hợp
đồng của cá nhân, công ty và chính phủ. Quỹ hưu trí hàng ngày thu tiền đóng góp của người thuê lao
động và người lao động, cũng như thanh toán tiền cho những người về hưu. Quỹ hưu trí chuyên môn
hóa vào các khoản đầu tư dài hạn như mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, chứng khoán chính phủ và

bất động sản.
4.2.2 Phân loại các chương trình hưu trí
Có hai loại chương trình hưu trí chính:
• Loại căn cứ vào mức độ đóng góp (a defined-contribution plan): là chương trình lương hưu
trong đó số tiền nhận được của những người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và khoản
tiền lời từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó.
• Loại căn cứ vào mức độ trợ cấp (a defined-benefit plan): là chương trình lương hưu trong đó
số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức độ đóng góp
mà vào thời gian làm việc và mức lương của người đó.

13


Ngoài ra, các chương trình lương hưu còn quy định thời gian tối thiểu phải tham gia đóng góp
hoặc số năm tối thiểu phải làm việc tại một công ty để được nhận lương hưu từ quỹ trợ cấp hưu trí
của công ty đó.
4.2.3 Hình thức hoạt động của các quỹ trợ cấp hưu trí
Các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân (Private Pension Plans): Các chương trình này do các
công ty thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho những người lao động trong công ty. Các chương trình
này sẽ do một ban quản lý quỹ chịu trách nhiệm điều hành bao gồm các hoạt động thu tiền đóng góp,
chi trả lương hưu và thực hiện việc đầu tư bằng nguồn vốn quỹ. Các chương trình này cũng có thể
được uỷ thác cho ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý.
Các chương trình trợ cấp hưu trí công cộng (Public Pension Plans): Các chương trình này còn
có tên gọi khác là Bảo hiểm xã hội (Social Security). Hầu hết tất cả những người lao động và chủ
thuê lao động bị bắt buộc phải tham gia chương trình này. Phần đóng góp được xác định trên cơ sở
mức lương của người lao động. Người lao động và chủ thuê lao động sẽ chia nhau đóng góp. Bảo
hiểm xã hội không chỉ chi trả lương hưu mà cả chi phí khám chữa bệnh và trợ cấp mất sức lao động.
Do những khoản chi trả bảo hiểm không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đóng góp trước đây của
người hưởng lợi cũng như do tỷ lệ người già tăng nhanh trong xã hội nên các chương trình trợ cấp
công đang phải đối mặt với nguy cơ hụt tiền để chi trả. Thực tế này đòi hỏi nhiều nước phải cải cách

các chương trình bảo hiểm xã hội theo hướng tư nhân hóa hoặc đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào
những lĩnh vực rủi ro hơn nhung sinh lời cao hơn.
5. Nghiên cứu về các định chế tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam
5.1 Công ty tài chính
Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ. Nhìn chung thị trường này chưa
phát triển và Ngân hàng Nhà nước NHTW, chưa thực sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả vào thị
trường này. Các loại lãi suất của NHTW: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi
suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nét đến thị
trường. Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc... thiếu linh
hoạt. Các NHTM và Tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau tăng lãi suất huy động vốn một cách một
chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM.

14


Về thị trường chứng khoán. Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển Thị trường
chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các NHTM là rất lớn. Việc các NHTM cổ
phần niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, các NHTM NN cổ phần hóa thực
hiện phát hành cổ phiếu lần đầu trên Trung tâm, cũng như tới đây sẽ có thêm một số Công ty kinh
doanh chứng khoán của các NHTM đi vào hoạt động... sẽ tạo đà thúc đẩy thị trường chứng khoán
Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa.
Song cho đến thời điểm này, mới chỉ có gần 100 công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trung
tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là quá ít, tạo ra sự nghèo nàn hàng hóa trên thị
trường chứng khoán. Cổ phiếu của các NHTM chưa được niêm yết và giao dịch cũng phần nào hạn
chế tính sôi động của thị trường. Tính thanh khoản của thị trường chưa cao. Thông tin chưa thật sự
minh bạch.
5.2 Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam
5.2.1 Thị trường bảo hiểm nhân thọ
- Số lượng hợp đồng bảo hiểm:
Cơ cấu số lượng hợp đồng khai thác mới sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong năm 2016 như

sau: hỗn hợp chiếm 39,3%; tử kỳ chiếm 35,4%; đầu tư chiếm 24,9%; sản phẩm trọn đời và sản phẩm
bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0,4%. Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực (sản phẩm chính) trong
năm là 89.145 hợp đồng tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp
đồng khôi phục cao là Prudential: 73.196 hợp đồng, Manulife 7.039 hợp đồng và Dai-ichi là 3.391
hợp đồng. Nhóm sản phẩm khôi phục nhiều nhất là: Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (45.373 hợp đồng)
và sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (37.051 hợp đồng).
Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 807.703 hợp đồng tăng 13% so với cùng kỳ năm
trước. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Prudential với 320.583
hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 210.924 hợp đồng, Manulife là 61.706 hợp đồng. Nhóm sản phẩm
hết hiệu lực nhiều nhất cũng là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm 500.045 hợp đồng và sản phẩm tử
kỳ 220.908 hợp đồng.

15


Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 4.764.108 hợp đồng, tăng 7% so với cùng kỳ
năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 2.016.855, Bảo
Việt Nhân thọ là 1.275.369 hợp đồng, Manulife là 390.571 hợp đồng.
Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 122.694 người, Bảo Việt Nhân thọ
27.762 người và AIA 18.242 người. Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong năm 2016 là: 141.973
người tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển
dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential (49.366 người), AIA (18.950 người) và Bảo
Việt Nhân thọ (16.607 người).
5.2.2 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Dẫn đầu là bảo hiểm xe cơ giới đạt 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59%, bảo hiểm tài sản và thiệt
hại đạt 4.810 tỉ đồng tăng trưởng 7%, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người đạt 4.011 tỉ đồng tăng
trưởng 22,25%, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt 1.927 tỉ đồng tăng trưởng 6,2%. Dẫn đầu doanh
thu khai thác bảo hiểm gốc là Bảo Việt 5.384 tỉ đồng, PVI 4.658 tỉ đồng, Bảo Minh 2.294 tỉ đồng,
PJICO 1.971 tỉ đồng, PTI 1.639 tỉ đồng. Các doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cao là Cathay
138,34%, Samsung Vina 66,80%, PTI 53,27%, ACE 48,19%.

Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu
phí bảo hiểm đạt 21.033 tỷ đồng, tăng 6,86% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng số tiền đầu tư trở lại
nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đạt 95.796 tỷ đồng. Trên thị trường có tổng số
58 DNBH, trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ, 15 DNBH nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm (BH) 6 tháng toàn thị trường ước đạt 21.033 tỷ đồng, tăng
6,86% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, tổng doanh thu phí BH phi nhân thọ đạt 11.878 tỷ đồng;
doanh thu phí BH nhân thọ đạt 9.155 tỷ đồng. Tổng số tiền thực bồi thường và chi trả tiền BH 6
tháng đầu năm 2016 là 8.630 tỷ đồng, trong đó các DNBH nhân thọ là 4.045 tỷ đồng; các DNBH phi
nhân thọ là 4.585 tỷ đồng.
Có thể nói, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả:
-Thứ nhất, triển vọng thị trường bảo hiểm Việt Nam có khả quan. Trên thị trường thế giới
cũng như thị trường trong nước phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, khủng hoảng kéo dài.
Mặc dù vậy, những yếu tố đáng khích lệ là cán cân thanh toán cải thiện, dự trữ ngoại hối tăng mạnh,

16


tiền đồng được giữ ổn định…, có những yếu tố tích cực đối với thị trường bảo hiểm trong nửa cuối
năm 2015. Thêm vào đó, nhu cầu về các sản phẩm bảo hiểm hưu trí của người dân ngày càng rõ nét
hơn, đem lại cơ hội phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí cho các công ty bảo hiểm. Xu hướng M&A
trong lĩnh vực bảo hiểm dự báo sẽ ngày càng rõ nét trong thời gian tới.
-Thứ hai, chủ trương tái cơ cấu thị trường bảo hiểm cũng như định hướng phát triển thị trường
bảo hiểm cũng đang là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm hoàn thiện hệ thống quản trị,
nâng cao hiệu quả hoạt động và nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ. Thứ ba, các DNBH đã mạnh
dạn xử lý xong phải thu khó đòi do nợ đọng phí bảo hiểm dây dưa, trích lập dự phòng, giảm giá đầu
tư chứng khoán và đầu tư khác, tạo nên tài chính lành mạnh.
-Thứ tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều DNBH thành công trong thu hút nhà đầu tư
nước ngoài đóng góp vốn (mua cổ phiếu) hợp tác liên kết trong kinh doanh, hi vọng năm 2013 có
nhiều DNBH làm được việc này.

-Thứ năm, chú trọng phát triển nội bộ ngành. Nhiều DNBH đã chú trọng phát triển sản phẩm
mới, mở rộng địa bàn chăm sóc, tiếp nhận thông tin giải quyết bồi thường cho khách hàng, chú trọng
khai thác thị trường tiềm năng: Bảo hiểm tài sản cá nhân, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm trách nhiệm
(nghề nghiệp, sản phẩm, cộng cộng, chung), bảo hiểm nhóm cho người lao động, bảo hiểm liên kết
chung. Nhiều DNBH đãcủng cố phát triển kênh phân phối sản phẩm nâng cao chất lượng hoạt động
của chi nhánh công ty thành viên, đại lý, môi giới bảo hiểm, mở rộng phân phối sản phẩm qua ngân
hàng, bưu điện và các tổ chức khác.
-Thứ sáu, các DNBH đã nhận thức được rằng con đường nâng cao năng lực cạnh tranhlà phải
làm cho năng lực của DNBH ngày một mạnh hơn về tài chính, quản lý kinh doanh, phục vụ khách
hàng, giữ uy tín thương hiệu đi liền với giữ gìn khách hàng truyền thống.
-Thứ bảy, những cơ hội đối với các DNBH khi Việt Nam gia nhập WTO. Nền kinh tế tăng
thêm tiềm năng cho ngành Bảo hiểm phát triển. Số lượng các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
tăng trong đó tập quán mua bảo hiểm để an toàn trong sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư nước
ngoài sẽ lan rộng trong khối các tổ chức kinh tế xã hội. Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, thu
nhập ngày càng cao kèm theo nhu cầu về bảo hiểm con người chăm sóc sức khỏe y tế xã hội ngày
càng tăng. Chế độ quản lý nhà nước về bảo hiểm ngày càng hoàn thiện hơn làm cơ sở pháp lý vững

17


chắc cho doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động lành mạnh và người dân tin tưởng hơn doanh nghiệp bảo
hiểm.
-Cuối cùng, các DNBH cần chuẩn bị nguồn nhân lực và bộ máy tổ chứcđể phát triển bảo hiểm
nông nghiệp và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm nhân thọ do chủ sử dụng
lao động mua cho người lao động, bảo hiểm nhà máy điện hạt nhân, bảo hiểm tàu điện ngầm và
đường sắt trên cao.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại:
-Thứ nhất, bối cảnh kinh tế vĩ mô tiếp tục diễn biến phức tạp,rủi ro ngày càng khó lường trước,
đặc biệt là rủi ro chính trị và rủi ro thị trường tài chính. Lãi suất giảm, thị trường chứng khoán hồi
phục chưa chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động đầu tư và tình hình thực hiện lợi nhuận của

các công ty bảo hiểm. Về hoạt động khai thác bảo hiểm, những yếu tố thách thức đối với thị trường
bảo hiểm là tăng trưởng GDP thấp, sản xuất, tiêu dùng chưa hồi phục. Ngoài ra, thu nhập suy giảm
đang ảnh hưởng đến phần chi tiêu cho bảo hiểm của người dân, đồng nghĩa với thách thức cho hoạt
động khai thác bảo hiểm. Kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong
những tháng cuối năm. Triển vọng phục hồi của kinh tế Mỹ chưa rõ ràng. Tình hình khu vực
Eurozone dự báo diễn biến khó lường và không sớm được giải quyết.
-Thứ hai, thời gian tới cần sớm khắc phục những tồn tại như: Số lượng sản phẩm bảo hiểm tuy
nhiều song chưa đa dạng, nhiều mảng thị trường còn bỏ ngỏ hoặc chưa được quan tâm đúng mức
như bảo hiểm chăm sóc y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp… Còn nhiều đối tượng khách hàng
chưa được quan tâm và có chế độ đúng mức, độ phủ đến khách hàng chưa rộng, đặc biệt tầng lớp lao
động chân tay, nông dân,… vẫn chưa có nhiều dạng bảo hiểm phù hợp để người dân có thể hiểu và
tham gia vì đây là một lực lượng, một thị trường hấp dẫn mà chưa khai thác hết.
-Thứ ba, bảo hiểm xe cơ giới còn một số tồn tại: Chưa quản lý chặt chẽ ấn chỉ và ghi đủ nội
dung trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, còn cạnh tranh bằng hạ phí không tương xứng với rủi ro hoặc
tăng hoa hồng đại lý bằng chính sách trợ giúp kinh phí. Hiện tượng trục lợi bảo hiểm tăng và đã xảy
ra tình trạng mất cắp xe không truy tìm được cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Hiện tượng cạnh tranh
trong việc trả phí cao cho ngân hàng bán bảo hiểm đã xuất hiện tại một số doanh nghiệp.
-Thứ tư, dịch vụ bảo hiểm là một trong những dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính nói riêng
có lộ trình mở của hội nhập quốc tế nhanh nhất nhưngchưa được sự quan tâm ủng hộ nhiều của các

18


ngành các cấp, chưa thấy hết được vai trò của ngành Bảo hiểm là bồi thường kịp thời đầy đủ tổn thất
do thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ xảy ra mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng và còn đầu tư vào nền kinh tế
thu hút hàng trăm ngàn lao động.
Ngoài ra, ngành Bảo hiểm cũng phải đối mặt với một số thách thức, cụ thể là:
-Sự cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt: Trước hết là, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng
phục vụ, nguồn nhân lực và phát triển kênh phân phối sản phẩm. Thứ hai là, cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài
về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO. Thứ ba là, cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng
khoán, kinh doanh bất động sản…
-Trình độ dân trí ngày càng tăng làm cho sự lựa chọn và doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng
khắt khe hơn.
-Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày
càng gia tăng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới được thành lập ngày càng nhiều.
5.2.3 Quỹ hưu trí
Năm 2012, có 10.437.000 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 40,6%, tương ứng tăng hơn
03 triệu người so với năm 2007 (là năm đầu thực hiện Luật BHXH); gần 140.000 người tham gia
BHXH tự nguyện; thu BHXH bắt buộc đạt hơn 89.612 tỷ đồng; chi trả cho 101.200 người hưởng
lương hưu, 601.020 người hưởng BHXH một lần.
Hiện, hằng tháng BHXH Việt Nam quản lý, tổ chức chi trả kịp thời cho hơn 2,3 triệu người
hưởng lương hưu thuộc 02 nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH đảm bảo. Hình
thức chi trả lương hưu là bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản thẻ ATM.
Tuy nhiên, có thể thấy diện bao phủ BHXH còn thấp hơn so với yêu cầu; tình trạng trốn đóng,
nợ đọng tiền BHXH còn xảy ra khá phổ biến và chưa được xử lý triệt để; Quỹ Hưu trí, tử tuất tiềm
ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn; tình trạng lạm dụng quỹ còn phức tạp, chưa được kiểm soát
một cách hiệu quả.

19


Nguy cơ mất cân đối Quỹ hưu trí, tử tuất
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, từ năm 2007 – 2012, mỗi năm có trên 100.000
người nghỉ hưởng lương hưu hàng tháng; tuổi nghỉ hưu bình quân là 53,2 tuổi (nam 55,1 tuổi, nữ
51,6 tuổi); số người nghỉ hưu đúng tuổi chiếm tỷ lệ thấp (40,5%), do suy giảm khả năng lao động
61% trở lên chiếm tỷ lệ trên 52%; thời gian tham gia BHXH bình quân là 30,8 năm (nam 32,4 năm,
nữ 29,5 năm); tỷ lệ hưởng lương hưu bình quân là 70% (nam 68,5%, nữ 71,4%).

Từ năm 1995 - 2012, hàng năm số thu vào Quỹ Hưu trí, tử tuất đều lớn hơn số chi. Tuy nhiên,
trong tương lai, số người nghỉ hưu hưởng từ Quỹ BHXH càng nhiều. Dự báo đến năm 2023, Quỹ
Hưu trí, tử tuất sẽ có số thu bằng số chi. Đến năm 2037, số thu BHXH trong năm và số tồn tích bắt
đầu không đảm bảo khả năng chi trả. Các năm sau đó, số chi sẽ lớn hơn nhiều so với số thu trong
năm. Do đó, Quỹ Hưu trí, tử tuất tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.
5.3 Các quỹ đầu tư tại Việt Nam
5.3.1 Quỹ nội tại Việt Nam
– Sự hình thành của quỹ nội tại Việt Nam
Khái niệm quỹ đầu tư chứng khoán không mới trên thế giới nhưng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
vẫn còn tương đối xa lạ và là công cụ đầu tư ít được các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm.
Ngành quản lý quỹ tại Việt Nam bắt đầu hình thành kể từ tháng 7/2003 với sự ra đời của Công ty liên
doanh Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một loại hình tổ chức kinh doanh chứng khoán mới
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số lượng các công ty quản lý quỹ đã liên tục phát triển nhanh từ năm
2003 có 1 công ty quản lý quỹ đến năm 2008 có 44 công ty quản lý quỹ.

– Xu hướng hoạt động của các quỹ đầu tư nội tại Việt Nam
Quỹ đầu tư gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình.

20


Quỹ đầu tư tại Việt Nam đã hình thành và nhanh chóng trở thành một trong những kênh đầu tư hấp đẫn
cho các nhà đầu tư. Hiện nay số lượng quỹ và các loại quỹ tại Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, đáp ứng nhu
cầu đầu tư từ thị trường.
Tính đến 30/9/2016, tổng giá trị tài sản quản lý lên tới 7,171 tỷ đồng. Hầu hết các quỹ đều có mức tăng
trưởng NAV (giá trị tài sản ròng) khá ổn định. Trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng NAV của các quỹ tăng khoảng
2.6 tỷ đồng.

Quỹ mở dần chiếm ưu thế và thay thế quỹ đóng
Quỹ đóng ra đời đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 20/5/2004 là quỹ VF1 được cấp phép thành lập và được

niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán HCM (HOSE) với số vốn ban đầu là 300 tỷ đồng. Giai đoạn đầu của
quỹ đầu tư, quỹ đóng là quỹ được các nhà đầu tư tin tưởng, số lượng quỹ đóng tăng nhanh và chiếm phần lớn
trong tổng quỹ đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2008 số lượng quỹ đóng là 18 (chiếm 85% tổng số quỹ) như: quỹ tầm nhìn SSI, quỹ đầu tư cân bằng
Prudential (PRUBF1), quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1) … Do nguồn vốn lớn và ổn định nên các
chiến lược đầu tư của quỹ đóng mang tính dài hạn hơn quỹ mở và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bản chất của quỹ đóng là không thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư đến khi đóng
quỹ, thời gian rút vốn dài từ 3-7 năm, chính vì thế các nhà đầu tư có nhu cầu rút vốn sẽ phải niêm yết chứng chỉ
quỹ và bán trên thị trường thứ cấp. Những điều này cũng khiến nhiều nhà đầu tư không hài lòng và là nguyên
nhân dẫn đến các quỹ đóng đang dần mất ưu thế và chuyển sang quỹ mở. Ví dụ như Quỹ đầu tư Doanh nghiệp
hàng đầu Việt Nam (VFMVF4), Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (FVMVF1), quỹ đầu tư năng động Việt
Nam(VFA), Quỹ Đầu tư Việt Nam (BIMVIF)…
Đồng thời, trong 3 năm kể từ năm 2013 số lượng quỹ mở trên thị trường Việt Nam đã gia tăng một cách
chóng mặt. Hiện nay, trong tổng số 30 quỹ đầu tư, số quỹ mở là 18 (chiếm 60% tổng số quỹ).

21


– Một số quỹ nội lớn tại Việt Nam
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFMVF1)
Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt Nam, với quy mô vốn
ban đầu 300 tỷ đồng, thành lập năm 2004. Sau 10 năm hoạt động, Quỹ đầu tư VF1 đã chuyển đổi thành công từ
quỹ đóng sang quỹ mở. Quỹ được phát hành bởi CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) và được kiểm soát
bởi Ngân hàng THHH một thành viên Standard Chartered (Việt Nam).
Quỹ ETF Việt Nam
Quỹ ETF tại Việt Nam ra đời đầu tiên vào năm 2014 với tên gọi Quỹ VFMVN30. Hiện nay trên thị
trường chứng khoán Việt Nam có 2 quỹ ETF nội đó là: Quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM (FUCTVGF1) và quỹ
ETF VFMVN30 (E1VFVN30).
Nhìn chung, hơn 3 năm có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng dấu ấn mà các quỹ ETF nội
để lại rất mờ nhạt. Dù kết hợp được cả đặc tính của 2 loại hình quỹ đóng và quỹ mở, tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn

chưa thực sự mặn với loại hình quỹ này.
So với các quỹ ETF ngoại thì ETF nội có nguồn vốn thấp hơn và đây cũng là một thiệt thòi đáng kể. Trong
năm 2017, với việc ra đời của nhiều chỉ số khác, hy vọng sẽ đem lại một làn gió mới đối với dòng sản phẩm quỹ
này.

5.3.2

Các quỹ ngoại trên thị trường Việt Nam

– Các giai đoạn phát triển của quỹ ngoại
Giai đoạn 1991 – 2001 (trước khi có thị trường chứng khoán Việt Nam): Hoạt động của các quỹ ngoại còn
nhỏ lẻ, manh mún.
Quỹ ngoại xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam là Quỹ Vietnam Fund, thành lập năm 1991, với số vốn là 54.3
triệu USD. Tính đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998, Việt Nam có tổng cộng 7 quỹ

22


quản lý đầu tư với tổng số vốn ước khoảng 400 triệu USD. Trong năm 1996 và 1997, có 3 trong số 7 quỹ trên
thông báo đóng cửa, giá tài sản của 4 quỹ còn lại giảm tới 44-48% so với giá trị tài sản thực tế ban đầu.
Giai đoạn 2001 – 2005 (thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành): Dòng quỹ ngoại bắt đầu quay trở
lại thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ năm 2001 tới năm 2005, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu quay trở lại thị trường chứng
khoán Việt Nam với 13 quỹ mới được thành lập có tổng quy mô vốn đạt 908 triệu USD.
Đây là kết quả của sự ra đời và phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Tp. Hồ Chí Minh
(2000) và SGDCK Hà Nội (2005) cùng với hành lang pháp lý được điều chỉnh theo hướng khuyến khích và tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Giai đoạn từ 2006 (Việt Nam gia nhập WTO) đến nay: Quỹ ngoại hoạt động mạnh mẽ, có vai trò quan
trọng với thị trường chứng khoán Việt Nam
Việc gia nhập WTO vào năm 2006 cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của TTCK đã giúp Việt Nam

thu hút được đông đảo nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư từ các nền kinh tế phát triển.
Cho đến năm 2014, đã có khoảng 25 quỹ đầu tư ngoại hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam
với tổng quy mô vốn lên tới gần 4 tỷ USD. Năm 2014 cũng là năm ghi nhận kết quả hoạt động tích cực của các
quỹ ngoại ở Việt Nam. Tăng cao nhất là Quỹ Vietnam Property Holding (quy mô 21 triệu USD) được quản lý
bởi Công ty Quản lý Quỹ Saigon Asset Management (SAM) với mức tăng 34.5%.
– Một số quỹ ngoại đang hoạt động tại Việt Nam
Dragon Capital
Hoạt động lâu đời nhất tại Việt Nam là quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) của Dragon
Capital, quỹ đầu tư này được thành lập từ năm 1995, trước khi UBCKNN được thành lập. Sự gắn bó của Dragon
Capital phần nào cho thấy nhà đầu tư lớn nhất này vẫn đang đặt niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng của TTCK
Việt.
Vina Capital
Một Cái tên nổi bật khác là quỹ đầu tư Vietnam Opportunity Fund (VOF) được quản lý bởi Vina Capital.
VOF được thành lập vào năm 2003 cũng đã trải qua 13 năm hoạt động.
Mới đây, Vina Capital đã quyết định chuyển niêm yết lên sàn giao dịch chính của thị trường chứng khoán
London với mã cổ phiếu VOF.L từ ngày 30/3/2016.

23



×