Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Phát triển chuyển giao công nghệ tự động và giám sát Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.78 KB, 136 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 1

Khoa Kế toán- Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển.
Mọi biện pháp khắc phục cũng như các cơ chế quản lý tài chính đã tác
động rất lớn đến các Doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp phải đứng
trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết chi phối của các
quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu v.v… Để đứng
vững và tồn tại, mỗi Doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như
thị trường Quốc tế và lợi nhuận luôn phải đặt lên hàng đầu.
Để đảm bảo cho Doanh nghiệp có lợi nhuận và phát triển không
ngừng, từ đó nâng cao lợi ích của người lao động Doanh nghiệp phải
tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí, trong đó có chi phí tiền lương trên
một đơn vị sản phẩm. Tiền lương là một yếu tố vật chất quan trọng
trong việc kích thích người lao động tăng năng suất, động viên họ
nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải tiến kỹ thuật, gắn trách nhiệm của
mình với công việc. Tiền lương không chỉ là vấn đề lợi ích kinh tế của
người lao động mà cao hơn nó còn là vấn đề xã hội có liên quan trực
tiếp đến các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Mỗi Doanh nghiệp dựa vào các chế độ tiền lương do Nhà nước
ban hành để áp dụng vào thực trạng Doanh nghiệp mình. Đó là công
việc đòi hỏi kế toán luôn phải hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương để đảm bảo cung cấp thông tin

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6



Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 2

Khoa Kế toán- Kiểm toán

chính xác, nhanh chóng nhất cho lãnh đạo, đồng thời là chỗ dựa đáng
tin cậy của người lao động.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Phát triển chuyển giao
công nghệ tự động và giám sát Việt Nam, em đã cố gắng tìm hiểu
những vấn đề cơ bản nhất trong công tác kế toán tiền lương của công
ty. Và em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Phát triển chuyển giao
công nghệ tự động và giám sát Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Đề tài đã giúp em hiểu rõ hơn về thực trạng công việc kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương ở công ty, song do nhận thức,
khả năng nghiên cứu vấn đề còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn
nên trong quá trình xem xét, nghiên cứu em không tránh khỏi thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo để bài
viết được đầy đủ và toàn diện hơn.
Nội dung của chuyên đề, ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3
chương chính sau:
Chương1: Một số lý luận chung về Kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
Chương2: Tình hình tổ chức kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương của Công ty TNHH Phát triển chuyển giao công
nghệ tự động và giám sát Việt Nam


Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 3

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Chương3: Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty TNHH
Phát triển chuyển giao công nghệ tự động và giám sát Việt Nam

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm tiền lương.
1.1.1.
Khái niệm.
Dưới mọi hình thức kinh tế xã hội tiền lương luôn được coi là
một bộ phận quan trọng của giá trị hàng hoá. Nó chịu tác động của
nhiều yếu tố như kinh tế chính trị, xã hội lịch sử và tiền lương cũng
tác động đến việc sản xuất, cải thiện đời sống và ổn định chế độ chính

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6


Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 4

Khoa Kế toán- Kiểm toán

trị xã hội. Chính vì thế không chỉ Nhà nước mà ngay cả người chủ sản
xuất cho đến người lao động đều quan tâm đến chính sách tiền lương.
Trong sản xuất kinh doanh tiền lương là một yếu tố quan trọng
của chi phí sản xuất, nó có quan hệ trực tiếp và tác động nhân quả đến
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tiền lương được hiểu
như sau:
"Tiền lương dưới chế độ chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập
quốc dân được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân
phối có kế hoạch cho công nhân viên chức cho phù hợp với số lượng
và chất lượng lao động của mỗi con người đã cống hiến. Tiền lương
phản ánh việc trả lương cho công nhân viên dựa trên nguyên tắc phân
phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động."
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì quan điểm cũ về
tiền lương không còn phù hợp với điều kiện của nền sản xuất hàng
hoá. Đòi hỏi nhận thức lại, đúng đắn hơn bản chất của tiền lương theo
quan điểm đổi mới của nước ta "Tiền lương là bộ phận thu nhập quốc
dân, là giá trị mới sáng tạo ra mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động với giá trị lao động đã hao phí trong quá trình sản
xuất kinh doanh ". Để có được nhận thức đúng đắn về tiền lương, phù
hợp với cơ chế quản lý, khái niệm tiền lương phải đáp ứng được một
số yêu cầu sau:


Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 5

-

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Phải quan niệm sức lao động là một hàng hoá của thị trường yếu

tố sản xuất. Tính chất hàng hoá của sức lao động có thể bao gồm
không chỉ lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân,
lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của Nhà nước mà còn cả
đối với công nhân viên chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý
xã hội.
-

Tiền lương phải là tiền trả trước cho sức lao động, tức là giá trị

của hàng hoá sức lao động mà người sử dụng và người cung ứng sức
lao động thoả thuận với nhau theo qui luật cung cầu của giá cả thị
trường.
-


Tiền lương là bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động

đồng thời là một trong các yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tiền lương được định nghĩa như sau:
"Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là
giá của yếu tố sức lao động mà người lao động phải trả cho người
cung ứng sức lao động tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của
thị trường và pháp luật hiện hành của đất nước".
• Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:
-

Tiền lương danh nghĩa:
Tiền lương danh nghĩa là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà

người sử dụng sức lao động phải trả cho người cung cấp sức lao động
căn cứ vào hợp đồng lao động giữa hai bên trong việc thúc đẩy lao

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 6

Khoa Kế toán- Kiểm toán

động. Trên thực tế mọi mức lương trả cho người lao động đều là tiền

lương danh nghĩa. Lợi ích mà người cung ứng sức lao động nhận được
ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào
giá cả hàng hoá, dịch vụ và số lượng thuế mà người lao động sử dụng
tiền lương đó để mua sắm hoặc đóng thuế.
-

Tiền lương thực tế:
Tiền lương thực tế là lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà

người lao động có thể mua được bằng tiền lương của mình sau khi đã
đóng các khoản thuế theo qui định của chính phủ. Chỉ số tiền lương
thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền
lương danh nghĩa tại thời điểm xác định.
ITLTT =

ITLDN
IGC

Trong đó:
ITLTT : chỉ số tiền lương thực tế
ITLDN : chỉ số tiền lương danh nghĩa
IGC : chỉ số giá
1.1.2.

Chức năng của tiền lương.

Tiền lương bao gồm 4 chức năng chính sau:
+ Chức năng tái sản xuất sức lao động:
Như đã phân tích quá trình tái sản xuất sức lao động được thực
hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua lương. Tiền


Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 7

Khoa Kế toán- Kiểm toán

lương cung cấp vật phẩm tiêu dùng nhất định để người lao động có thể
duy trì và phát triển sức lao động, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình
độ hoàn thiện kỹ năng lao động.
+ Chức năng là công cụ quản lý của Doanh nghiệp:
Thông qua việc trả lương cho người lao động, người sử dụng lao
động có thể tiến hành kiểm tra, theo dõi quan sát người lao động làm
việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiền lương bỏ ra đem
lại kết quả và hiệu quả cao… Nhờ đó mà người lao động quản lý một
cách chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động để trả công xứng
đáng cho người lao động, kết thúc nâng cao năng suất lao động.
+ Chức năng kích thích người lao động:
Mức lương thoả đáng với công việc và kết quả lao động sẽ kích
thích được tinh thần hăng say và sáng tạo của người lao động, tiền
lương được sử dụng làm đòn bẩy kinh tế kích thích lao động làm việc
tích cực hơn, gắn bó lợi ích của doanh nghiệp làm tăng năng suất và
chất lượng công việc.
+ Chức năng điều tiết lao động:
Thông qua hệ thống thang lương, bảng lương và các chế độ phụ

cấp được xác định cho từng vùng, từng ngành, như những người làm
việc trong điều kiện nặng nhọc tốn hao nhiều năng lượng được trả
lương cao hơn so với những lao động làm việc trong điều kiện bình
thường để bù đắp sức lao động đã hao phí.

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 8

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Các ngành sản xuất phân bố ở khu vực khác nhau ảnh hưởng tới
mức lương bình quân của mỗi ngành như vậy mới thu hút, khuyến
khích người lao động làm việc ở các khu vực kinh tế mới, giàu tài
nguyên nhưng thiếu nhân lực.
1.1.3.

Chi phí lao động sống, tiền lương và các khoản trích
theo lương.

1.1.3.1. Chi phí lao động sống.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra
của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng
lực, chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát
triển của đắt nước. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá

trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất. Để
sản xuất kinh doanh có hiệu quả người ta phải tính đến các yếu tố chi
phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhu chi phí nguyên vật liệu, chi
phí hao mòn máy móc, thiết bị nhà xưởng, chi phí quản lý doanh
nghiệp... Song có một yếu tố góp phần đến yếu tố sản xuất kinh doanh
không thể không đề cập đến là chi phí lao động sống. Đó là một yếu tố
chi phí cơ bản cấu thành lên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản
xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động cũng là tiết kiệm chi phí lao động
sản xuất, do đó hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và lợi
nhuận cho doanh nghiệp và là điều kiện chi phí lao động cải thiện
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên, cho người
lao động trong doanh nghiệp. Ngoài tiền lương, doanh nghiệp còn

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 9

Khoa Kế toán- Kiểm toán

phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm
các khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế ( BHYT),
kinh phí công đoàn (KPCĐ).
1.1.3.2. Tiền lương và các khoản trích theo lương
Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc
sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao

động, theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích:
bảo hiểm xã hội (BHXH ), bảo hiểm y tế(BHYT ) và kinh phí công
đoàn(KPCĐ ).
- Bảo hiểm xã hội: được trích lập để tài trợ cho trường hợp công
nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu...Đối với người sử dụng lao
động hàng tháng phải trích 15% trên tổng lương cơ bản của công nhân
viên (được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ), còn đối với người lao
động trong doanh nghiệp thì trích 5% trên lương cơ bản (trừ vào thu
nhập hàng tháng) để nộp cho quỹ BHXH cấp trên.
- Bảo hiểm y tế: được trích lập để tài trợ cho việc phòng, chữa
bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người lao động. Hiện nay, chế độ tài
chính quy định hàng tháng phải trích 3% trên quỹ lương cơ bản của
công nhân viên để hình thành quỹ BHYT, trong đó người sử dụng lao
động (doanh nghiệp ) nộp 2% quỹ lương cơ bản (tính vào chi phí sản

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 10

Khoa Kế toán- Kiểm toán

xuất trong kỳ), còn người lao động nộp 1% lương cơ bản (trừ thu nhập
hàng tháng)

- Kinh phí công đoàn: được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt
động của tổ chức giới lao động nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợicủa
người lao động. Theo quy định hiện hành, hàng tháng chủ sử dụng lao
động phải trích 2% tren lương thực tế phải trả công nhân viên để hình
thành quỹ, trong đó doanh nghiệp chỉ phải nộp 1% tiền lương thực tế
lên công đoàn cấp trên, còn lại 1% dượcquyền chi tại doanh nghiệp.
Toàn bộ số trích này sẽ được doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất
trong tháng.
Cùng với tiền lương, các khoản bảo hiểm và kinh phí công đoàn
nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí
của doanh nghiệp. Việc tính toán, xác định chi phí về lao động sống
phải trên cơ sở quản lý và theo dõi quá trình huy động, sử dụng lao
động trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính
đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các
khoản trích theo lương cho người lao động, một mặt kích thích người
lao động quan tâm dến thời gian, kết quả và chất lượng của lao động,
mặt khác góp phần tính đúng, tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm
hay chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.4.

Ý nghĩa và vai trò của tiền lương với hiệu quả sản xuất
của Doanh nghiệp

1.1.4.1. Ý nghĩa:

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 11

-

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Đối với các chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố của chi

phí sản xuất, đối với người cung cấp sức lao động tiền lương là nguồn
thu nhập chủ yếu.
-

Đối với người lao động tiền lương nhận được thoả đáng sẽ là

động lực thúc đẩy năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động.
Mặt khác khi năng suất lao động tăng thì lợi nhuận doanh nghiệp cũng
sẽ tăng theo, do đó nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao
động nhận được cũng sẽ tăng lên, nó là phần bổ sung thêm cho tiền
lương, làm tăng thu nhập và tăng lợi ích cho người lao động tạo ra sự
gắn kết các thành viên với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xoá
bỏ sự ngăn cách giữa chủ doanh nghiệp với người lao động, khiến cho
người lao động có trách nhiệm hơn và tự giác hơn trong công việc.
Ngược lại nếu doanh nghiệp chi trả lương không hợp lý thì chất
lượng công việc bị giảm sút, hạn chế khả năng làm việc, biểu hiện rõ
tình trạng sao nhãng công việc
1.1.4.2. Vai trò:
-


Tiền lương nhằm đảm bảo chi phí để tái sản xuất sức lao động.

Đây là yêu cầu thấp nhất của tiền lương nuôi sống người lao động,
duy trì sức lao động của họ.
-

Vai trò kích thích của tiền lương: Vì động cơ tiền lương người

lao động phải có trách nhiệm cao trong công việc, tiền lương phải tạo
ra sự say mê nghề nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ về chuyên
môn và các lĩnh vực khác.

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 12

-

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Vai trò điều phối của tiền lương: Tiền lương nhận được thoả

đáng người lao động sẵn sàng nhận mà công việc được giao dù ở đâu,
làm gì hay bất cứ khi nào trong điều kiện sức lực và trí tuệ của họ cho
phép.

-

Vai trò quản lý lao động tiền lương: Doanh nghiệp sử dụng

công cụ tiền lương còn với mục đích khác là thông qua việc trả lương
mà kiểm tra theo dõi người lao động làm việc, đảm bảo tiền lương chi
ra phải đemlại kết quả và hậu qủa rõ rệt. Hiệu quả tiền lương không
chỉ tính theo tháng mà còn phải tính theo ngày, giờ ở toàn doanh
nghiệp, từng bộ phận và từng người.
Có thể nói vai trò của tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh
vô cùng quan trọng, nó càng thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển sản
xuất khi tiền lương được phân bổ hợp lý, công bằng, thỏa đáng.
1.2. Phân loại lao động tiền lương.
1.2.1.

Vai trò của lao động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.

Như ta đã biết, bất kỳ một quá trình sản xuất xã hội nào cũng phải
có đủ 3 yếu tố sau đây:
- Lao động
- Đối tượng lao động
- Tư liệu lao động
Trong đó lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con
người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6


Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 13

Khoa Kế toán- Kiểm toán

mình. Lao động là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra
của cải, là sự kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất (sức lao
động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người, nó phản ánh khả
năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá
trình lao động sản xuất xã hội). Còn đối tượng lao động và tư liệu lao
động hợp thành tư liệu sản xuất, nó là khách thể của sản xuất. Sản
xuất sẽ không thể tiến hành được nếu thiếu tư liệu sản xuất, nhưng nếu
không có lao động của con người thì tư liệu sản xuất cũng không thể
phát huy được tác dụng. Ở đây, lao động của con người là chủ thể của
nền sản xuất xã hội. Nó giữ vai trò quyết định và có tính sáng tạo.
Chính nó mới tạo ra những tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại, phù
hợp với nền sản xuất phát triển. Nhờ có lao động hiện tại (lao động
sống ) mà những lao động quá khứ được "Đánh thức dậy" và phục vụ
cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn. Việc sử dụng hợp lý lao
động trong quá trình sản xuất cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao
động sống, vì thế nó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm,tăng doanh
lợi cho doanh nghiệp; là điều kiện để cải thiện nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh
nghiệp.
1.2.2.

Quản lý, phân loại lao động tiền lương.


Để tạo điều kiện cho quản lý, huy động và sử dụng hợp lý lao
động trong doanh nghiệp, cần thiết phải phân loại công nhân viên của
doanh nghiệp.

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 14

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Lực lượng lao động của doanh nghiệp được chia thành:
• Lực lượng công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp, do
doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương.
- Lực lượng công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản, bao gồm:
toàn bộ số lao động trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh chính ở doanh nghiệp gồm công nhân sản
xuất, thợ học nghề, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế,
nhân viên quản lý hành chính.
- Lực lượng công nhân viên thuộc các loại hoạt động khác bao
gồm số lao động hoạt động trong các lĩnh vực hay công việc khác của
doanh nghiệp như trong dịch vụ, căng tin, nhà ăn...
• Lực lượng công nhân viên làm việc tại doanh nghiệp nhưng do
các nghành khác quản lý và chi trả lương (cán bộ chuyên trách công
tác đoàn thể, học sinh thực tập...)
Quản lý lao động thực chất là quản lý con người về thời gian,năng

lực trình độ làm việc của họ. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý lao động
trong sản xuất kinh doanh phải hợp lý và hiệu quả nhất, vì đây là vấn
đề cần thiết và quan trọng. Có quản lý tốt về lao động thì mới là cơ sở
để quản lý tốt ở các khâu tiếp theo. Quản lý lao động không chỉ đơn
thuần về mặt số lượng mà cần phải kết hợp chặt chẽ giữa số lượng và
chất lượng để chúng hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau.
1.3. Nội dung quỹ lương, các hình thức trả lương và các khoản
trích theo lương trong doanh nghiệp

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 15

1.3.1.

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp

1.3.1.1. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp (tổng quỹ lương) là tất cả các
khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên trong một
thời gian nào đó bao gồm tiền lương trả cho lao động trong danh sách
hay ngoài danh sách, lao động trong ngành sản xuất công nghiệp hay
lao động thuộc các ngành khác……

Quỹ tiền lương được chia thành 2 bộ phận: Bộ phận cơ bản và Bộ
phận biến đổi.
+ Bộ phận cơ bản gồm: Tiền lương cấp bậc hay tiền lương do các
thang bảng lương của từng ngành, từng doanh nghiệp quy định. Hệ
thống thang bảng lương này do Nhà nước quy định hoặc doanh nghiệp
tham khảo thang bảng lương của Nhà nước để thiết lập các mức lương
và chế độ tiền lương.
+ Bộ phận biến đổi gồm: Các loại phụ cấp, các loại tiền thưởng
bên cạnh tiền lương cơ bản. Bộ phận tiền lương cơ bản thường từ 70 –
75%, còn từ 25 – 30% là bộ phận tiền lương biến đổi.
Theo tiêu thức khác, quỹ tiền lương còn phân ra: Quỹ tiền lương
kỳ báo cáo và Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch.
+ Quỹ tiền lương kỳ báo cáo: là tổng số tiền lương, tiền thưởng,
các loại phụ cấp mà doanh nghiệp đã chi.
+ Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch: là những số liệu tính toán dự trù về
tiền lương để đảm bảo về kế hoạch sản xuất, đây là những con số dự

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 16

Khoa Kế toán- Kiểm toán

kiến. Để xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch cần dựa vào các căn cứ
sau:

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch.
- Năng suất lao động của từng loại lao động.
- Các thông số tiền lương mà doanh nghiêp lựa chọn để xây dựng
kế hoach tiền lương.
- Định mức lao động và các thông số về tiền lương dự kiến.
Quỹ tiền lương kế hoạch và báo cáo được phân chia thành quỹ
tiền lương của công nhân sản xuất và quỹ tiền lương của viên chức
khác. Trong đó quỹ tiền lương của công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng
lớn và biến động tùy thuộc vào mức độ hoàn thành sản xuất, còn quỹ
tiền lương của viên chức khác thường ổn định trên cơ sở biên chế và
kết cấu lương đã được cấp trên xét duyệt. Tuy nhiên, đối với doanh
nghiệp có bộ phận hưởng lương sản phẩm, quỹ lương của bộ phận này
phụ thuộc vào doanh thu hàng tháng mà quyết định là giá trị sản lượng
do bộ phận sản xuất trực tiếp tạo ra.
Ngoài ra, trong tiền lương kế hoạch còn được tính các khoản tiền
trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên trong thời kỳ ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động…
Về phương diện hạch toán, tiền lương trả cho công nhân viên
trong doanh nghiệp sản xuất là tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian
thực hiện nhiệm vụ chính của họ, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 17


Khoa Kế toán- Kiểm toán

và khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu
vực…). Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên thực hiện
nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian công nhân viên nghỉ
được hưởng theo chế độ quy định của Nhà nước.
Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp phải trong quan hệ với
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm sử
dụng hợp lý quỹ tiền lương, tiền thưởng, thúc đẩy tăng năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm.
1.3.1.2. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh
phí công đoàn (KPCĐ) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Cơ sở áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh
phí công đoàn trong các Doanh nghiệp luôn phải tuân theo quy định
của Nhà nước, cụ thể như:
- Luật BHXH ngày 29 tháng 6 năm 2006, luật BHYT ngày 14
tháng 11 năm 2008 của Chính phủ.
- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ về
việc : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo
hiểm y tế.
- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ
về việc:
Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội
bắt buộc
- Công văn số 1540/BHXH – PT của Bảo hiểm xã hội thành phố
Hà Nội về việc: Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2010.

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp

Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 18

Khoa Kế toán- Kiểm toán

1.3.1.2.1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH).
-

Nguồn hình thành: Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập

và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1 khoản chi
phí BHXH theo quy định của Nhà nước. Theo quy định hiện hành,
hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ
phần trăm nhất định trên tiền lương cơ bản của công nhân viên và
phân bổ chúng cho các đối tượng liên quan đến việc sử dụng lao động.
Chế độ kế toán hiện hành cho phép mức trích là 22% (người sử dụng
lao động đóng 16%, người lao động đóng 6%).
-

Phạm vi chi dùng quỹ BHXH: ốm đau (con ốm, bản thân người

lao động ốm), thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, già yếu,
nghỉ mất sức, hưu trí, tử tuất và chi nuôi sống bộ máy quản lý quỹ
BHXH.
-


Phương thức quản lý, chi tiêu quỹ BHXH: hàng tháng, doanh nghiệp phải

nộp toàn bộ các khoản BHXH đã trích vào cơ quan quản lý quỹ BHXH. Các
khoản chi tại doanh nghiệp như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động sau khi đã chi
trả cho người lao động doanh nghiệp phải nộp các chứng từ gốc hợp lệ cho cơ
quan quản lý quỹ để đề nghị cơ quan này thanh toán
-

1.3.1.2.2. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).

-

Nguồn hình thành: BHYT theo quy định của chế độ tài chính

hiện hành được hình thành từ 2 nguồn: 1 nguồn do doanh nghiệp phải
chịu, được trích để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng
theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số tiền lương cơ bản của công

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 19

Khoa Kế toán- Kiểm toán

nhân viên. Theo chế độ kế toán hiện nay cho phép tỷ lệ trích vào tiền

lương cơ bản để nộp BHYT là 4,5% (người sử dụng lao động đóng
3%, người lao động đóng 1,5%).
-

Phương thức quản lý chi tiêu quỹ: BHYT được nộp lên cho cơ

quan chuyên môn chuyên trách (thường dưới hình thức mua BHYT)
để phục vụ, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như khám
bệnh, kê đơn, mua thuốc, chữa bệnh.
1.3.1.2.3. Kinh phí công đoàn ( KPCĐ):
-

Nguồn hình thành quỹ: Quỹ này cũng được hình thành do việc

trích lập, và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
hàng tháng theo tỷ lệ quy định tính trên tổng số tiền lương thực tế phải
trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ kế toán hiện nay quy định tỷ
lệ trích KPCĐ của doanh nghiệp là 2% tiền lương thực tế của công
nhân viên trong tháng.
-

Phương thức quản lý, chi tiêu quỹ: Trong số 2% trích lập KPCĐ,

doanh nghiệp được phép giữ lại 1% để chi tiêu cho hoạt động công
đoàn tại doanh nghiệp, còn 1% phải nộp lên cho cơ quan quản lý công
đoàn cấp trên.
1.3.1.2.4. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
Bắt đầu từ ngày 1/1/2009, các Doanh nghiệp đã bắt đầu phải đóng
bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Đây là chính sách mới trong
Luật Bảo hiểm xã hội và được cụ thể hóa bằng nghị định 127 của


Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 20

Chính

phủ

ra

Khoa Kế toán- Kiểm toán

ngày

12/12/2008.

Các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, bắt đầu từ ngày
1/1/2010 nếu tham gia trích bảo hiểm thất nghiệp thì áp dụng tỷ lệ
trích BHTN 2% (người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động
đóng 1%).
1.3.2. Các hình thức trả lương
Với tư cách một phạm trù kinh tế, tiền lương là sự biểu hiện
bằng tiền của bộ phận cơ bản sản phẩm cần thiết được tạo ra trong các
doanh nghiệp, đi sâu vào tiêu dùng cá nhân của những người lao động

mà họ đã hao phí trong quá trình sản xuất xã hội. Tiền lương có 2 hình
thức cơ bản là tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo
sản phẩm.
1.3.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian
• Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số
lượng của nó phụ thuộc vào thời gian lao động thực đi của công nhân
cũng như cấp bậc kỹ thuật của họ. Tiền lương tính theo thời gian có
thể tính theo tháng, theo ngày, theo giờ công tác nên gọi là tiền lương
tháng, lương ngày, lương giờ. Lương tháng có nhược điểm là không
phân biệt được người làm việc nhiều hay ít ngày trong tháng nên
không có tác dụng khuyến khích sử dụng ngày công chế độ. Đơn vị
thời gian tính lương càng ngắn thì càng sát mức độ hao phí lao động.
Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp thương áp dụng hình thức trả lương
theo ngày.

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 21

Khoa Kế toán- Kiểm toán

• Ưu điểm của hình thức tiền lương ngày là: đơn giản, dễ tính
toán, phản ánh đúng trình độ kỹ thuật, điều kiện làm việc của người
công nhân.
• Hạn chế: Nhược điểm cơ bản là chưa gắn tiền lương người lao

động của từng người. Vì thế không kích thích người công nhân tạn
dụng thời gian lao động nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm.
Hình thức tiền lương này áp dụng cho mọi công việc ở các bộ
phận mà quá trình sản xuất chủ yếu do máy móc thực hiện, những
công việc chưa xây dựng định mức lao động hoặc không thể định mức
được những công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Khi lao động thủ
công còn phổ biến, trình độ chuyên môn sản xuất chưa cao thì cần mở
rộng hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng khi sản xuất phát triển
ở trình độ cao, quá trình sản xuất được cơ giới hoá và tự động hoá thì
hình thức trả lương theo thời gian sẽ phổ biến.
Hình thức theo thời gian có 2 loại:
-

Tiền lương thời gian giản đơn:

Công thức tính lương thời gian giản đơn:
Tiền lương thời
gian phải trả

=

Đơn giá tiền
lương thời gian

x

Thời gian làm
việc thực tế


Trong đó đơn giá tiền lương thời gian tính riêng cho từng bậc
lương khác nhau.

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 22

Khoa Kế toán- Kiểm toán

Loại tiền lương này có hạn chế là không xét đến thái độ lao động,
hình thức sử dụng thời gian lao động, sử dụng nguyên vật liệu, máy
móc thiết bị nên không tránh khỏi hiện tượng bình quân chủ nghĩa tiền
lương. Do vậy trong thực tế nó ít được áp dụng.
- Tiền lương thời gian có thưởng:
Công thức xác định:
Tiền lương
thời gian có
thưởng

Tiền lương
=

thời gian giản +

Tiền thưởng


đơn

Loại tiền lương này đã khắc phục hạn chế của tiền lương thời gian
giản đơn, nó không chỉ xét tới thời gian lao động, trình độ tay nghề mà
còn xét tới chất lượng hiệu quả công việc, thái độ, tinh thần trách
nhiệm đối với công việc được giao và khuyến khích những sáng kiến
làm lợi cho doanh nghiệp của người lao động.
1.3.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số
lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những
bộ phận sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc theo số lượng
công việc đã hoàn thành.
• Ưu điểm của hình thức tiền lương này:
- Gắn chặt thù lao lao động với kết quả sản xuất, kích thích công
nhân nâng cao trình độ kỹ thuật, phát triển tài năng, cải tiến phương

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 23

Khoa Kế toán- Kiểm toán

pháp làm việc, sử dụng triệt để thời gian lao động và công suất máy
móc thiết bị để tăng năng suất lao động.

- Thúc đẩy phong trào thi đua, bồi dưỡng tác phong công nghiệp
trong lao động công nhân.
• Hạn chế: Do tính lương theo khối lượng công việc hoàn thành
nên cũng dễ gây tình trạng làm ẩu, chạy theo số lượng mà vi phạm
quy trình kỹ thuật, sử dụng thiết bị vượt quá công suất cho phép và
một số hiện tượng tiêu cực khác.
Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm có nhiều loại:
-

Tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp: Theo hình thức này,

tiền lương của công nhân được xác định theo số lượng sản phẩm sản
xuất ra và đơn giá lương sản phẩm.
Tiền lương theo sản
phẩm cá nhân trực
tiếp

Số lượng sản
=

phẩm hợp quy
cách

Đơn giá
x

lương sản
phẩm

Hình thức này đơn giản, dễ hiểu đối với công nhân,được áp dụng

rộng rãi trong các xí nghiệp công nghiệp, đối với công nhân trực tiếp
sản xuất mà công việc có thể định mức và hạch toán kết quả riêng.
Tuy nhiên hình thức tiền lương này cũng không khuyến khích công
nhân quan tâm đến lợi ích chung của tập thể.
- Tiền lương theo sản phẩm tập thể: Theo hình thức này căn cứ

vào số lượng sản phẩm của cả tổ và đơn giá chung để tính lương cho

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 24

Khoa Kế toán- Kiểm toán

cả tổ, sau đó phân phối lại cho từng người trong tổ. Trong thực tế
thường áp dụng theo 2 phương pháp sau:
Phương pháp phân chia theo giờ hệ số:
Công thức xác định:
LT
Li =
ki

. ti .

Trong đó:

Li : Tiền lương của công nhân i
LT : Tiền lương sản phẩm của cả tổ
ti : Thời gian làm việc thực tế của công nhân i
ki : Hệ số cấp bậc của công nhân i
n : Số công nhân của tổ
Phương pháp điều chỉnh:
Công thức xác định:
LTLT
Li
==
Mi

ti .
. ti . .Mi

Trong đó Mi : Mức lương giờ theo cấp bậc của công nhân i
Hình thức tiền lương này có tác dụng làm cho người công nhân
quan tâm đến kết quả sản xuất chung của cả tổ, phát triển việc kiểm
nghiệm nghề nghiệp và nâng cao trình độ cho các công nhân. Tuy
nhiên, hình thức tiền lương này cũng chưa xét đến tinh thần lao động,

Đặng Thị Hồng Nhung
nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 25


Khoa Kế toán- Kiểm toán

sức khoẻ, sự nhanh nhẹn, tháo vát hoặc kết quả sản xuất của từng công
nhân nên trong chừng mực nhất định tiền lương mỗi người chưa thật
gắn với đóng góp vào thành tích chung của tổ. Nó được áp dụng đối
với công việc do 1 tổ sản xuất hay 1 nhóm công nhân tiến hành khó
thống kê kết quả sản xuất của từng ngưòi.
- Tiền lương sản phẩm cá nhân gián tiếp:
Công thức xác định:
Lp = Sc x Đsg hoặc Lp = Mp x Tc
Trong đó:
Lp : Tiền lương của công nhân phụ
Sc : Số lượng sản phẩm thực tế của công nhân chính
Đsg : Đơn giá lương sản phẩm gián tiếp
Mp : Mức lương cấp bậc của công nhân phụ
Tc : Tỷ lệ hoàn thành định mức sản lượng bình quân của công
nhân chính

( %)

Hình thức tiền lương này không phản ánh chính xác kết quả lao
động của công nhân phụ nhưng nó lại làm cho mọi người trong cùng 1
bộ phận quan tâm đến kết quả chung. Việc khuyến khích vật chất đối
với công nhân phụ sẽ có tác dụng nâng cao năng suất lao động của
công nhân chính. Vì vậy hình thức tiền lương này được áp dụng đối
với công nhân phụ, phục vụ sản xuất như: Công nhân điều chỉnh máy,
sữa chữa máy móc thiết bị...mà kết quả công tác của họ ảnh hưởng
đến kết quả công tác của những công nhân đứng máy.

Đặng Thị Hồng Nhung

nghiệp
Lớp: KT11-K6

Chuyên đề tốt


×