Tải bản đầy đủ (.doc) (328 trang)

Phát triển nguồn nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 328 trang )



VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9 34 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS BÙI VĂN HUYỀN
2. PGS.TS NGUYỄN AN HÀ

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi với sự giúp
đỡ của hai giáo viên hướng dẫn.
Các tài liệu và kết quả của luận án là trung thực đảm bảo không trùng lặp với
các luận án khác. Số liệu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, có tính khách quan.
Luận án được xây dựng và phát triển từ quan điểm của cá nhân tôi.
…………., ngày ….. tháng …. năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................9
1.1.Tổng quan nghiên cứu nước ngoài liên quan đến phát triển nguồn nhân lực
quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................................................................9
1.2.Tổng quan các nghiên cứu liên quan phát triển nguồn nhân lực quản trị tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam................................................................16
1.3. Nhận xét từ tổng quan nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án........21
1.4.Câu hỏi và quy trình nghiên cứu của luận án.....................................................23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.....27
2.1.Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực quản trị tại


doanh

nghiệp nhỏ và vừa

............27

2.2.Nội dung phát triển nguồn lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa................50
2.3.Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực quản trị tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................................................................................55
2.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ..........59
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN TRỊ
TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ.....70
3.1.Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.......................70
3.2.Hoạt động phát triển nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.........................................................................................83
3.3.Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực quản trị tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Phú Thọ..................................................................91
3.4.Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ
và vừa tỉnh Phú Thọ...............................................................................................108
Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN TRỊ TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ...116


4.1.Định hướng và quan điểm phát triển nguồn nhân lực quản trị tại doanh
nghiệp nhỏ và vừa..................................................................................................116
4.2.Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ................................................................................123
4.3.Kiến nghị.........................................................................................................136

KẾT LUẬN..........................................................................................................142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...............................144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................145
PHỤ LỤC.............................................................................................................159


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CNH:

Công nghiệp hóa

CTCP:

Công ty cổ phần

CN-XD:

Công nghiệp - xây dựng

CMCN

Cách mạng công nghiệp

DN:

Doanh nghiệp

DNNVV:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

DNNN:

Doanh nghiệp Nhà nước

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH:

Hiện đại hóa

LATS:

Luận án tiến sỹ

NNL:

Nguồn nhân lực

NL-TS:

Nông lâm – thủy sản

NXB:


Nhà xuất bản

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TM-DV:

Thương mại – dịch vụ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Điều kiện xác định các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nghị định
39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018....................................................................... 28
Bảng 2.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO..31
Bảng 2.3: Đặc điểm nguồn nhân lực quản trị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.........44
Bảng 3.1: Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ..................................... 70
Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp điều tra theo quy mô và địa bàn.........................71
Bảng 3.3: Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ..................72
Bảng 3.4: Cơ cấu ngành nghề doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ....................73
Bảng 3.5: Số lượng nguồn nhân lực quản trị trong doanh nghiệp vừa.....................74
Bảng 3.6: Trình độ của các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 75
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá năng lực quản lý chung của nguồn nhân lực quản trị...76

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ/phẩm chất của nhà
quản trị cấp cao.................................................................................................77
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ/phẩm chất của nhà
quản trị cấp trung.............................................................................................. 79
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ/phẩm chất của
nhà quản trị cấp cấp cơ sở.................................................................................80
Bảng 3.11: Tình hình thực hiện các hình thức đào tạo nguồn nhân lực quản trị
tại doanh nghiệp nhỏ và vừa..............................................................................85
Bảng 3.12: Đánh giá hoạt động phát triển cá nhân nguồn nhân lực quản trị
doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................................. 86
Bảng 3.13: Đánh giá các công tác đề bạt nguồn nhân lực quản trị của doanh
nghiệp nhỏ và vừa............................................................................................. 87
Bảng 3.14: Cảm nhận của nguồn nhân lực quản trị về kết quả đào tạo....................88
Bảng 3.15: Nguyên nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ không tổ chức
hoạt động đào tạo và phát triển......................................................................... 89
Bảng 3.16: Đánh giá của nguồn nhân lực quản trị về mức độ nâng cao năng lực
sau đào tạo và phát triển....................................................................................89


Bảng 3.17: Nguyên nhân hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực quản trị thấp................90
Bảng 3.18: Nguồn tuyển dụng nguồn nhân lực quản trị........................................... 90
Bảng 3.19: Đánh giá về yếu tố vĩ mô....................................................................... 96
Bảng 3.20: Đánh giá về yếu tố tiến bộ của khoa học công nghệ.............................. 97
Bảng 3.21: Đánh giá về yếu tố cơ sở giáo dục và đào tạo...................................... 101
Bảng 3.22: Đánh giá về yếu tố nhận thức của lãnh đạo về phát triển nguồn nhân
lực quản trị......................................................................................................102
Bảng 3.23: Đánh giá về yếu tố các chính sách phát triển nguồn nhân lực của
doanh nghiệp................................................................................................... 103
Bảng 3.24: Đánh giá về yếu tố nội tại cá nhân nguồn nhân lực quản trị................104
Bảng 3.25: Đánh giá về yếu tố khả năng tài chính của doanh nghiệp....................105

Bảng 3.26: Hiệu quả của phát triển nguồn nhân lực quản trị................................. 105
Bảng 3.27: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter...................................... 106
Bảng 3.28: Giá trị beta chuyển hóa của các biến................................................... 107
Bảng 3.29: Mô hình SWOT................................................................................... 109



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, HỘP
Hình 3.1: Số lượng nguồn nhân lực quản trị trong doanh nghiệp vừa.....................74
Hình 3.2: Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc để xác định nhu cầu
đào tạo............................................................................................................... 84
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án...........................................................24
Hộp 3.1: Những yêu cầu đối với NNL quản trị DNNVV tỉnh Phú Thọ...................83
Hộp 3.2: Công tác xác định nhu cầu đào tạo của DNNVV hạn chế.........................84
Hộp 3.3: Hiệp hội DNNVV hỗ trợ các DN hoạt động.............................................95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế suy thoái hay phát triển phụ thuộc vào sự hưng thịnh của
các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
như hiện nay thì vai trò của doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngày càng được khẳng định. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế của các nước đang phát triển và các nước phát triển. Trên
toàn thế giới, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa được coi là xương sống của
nền kinh tế, cung cấp cơ hội việc làm và thu nhập. Các quyết định chiến lược của
doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện bởi người quản trị. Vì vậy, ở Việt Nam
vấn đề phát triển, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận
được sự quan tâm và được sử dụng trong những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực
trong xu thế mở cửa hội nhập đất nước. Hội nhập kinh tế và sự phát triển nhanh

chóng của khoa học công đã và đang đặt ra yêu cầu, thách thức đối với nguồn
nhân lực nói chung, nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp nói riêng. Nằm trong
bối cảnh chung đó, việc nâng cao năng lực quản lý đối với nhà quản trị doanh
nghiệp là vấn đề cấp thiết.
Phú Thọ với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế. Trong những năm
gần đây, nền kinh tế của Tỉnh có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và số
lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa khá phát triển khi môi trường đầu tư được
cải thiện. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ chiếm khoảng hơn 96% tổng
số doanh nghiệp của Tỉnh, là thành phần chủ lực đóng góp vào tăng trưởng kinh
tế, đầu tư và thu ngân sách của Tỉnh, trong đó đóng góp 55% GRDP, trên 50%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 70% tổng thu ngân sách, góp phần quan
trọng tạo việc làm cho lao động địa phương, phát triển an sinh xã hội [70].
Tuy nhiên, thị trường nhiều biến động, hoạt động của doanh nghiệp liên
tục phải đối mặt với nhiều thách thức, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn
1


phải giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh, đăng ký tạm ngừng hoạt động gia
tăng. Cuối năm 2017 có 152 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 29,9% cùng
kỳ. Loại hình

2


đăng ký doanh nghiệp giải thể, phá sản phổ biến nhất là công ty trách nhiệm
hữu hạn chiếm 63,1%, công ty cổ phần chiếm 27%, doanh nghiệp tư nhân chiếm
9,9% [13]. Cộng đồng doanh nghiệp gặp phải khó khăn trên do doanh nghiệp trên
địa tỉnh phần lớn có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nội lực yếu, đặc biệt vốn và trình độ
khoa học công nghệ lạc hậu, thiếu đầu tư cho nghiên cứu, mô hình tổ chức hoạt

động sản xuất kinh doanh chậm đổi mới, năng suất, chất lượng sản phẩm và sức
cạnh tranh thấp. Doanh nghiệp phát triển manh mún, thiếu liên kết với nhau và
các thành phần kinh tế khác; khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp, kinh nghiệm,
điều kiện tham gia hội nhập ít [153]. Tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh
an toàn thực phẩm, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nợ tín
dụng quá hạn và nợ thuế kéo dài, nợ bảo hiểm xã hội... xảy ra nhiều ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với đặc thù nhỏ gọn, doanh nghiệp nhỏ
và vừa dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh bất lợi dẫn đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu.
Một trong những nguyên nhân là do đội ngũ chủ doanh nghiệp, cán bộ
quản lý hạn chế về kiến thức, kỹ năng quản lý, hoạt động thị trường chưa được
doanh nghiệp tổ chức một cách khoa học, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm. Hầu
hết các doanh nghiệp hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ
toán học trong thống kê và nghiên cứu thị trường, quá trình đổi mới công nghệ
chậm dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
cao. Trước yêu cầu của đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế nhà quản trị doanh
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ cần có năng lực quản lý thực sự, có đầy đủ
kiến thức, kỹ năng, thái độ/phẩm chất nhằm lãnh đạo hiệu quả bản thân, lãnh
đạo hiệu quả đội ngũ, lãnh đạo hiệu quả cả tổ chức; duy trì và phát triển doanh
nghiệp. Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, yếu tố quan trọng góp phần quyết
định đến vị thế và sự thành công của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc
phát triển năng lực quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh hội
nhập kinh tế như hiện nay.
3


Xuất phát từ những lý do trên, để đề xuất được những giải pháp mang
tính khả thi về phát triển nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Phú Thọ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói riêng và cả nước
nói chung,


4


nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực quản trị tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, Xây dựng hệ thống lý luận về phát triển về phát triển nguồn
nhân lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ.
Thứ hai, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về phát triển nguồn nhân
lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Phú Thọ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
+ Làm rõ cơ sở lý luận, phương pháp luận về phát triển nguồn nhân lực
quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực
quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đó rút ra bài học về phát triển nguồn
nhân lực quản trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ.
+ Phân tích thực trạng hoạt động phát triển nguồn nhân lực quản trị bằng
các số liệu thực tiễn để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức,
từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực
quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Thực trạng phát triển nguồn nhân
lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nguồn nhân lực quản trị: Trong nghiên cứu này gồm: Những người đứng
đầu các cấp của doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc), trưởng phó các phòng

ban chức năng, các quản đốc, trưởng bộ phận kinh doanh.
Nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả giới hạn
5


chỉ nghiên cứu phát triển về mặt chất lượng nguồn nhân lực quản trị (kiến thức,
kỹ

6


năng, thái độ/phẩm chất). Nghiên cứu các hoạt động phát triển nguồn nhân lực
quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa, yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn
nhân lực quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ. Cách tiếp cận phát
triển nguồn nhân lực quản trị bao gồm các hoạt động phát triển của doanh nghiệp.
Về không gian: Nghiên cứu tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh
không có vốn Nhà Nước có quy mô vốn và lao động thỏa mãn tiêu chuẩn được quy
định trong nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của chính phủ về “Quy định
chi tiết một số điều của luật hỗ trợ trong doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn
nhân lực quản trị với các số liệu chủ yếu từ năm 2010 đến 2017 tại doanh nghiệp
nhỏ và vừa Tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ lựa chọn để nghiên cứu đưa ra định hướng, mục
tiêu và những giải pháp phát triển cho đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Nguồn dữ liệu: Tác giả sử dụng bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ
cấp, đối với mỗi loại dữ liệu trên tác giả có phương pháp thu thập riêng để có
được nguồn dữ liệu đáng tin cậy và trung thực phục vụ cho việc phân tích thực
trạng hoạt động phát triển nguồn nhân lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa
tỉnh Phú Thọ.
- Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập số liệu từ các nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu

tư, Cục thống kê Tỉnh, sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên
môn. Thu thập các nghiên cứu có liên quan đến luận án đã được công bố trong
và ngoài nước như: Đề tài nghiên cứu, tạp chí khoa học chuyên ngành, sách
tham khảo, giáo trình, internet….
- Dữ liệu sơ cấp: Tác giả điều tra khảo sát qua bảng hỏi đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa đang hoạt động. Đối tượng điều tra là nguồn nhân lực quản trị
trong doanh nghiệp. Việc xây dựng bảng hỏi dựa trên cơ sở lý luận kết hợp với
việc thu thập ý kiến từ chuyên gia.
* Nghiên cứu định tính:
7


Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu các tài
liệu thứ cấp, thảo luận với chủ doanh nghiệp và một số cán bộ quản lý doanh
nghiệp để

8


thu thập số liệu về thực trạng hoạt động phát triển nguồn nhân lực quản trị tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa, khám phá, điều chỉnh, bổ sung biến quan sát, xây dựng
thang đo về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực quản trị doanh
nghiệp.
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Phương pháp thu thập xử lý thông
tin, thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống và khái quát
hóa, so sánh đối chiếu, phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu
thập số liệu, sử dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
để phân tích, đánh giá. Ngoài ra sử dụng phương pháp kế thừa kết quả nghiên
cứu từ công trình khoa học khác trên góc độ kinh tế, quản trị kinh doanh có liên
quan đến luận án.

Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp
các chuyên gia nhằm thu thập thông tin để làm rõ những vấn đề lý luận cũng như
đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản trị tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa Phú Thọ; Bên cạnh đó tác giả nhận được những đóng
góp có giá trị của nhiều nhà khoa học và quản lý từ những đề tài, công trình
nghiên cứu trong và nước ngoài có liên quan đến luận án, từ đó hình thành
hướng nghiên cứu cũng như phương pháp giải quyết vấn đề cho tác giả.
Mẫu điều tra: Quy mô mẫu điều tra tác giả xác định theo công thức
của Slovin (1984):

9


n

Trong đó:

N
1 2N *
e

[137]

n: Số lượng mẫu nghiên cứu
N: Là tổng quy mô mẫu (Có khoảng 3.364 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ đang hoạt động)
e: Là sai số cho phép(e = 0,05)
Trong thống kê mô tả, khi biết sẵn tổng thể mẫu thường sử dụng công
thức của Slovin. Theo công thức trên thì mẫu tối thiểu cần nghiên cứu của luận án
là 357. Để đảm bảo số lượng mẫu nghiên cứu trên, tác giả gửi 432 bảng hỏi với

đối tượng

10


khảo sát là những nhà quản trị doanh nghiệp bao gồm: cấp cơ sở, cấp trung và
cấp cao. Kết quả thu về 419 bảng hỏi. Qua sàng lọc có 394 bảng câu hỏi hợp lệ.
Với cách chọn mẫu ngẫu nhiên, nhóm đối tượng được khảo sát với quy
mô và cơ cấu như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa với loại hình doanh nghiệp chủ yếu là tư nhân
(55,33%), trách nhiệm hữu hạn (31,47%) và cổ phần không có vốn Nhà nước và
nước ngoài (13,2%).
- Phần lớn doanh nghiệp thuộc quy mô siêu nhỏ 57,12%, số doanh
nghiệp quy mô nhỏ chiếm 40,04%, quy mô vừa chiếm 2,84%. Nguồn nhân lực
quản trị có kinh nghiệm quản lý trên 10 năm 11,64%, 5 đến dưới 10 năm 40,06%,
dưới 5 năm
48,30%.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp được điều tra bao gồm: 11,4%
nông lâm –Thủy sản; 48,9% Thương mại –Dịch vụ; 39,7% Công nghiệp –Xây dựng
Giới tính của đối tượng điều tra: 78,6% Nam; 21,4% nữ. Nguồn nhân lực
quản trị được điều tra có độ tuổi từ 30-40 là 34,4%; Từ 40-50 là 49,2%; 16,4% trên
50 tuổi (phụ lục 2).
Phương pháp thu thập thông tin: Gửi bảng hỏi trực tiếp hoặc qua thư điện
tử, dữ liệu được thu thập trong năm 2016, năm 2017 và được xử lý trong năm
2017.
* Nghiên cứu định lượng: Sử dụng định lượng để lượng hóa yếu tố ảnh
hưởng và mối quan hệ các yếu tố đến phát triển nguồn nhân lực quản trị tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, kiểm định thang đo và đo lường chất
lượng và hoạt động phát triển nguồn nhân lực quản trị thông qua việc áp dụng
các công cụ phân tích thống kê.

Xử lý dữ liệu:
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20 để xử lý dữ liệu thu thập với các
công cụ chủ yếu như: Hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA


- Exploratory Factor Analysis; Phân tích phương sai; Phân tích tương quan và hồi
quy... ; Thống kê mô tả để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân
lực quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ.


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Nghiên cứu và tìm hiểu được kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực
quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Phú Thọ.
Xây dựng thang đo năng lực quản trị cho 3 cấp nhà quản trị làm cơ sở
đánh giá thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Phú Thọ, thang đo được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ những nghiên
cứu trong nước và nước ngoài, đồng thời đề xuất một số biến nghiên cứu mới phù
hợp với bối cảnh hội nhập và sự phát triển cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Qua nghiên cứu khảo sát luận án làm rõ thực năng lực quản lý của nguồn nhân lực
quản trị tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ còn yếu.
Đề xuất và xây dựng mô hình đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
đến phát triển nguồn nhân lực quản trị, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tìm
hiểu nguyên nhân để đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú
Thọ.
Đề xuất mô hình hoạt động phát triển nguồn nhân lực quản trị tại
doanh nghiệp nhỏ và vừa, luận án đưa ra các kết luận, đánh giá những thành
công và những hạn chế của đào tạo, phát triển.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho phát triển nguồn nhân lực quản
trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập

kinh tế quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đóng góp thêm một phần lý luận về phát triển nguồn nhân lực
quản trị tại doanh nghiệp cho một tỉnh, hy vọng sự đóng góp này làm phong
phú thêm nguồn lý luận và kinh nghiệm cho doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ. Đồng thời
tác giả hy vọng cung cấp thông tin cho các nhà khoa học khác quan tâm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn


Thực tế các chất lượng nguồn nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đang còn hạn chế, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều
khó


×