Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của khoáng đa lượng canxi và magie đến khả năng chống chịu mặn của cây Khổ qua (Momordica charantia L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 114 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hiện tượng xâm nhập mặn ..................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về xâm nhập mặn .......................................................................4
1.1.2. Xâm nhập mặn tại Việt Nam .......................................................................4
1.2 Tác động do stress muối......................................................................................6
1.2.1. Gây hạn sinh lý ............................................................................................ 6
1.2.2. Kiềm hãm sinh trưởng .................................................................................7
1.3. Bản chất của các thực vật có khả năng thích nghi và chống chịu mặn ..............7
1.4. Vai trò của magie đối với cây trồng ...................................................................8
1.5. Vai trò của canxi đối với cây trồng ....................................................................9
1.6. Đặc điểm cây Khổ qua .....................................................................................10
1.6.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật ............................................................... 10
1.6.2. Phân bố ......................................................................................................10
1.6.3. Đặc điểm nông học cây Khổ qua ............................................................... 11
1.6.4. Đặc điểm sinh học cây Khổ qua ................................................................ 11
1.6.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ....................................................................12
1.7. Kỹ thuật trồng Khổ qua ....................................................................................13
1.7.1. Chuẩn bị hạt giống .....................................................................................13
1.7.2. Chuẩn bị giá thể trồng................................................................................14
1.7.3. Một số sâu bệnh chủ yếu ...........................................................................14
1.8. Giá thể đất sạch ................................................................................................ 14
1.9. Một số nghiên cứu về stress mặn ở thực vật ....................................................16
1.9.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 16
1.9.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 17
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu .............................................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................23

I




2.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số liều lượng canxi khi kết hợp với magie
đến sinh trưởng và phát triển của cây Khổ qua trong điều kiện mặn nhân tạo ...25
2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Khổ qua trong
điều kiện tưới nước nhiễm mặn dưới tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và
magie ....................................................................................................................29
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến sinh trưởng và
phát triển của cây Khổ qua trong điều kiện mặn nhân tạo ......................................32
3.1.1. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến đường kính
thân cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl ..............................................32
3.1.2. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến chiều dài thân
cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl......................................................33
3.1.3. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến số nhánh cây
Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ........................................................... 34
3.1.4. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến hàm lượng
diệp lục tố trong lá cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl ......................36
3.1.5. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến trọng lượng rễ
tươi của cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ......................................38
3.1.6. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến chiều dài quả
cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl......................................................40
3.1.7. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến đường kính
quả cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl ...............................................42
3.1.8. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến độ dày thịt
quả cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl ...............................................43
3.1.9. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến trọng lượng
trung bình quả cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl ............................. 44
3.1.10. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến trọng lượng
khô của quả cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ................................ 46

3.1.11. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến năng suất lý
thuyết quả Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. .........................................47
3.1.12. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến năng suất
thực tế Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ...............................................48
II


3.1.13. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến thời gian bảo
quản quả Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl trong điều kiện lạnh. ..........50
3.2. Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Khổ qua trong điều kiện tưới nước
nhiễm mặn dưới tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie ........................ 52
3.2.1. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến đường kính thân cây
Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ........................................................... 52
3.2.2. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến chiều dài thân thân
cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl......................................................53
3.2.3. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến số nhánh cây Khổ qua
tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ..........................................................................54
3.2.4. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến hàm lượng diệp lục tố
trong lá cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. .......................................55
3.2.5. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến trọng lượng rễ tươi
của cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ..............................................58
3.2.6. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến chiều dài quả cây Khổ
qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ...................................................................59
3.2.7. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến đường kính quả cây
Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ........................................................... 60
3.2.8. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến độ dày thịt quả cây
Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ........................................................... 61
3.2.9. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến trọng lượng trung bình
quả cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ..............................................63
3.2.10. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến trọng lượng khô của

quả cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ..............................................64
3.2.11. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến năng suất lý thuyết
và tổng số quả cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ............................ 65
3.2.12. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến năng suất thực tế cây
Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. ........................................................... 66
3.2.13. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến số lượng khí khổng
trên lá cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl. .........................................67
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận .............................................................................................................70
III


4.2 Đề nghị ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 71
PHỤ LỤC ......................................................................................................................i

IV


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tác động của muối NaCl đến năng suất trung bình của Khổ qua ............. 17
Bảng 2.1. Thành phần phân tích trên nền giá thể………………. .............................. 21
Bảng 2.2. Nghiệm thức xử lý ở thí nghiệm 1…………………… ............................. 25
Bảng 2.3. Bố trí nghiệm thức của thí nghiệm 1………………… ............................. 26
Bảng 2.4. Nghiệm thức xử lý ở thí nghiệm 2…………………… ............................. 30
Bảng 2.5. Bảng bố trí nghiệm thức của thí nghiệm 2…………… ............................. 30
Bảng 3.1.1. Tác động của canxi kết hợp với magie đến đường kính thân cây Khổ trong
điều kiện nhiễm mặn…………………………………………………. ..................... 32
Bảng 3.1.2. Tác động của canxi kết hợp với magie đến chiều dài thân cây Khổ trong
điều kiện nhiễm mặn……………………………………………………… .............. 34

Bảng 3.1.3. Tác động canxi kết hợp với magie đến số nhánh cây Khổ qua trong điều
kiện nhiễm mặn……………………………………………………… ...................... 35
Bảng 3.1.4. Tác động của canxi kết hợp với magie đến hàm lượng diệp lục tố trong lá
cây Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn……………………………........................ 37
Bảng 3.1.5. Tác động của canxi kết hợp với magie đến trọng lượng rễ tươi của cây
Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn……………………………………… .............. 39
Bảng 3.1.6. Tác động của canxi kết hợp với magie đến chiều dài quả cây Khổ qua
trong điều kiện nhiễm mặn………………………………............................ ............. 41
Bảng 3.1.7. Tác động của canxi kết hợp với magie đến đường kính quả cây Khổ qua
trong điều kiện nhiễm mặn…………………………………………… ..................... 42
Bảng 3.1.8. Tác động của canxi kết hợp với magie đến độ dày thịt quả cây Khổ qua
trong điều kiện nhiễm mặn…………………………………………… ..................... 44
Bảng 3.1.9. Tác động của canxi kết hợp với magie đến trọng lượng trung bình quả cây
Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn………………………………… ...................... 45
Bảng 3.1.10. Tác động của canxi kết hợp với magie đến trọng lượng khô của quả cây
Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn………………………………… ...................... 47
Bảng 3.1.11. Tác động của canxi kết hợp với magie đến năng suất lý thuyết và tổng
số quả quả Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn……………………….. .................. 48
Bảng 3.1.12. Tác động của canxi kết hợp với magie đến năng suất thực tế Khổ qua
tưới mặn trong điều kiện nhiễm mặn……………………………………… ............. 49
V


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bảng 3.1.13. Tác động của canxi kết hợp với magie đến thời gian bảo quản quả Khổ
qua tưới mặn trong điều kiện nhiễm mặn………………………………… ............... 51
Bảng 3.2.1. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến đường kính thân cây
Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn…………………………………. ..................... 53
Bảng 3.2.2. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến chiều dài thân cây

Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn………………………………………….. ........ 54
Bảng 3.2.3. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến số nhánh cây Khổ
qua trong điều kiện nhiễm mặn…………………………………………….. ............ 55
Bảng 3.2.4. Tác động của một số liều lượng canxi kết hợp với magie đến hàm lượng
diệp lục tố trong lá cây Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn……………… ............ 57
Bảng 3.2.5. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến trọng lượng rễ tươi
của cây Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn………………………………. ............ 58
Bảng 3.2.6. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến chiều dài quả cây
Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn……………………………………… .............. 59
Bảng 3.2.7. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến đường kính quả cây
Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn……………………………………. ................. 61
Bảng 3.2.8. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến độ dày thịt quả cây
Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn……………………………………… .............. 62
Bảng 3.2.9. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến trọng lượng trung
bình quả cây Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn……………………….. ............... 63
Bảng 3.2.10. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến trọng lượng khô
quả cây Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn…………………………….. ............... 64
Bảng 3.2.11. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến năng suất lý thuyết
quả cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl……………………….. ............... 66
Bảng 3.2.12. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến năng suất thực tế
cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl……………………………. ............... 66
Bảng 3.2.13. Tác động riêng lẻ và kết hợp của canxi và magie đến số lượng khí khổng
trên lá cây Khổ qua tưới mặn ở nồng độ 3 g/L NaCl………………….. ................... 69
Sơ đồ 2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài …………………………………………24

VI


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

Tp: Thành phố
NSG: Ngày sau gieo

IX


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở nhiều nơi trên toàn cầu và ở Việt Nam do các
hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu
khí quyển. Biến đổi khí hậu gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời
sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Biến đổi khí hậu đã và đang làm thay
đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển, an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng
lượng và các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, thương mại.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần hạ lưu giáp biển của sông Mê Kong,
vào mùa hạ, khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều xuất hiện xâm nhập sâu vào
nội đồng gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất. Mực nước biển dâng lên dẫn đến
nguy cơ phần lớn đồng bằng sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn (Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Bạc Liêu, 2016). Hằng năm mặn thường xuất hiện trên các vùng cửa sông ĐBSCL
từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, với đỉnh điểm là cuối tháng 4 và
đầu tháng 5. Ranh giới xâm nhập mặn cao nhất trung bình nhiều năm (ở mức 4 g/L)
tại các sông, cách biển từ 50 – 75 km tùy vào khu vực, trong đó các con sông lớn như
Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên và sông
Hậu bị ảnh hưởng rất lớn (Nguyễn Ngọc Anh, 2014). Theo dự báo của Bộ Tài nguyên
Môi trường khoảng 30 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng do ngập
mặn là khoảng 1.605.200 ha, chiếm 41% diện tích ĐBSCL. Ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (Cục quản lý tài nguyên nước, 2013).
Đứng trước viễn cảnh vấn đề đất bị nhiễm mặn đang gia tăng diện tích hằng năm,
gần đây các viện, trường đã bắt tay vào nghiên cứu các biện pháp tái cơ cấu sản xuất,

chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đặc biệt chú trọng đầu tư nghiên cứu chọn tạo các loại
cây trồng chống chịu được mặn ở các nồng độ mặn khác nhau. Trên cây ăn quả đã có
một số kết quả nghiên cứu về cây trồng chống chịu mặn. Một nghiên cứu trên 30 loại
gốc ghép cây có múi trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy bưởi chua, bưởi đường
hồng, cam đắng, sảnh, quýt ta chống chịu được ở nồng độ mặn NaCl 5‰. Trên cây
lúa, theo nghiên cứu của Quan Thị Ái Liên và cộng sự (2011) nhận thấy giống Lúa
Sỏi có khả năng chống chịu được mặn ở cấp 5 (mức chống chịu trung bình) ở độ mặn
là 12,5‰, hàm lượng amylose là 26,2%, hàm lượng protein là 7,3%.

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Các loại rau màu là đối tượng đáng chú ý vì nhu cầu của người dân rất lớn tuy
nhiên vẫn chưa được quan tâm. Một số nghiên cứu về sức chống chịu hạn, mặn được
thực hiện chủ yếu trên các loại cây như: cải, khoai tây,…vẫn chưa được đầu tư và
nghiên cứu sâu. Vào năm 2015 thì diện tích trồng rau các loại đạt 887,8 nghìn ha, sản
lượng đạt 15,7 triệu tấn chủ yếu phân bố ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng
12/2015).
Khổ qua có nguồn gốc ở châu Phi, châu Á. Được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Pakistan, châu Phi và vùng Caribe, ở Việt Nam được
trồng nhiều nhất là ở miền Nam (Phạm Mỹ Linh, 2007). Khổ qua có đặc tính dễ trồng,
có khả năng thích nghi với điều kiện bất lợi, trồng được ở cả 3 miền. Về giá trị dinh
dưỡng, theo tài liệu của Trường Đại học Purdue về các loại rau quả từ châu Á nhập
vào Mỹ thì Khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, cacbonhydrat, vitamin A, B1, B2, C
và một số khoáng chất như calcium, potassium, sắt, kẽm, mangan,…(Lê Thị Tình,

2008)
Ngày nay, phân bón lá ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong
sản xuất. Phân bón lá ngoài việc cung cấp các nguyên tố đa lượng còn cung cấp các
nguyên tố trung và vi lượng cần cho cây, có ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng
nông sản đặc biệt là những nhóm cây rau quả. PREV – MAGTM là một loại phân bón
lỏng, chứa 5% MgO giúp cân bằng lượng magie (thành phần quan trọng của diệp lục),
cần thiết cho quá trình hình thành, vận chuyển các chất glucid cũng như quá trình tổng
hợp protein, lipid góp phần làm tăng chất lượng nông sản. PREV – MAGTM được chiết
xuất từ thực vật tự nhiên và bổ sung magie, giúp tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng
chất, tăng khả năng bám dính và phân tán đều trên tán cây trồng. Phân hủy hoàn toàn
trong điều kiện tự nhiên và trong đất bởi các vi sinh vật, do đó thích hợp trong trồng
trọt hữu cơ. PREV – B2 (chứa 2,1% boron) được phối trộn với PREV – MAGTM để
làm tăng hiệu quả bám dính, giảm lượng nước sử dụng, giảm độ ẩm bề mặt lá, hạn chế
sự xâm nhập của nấm. PREV – B2 cung cấp lượng boron cần thiết cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây, tăng khả năng thụ phấn và đậu quả
().
Canxi là nguyên tố có hóa trị II, được xếp vào nhóm dinh dưỡng đa lượng.Vai
trò của canxi đã được nhiều nghiên cứu trước đây khảo sát trên đất nhiễm mặn. Việc
SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

bổ sung canxi (Ca2+) vào môi trường đất nhiễm mặn giúp giảm đáng kể việc hấp thụ
Na+ ở rễ và sự di chuyển của chúng tới chồi, giảm khủng hoảng bởi việc gia tăng giới
hạn ngưỡng mặn với sự tích lũy proline xảy ra và duy trì sinh trưởng. Sự tích lũy
proline có thể đóng một vai trò quan trọng trong tính chống chịu mặn. Cây lúa chịu
mặn tích lũy proline cao hơn, tỉ lệ K+/ Na+ cao và sự suy giảm chlorophyll ít hơn so

với giống nhiễm mặn (Khan, M. A., 2009).
Xâm nhập mặn diễn ra tại ĐBSCL, gây thiệt hại nặng đến một số cây trồng chủ
lực như lúa, rau màu, cây ăn quả. Một số giải pháp về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn
chưa được nghiên cứu sâu. Các nghiên cứu về Khổ qua chủ yếu về việc khảo nghiệm,
lai giống,…nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào về cơ chế chống chịu của loại cây
này trước các điều kiện phi sinh học.
Vì vậy đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của khoáng đa lượng canxi và magie đến khả
năng chống chịu mặn của cây Khổ qua (Momordica charantia L.)” là rất cần thiết,
mang ý nghĩa thiết thực về mặt lý thuyết và thực tiễn. Đóng góp cơ sở khoa học cho các
nghiên cứu tiếp theo để khắc phục sự khó khăn trong sản xuất Khổ qua trước tình trạng
xâm nhập mặn, thay đổi cơ cấu cây trồng tại các tỉnh ĐBSCL.
Mục tiêu
-

Tìm ra được nồng độ Ca2+ kết hợp với Mg2+ thích hợp trong việc cải thiện sức
sống, sinh trưởng và năng suất cây Khổ qua trong điều kiện nhiễm mặn nhân
tạo.

-

Từ đó làm cơ sở cho mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những vùng bị
ngập mặn.

-

Giúp người nông dân trong việc ứng phó hiện trạng xâm nhập mặn, cải thiện
đời sống kinh tế.

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN


3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.1 Hiện tượng xâm nhập mặn
1.1.1. Khái niệm về xâm nhập mặn
Theo tổ chức khí tượng thế giới, chỉ có 2,5% tổng lượng nước trên quả đất là
nước ngọt, phần còn lại là nước mặn. Nguồn nước ngọt lớn nhất nằm dưới lòng đất và
một phần nước mặt nằm rải rác ở nhiều khu vực trên thế giới. Nước ngầm được sử
dụng rộng rãi để bổ sung cho nguồn nước mặt nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng
gia tăng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đối với hệ thống nước ngầm ở những
vùng ven biển chính là xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt
trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước
mặn vào tầng nước ngọt. Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở
các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra (EOE,
2012).
Theo trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm
nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn
nước ngọt (Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, 2016).
Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương,
vấn đề này đã được nổ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như
nước biển dâng, nhiệt độ tăng, khai thác nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu nước
cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn
(Darnault & Godinez, 2008).
1.1.2. Xâm nhập mặn tại Việt Nam
Việt Nam có trên 3000 km bờ biển, tập trung hàng triệu người sinh sống và khai
thác các nguồn lợi từ biển. Xâm nhập mặn diễn ra tại hầu hết các địa phương ven biển,
gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt tại

những cửa sông đổ ra biển. Hai đồng bằng rộng lớn của Việt Nam là Đồng bằng sông
Hồng và ĐBSCL là những nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng này. Nhiều
giải pháp đã được đưa ra, phần nào hạn chế được tình trạng xâm nhập mặn nhưng
trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp thì trong thời gian tới, hiện
tượng xâm nhập mặn vẫn là mối đe dọa lớn đến đời sống các khu vực này, đặc biệt là
khu vực ĐBSCL, vựa lương thực của cả nước.

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐBSCL là một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất Việt Nam (Lê Văn
Khoa, 2003). Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khı́ hậu và nước biển dâng,
ĐBSCL được xác định là một trong những đồng bằng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
(IPCC, 2007; ADB, 2009), bao gồm việc thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp
vào mùa khô (Yu và cộng sự, 2010; Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). Vào mùa
khô, xâm nhập mặn là một vấn đề nan giải ở vùng ven biển ĐBSCL (Hung và cộng
sự, 2001; Tuan và cộng sự, 2007). Xâm nhập mặn kéo dài có thể dẫn đến một số tổn
hại đáng kể của hệ sinh thái nước ngọt, đe dọa đến đa dạng sinh học và ảnh hưởng tiêu
cực đến sinh kế của người dân (Nguyễn Hiếu Trung và Văn Phạm Đăng Trí, 2012).
Trong 6 tháng đầu năm 2016, nắng nóng gay gắt cục bộ ở nhiều nơi nền nhiệt từ
38 – 400C, có nơi trên 400C, tại vùng ĐBSCL nền nhiệt từ 33 – 370C. Hạn hán, xâm
nhập mặn cường độ mạnh kéo dài xảy ra trên diện rộng tại khu vực Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên và ĐBSCL, mực nước trên sông Mê Kong thấp kỉ lục trong vòng 90 năm
qua; nhiều hồ, đập thuỷ lợi khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên cạn nước; ranh mặn
4 g/L xâm nhập sâu vào đất liền trên 90 km; 10/13 Tỉnh, Thành phố thuộc vùng
ĐBSCL bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn. Theo thống kê, tổng thiệt hại do hạn hán,

xâm nhập mặn gây ra lên đến 15.183,5 tỷ đồng (Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc
gia, tháng 11/2016). Theo Thông báo Khí tượng Nông nghiệp tháng 2/2016, hầu hết
các khu vực thuộc ĐBSCL cả tháng không có mưa nên một số địa bàn thuộc các tỉnh
Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre,…đã bị nước mặn xâm nhập trên
diện rộng, nhất là các vùng nằm dọc theo ven biển, có nơi nước mặn vào sâu đến hàng
chục km. Tính đến trung tuần tháng 2/2016 đã có 24.500 ha lúa bị nhiễm mặn, mất
trắng 6.000 ha; trong đó Bến Tre có 10.000 ha; Long An có 7.000 ha; Kiên Giang có
6.500 ha; Tiền Giang có 1.000 ha (Bộ Tài nguyên môi trường, tháng 2/2016).
Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày
15/4/2016 các tỉnh miền Nam đã thu hoạch 1.678.200 ha lúa đông xuân, chiếm khoảng
86,20% diện tích xuống giống và chậm hơn 4,10% so với cùng kì năm 2015. Riêng
vùng ĐBSCL đã thu hoạch được hơn 1.420.000 ha, đạt gần 94,00% diện tích xuống
giống và bằng 93,20% so với cùng kì năm 2015. Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa
toàn vùng ĐBSCL đạt 67,20 tạ/ha, giảm 4,00 tạ/ha so với vụ đông xuân trước và giảm
ở tất cả các tỉnh trong vùng do ảnh hưởng của khô hạn, xâm nhập mặn; cùng với diện
tích 8.500 ha kéo theo sản lượng lúa tại vùng ĐBSCL giảm 700.000 tấn so với năm
SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2015. Một số tỉnh bị giảm sản lượng như: Bến Tre thiệt hại trên 86.000 tấn; Trà Vinh
giảm 169.000 tấn; Kiên Giang giảm trên 312.000 tấn; Long An giảm 105.000 tấn; Hậu
Giang giảm trên 67.000 tấn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 12/2016).
Nếu mực nước biển dâng 1 m thì 38,90% diện tích đất tự nhiên, 32,16% diện tích
đất nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ bị ngập mặn và có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn
lúa/năm (Truyền hình thành phố Cần Thơ, 2016). Việc sử dụng nước là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng xâm nhập mặn. Tại vùng ĐBSCL nước được sử

dụng cho nhiều ngành sản xuất nhưng nhiều nhất vẫn là trồng lúa. Theo đánh giá chung
về hiện trạng xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL (đến ngày 25/4/2016) cho thấy mùa khô
năm 2015 – 2016 là năm có xâm nhập mặn sớm, sâu trên hệ thống sông, kênh vùng
ven biển ĐBSCL.
1.2 Tác động do stress muối
1.2.1. Gây hạn sinh lý
Đất chứa hàm lượng muối cao (> 0,2%) có nhiều ion độc và tạo ra áp suất thẩm
thấu của dịch đất cũng tăng cao. Các ion độc ảnh hưởng đến quá trình hút các chất
dinh dưỡng của rễ, làm rối loạn trao đổi chất của tế bào, ức chế các hoạt động của
enzyme. Các hoạt động sinh lý của tế bào cũng bị ảnh hưởng: quá trình quang hợp
giảm mạnh do lá kém phát triển, sắc tố quang hợp ít do chất độc ức chế quá trình tổng
hợp sắc tố, các quá trình trong quang hợp giảm do chất độc và thiếu nước chất dự trữ
dần dần bị hao hụt, cây không sinh trưởng được, dẫn đến cây bị còi cọc, năng suất thấp
(Phạm Đình Thái và cộng sự, 1978).
Theo Lê Văn Căn (1978) đất mặn thường làm cho tỷ lệ nảy mầm thấp, bộ rễ
kém phát triển và cây hút dinh dưỡng kém dẫn đến cây trồng chậm phát triển. Khi đất
nhiễm mặn nồng độ chất tan cao thường kéo theo hiện tượng stress muối (hạn sinh lý),
đó là cách thực vật đáp ứng với điều kiện phi sinh học của môi trường. Khi rễ không
hấp thu được nước cho cây nhưng các quá trình trên mặt đất như bay hơi nước vẫn
diễn ra bình thường gây mất cân bằng nước trong cơ thể thực vật, làm cây bị héo (Bùi
Trang Việt, 2016).
Dưới tác động của stress muối, việc hấp thu các ion từ đất bị ảnh hưởng rất lớn,
hàm lượng nito tích luỹ trong thực vật giảm, làm giảm diện tích lá, độ lớn và các sắc
tố quang hợp như chlorophyll (Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh, 2007).

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

6



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Việc gia tăng nồng độ muối trong đất làm giảm khả năng hấp thu nước ở thực
vật. Một khi rễ đã hấp thu một lượng lớn các ion Na+ và Cl- thì các ion này làm giảm
các quá trình biến dưỡng và hiệu quả của quá trình quang hợp sẽ thấp đi (http:// www.
thucvathoc.com/ 2014/04/ co-che-chong-chiu-man-o-thuc-vat.html). Sự trao đổi
nước: mặn thường cản trở sự hấp thu nước của cây và có thể gây nên hạn sinh lý và
cây bị héo lâu dài. Sự hút khoáng của rễ cây bị ức chế nên thiếu chất khoáng. Do thiếu
phospho nên quá trình phosphoryl hoá bị kìm hãm và cây thiếu năng lượng. Sự vận
chuyển và phân bố các chất đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm nên các chất hữu cơ
tích luỹ trong lá ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vào cơ quan dự trữ.
Sự dư thừa các ion trong đất làm rối loạn tính thấm của màng nên không thể
kiểm tra được các chất đi qua màng, rò rỉ các ion ra ngoài rễ. Quá trình trao đổi chất,
đặc biệt là trao đổi protein bị rối loạn, dẫn đến tích luỹ các axit amin và amid trong
cây (Hoàng Minh Tấn, 2006).
1.2.2. Kiềm hãm sinh trưởng
Sự ức chế sinh trưởng của cây khi bị mặn là đặc trưng rõ rệt nhất. Trong đất
mặn, các thực vật kém chịu mặn ngừng sinh trưởng do các chức năng sinh lý bị kìm
hãm. Nồng độ muối càng cao thì kìm hãm sinh trưởng càng mạnh. Tuỳ theo mức độ
mặn và khả năng chống chịu mà cây giảm năng suất nhiều hay ít. Tất cả tác động do
nồng độ muối cao đều dẫn đến việc giảm năng suất cây trồng, cuối cùng gây mất mùa,
thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nông dân.
1.3. Bản chất của các thực vật có khả năng thích nghi và chống chịu mặn
 Các đặc điểm thích nghi về giải phẫu, hình thái
Đối với cây trồng, mặn có thể làm thay đổi một số đặc tính của cây mà các đặc
tính đó có thể cải thiện được cân bằng nước trong điều kiện đất nhiễm mặn. Chúng có
lá ít và nhỏ, giảm số lượng khí khổng, tăng độ mọng nước, làm dày tầng cutin và sáp
phủ trên lá, giảm sự hình thành mô dẫn, lignin hóa rễ sớm…Do sự sinh trưởng chậm
của các bộ phận trên mặt đất nên giảm tỷ lệ thân lá/rễ. Tất cả các đặc điểm đó giúp
cho cây giảm sự dẫn nước và thoát hơi nước để duy trì sự cân bằng nước trong điều

kiện đất nhiễm mặn (Hoàng Minh Tấn, 2006).
 Sự điều chỉnh thẩm thấu
Do áp suất thẩm thấu của cây thấp hơn của đất nên cây không hút được nước.
Các thực vật chịu mặn có khả năng tự điều chỉnh áp suất thẩm thấu để làm tăng áp
SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

suất thẩm thấu trong tế bào vượt quá áp suất thẩm thấu của đất. Tốc độ và thời gian
điều chỉnh thẩm thấu phụ thuộc vào loài thực vật. Tùy thuộc vào thực vật mà có các
cách điều chỉnh thẩm thấu khác nhau. Một số loài thực vật có khả năng tích lũy muối
trong tế bào chủ yếu là muối NaCl và có thể là K+…(Bùi Trang Việt, 2016).
Một số loài thực vật có khả năng tổng hợp và tích lũy các chất hữu cơ đơn giản,
có phân tử lượng thấp để tăng áp suất thẩm thấu. Các chất tích lũy chủ yếu là axit hữu
cơ, axit amin, các đường. Khi gặp môi trường mặn thì trong cây lập tức tổng hợp các
chất hữu cơ này để tự điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cây. Các hợp chất proline,
betain, putressin được hình thành khi gặp hạn mặn.
• Hình thành các khoang chứa muối, tiết muối để giảm nồng độ gây độc
cho cây
Các thực vật chịu mặn có khả năng hình thành nhiều tế bào đồng nhất gọi là các
hạch muối, có nhiệm vụ thu gom muối của các tế bào khác của lá và thân. Bằng cách
này mà cây có thể duy trì nồng độ muối thấp trong lá. Một số loài thực vật có các túi
muối nhưng chỉ giữ vai trò “giam giữ” muối mà không loại khỏi lá, số lượng túi muối
càng nhiều thì khả năng chịu mặn càng cao. Hay muối được giữ trong lá cho đến khi
lá chết đi thì cũng đồng thời loại muối ra khỏi cây. Hiện tượng ngăn chặn muối – Cây
không hấp thu lượng muối dư thừa nhờ hấp thu có chọn lọc. Hiện tượng ngăn cách lá
đến lá – Lượng muối dư được chuyển từ lá non sang lá già, muối được định vị tại lá

già không thể chuyển ngược lại. Ảnh hưởng của pha loãng – Cây hấp thu muối nhưng
sẽ pha loãng nồng độ nhờ sự tăng cường tốc độ sinh trưởng nhanh và gia tăng sinh
trưởng chồi. Tất cả các cơ chế trên nhằm mục đích làm giảm nồng độ Na+ trong các
mô, do đó làm giảm tỷ lệ Na+/K+ (<1). Giúp chống chịu được với điều kiện môi trường
bất lợi mà vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được (Hoàng Minh Tấn, 2006).
1.4. Vai trò của magie đối với cây trồng
Magie (Mg) được xếp vào nhóm chất dinh dưỡng đa lượng. Trong vỏ quả đất có
chứa 2,10% chất magie. Như vậy cây có thể sử dụng magie từ trong đất cho hoạt động
sống của nó. Tuy nhiên, do hoạt động của con người ngày càng áp dụng các biện pháp
thâm canh và do đặc điểm phong hóa rất khác nhau, mà hàm lượng magie trong lớp
đất mặt bị thay đổi rất lớn. Vì vậy có nhiều vùng sau nhiều năm trồng trọt đất trở nên
thiếu magie rất nghiêm trọng. Khi khám phá cấu tạo chất diệp lục thấy chất magie
được sắp xếp vào trung tâm của phân tử diệp lục. Trong lúc đó, diệp lục lại đóng vai
SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

trò vô cùng quan trọng trong quá trình quang hợp để sản sinh ra các hợp chất hữu cơ.
Chính các hợp chất này xây dựng nên cơ thể của cây trồng. Chỉ cần nói đến điều đó
thì ta cũng biết được vai trò của magie trong cây quan trọng như thế nào.
Như vậy là magie tham gia vào cả quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Cả hai
quá trình này là cốt lõi cho hoạt động sống của cây. Magie là chất hoạt hóa của nhiều
enzyme rất quan trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Magie nằm
trong cấu tạo của tế bào và cả trong chất nguyên sinh. Vì vậy magie tham gia điều hòa
độ nhớt của cây. Khi trong dịch cây có chứa hàm lượng magie phù hợp thì nhựa cây
sẽ không bị đặc lại hay quá lỏng, điều chỉnh hàm lượng chất khô của nhựa cây thích
hợp nên cũng tham gia vào chức năng chống chịu của cây.

Bất cứ cây trồng nào do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn
xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng, xuất hiện các mô bị hoại tử, thường xảy ra
tại các lá phía khi thiếu magie cũng đều bị làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị
vàng lá dưới chuyển sang lá trưởng thành rồi lên lá non, vì magie là nguyên tố linh
động nên cây có thể dùng lại magie từ các lá già để chuyển lên lá non và hoa quả
(http:// binhdien.com/ dong-hanh-cung-nha-nong, 2017).
1.5. Vai trò của canxi đối với cây trồng
Canxi (Ca2+) được xếp vào nhóm chất dinh dưỡng đa lượng. Canxi với hình thức
ion hóa trị II có vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo
nên màng tế bào thực vật. Canxi ít tham gia vào việc xây dựng nên chất hữu cơ nhưng
có tác dụng quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc tinh vi của tế bào sống. Nó là cầu
nối trung gian giữa các thành phần hóa học của chất nguyên sinh. Canxi bảo đảm hình
thành chất gian bào gắn các tế bào lại với nhau. Canxi còn có tác dụng điều tiết mạnh
mẽ các quá trình sinh lý và trao đổi chất của tế bào, vì canxi ảnh hưởng đến trạng thái
hóa lý của các chất nguyên sinh, đến độ nhớt, tính thẩm thấu. Canxi làm giảm độ phân
tán của keo, giảm độ ngậm nước của chất nguyên sinh làm cho hoạt động sống của
chất nguyên sinh yếu đi. Thiếu canxi thì các cation K+, Mg2+, có thể bị rửa trôi từ rễ
ra ngoài dịch. Trong môi trường chua (pH = 4) người ta thấy K đi từ rễ ra ngoài dung
dịch nhưng nếu có canxi thì hiện tượng này không xảy ra. Canxi có tác dụng trung hòa
các axit hữu cơ ở trong cây tạo thành các dạng muối canxi như oxalate canxi,…do đó
hạn chế độc cho cây. Canxi còn có tác dụng làm giảm độc của ion H+ trong đất là nhân
tố chủ yếu điều hòa độ chua của tế bào.
SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Khi thiếu canxi, triệu chứng biểu hiện trên cây cho ta thấy là đầu chóp lá và hai

bên mép lá chuyển sang màu bạc trắng, sau đó hóa đen rồi uốn cong và xoắn lại. Cấu
trúc của tế bào bị hại, lá non, đọt non bị ảnh hưởng trước, tiếp đến là hệ rễ làm ảnh
hưởng đến khả năng hút nước và hấp thụ dinh dưỡng của cây. Ở thân cây thường xuất
hiện rễ phụ, lông hút, rễ sinh trưởng chậm. Khi thiếu canxi nặng, hoa quả bị thối từng
mảng, còn thừa canxi chưa thấy biểu hiện rõ các triệu chứng ra bên ngoài. Canxi có
tác động hỗ trợ với một số ion nên làm giảm tỷ lệ hút các ion đó. Ví dụ, làm hạn chế
hút đạm dạng NH4+ nên giảm tác hại do thừa N gây ra, giảm bớt lượng Na+ cũng giảm
tác hại của chất này đối với cây ( ).
1.6. Đặc điểm cây Khổ qua
1.6.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật
Tên khoa học: Momordica charantia L.
Họ: Bầu bí (Cucurbitaceae).
Tên nước ngoài: bitter gourd (Anh), ampalaya (Philipines), balsam pear (Mỹ),
karela (Ấn Độ),…
Tên Việt Nam: Khổ qua, Mướp đắng, Cẩm lệ chi, Lương qua,…và một số tên
gọi khác như: Lại bồ đào, Hồng cô nương, Chu hao (Mường – Thanh Hoá), Mướp
mủ,…
Loài Khổ qua (Momordica charantia L.) có bộ nhiễm sắc thể 2n = 22, được biết
đến như là một cây trồng đã thuần hoá từ lâu.
1.6.2. Phân bố
Khổ qua phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp các châu lục.
Khổ qua được trồng đầu tiên ở Đông Ấn và Nam Trung Quốc, được sử dụng như loại
rau ăn quả giàu chất sắt và vitamin C. Sau đó cây được du nhập sang châu Phi và châu
Mỹ Latinh. Quần thể Khổ qua trở nên phổ biến và phong phú với các giống cây đa
dạng được tạo ra trong quá trình chọn giống và lai tạo. Trên thế giới có mặt hầu hết
các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng
Caribe (Holm và cộng sự, 1979).
Ở Việt Nam, Khổ qua được trồng ở tất cả các tỉnh trong nước ta, ở miền Bắc
cũng như miền Nam, từ đồng bằng lên vùng cao, trung du và miền núi, ở một số vùng
núi cao lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Hà Giang) thì không thấy có Khổ qua

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

(Đỗ Huy Ích và cộng sự, 2003). Thông thường người ta trồng để lấy quả nấu ăn cho
mát (giải nhiệt). Mùa quả ở miền Bắc các tháng 5 – 6 – 7 (Đỗ Tất Lợi, 1982). Ngoài
ra, còn mọc ở miền Nam Trung Quốc như ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng
Tây, Giang Tô, Triết Giang.
1.6.3. Đặc điểm nông học cây Khổ qua
Khổ qua (Momordica charantia L.) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả,
là cây trồng khá phổ biến với đặc tính dễ trồng, vụ mùa có thể trồng quanh năm, mang
lại giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng nhiều tại miền Nam Việt Nam.
Về giá trị dinh dưỡng, theo tài liệu của Trường Đại học Purdue về các loại rau
quả từ châu Á nhập vào Mỹ, Khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, carbonhydrat,
vitamin A, B1, B2, C và một số khoáng chất như calium, potassium, sắt, kẽm,
mangan,...Về mặt trị liệu, cả quả và hạt Khổ qua đều sử dụng được, có thể hỗ trợ cho
các trường hợp trị tiểu đường, cải thiện đường huyết, cải thiện dung nạp glucose, giảm
cholesterol, có tác dụng kháng khuẩn, chống u bướu và điều trị một số bệnh ngoài da.
Mặt khác, các bộ phận khác nhau của cây Khổ qua đều có tác dụng ngăn ngừa sự sinh
sôi của tế bào ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư phổi,....
Khổ qua có thể trồng quanh năm, trồng bằng cách gieo hạt. Cây sinh trưởng
nhanh trong mùa mưa ẩm, ra quả sau 7 – 8 tuần gieo trồng, hoa thụ phấn chủ yếu nhờ
côn trùng. Sau khi quả già, cây lụi tàn, kết thúc vòng đời sau 4 – 5 tháng tồn tại.
Hiện nay cây vẫn tồn tại ở hai quần thể: mọc hoang và được trồng trọt. Loại trồng
trọt rất phong phú về giống nhưng đều được xếp chung vào chi Khổ qua (Momordica
charantia L.). Nếu căn cứ theo hình dáng bên ngoài người ta chia Khổ qua theo hai

chủng loại:
Momordica charantia L. Var charantia L., quả to, màu xanh nhạt, gai tù, ít đắng.
Momordica charantia L. abbreviata Ser., quả nhỏ, màu xanh đậm, gai nhọn, vị
rất đắng.
1.6.4. Đặc điểm sinh học cây Khổ qua
Rễ: Rễ Khổ qua giống với các cây khác trong họ Bầu bí, rễ Khổ qua phát triển
rộng nhưng ăn nông. Ở giai đoạn nảy mầm của hạt cây phát triển ngay một rễ cái (rễ
cọc), rễ đó ăn sâu trong đất ở độ sâu 90 hoặc 120 tới 180 cm. Các rễ con ra sau, phát

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

triển nhanh theo chiều ngang và lan rộng trong đất, tuy nhiên các nhánh này không ăn
sâu quá 60 cm.
Thân: Cây Khổ qua thuộc loại dây leo, có đời sống khoảng một năm. Đường
kính dây khoảng 5 – 10 mm, dây bò dài 5 – 7 m, thân màu xanh nhạt có góc cạnh, leo
được nhờ có nhiều tua cuốn, ở ngọn có lông tơ, khả năng phân cành nhánh của Khổ
qua rất mạnh. Khi thân trên bị lụi đi các mầm mới từ gốc sẽ phát triển thành thân.
Lá: Lá đơn, nhám mọc so le, dài 5 – 10 cm, rộng 4 – 8 cm, phiến lá mỏng chia
làm 5 – 7 thuỳ hình trứng, mép có răng cưa đều, mặt dưới lá có màu xanh nhạt hơn
phía trên lá, gân lá nổi rõ ở mặt dưới lá, phiến lá có lông ngắn. Các tua cuốn không
phân nhánh, vươn dài tới 20 cm.
Hoa: Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài, màu vàng nhạt, hoa đơn tính cùng
gốc (monoecious) nghĩa là trên cây có hoa đực và hoa cái, đường kính hoa chừng 2
cm. Hoa đực có đài và ống rất ngắn, có lông, lá bắc hình thận, chia 5 thuỳ màu vàng
nhạt, tràng có 5 cánh mỏng hình bầu dục, nhị 5 rời nhau, bao phấn màu vàng đậm,

thường dính nhau vặn cong hình chữ S. Hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, lá bắc
xẻ thuỳ; nhuỵ ngắn, tràng hoa màu vàng nhạt, bầu hình thoi dài, kích thước bầu (1,5
– 3,0) x (8,0 – 20,0) mm.
Quả: Quả Khổ qua có nhiều màu sắc khác nhau, quả non có màu trắng, xanh
nhạt tới xanh đậm. Quả Khổ qua có hình thoi, hình trụ, hình cầu nhọc hai đầu, hình
quả lê, có một số giống thương mại dài tới 25 cm, giống hoang dại dài khoảng 5 cm,
thông thường dài 8 – 15 cm, trên mặt có nhiều u nổi lên, quả chưa chín có màu vàng
xanh, khi chín có màu vàng, da cam, nứt ra. Trong quả có hạt dẹt dài 13 – 15 mm,
rộng 7 – 8 mm, trông gần giống hạt bí ngô, quanh hạt có màng màu đỏ máu như màng
gấc.
Hạt: Hạt Khổ qua có nhiều hình dạng hạt hình răng ngựa hay hơi giống hình con
rùa, dẹt, thắt lại đột ngột ở hai đầu. Vỏ hạt cứng, màu nâu vàng hay nâu nhạt, có nốt
sần nhỏ và các nếp nhăn ở cả hai mặt, vùng giữa hạt nhẵn xung quanh là những răng
tù. Kích thước hạt cũng tuỳ thuộc theo từng giống.
1.6.5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ
Cây Khổ qua có biên độ sinh thái tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh
trưởng từ 20 – 240C hoặc có thể cao hơn, lượng mưa hằng năm từ dưới 2000 – 2400
SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

mm, độ cao đến 1000 m. Nhiệt độ thấp sẽ làm kìm hãm quá trình sinh trưởng, sương
giá có thể làm cây chết. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 30 – 320C (Trần Khắc
Thi và Phạm Mỹ Linh, 2007).
Ánh sáng
Khổ qua cũng như các cây khác trong họ Bầu bí là cây ưa ánh sáng ngày ngắn

và trung. Khi ánh sáng yếu và thiếu cây sinh trưởng phát triển kém, cây ra hoa cái
muộn và dễ bị rụng, năng suất thấp, chất lượng giảm, hương vị kém. Khổ qua yêu cầu
cường độ ánh sáng mạnh để sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất cao (Trần Khắc
Thi và Phạm Mỹ Linh, 2007).
Đất và dinh dưỡng
Khổ qua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên có thể sinh trưởng
và phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất trên những chân đất thịt nhẹ, giàu dinh
dưỡng, thoát nước tốt. Độ pH trung bình từ 6,0 – 6,7 là thích hợp nhất.
Khổ qua đòi hỏi lượng dinh dưỡng cân đối của phân bón hữu cơ và vô cơ để sinh
trưởng phát triển tốt. Cần bón đủ lượng phân hữu cơ cần thiết cho cây theo khuyến
cáo của Robinson và Decker Walter (1996) với tỷ lệ N:P:K = 100:50:50 kg/ha (Trần
Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2008).
Tại Trung tâm Rau Thế giới (AVRDC), chế độ dinh dưỡng cho Khổ qua khuyến
cáo đối với đất pha cát là: 184 kg N, 112 kg P2O5 và 124 kg K2O cho 1 ha gieo trồng.
Đối với những chân đất pha sét hoặc đất có thành phần cơ giới nặng, khuyến cáo bón
lót toàn bộ lượng phân lân, 1/3 lượng đạm và kali (Lê Thị Tình, 2008).
Độ ẩm
Khổ qua là cây chịu hạn tốt, nhưng rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng. Để đảm
bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt phải cung cấp đủ ẩm cho cây.
Khổ qua là cây ưa ẩm, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ẩm độ là 70
– 80%. Thời kỳ ra quả rộ và phát triển yêu cầu ẩm độ cao từ 80 – 90%, vì giai đoạn
này hàm lượng nước trong thân, lá, quả của Khổ qua lên đến 90% (Trần Khắc Thi và
Phạm Mỹ Linh, 2007).
1.7. Kỹ thuật trồng Khổ qua
1.7.1. Chuẩn bị hạt giống
Ngâm ủ:

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

13



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

+ Sau khi mở khỏi bao bì, cho hạt vào nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) ngâm khoảng 6
giờ cho hạt thấm đều nước.
+Vớt hạt ra đem ủ vào khăn ẩm (khăn nhúng nước ấm vắt ráo). Khi ủ hạt nên trãi
dàn đều cho khăn tiếp xúc với hạt càng nhiều càng tốt, rồi gấp khăn lại (không dồn
thành cục).
+ Cứ sau 24 giờ ủ hạt thì đem ra rửa sạch lớp nhờn bên ngoài vỏ hạt, giặt khăn
cho sạch rồi ủ lại trong khăn ẩm. Sau 2 – 3 ngày ủ đem gieo khi hạt nứt nanh.
1.7.2. Chuẩn bị giá thể trồng
Giá thể hữu cơ:
+ Xơ dừa: Mua về xử lý bằng cách ngâm, vắt xả nước trong một tuần rồi sử dụng
+ Phân trùn, phân bò, tro trấu
Sau đó phối trộn chúng vào với nhau theo tỷ lệ thích hợp.
Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 1 - 1,2 m, cây cách cây 0,4 - 0,5 m.
1.7.3. Một số sâu bệnh chủ yếu
- Sâu:
+ Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ quả làm lá bị hư hại, vỏ quả bị sẹo.
+ Côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy nhớt, bọ phấn trắng: thường trập trung ở
các đọt non để chích hút nhựa cây, làm dưa chùn ngọn, lá non bị biến dạng và làm lây
lan bệnh virus.
- Bệnh:
+ Bệnh phấn trắng: thường xảy rả ở điều kiện thời tiết mát (20 - 25oC), ẩm độ
không khí cao.
+ Bệnh đốm lá: trên lá xuất hiện các đốm bệnh có màu trắng ở giữa và xung
quanh màu nâu. Bệnh thường gây hại trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
+ Bệnh cháy lá: vết bệnh có màu nâu, có hình chữ V hoặc chữ U, xuất hiện từ
mép lá và lan rộng dần vào phiến lá. Bệnh phổ biến trong mùa mưa.

1.8. Giá thể đất sạch
Khái niệm đất sạch dinh dưỡng
Đất sạch dinh dưỡng là loại đất trồng cây có cấu trúc thành phần đạt độ thông
thoáng, giữ ẩm, pH trung tính, được xử lý sạch mầm bệnh và được bổ sung đầy đủ các
chất dinh dưỡng cho cây sử dụng trong thời gian dài.

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Các giá thể trồng rau sạch không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn
hạn chế được nhiều loại sâu bệnh hại, từ đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được
hạn chế, giúp tạo sản phẩm rau an toàn đối với con người và môi trường xung quanh.
Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một vài loại giá thể nhất định (Trần Văn Hiến,
2012).
+ Xơ dừa: Đây là nguyên liệu tự nhiên hiện nay được dùng nhiều cho mục đích
trồng trọt, với nhiều ưu điểm như sạch mầm bệnh, độ pH từ 5,5 – 6,0; chỉ số EC < 0,5;
Có cấu trúc bền vững, không hao mòn, có thể sử dụng nhiều năm từ 3 – 5 năm tùy loại
cây trồng, điều hòa được chế độ dinh dưỡng cho cây trồng; Thoáng khí tăng khả năng
tơi xốp đất; Dễ hút nước và thoát nước nhanh, đồng thời giữ ẩm tốt; Không gây độc
hại cho môi trường và có thể đưa vào ruộng như chất cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào.
+ Tro: Là phụ phẩm của trấu đem đốt. Đây là loại giá thể có cấu trúc rỗng xốp
giúp giữ nước và chất dinh dưỡng tốt, có pH thấp và đặc biệt có hàm lượng K+ tự nhiên
cao.
+ Phân trùn quế: Trùn quế là loại trùn đất có tên khoa học là Peryonyx
excavatus. Đây là loại trùn nhiệt đới ăn khỏe, sinh sản nhiều, thích hợp với nhiệt độ

nuôi khoảng 25 – 280C. Phân trùn có sự khác biệt lớn với các loại phân hữu cơ thông
thường có chung nguyên liệu ban đầu. Qua nhiều nghiên cứu khẳng định phân trùn có
hiệu lực tương đương với hỗn hợp dinh dưỡng cao, hơn hẳn so với các loại phân bón
khác trên thị trường.
+ Phân bò khô: Là một loại phân hữu cơ đa dụng ít gây nóng cho cây nhờ không
có sự phân hủy bởi vi sinh vật, có hàm lượng mùn cao, khả năng giữ nước tốt làm tăng
độ tơi xốp của đất và có trọng lượng rất nhẹ trên cùng đơn vị thể tích so với các loại
phân khác.
+ Nấm Trichoderma: Nấm Trichoderma sinh trưởng và phát triển nhanh trong
khoảng nhiệt độ từ 25 – 300C nhưng không sinh trưởng khi ở nhiệt độ 350C. Đây là
loại nấm đối kháng có tác dụng cao trong việc thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu
cơ và có nhiều tác dụng. Giảm thiểu việc dùng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt các
nấm gây bệnh. Đẩy nhanh quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và kích thích tăng trưởng
cây trồng.

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.9. Một số nghiên cứu về stress mặn ở thực vật
1.9.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Basim S. Yousif và cộng sự (2010) đã nghiên cứu tác động của stress mặn do
NaCl đến cơ chế chống chịu mặn của hai loài rau ăn lá New Zealand Spinach và Water
Spinach trong điều kiện stress nhân tạo. Các nồng độ gây stress lần lượt là 0, 50, 100,
200 mM NaCl trong 14 ngày. Kết quả cho thấy khả năng quang hợp và sự thoát hơi
nước ở cả hai loài rau đều bị giảm khi tăng độ mặn, khả năng giữ nước và khả năng
thẩm thấu đều giảm dần khi tăng độ mặn. Cả hai loài đều có sự hiện diện của Na+ trong

mô thực vật. Nồng độ ion Na+, Mg2+, Ca2+ tăng khi nồng độ từ 0 đến 200 mM NaCl,
nồng độ K+ giảm (Yousif B.S và cộng sự, 2010).
Một nhóm nghiên cứu quốc tế, đứng đầu là Viện Di truyền và Sinh học phát
triển, Học viện khoa học của Trung Quốc, và BGI - tổ chức về di truyền lớn nhất thế
giới đã nghiên cứu và hoàn thiện bộ gen của cây cải Xoong sống ở nước mặn
(Thellungiella salsuginea) - Một loài thực vật hoang dã chịu mặn. Bộ gen của cải
Xoong sống ở nước mặn có chức năng như một công cụ hữu ích giúp khám phá cơ
chế của sự tiến hóa thích nghi và đem lại hiểu biết mới về đặc tính di truyền cơ bản
của việc chống chịu stress ở thực vật vô sinh. Cải Xoong chịu mặn là cây chịu mặn
điển hình có sức đề kháng cao với lạnh, hạn hán, stress oxy hóa và độ mặn. Các nhà
nghiên cứu phát hiện ra rằng cải Xoong chịu mặn bởi hình thức sống có sự khác biệt
đáng kể, một sự bổ sung gen duy nhất, những khác biệt đáng kể trong biểu hiện của
orthologs (các đồng đẳng thích hợp) và bộ gen có kích thước lớn hơn. Đáng chú ý là
bộ gen của cải Xoong chịu mặn cho thấy một hàm lượng cao hơn đáng kể của các
nguyên tố có thể chuyển đổi của A.thaliana, đây có thể là lí do cho kích thước bộ gen
mở rộng của nó. Tương tự như các loài thực vật cao hơn khác, bộ gen của cải Xoong
bao gồm sự phong phú của quá trình dịch chuyển retrotransposon đoạn lặp tận dài
(LTR). Muối có tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng và năng suất của cây trồng,
người ta ước tính độ mặn khiến khoảng 1/3 đất tưới tiêu không phù hợp cho trồng trọt.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều gen trong cải Xoong
chịu mặn có thể đóng góp vào sự thành công của nó trong môi trường sống có độ mặn
cao, chẳng hạn như gen liên quan tới vận chuyển cation, tín hiệu acid abscisic
( />SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

16


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nghiên cứu gần đây tại trường Đại học Sindh thuộc Pakistan, Soomro, A. và

cộng sự (2015). Đã nghiên cứu sự tác động do nồng độ NaCl gây ra cho cây Khổ qua
(Momordica charantia L.) bằng cách tưới nước muối NaCl pha loãng theo nồng độ từ
0 g/L, 0,68 g/L, 1,02 g/L và 1,38 g/L NaCl tương ứng là I1, I2, I3 và I4. Kết quả cho
thấy khi tăng nồng độ NaCl dẫn đến việc ECe tăng theo nồng độ muối là 0,09, 0,57,
0,96 và 1,47 dS/m ứng với I1, I2, I3 I4. Độ pH giảm 0,2 với I1, I2, I3 và giảm 0,3 với
I4. Năng suất trung bình mỗi lần lặp lại giảm so với đối chứng (I1) lần lượt là I2 giảm
15,84%, I3 giảm 30,95% và I4 giảm 41,07%.
Bảng 1.1. Tác động của muối NaCl đến năng suất trung bình của Khổ qua
Năng suất trung bình

Phần trăm

(kg/lần lặp lại)

(%)

I1

11,47 ± 0,5

100,00

I2

9,65 ± 0,5

- 15,84

I3


7,92 ± 0,5

- 30,95

I4

6,76 ± 0,5

- 41,07

Nghiệm thức

Nguồn: INT. J. BIOL. BIOTECH, 12 (3): 485 – 491 (2015)

1.9.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng chống chịu mặn và phẩm chất của giống
lúa Sỏi, Một Bụi Hồng và Nàng Quớt Biển” của Quan Thị Ái Liên và cộng sự (2011)
cho thấy:
+ Giống lúa Sỏi có khả năng chống chịu mặn ở cấp 5 độ mặn là 12,50‰, hàm
lượng amylose là 20,43%, hàm lượng protein là 7,33%.
+ Giống lúa Nàng Quớt Biển có khả năng chống chịu mặn ở cấp 5 độ mặn
12,50‰, hàm lượng amylose là 26,20%, hàm lượng protein là 7,30%.
+ Giống lúa Một Bụi Hồng có khả năng chống chịu mặn ở cấp 5 độ mặn là 10‰,
hàm lượng amylose là 18%, hàm lượng protein là 9,05%.
Đề tài “Khả năng chịu mặn và đa dạng di truyền protein dự trữ của một số giống
lúa trồng ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Thanh
Trường và cộng sự (2005) nhằm khai thác vốn gen quí phục vụ cho công tác chọn tạo
giống. Kết quả cho thấy trong một số giống lúa tại vùng ĐBSCL có các giống lúa
không chịu mặn, một số giống chịu mặn và một số giống trung gian. Có 6 giống lúa
thể hiện băng DNA giống như giống chuẩn kháng mặn (Đốc Phụng) và 11 giống thể

SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

17


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

hiện tính trung gian. Giống lúa vùng ven biển đa dạng kiểu hình (H0), đa dạng kiểu
gen (HEP) và tổng số allele có hiệu quả ở mỗi locus cũng đa dạng. Cho thấy giống lúa
vùng ven biển ĐBSCL đa dạng di truyền về protein dự trữ, vì vậy chọn lọc dòng thuần
chịu mặn và hàm lượng protein cao là có hiệu quả.
Đề tài “Ảnh hưởng mặn và vai trò của Natri silicate trên lúa ở giai đoạn mạ”
cho biết Silic là một nguyên tố có trong vỏ quả đất, gần đây đã có nhiều kết quả cho
thấy nguyên tố silic đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của thực
vật, đặc biệt là thực vật chống chịu với các điều kiện sống bất lợi. Trong một nghiên
cứu của Phạm Phước Nhẫn và Phạm Minh Thuỳ (2011) cho thấy sự sinh trưởng của
giống lúa OM4900 bị hạn chế khi độ mặn gia tăng và thời gian nhiễm mặn kéo dài,
đồng thời cây lúa cũng gia tăng tích luỹ hàm lượng proline. Khi bổ sung silic dưới dạng
natri silicate khi cây lúa bị nhiễm mặn ở nồng độ 4‰ không cho hiệu quả trong việc
gia tăng tính chống chịu cả về mặt hình thái – sự phát triển của thân và rễ, về mặt biến
dưỡng cũng không có sự khác biệt rõ về biến dưỡng hàm lượng đường tổng số trong
rễ, hạt và hàm lượng proline tích luỹ trong thân. Khả năng chịu mặn của một số giống
lúa được trồng phổ biến hiện nay là không như nhau, khi cây lúa bị nhiễm mặn 2 g/L
trở lên thì cây lúa không phát triển bình thường, hàm lượng proline trong thân lúa cũng
gia tăng theo nồng độ nhiễm mặn, hàm lượng đường tổng số trong rễ và hạt biến động
phức tạp. Trong các giống lúa thì giống OM4900 là giống lúa có tính chịu mặn tương
đối tốt so với 4 giống còn lại.
Đề tài “Ảnh hưởng của CaO, SiO2 lên sinh trưởng, độ cứng cây và năng suất
của hai giống lúa MTL612 và MTL547” được thực hiện nhằm tìm ra nồng độ CaO kết
hợp SiO2 thích hợp đến sinh trưởng, gia tăng độ cứng cây và năng suất. Thí nghiệm

được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số hai nhân tố, 4 lần lặp lại. Nhân
tố thứ nhất là hai giống lúa (MTL612 và MTL547) và nhân tố thứ hai là ba nồng độ
CaO kết hợp SiO2 (0; 0,4 g/L CaO + 0,1 g/L SiO2 và 2 g/L CaO + 0,5 g/L SiO2 ). Kết
quả thí nghiệm cho thấy CaO kết hợp SiO2 không ảnh hưởng đến chiều cao cây, số chồi
nhưng có tác dụng làm tăng độ cứng thân, số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000
hạt và năng suất. Xử lý nồng độ 2 g/L CaO kết hợp 0,5 g/L SiO2 trên giống lúa MTL547
cho năng suất cao nhất (30,1 g/chậu).
Đề tài “Tăng cường khả năng chịu mặn của lúa OM4900 giai đoạn mạ bằng
Calcium silicate” do Khúc Ngọc Vy, Phạm Phước Nhẫn (2017) thực hiện. Canxi có rất
SVTH: NGUYỄN THỊ VÂN

18


×